add this

Tuesday, May 23, 2017

thiều nữ Hà Nội ngày nào

người đẹp Hà Nội với áo Le Mur

thiếu n hà ni, các nường đâu?
Vũ Thế Thành

Mẹ tôi nể phục mấy cô gái Hà Nội lắm. Dưới con mắt của người nhà quê ra Hà Nội làm việc vặt, bà thấy các thiếu nữ nơi đây xử sự khôn khéo, nói năng lễ độ, và khuôn phép lắm. Đó là chưa kể thêu thùa may vá, nữ công gia chánh,… Nói chung là đảm đương. Mỗi khi thấy mấy cô Sài Gòn tân thời quá, tự nhiên quá, bà lại chép miệng, con gái Hà Nội đâu có thế. Bà nói riết, nói riết…, khiến tôi ngờ…bà muốn thằng con của bà nên đi tìm một thiếu nữ Hà Nội.
Nhưng thế giới của tôi lại khác. Tôi sinh ra ở Sài Gòn, lớn lên ở Sài Gòn, bạn bè Sài gòn, trong đầu tôi, nếu có, cũng chỉ là con gái Sài Gòn cho hợp… thủy thổ.

Mà con gái Bắc (di cư 54) hồi đó gớm lắm, vờn qua vờn lại, làm duyên, đá lông nheo, õng ẽo làm điêu đứng con trai Nam Kỳ đến là khổ. Một thanh niên xứ Biên Hòa đã phải cay đắng thế này:

          Em nhớ giữ tính tình con gái Bắc
          Nhớ điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền,
          Nhớ khiêm nhường nhưng thâm ý khoe khoang,
          Nhớ duyên dáng ngây thơ mà xảo quyệt…

Tôi không có ý kiến gì về bài thơ trên, mà cũng chẳng dại gì có ý kiến. Mấy bà mấy cô Bắc Kỳ đọc bài thơ trên có nổi cơn tam bành rủa xả, thì chắc cũng chỉ mình rủa mình nghe thôi, chứ tác giả, nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên chết rồi, chết trong một chiếc xe hơi cũ kỹ ở sân chùa Việt Nam ở Quận Cam California
Dù sao cũng nên đọc tiếp thêm vài câu nữa mới thấy “cảm thương” cho tác giả:
          …Ta vẫn nhớ dặn dò lòng tha thiết,
          Nên vội vàng tin tưởng chuyện vu vơ
          Nên yêu đương bằng gương mặt khờ khờ
          Nên hùng hổ để đợi giờ thua thiệt…”

Những ngày sau 75, trên tivi Sài Gòn là những đoàn quân “chiến sĩ gái”, bước theo nhịp quân hành, với đôi mắt rực lửa căm hờn, giọng nói lanh lảnh. Cảm giác đầu tiên của tôi với các cô gái Bắc Kỳ (thứ thiệt) là…ớn lạnh. Tôi cười, “Đấy con gái Hà Nội của mẹ đấy…”. Bà cụ lại thở dài, chép miệng… “Hồi trước đâu có thế…”.


The #beauty of Hanoi’s  #women in the old time - News VietNamNet:
nét quý phái Hà Thành ngày trước
Dĩ nhiên, mẹ tôi không thể phát hiện cái trò đánh lận rẻ tiền của thằng con, tỉnh bơ xem tất cả các cô Bắc Kỳ đều là các cô Hà Nội.
Thực ra trong đầu tôi cũng có một chút gì đó mơ hồ về con gái Hà Nội. Biết tả thế nào nhỉ! Có thể là hình ảnh dịu dàng đằm thắm của cô Liên trong Gánh Hàng Hoa, hay thiếu nữ tân thời một cách bảo thủ, không sao thoát ra khỏi vòng lễ giáo của cô Loan trong Đoạn Tuyệt. Tôi cảm được nỗi cô đơn của Loan khi thả bộ trên bờ đê Yên Phụ,… Đại loại là tôi đã nhìn thiếu nữ Hà Nội qua những tiểu thuyết trong Tự Lực Văn Đoàn mà tôi được học thời trung học.
Cũng chẳng dừng ở đấy đâu. Khi đọc Tuấn, chàng trai nước Việt, một thứ tiểu thuyết hồi ký của Nguyễn Vỹ, tôi biết thêm rằng, các cô nữ sinh Hà Nội cũng lãng mạn ra rít. Họ kín đáo lập ra hội “Ái Tino”. Tino Rossi là ca sĩ người Pháp lừng danh thưở đó, và là thần tượng của vô số thiếu nữ, chẳng riêng gì thiếu nữ Hà thành. Cái “hội” kín đáo, chỉ lèo tèo dăm ba cô thế thôi, nhanh chóng tan hàng, và rồi mạnh ai người nấy tam tòng tứ đức, xuất giá tòng phu, công dung ngôn hạnh… Cái “lãng mạn tân thời” chỉ là đóm lửa, và họ nhanh chóng quay lại với sự thanh lịch, nề nếp theo giáo dục của gia đình.
Năm 1980, lần đầu tiên tôi ra Hà Nội. Anh bạn đồng nghiệp trạc tuổi, tốt nghiệp từ Đông Đức, chở tôi trên chiếc Simson lòng vòng Hà Nội. Nơi đầu tiên tôi muốn ghé thăm là phố Khâm Thiên. Anh bạn tròn xoe mắt, “Làm gì còn hố bom mà ghé thăm”. Tôi chợt hiểu vì sao anh bạn ngạc nhiên, nhưng không thể giải thích. Môi trường giáo dục trong Nam ngoài Bắc khác nhau.
Cái máu phóng đãng đã dẫn tôi đến phố Khâm Thiên, chứ không phải bom rơi đạn lạc ở đó. Đến, dù chỉ để nhìn vài căn nhà xiêu vẹo, cũng thỏa đôi chút tò mò về một thời vang bóng. Phong lưu tài tử giai nhân, đúng, nhưng không phải cách phong lưu của Vân Hạc trong Lều Chõng của Ngô Tất Tố. Anh chàng Vân Hạc khi chờ kết quả thi, ra vào chốn ả đào để vui say bè bạn, để trấn an nhau, để bốc nhau, để chờ ngày bảng vàng ghi tên.
Tôi nhớ đến kiểu cách phong lưu của Cao Bá Quát, một tay chơi thứ thiệt, khi làm sơ khảo trường thi, tiếc bài thi hay mà phạm húy, đã dùng muội đèn để sửa. Việc lộ, bị kết án giảo giam hậu, ông phải đi dương trình hiệu lực, nghĩa là đi làm phục dịch cho phái đoàn đi công tác nước ngoài. Con người tài hoa này, mang theo nỗi cô đơn đến phố ả đào giải sầu bên chén rượu, làm vài bài hát nói, đào nương hát, mình gõ nhịp…
          Giai nhân nan tái đắc
          Trót yêu hoa nên dan díu với tình
          Mái tây hiên nguyệt gác chênh chênh
          Rầu rĩ lắm xuân về oanh nhớ…

Ảnh màu cực hiếm về Huế năm 1931
công chúa Mỹ Lương Nguyễn Thị Cẩm Hà, chị họ vua Duy Tân

Cũng lần đầu ở Hà Nội, buổi chiều chập choạng tối, lang thang ở phố Huế, tôi thấy một bà đi xe đạp ngược chiều, bị cảnh sát ngoắc lại. Bà năn nỉ thông cảm? Không. Bà phân bua? Không. Bà cãi tay đôi với cảnh sát rằng, nhất định mình đúng. Lương và nhu yếu phẩm phân phối còn không đủ sống, đâu dễ gì chịu nộp phạt. Đôi co với nhau mà cả hai vẫn một mực xưng hô…đồng chí. Tôi phì cười. Hà Nội có những điều không nằm trong trí tưởng tượng của một người Sài Gòn, lần đầu ra Hà Nội như tôi.
Bây giờ, Hà Nội khác xa rồi. Hà Nội nhiều nhà cao tầng, cầu vượt. Hà Nội nhiều xe hơi hơn, Hà Nội giàu hơn. Hà Nội không còn những cảnh cãi tay đôi với cảnh sát buồn cười như thế nữa.  Hà Nội văn minh hơn, nhưng có thể họ phải “cãi tay đôi” với chính mình, khi mà còn những cảnh thanh niên thiếu nữ “ à la mode” hái hoa, giẵm hoa bẻ cành để chụp ảnh, hay gào thét tung hô thần tượng minh tinh Hàn Quốc. Đó là chưa kể bún mắng cháo chửi, rải rác vẫn còn đâu đó. Thương hiệu chăng? Tôi chịu! Ăn ngon mà nghe chửi, thôi thà ăn độn dễ nuốt hơn.

Tôi có bà bạn già (hơn tôi) là dân Hà Nội mấy đời. Cha bà là một trong số rất ít người xong bậc đại học thời Tây. Sau 54, nhà đông con, xoay xở không nổi, ông bố định cho 2 đứa con lớn tạm nghỉ học, đi làm rồi học bổ túc sau. Nhưng bà mẹ thì không, nhất quyết không. Bà đến gặp ông bà bác sĩ nhà bên mượn…tiền để các con tiếp tục ăn học. Họ cùng ở trong thành như bà, không vướng bận con cái, còn chút của ăn của để, đồng ý cho vay tín chấp, một thứ tín chấp tình người, thời nay khó tìm. Tôi hiểu ra, dân trí thức Hà Nội xưa có kiểu chơi “chẳng giống ai” (lúc này). Họ kín đáo giúp đỡ nhau trong những trường hơp khắc nghiệt. Trong họ dường như chất “nhân” và lòng tự trọng được rèn luyện qua giáo dục, giấy rách phải giữ lấy lề. Mực đen và bão tố không thể vấy bẩn hay phá sập.  Những năm sau 75, trong Sàigòn tôi cũng thấy vài trường hợp như thế.
Bà bạn (già) này, về chuyên môn, thì kiến thức mênh mông chứ chẳng vừa. Ăn nói nhẹ nhàng, nhưng quyết liệt khi cần. Vậy mà cư xử thì cứ dạ dạ,..cám ơn. Bà nói chuyện với tôi cũng thế, cũng dạ dạ,..cám ơn.  Tôi cười, sao chị khách sáo thế. “Không phải đâu, tôi được giáo dục trong nhà từ nhỏ như thế. Các anh chị em tôi cũng đều như vậy chứ chẳng riêng tôi. Hồi đi học, chỉ vì dạ dạ…cám ơn mà chúng tôi bị phê bình là tiểu tư sản. Ông bà cụ dạy con nghiêm khắc lắm. Tôi là con gái, đi học về là phải tập tành bếp núc, ăn trái chuối là phải bẻ đôi. Ở trường là chuyện khác, còn về nhà là đâu ra đó, vào khuôn phép”. Tôi cũng nhận ra sự “khách sáo chân thành” của bà, chứ không phải khách sáo đãi bôi.
Dạo sau này, vì công việc tôi thường ra Hà Nội. Đi ăn hàng với bè bạn ở đó thì không sao, nhưng hễ đi một mình là bị chặt (giá), dù chỉ là chai nước tinh khiết, 10.000 đồng ở quán ven đường phố cổ. Bị chặt riết thành quen. Tôi nhủ thầm, lần nào ra Hà Nội mà không bị chặt coi như trúng số.
Dù tôi cũng có vài người bạn thân ở Hà Nội, nhưng giữa tôi và Hà Nội, dường như vẫn còn khoảng cách nào đó. Tôi đến Hà Nội như một kẻ xa lạ, đến như đi nước ngoài không cần visa.

Sài Gòn dễ hội nhập. Cứ ở Sài Gòn là thành người Sài Gòn. Chưa thấy mình là người Sài Gòn, ở lâu thêm chút nữa cũng biến thành người Sài Gòn. Sài Gòn đồng hóa con người nhanh lắm.
Nhưng Hà Nội có lẽ khác, người ta đồng hóa Hà Nội như vũ bão, đồng hóa cạnh tranh từ nhiều nguồn khác nhau để tạo ra một văn hóa Hà thành hiện đại khó mô tả.
Còn người Hà Nội (thứ thiệt) đành phải co cụm, khép kín, và giáo dục con cái theo cách riêng của họ để bảo tồn…di sản. Giáo dục từ gia đình mới tạo ra gốc rễ, chứ  không phải giàu sang, quyền thế.
Hà Nội nhiều hồ. Hà Nội đẹp vì hồ vào những buổi sáng thật sớm, khi trời còn nhá nhem. Sáng lên, Hà Nội biến mất. Con gái Hà Nội (xưa) chắc cũng thế. Cuộc đời dâu bể đã làm họ biến mất, nhưng thực ra cũng chỉ lẩn quất, âm thầm đâu đó thôi.
Năm ngoái, đi ngang qua ngõ nhỏ trong khu phố cổ, tôi ghé tiệm tạp hóa mua chai nước lạnh. Bà bán hàng dễ cũng gần 70, đưa chai nước: “Thưa, của ông đây, giá 5.000. Cám ơn ông…”. Tai tôi lùng bùng. Trong tiềm thức có cái gì nghe quen quen, đọc đâu đó rồi. Đã dợm chân đi, nhưng cũng quay lại: “Thưa bà, bà là người Hà Nội”? “Vâng ạ, nhà tôi ở ngõ này đã ba đời rồi, từ thời ông nội tôi ra làm quan ở đây”.
Mẹ tôi nói đúng về con gái Hà Nội. Họ hiếm hoi, ẩn mình như giọt nước đọng ở mặt dưới của lá cây sau cơn mưa. Có duyên mới gặp, phải tìm mới thấy. VTT


flower, yellow, frangipani, plumeria, white yellow
Song Ngc - Sĩ Phú

^^^^^^^

Sunday, May 14, 2017

tạ ơn đời, tạ ơn mẹ


vài ý nghĩ sau ngày của mẹ

tôn tht tu


Theo kinh Niết Bàn, lấy tất cả vũ trụ vo thành trái cau còn dễ hơn nói cho hết việc sinh (và tử); sữa con bú vú mẹ nhiều hơn nước biển và nhiều ví dụ khác. Sự đầu thai đã có trong hiện tại khi con người mang những dấu tích di truyển của bố mẹ.

helen's-mother's-day-flower
mẹ, mẫu, mère,  mother, mutter, madre, mama, mãe,  m. , m., m., .........

Trong sự sinh thành vô tận của vô số cảnh giới của thời gian vô thủy vô chung, có sự sinh thành trên quả đất của chúng ta trong đó người mẹ đóng vai trò quyết định. Dĩ nhiên tất cả đều phải có phối hợp âm dương. Trong thống kê, đàn bà sống lâu hơn đàn ông, kể cả trong các xã hội đàn bà đàn ông đều có quyền hút thuốc uống rượu và xả láng mọi thứ như nhau. Trẻ chết lúc sinh nhiều nhất là con trai.
Nhìn vào thế giới thú vật, con cái bảo vệ và nuôi dưỡng lứa mới sinh. Ngay trước khi sinh, chúng đã tìm nơi an toàn, theo khả năng nhận thức của chúng. Có những côn trùng lúc sinh nở có nhiều chất độc để tấn công kẻ phá hoại gia cang. 
Trở lại thế giới người. Hoàn cảnh khó khăn nhất là lúc nguy khốn về tài chánh biểu lộ bản năng - hay ý thức tùy bạn - của người mẹ. Điều đó làm cho con cái thấy rõ sự hy sinh. Lại càng thấy rõ khi người cha vắng bóng vì bất cứ lý do gì.
Con ơi mẹ là Thượng Đế, cho con nguyên lý diệu vời; đó là ý chính của bài đạo ca, thơ của Phạm Thiên Thư. Nguyên lý diệu vời ấy là nguyên lý yêu thương, mẹ truyền cho con qua dây rún. Nhưng khi thực phẩm vật chất và tinh thần không còn đi qua dây rốn ấy, mẹ vẫn tiếp tục cho con tình thương và ý niệm ngoại vật. Hình tròn của vú mẹ, nét hình cung thân thể mẹ tạo cho con ý niệm ngoại vật qua xúc giác. Trẻ thơ thích hình tròn không thích hình vuông.
Và thực phẩm mẹ cho ăn, nếu không phải là một nguyên lý sống, là một nét vẽ trên cuộc đời không bao giờ phai. Một nhà dinh dưỡng Pháp nói: con người có thể quên tổ quốc, tôn giáo, ngôn ngữ ... quên tất cả trừ món ăn đầu tiên trong cuộc đời.
Tôi đã đi săn sóc một người già tê liệt nhưng ông ta rất thích thú khi bà vợ cho ăn McDonald. Bà vợ cho biết ông ăn hamburger từ khi mới biết bò. Một người già lúc nhỏ theo cha qua Nga; khi Nga sụp đổ ông trở về Chicago đã 70 chỉ mong ăn junk food. Montaigne, triết gia Pháp, lúc còn rất nhỏ về sống ở vùng quê nơi đó người ta bỏ tỏi vào sữa mà uống, từ đó suốt đời ông cứ dùng món nầy với cái mùi khó chịu trong xã hội quan cách Paris.
Tôi không phải là bác sĩ nhưng học ở Oshawa rằng nước miếng là một vị thuốc nên ăn gạo lức muối mè mà nhai thật nhuyễn đó là thần dược. Bây giờ nói đến cơm mem, e nhiều người ói mữa trong cái vệ sinh hiện đại. Nhưng nhai cơm rồi đút cho con là bài học của chim, nhai nhỏ côn trùng rồi mớm cho con. Cùng với sữa, nước miếng tạo nên những kháng thể tự nhiên trước khi có chủng ngừa.
Nếu ta quan niệm tính tự nhiên là điều quí hóa, mẹ là điều tự nhiên lớn nhất, bao trùm nhất. Mẹ cho cả chủng tử, mẹ nuôi chủng từ ấy bằng chính thân xác mình bằng bàn tay khổ cực của mình. Bàn tay mẹ vo gạo, sinh tố trong cám làm da mẹ mịn như công chúa tắm sữa, mà chất chua chất phèn trong đất trong bùn khi mẹ đi cấy hay trồng khoai đã làm da mẹ nứt nẻ, gót mẹ không hồng nữa như ngày xưa.
Nhưng rồi người ta cũng không để mẹ yên như người ta không để yên thằng bờm có cái quạt mo. Người ta đã dùng cái gọi là duy vật biện chứng, để nói thế nầy thế kia. Thật ra người ta chỉ nói cho qua việc để thực hiện mục đích là hủy bỏ tất cả các giá trị luân lý, dân tộc, những quan niệm ăn sâu vào sự suy nghĩ như thằng bờm, nhưng phải nói cho nó nghe có vần có lối, cho có vẻ triết học.
Họ nói mẹ ta sinh ta là kết quả của một sự truy hoan, chung đụng thân xác. Có tin như vậy, có tin một cách ngây ngô như vậy, đứa trẻ mới chấp nhận sự sắp xếp của nhà nước mà đấu tố cha mẹ như Nguyễn Mạnh Tường đã viết. Câu chuyện không phải là chứng minh đúng sai mà vì một kết quả. Người ta cho phép nói đủ thứ, không kể trước sau, xuôi ngược miễn là đến kết luận Kiều là bông lài cắm bãi cứt trâu trong chiến dịch bài trừ những giá trị cũ.

Art: Mother-Daughter Magic by Artist Juli Cady Ryan
mẹ và con, tranh USA
Nhưng xem cái ngoành ngoạch ấy, ta thấy dẫu sao họ cũng bị lôi cuốn vào cái nhìn phân biệt; phân biệt ta và không ta, vật chất và tinh thần, bản năng và ý thức, thể xác và tâm hồn; thú vật và con người. Và cũng theo truyền thống tây phương lấy một khía cạnh nhỏ làm cơ sở cho một trường phái.
Phải chặt ngay cái đầu con rắn. Ảnh hưởng của mẹ có tính cách quyết định như nói trên qua thực phẩm, qua giáo huấn v.v...Do đó muốn thay thế tình yêu cho mẹ bằng tình yêu cho lãnh tụ, phải chặt ngay từ đầu, càng quyết liệt càng tốt; mẹ đây là mẹ thật hay mẹ chiến sĩ như bà Nguyễn thị Năm.
Sinh hoạt sinh lý đã được nhìn qua các lăng kính quá khích một chiều, cũng dựa trên sự phân biệt, và các quan niệm xã hội từng thời. Nó lồng vào trong những định chế xã hội như thừa tự, mẫu hệ hay phụ hệ. Nhưng thiên nhiên đã dành cho phái nữ những bảo đảm để tiếp tục sinh sản. Chỉ cần một tinh trùng cho một thai noãn nhưng vô số tinh trùng khác nằm trong tình trạng ứng chiến nhưng không có địch để bắn. Trong một tổ ong, có vô số ong sắc to hơn ong thợ nằm trong những ứng viên chồng nữ hoàng ong. Người nuôi ong phải loại bỏ bằng cách để một cái lược chỉ vừa cho ong thợ vào, còn các con ong sắc phải chết bờ chết bụi thay vì ăn hết mật.
Có gì ngạc nhiên khi những chủ thuyết phi nhân chối bỏ, hủy diệt tính chất tự nhiên trong tình mẫu tử và quan hệ gia đình. Platon đã chủ trương bắt hết trẻ con về giáo dục, đào tạo trong mục tiêu như lính chiến bảo vệ chính quyền; nếu chuyện nầy xẩy ra, người ta sẽ dạy trẻ con đánh vào cục đá và vào đầu con chó như nhau. (Nói ngoài đề, lý thuyết Marx cũng chỉ khai thác vài ý niệm của Platon).
Nhưng giới văn nghệ thì nhìn sự thương yêu và sự đau thương là một. Trong một truyện ngắn của William Saroyan, Mỹ gốc Armenia (1908-1981), một thanh niên trên một chuyến du lịch dài; giữa đường một kẻ đồng hành phái nữ chuyển bụng. Anh ta phải làm cô đỡ. Anh thấy tiếng khóc la của người mẹ chẳng khác nào tiếng rên la của người tình khi anh giao tiếp bằng thể xác.

Không có loài người trừu tượng mà chỉ có những thành tố hiện hữu. Không có mẹ trừu tượng. Chỉ có những bà mẹ gánh trái mít non, vài trái khế, vài trái thơm từ quê xa lên tỉnh thăm con trọ học. Những bà mẹ ru con suốt đêm vào thời chưa có thuốc ho. Những bà mẹ mua đầu chợ bán cuối chợ, trả tiền vay góp, lúc tối mua được lon gạo đem về. Những bà mẹ có thật, không có trong Hegel, trong biện chứng. Chỉ có những bà mẹ chúng ta ngồi ở ngưỡng cửa trông chờ rỗ bánh ế, mẹ vui cho con cái bánh mà buồn hôm nay thua lỗ. Những bà mẹ có thật....hiện hữu đây rồi, nói chi dài dòng cho mệt.

(sau Ngày của Mẹ 2010 đã đăng 2014)


thách thc
tôn tht tu

Ai b tù con?
- Chính m đây.
M b tù con chín tháng mười ngày
công lao y biến thành oan trái
oan nghit ny m hi hn t đây.

M b tù con và đã dy
con dĩnh ng đưa ta đón nhn
cái nim đau gn bó mi con người
con giác ng bng lên trong ánh sáng
t lòng ta chói sáng tình thương
con vui sướng la lên 'đc đo'
đem yêu thương gn bó mi con người.

Nhn chân y nay đem vào ngc tht
kh cho con, con ca m đng cay.
Ví th con không nhn được nim đau
và không biết đi người quí
ch gì con được làm trâu.
M kh lm, oan khiên ngày y
chuc cho con năm tháng đa đày.

Nghe đây,
Quỳ xung ly xin người chúa ngc
xóa nhng gì m dy
đ sng kiếp làm trâu.
               A ha, dy xong m s cúi đu chu thua.--

Les Moulins De Mon Coeur

Friday, May 12, 2017

bốn vạn hoa hồng





bốn chục ngàn hoa hồng
ttt

Có khứa kể việc lạ trên đời là đã thấy trái bí ngô to bằng ngôi nhà trung bình. Người nghe đáp có chuyện hay hơn, thấy cái chảo đồng to bằng đình làng. Để nấu quả bí của bạn ta.
Phản ứng phủ nhận tinh tế ghi trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư đã không được Golden Rose dùng để trả lời khi tôi nói hai năm nay thất mùa hồng, không như những năm trước có đến cả bốn mươi ngàn hoa hồng. Người bạn mới của gia đình chỉ ngạc nhiên và cho rằng từ lâu tôi dấu kín cánh đồng bát ngát xa trông đủ chỗ cho bốn mươi ngàn hoa hồng, mà chỉ nói có mãnh đất rừng, sỏi đá và cây thưa. Thật cảm ơn. Nếu cô em không vì thâm tình thì đã chửi tắt bếp, điếc lỗ tai: khoát lát không căn cứ, như nói ngoài Bắc cái gì cũng có, cà rem ăn không hết phơi khô dành ăn sau.
Sự thể là Golden Rose cũng như hầu hết mọi người quan niệm hoa hồng là thứ hoa cắt (cut flower) thường bán từng bó trong quày hoa, quảng cáo khắp nơi. InterFlora sẽ đem hoa đến tận nhà. Hoa đơn độc một đóa trên trên mỗi cành, cành càng dài càng chặt đẹp. Có thứ hồng cành dài hơn nửa thước; chủ tiệm phải bỏ từng hoa một vào trong hộp, màu mè nơ niết, móc hết túi của các Valentino khệ nệ ôm tặng các Valentina, nhân ngày Valentine.

tea rose

Bỏ qua cái hoa chân dài (nói rõ không phải các em chân dài đâu nhé), bốn chục ngàn hoa thông thường đã đòi hỏi những cánh đồng hoa như ở các thị trấn nhỏ phía bắc quận hạt San Diego, California như Carlsbad, Cardiff, Incinitas….tức là kinh đô hoa của Mỹ. Cũng đòi hỏi cả trăm nhân nhân, hệ thống tưới, cả một kho hóa chất.
Loại hồng đang nói đựợc xếp loại là modern garden rose, lai giống với hồng cổ điển (được vào danh mục từ giữa thế kỷ 19 là tea rose, có mùi thơm như trà). Hoa đơn chiếc trên cành mới từ thân cây mùa trước, và trên những cành mới ra sau từ các nhánh mới nầy.

Loại nầy rất thông dụng trồng trong các vườn nhà hay trong chậu; có những tên như Queen Elizabeth, Brigit Bardot (hằng ngày thủ tướng Kỳ cho máy bay đi Đà Lạt mua hoa BB, bên cạnh những chuyến bay Đài Loan chở vũ nữ sexy, chở ca sĩ Khánh Ly vào hát…), Don Juan. Nổi tiếng là hồng nhung màu xanh tím thẩm ngả qua đen, gần 100 năm nay do người Pháp tạo giống.

hồng đen

Phần tôi, tôi không còn trồng loại nầy nữa. Không bền và chăm sóc rất khó. Cây trái hoa quả giống mới đều ghép vào gốc cùng gia đình sống mạnh (như mãn cầu xiêm tháp bình bát). Múi ghép có thể khô. Gốc cây mượn hoặc không đủ sức cưu mang hoặc sức lực dư thừa đâm ra rất nhiều tược non gọi là rootstock shoot, không còn nuôi cây ghép, biến thành một lùm cây rất kỳ quặc mọi thứ. Có trường hợp rất hiếm; thân cây ghép tạo ra lớp da mới phủ gốc và tự đâm rễ; cây rất mạnh. Hồng nhà tôi hiện nay không thuộc loại ghép, do đó những ngọn đâm mới lại rất quý và có thể dần dà thay những nhánh cũ.

Hầu như vườn nhà nào cũng có một gốc hồng loại tea rose nhưng ít ai để ý đến chuyện cắt tỉa. Lâu lắm, tình cờ tôi thấy một người quen cao niên trong khu vườn nhỏ ngay trong vùng náo nhiệt Santa Ana; ông có một bụi hồng khá lớn như một đầu tóc rối, trái bằng lóng tay đã chín đỏ. Ông nói theo sách, chỉ động dao động thớt một lần khi mùa lạnh bắt đầu.

Chắc hẳn ông cụ đã bỏ quên việc cắt tỉa (trimming) và chỉ giữ việc cắt xén (pruning). Cắt xen với khí hậu ấm như California thực hiện đầu mùa lạnh nhưng cắt tỉa phải làm đều đều. Mà chuyện tỉa hoa hồng khá kỳ thú. Tea rose như đã nói trên, đơn độc một đóa trên cành dài mới đâm từ nhánh cũ năm qua và từ nhánh mới đầu mùa nầy. Do đó khi hoa tàn thì cắt; việc nầy gọi là deadhead.

Cành hồng thẳng, chỗ dễ nhất để đưa kéo vào là bên dưới lá chỉa vào người mình. Ngọn lá cao nhất còn lại quay về phía ngược. Từ nách lá ấy sẽ có một nhánh hồng theo hướng nghịch ấy và chỉa vào bạn cái cùi chỏ. Nách lá gọi chung là “eye of flower”. Hơn 90%, cây hồng có săn sóc chăm bón sẽ có hoa từ nách lá cao nhất. Vì vậy nếu không muốn thấy cùi chỏ và có những nhánh hồng mới giúp cho bụi hoa có hình thể một cái chén, bạn phải cắt thế nào cho con mắt hoa nhìn bạn, phải ấn ngọn lá xuống, mất chút công sức, để đưa kéo vào. Chọn con mắt, bạn phải biết chỗ cao nhất là nách lá của chiếc lá đầu tiên có năm ngánh; mấy ngọn lá ngay hoa có ba ngánh; nhiều người đã nhầm “five leaflet leaf” với “five leaves” nên đếm năm ngọn là cắt cái bụp. Thật ra không như vậy.

Khi mùa ấm đến, cây hồng khoe bạn vô số hột le đỏ trước khi chúng thành những mầm non nhưng chỉ một số ít mầm nầy cho bạn những đóa hoa. Vì vậy việc cắt tỉa có thêm mục đích là loại những thứ ăn hại ấy. Bạn cũng cần loại bỏ những nhánh đã có hoa nhưng không sinh được cành đời thứ hai. Cắt bỏ những thứ râu ria nầy giúp cho ánh sáng và không khí đi xuyên qua khóm hoa, bớt nguy hại nấm (fungus) và giữ cho lá xanh. Cành hoa cắt phải đầy lá thắm, không riêng chi sự tươi tốt của hoa chính.

Hồng rất hấp dẫn. Hồng nào chẳng có gai. Nhưng tôi hiện có hai loại không gai và đóng góp khá nhiều vào bốn chục ngàn hoa đang nói. Thứ nhất là cây leo mang tên Gái Xanh “Blue Girl” từ vườn cây Springfield Illinois USA; nhưng hoa có màu áo hồng y Vatican; sau mùa chính nở rộ như chiếc chiếu hoa, mấy cô xanh vẫn lai rai khoe sắc ‘cardinal’. Cây thứ hai là Iceberg, hoa trắng tuyết, loại hoa dậu, bạn có thể trồng thành hàng dậu như chè tàu, nở quanh năm.
Hồng leo, nói là leo nhưng không như cây đậu mà chỉ cần dựa vào sự chống đở của bất cứ thứ gì, hoặc móc vào tường, uốn quanh cửa sổ v.v… Đa số hồng leo chỉ có một mùa hoa xuân. Vì vậy hoa tàn bạn deadhead là dĩ nhiên nhưng có thể prune ngay không cần chờ mùa lạnh, cắt bớt thứ không cần thiết còn lại một khối lá xanh.

Nói chung hồng leo rất mạnh. Một gốc ‘vanilla’ hoa trắng ngà có thể bao quanh bốn phía nhà; biến thành một sự quấy rối sau khi hoa ‘rụng bên thềm’, chỗ nào cũng có chồi xanh dài thòn, phải cắt nếu không muốn có một cái nhà ma.

Công việc tiếp đến là cắt xén (pruning) giúp cho cây hồng trẻ mãi. Các bà nội trợ sẽ khóc ròng lần đầu tiên thấy một người chuyên nghiệp prune bụi hồng. Cắt hết chỉ còn dăm ba cọng ngắn như năm ngón tay trong tư thế một cái chén. Làm việc nầy khi mùa lạnh đến, theo khí hậu ôn hòa như California hoặc đầu mùa ấm như vùng Georgia. Tôi không biết gì về những vùng rất lạnh, nơi có thể phải bứng vào nhà, hay đào nghiêng cây rồi phủ bằng gỗ vụn.

Cũng như cắt tỉa, lần nầy cắt xén bạn phải dùng trở lại ý niệm mắt hoa, để cho chồi chính mùa sau sẽ hướng về bạn. Lúc nầy lá đã rụng từ lâu nhưng dấu lá cũ là mắt hoa như ở cành non. Nên giữ các nhánh có hình 1/2 chữ U (U shape)
sơ dồ cắt xén gợi ý
No photo description available.

Người ta khuyên bạn cắt nghiêng để tránh nước đọng. Kéo cắt thường có lưỡi bén và lưỡi dày; quây kéo để lưỡi bén vào phần còn lại, phần vất đi có thể bị bầm vì lưỡi dày. Khi cắt xén xong, nếu muốn bạn có thể dùng ‘dầu hắt’ (pruning seal) bít lại để vết thương mau lành, không bị nước ứ thối.

Trở lại tea rose nói trên, mỗi năm các siêu thị Mỹ chất đống những bó cây giống; cây hồng đào lên, rủ sạch đất, bó kín trong dăm vụn ướt; đem về bạn phải ngâm cho mất các hóa chất rồi cho xuống đất. Kết quả chẳng bao giờ thành công. Lối trồng nầy gọi là bare root. Các trại hoa gởi cho bạn ngay sau khi đào lên nên hy vọng nhiều. Chừng 1952, một số người sành điệu Huế đã mua kiểu nầy từ bên Pháp chở qua, trong số đó có thân phụ của Thạch Trúc Lò Rèn.

Phần chính tôi muốn nêu ra là chơi hoa kiểu nhà nghèo. Cứ có hoa là đẹp, xanh xanh đỏ đỏ em nhỏ nó mừng. Một cây hồng vắt vẻo theo tên là thác đổ xuống (cascading rose) như câu hát của PD: “đường thơm bóng gầy tóc ngà”.

Knockout, có lẽ người đưa ra thị trường là võ sĩ đã hạ đo ván dịch thủ, đã knock out. Hoa cọng ngắn, rất ngắn, và tự rụng, không như loại tea rose hoa thành quả chín đỏ nếu chủ vườn không ra tay. Lúc đầu tôi áp dụng nguyên tác lá năm cánh để tỉa theo mắt hoa mong muốn. Sai lầm vì knockout đã đâm chồi mới từng chùm ngay ở ngọn lá đầu tiên, rồi cứ thế mà tiến lên, hoa làm thành khối, rậm đám, chim vào làm tổ.Tôi chỉ cắt bỏ nhánh yếu và xén vào đầu mùa ấm.

Tôi chỉ cắt cành dâm vào cát ướt là có rễ, trồng khắp nơi bên cạnh những thứ cây giữ đất khỏi bị nước xói.

Image may contain: flower, plant, outdoor and nature
Knockout

Nhà nghèo thứ hai là những giống hoa bụi (bush rose) cao ngang đầu người. Hoa chùm không thể cắt cắm vì cái nở trước cái nở sau. Cần phân biệt với tree rose; loại nầy cũng như tea rose nhưng ghép vào gốc cao như cây gậy.

Nói chung trừ hồng leo, các gốc hồng có ba mùa hoa. Mùa thứ hai từ tháng sáu, tôi xuất cảng qua Nhật. Thật vậy, tôi phải cúng cho một loại bọ gọi là Japanese beetle; chúng đi từng đàn, ăn sạch hoa vào đêm; hay ban ngày cũng đến tự nhiên như người Hà Nội, chúng ăn lá cây còn trơ xương như xương hoa ép trong thư. Không biết làm sao mà trị; xịt thuốc rầy thì ong chết hết. Thị trường có chỉ cách bẩy chúng bằng “tình yêu”. Love? Yes Sir. Amour? Si Madame.

Họ đã chế ra một thứ gọi là tình hương, lôi kéo những sumo đô vật, những samurai , những gheisha nầy đến khối tình và ngửi khí độc hại, bất tỉnh rớt xuống một cái bao, miệng túi càng khôn khổ quá hè. Nhưng kết quả ngược lại, chúng đến nhiều hơn; và có thể trước khi đến với tình đã phải xơi cho ấm bụng. “Đói lòng ăn nửa trái sim, uống lưng bát nước đi tìm người yêu”.


hotel Tokyo
Nói lung tung mà quên không làm bài tính cho ra bốn chục ngàn. Tôi có một trăm gốc hồng các loại hoa chùm, không rời rạc như tea rose ở các trại hoa. Bồ qua sớt về cả năm mỗi gốc có chừng ba trăm hoa. Bốn dàn hồng leo; hơn 40 mét hàng rào chuồng ngựa cũ hoa hồng phủ kín. Ở góc ngoài xa năm non tí tè có một vạc hồng hoang. Thích hợp với khí hậu thủy thổ, chúng lấn đất của bà hàng xom. Bà nầy cứ qua ỏng a ỏng ẹo, nhờ cắt bớt.
Tôi có viết thêm cho Golden Rose số bốn chục ngàn nầy gồm hoa to bằng tách cà phê cho đến hột nút áo, góc xó nào cũng có, nông dân mà. Hoa to hoa nhỏ đều là hoa. Tôi theo tinh thần bình đẳng cố hữu: vợ lớn vợ bé đều là vợ cả.


Nói dai, nói dt, nói d

Bói hoa trên internet như bói Kiều. Lại trúng cấy ni thiệt vô duyên: "The rose is a flower of love. The world has acclaimed it for centuries. Pink roses are for love hopeful and expectant. White roses are for love dead or forsaken, but the red roses, ah the red roses are for love triumphant." [Hồng là hoa của tình yêu. Thế giới đã ngợi khen qua bao thế kỷ. Hoa màu hồng dành cho cuộc tình đầy hy vọng và còn chờ mong. Màu trắng cho cuộc tình đã chết hay sút sẩy. Màu đỏ, a! cái hoa màu đỏ, chính là cuộc tình đã chiến thắng”.
Nghe thì rôm ra nhưng cũng như Lão Tử nói con trâu kẹp ách hoàn toàn khác với con trâu gặm cỏ ngoài đồng. Thiên nhiên và nhân tạo là chỗ ấy. Hoa hồng cũng như mọi thứ hoa khác, hiện diện như phân thân, hóa thân của một nguồn sinh lực chung của vạn hữu. Hiện diện tự tại. Nhiều tăng sĩ và cư sĩ đã viết lách sửa đổi các đặc tính khách quan thực vật của hoa sen để móc cho vừa các lời nói của ông Cồ Đàm, ăn nói làm như hoa sen được sinh ra để cho Phật Giáo lấy làm biểu tượng. [Có khác là chưa xin bản quyền copyright như thành phố Huế đã giữ bản quyền bún bò Huế]. Nói vậy cũng như chủ trương vật dưỡng nhân, Chúa sinh ra súc vật cho con người ăn thịt để con người có đủ sức mà phụng thờ Chúa.
Nhà vườn  chỉ biết hoa thật sự khi hoa đã tàn, quét dọn, chôn cất như công việc của nhà đòn, nhận chân sự mong manh nhưng là sự mong manh của: “hoa lưu động khẩu ưng trường toại”, hoa vẫn còn mãi nơi cửa động, ‘hoa đào năm cũ còn cười gió đông’ (Nguyễn Du). Hy vọng một lúc nào đó như chớp sáng, nhà vườn sẽ thấy được hoa tâm, hoa tạng, không cần nhành hoa Phật cho Ca Diếp để thưởng nụ cười của môn đệ, kẻ sẽ mang y bát về sau. Nhà vườn rất chi lẩm cẩm trời ơi đất hởi về chuyện đạo đạo đời đời.

đạo
ttt

Bên tảng đá, một nông dân hiền thiện
tựa lưng gầy nằm ngủ hồn nhiên
một đứa bé thả câu ngớ ngẩn
quên móc mồi vì say gió bờ ao.

Ta gọi đạo hồn bay trong nắng
tiếng chim kêu bẻ gảy cây đàn
con nghé ngọ theo trâu học nói
ngọn cỏ xanh đính hạt sương vàng.

Ta gọi đạo nương chiều xế bóng
mẹ đứng chờ tin chị bên sông
lấy chồng lính năm năm không gặp
tiếng súng ngưng chẳng thấy ai về.

Gọi là đạo cái đạo vô duyên chưa từng có
chút nước thừa tô canh húp sạch
vì lắm lần xăn quần vén áo
mò đáy chảo mong tìm cọng cải
trong vô vọng xây nền hy vọng
đêm qua xuôi mai tính ngày mai.

Đạo vô duyên của những kẻ vô duyên
không gặp gỡ người hiền chỉ lối
nhưng cơn đói,  những vết thương lở lói
nỗi nhớ nhà mất biệt tương lai
làm tạng điển gối đầu ngủ thiếp
khi chợt thức sờ lên tim tra hỏi
tim ơi tim, tim có biết đạo hay không?