add this

Tuesday, March 26, 2024

Mỹ cứu đói Nga 1921

 

    Herbert Hoover (1874-1964) Tổng Thống HK thứ 31

Mỹ bới gạo cho Nga 1921

American Relief to Russia in 1921 by Bertrand M. Patenaude

Orlando Figes The NY Review Mar.2003

Ngày July 31, 1921, The New York Times công bố lời kêu gọi của Maxim Gorky ”gởi mọi người lương thiện’’. Quê hương của Tolstoy đang gặp đại nạn; mấy triệu người đang bị đe dọa bởi tử thần trong nạn đói xấu xa nhất thế giới từ xưa đến nay. Nhưng bất hạnh nầy của Nga là cơ hội làm sống dậy lý tưởng nhân bản đã bị lung lay sau thế chiến thứ nhất. Văn nhân Gorky yêu cầu mọi người tử tế Âu và Mỹ "không chần chừ cứu giúp dân tộc Nga. Hãy gởi thực phẩm và thuốc men’’.

Cho đến khi có lời kêu gọi nầy, Tây Phương không có một ý niệm gì về cuộc khủng hoãng ấy (chung cuộc 5 triệu người chết đói). Chính quyền Xô Viết là thủ phạm đã vơ vét hết sạch lúa gạo của nông dân nhưng không bao giờ dùng hai chữ nạn đói (golod) mà chỉ nói thiếu hụt và các mỹ từ khác.

Vào mùa hè 1921, ¼ tổng số dân quê đang bị nạn đói hoành hành. Bóng đen bắt đầu từ Ukraine, Donbas, Volga rồi đến Ural… mãi tận Sibérie. Nặng nề nhất là vùng truông cỏ Volga. Tính đến tháng 7, 1921, riêng tỉnh Samara, gần 2 triệu người (3/4 dân số) thiếu ăn và bệnh tật; chung cuộc 700 ngàn người chết thực sự vì thổ tả và thương hàn. Nông dân đói phải ăn cỏ, lá, vỏ cây, rêu, tranh lợp nhà, bánh mì bằng hột oak, mạc cưa, đất sét và phân ngựa. Họ giết hết gia súc. Người già, trẻ con nằm la liệt chờ chết. Từng đoàn người ra sân ga mong nhảy tàu hỏa đi Moscow hay bất cứ chỗ nào nghe nói có thực phẩm. Có nơi đã ăn thịt người vừa chết. Nạn đào mồ xẩy ra khắp nơi. Các nghĩa địa canh phòng cẩn mật. Văn khố Nga còn giữ các lệnh đóng cửa quán ăn vì nấu thịt người. Gia đình giữ xác thân nhân làm thực phẩm, không chịu giao cho chính quyền.

Hàng triệu người Tây Phương đã nghe lời kêu gọi của Gorky; nhưng chỉ có một người có thế đáp ứng tình trạng khẩn cấp nguy nan nầy. Đó là Herbert Hoover, đứng đầu Cơ Quan Cứu Trợ HK (American Relief Administration ARA), tổng thống tương lai thứ 31. Mới trông, hình như HH không phải là người ra tay cứu giúp Liên Xô. HH chống cộng kịch liệt, ông còn bị kết tội không chịu giúp người nghèo HK trong thời Suy Thoái 1929-1933. Nhưng cuốn sách chúng ta đang đọc cho thấy cuộc Suy Thoái nầy quá lớn và che mất công trạng cứu trợ nhân đạo của HH trong thời gian 1917-1923.

trẻ em đói ở Nga 1921

Tự mình trở thành phú ông trong kỹ nghệ hầm mỏ, HH nổi tiếng về  kinh danh và óc tổ chức. Khi thế chiến thứ nhất bùng nổ năm 1914, ông đang ở Luân Đôn. Ông đã giúp 200 ngàn người Mỹ trở về nước; số nầy là những người đang du lịch hay sống vô tổ quốc ở Âu Châu. Ông đã thành lập ủy hội cứu trợ, nuôi ăn thường dân bị kẹt ở Bỉ. Năm 1917, ông trở về Washington và được TT Wilson ủy nhiệm thành lập Cơ Quan Quản Trị Thực Phẩm nhằm tiếp tế các quốc gia đồng minh Âu Châu. Sau chiến tranh, tổ chức nầy giải tán. HH thành lập ARA để trợ cấp thực phẩm cho các quốc gia bị tàn phá bởi chiến tranh. Nhưng ARA còn có mục đích ngăn chận khủng hoãng kinh tế Mỹ bằng cách giúp nông dân giải tỏa tồn kho thực phẩm ứ đọng đã sản xuất theo nhu cầu chiến tranh. HH còn nghĩ rằng đem biếu Âu Châu thực phẩm sẽ tạo nên thiện cảm quốc tế và làm cho các sản phẩm của Mỹ được chú ý và mua dùng.

Năm 1920, ARA đã cung cấp thực phẩm cho hơn 20 quốc gia Âu Châu. Tại mỗi nơi, ARA chỉ thuê dụng một số ít người Mỹ điều khiển một số đông người địa phương làm việc như hành chánh, vận tải, phân phát các gói thực phẩm và hạt giống. HH cho rằng đây là dịp phát triển sinh hoạt công dân nhen nhúm các lực lượng dân chủ đối đầu với ảnh hưởng của Bôn sê vit khắp Âu Châu. Như vậy, chính trị, doanh nghiệp và cứu trợ đi chung với nhau.

Kinh nghiệm ba ngành hợp nhất được dùng tới khi ARA quyết định nới rộng tầm tay cứu trợ đến Liên Xô năm 1921. Theo Patenaude, tác giả cuốn sách chúng ta đang đọc, Wilson lẫn HH cho rằng chủ nghĩa Bôn sê vít là một căn bệnh của dân chúng mà thuốc trị là cứu trợ thực phẩm. Bệnh nầy không thể ngăn chận bằng võ lực mà phải dùng thực phẩm. Khi ăn no đủ, người Nga sẽ nổ lực về chính trị và sẽ lật đổ chế độ bôn sê vít.

Suy nghĩ của HH đã được chú ý để thực hiện vì vào lúc ấy Nga mới đưa ra Chính Sách Kinh Tế Mới năm 1921 sau hằng loạt nổi dậy của nông dân, thợ thuyền và nhất là thủy thủ trong kỹ nghệ hàng hải tại tỉnh Kronstads mà Trotsky xem là các viên ngọc của chế độ CS. Kinh tế mới ngưng tịch thu lúa gạo (tuy thực tế vẫn còn cho đến 1923), đưa ra một hình thức kinh tế hổn hợp cho phép các công ty tư và nhỏ sản xuất thực phẩm và hàng tiêu dùng. Để được công nhận bởi các cường quốc Tây phương, Lenine đã ký các thỏa hiệp thương mãi với Anh, Đức, Na Uy, Ý và Áo. Theo nhãn quan của các cố vấn Mỹ tại Nga trong tổ chức ARA, kinh tế mới là một bước thối lui của chế độ độc tài CS. HK không muốn giao thương với Nga nhưng Quốc hội xem công việc của ARA là cơ hội phát triển dân chủ nên đã cấp 20 triệu. Tài liệu giải mật năm 1940 ghi tường trình của Hoover cho biết viện trợ thực phẩm gây ảnh hưởng và chú tâm đến Mỹ trong thị trường Nga, lấp lổ trống kinh tế xuất hiện từ khi có cách mạng và giúp các công dân tích cực giảm thiểu sự kiểm soát của nhà nước xô viết.

Mùa hè 1922 vào lúc cao điểm hoạt động, ARA đã cung cấp thực phẩm dưới nhiều hình thức (bột mì, ngũ cốc đã xay, các gói thực phẩm, các bữa ăn nóng trong các quán ăn xã hội hay các phạn điếm công cộng lớn). Số người thụ hưởng lên đến 10,5 triệu người lớn và trẻ con trên một diện tích gần bằng nửa lãnh thổ HK.

Công cuộc được thực hiện bởi 199 người Mỹ và 120 ngàn công dân Nga. Đó là cuộc cứu trợ lớn nhất trong lịch sử.

Trọng tâm của nạn đói là vùng truông cỏ Volga. Vùng nầy đã có thời tiết khắc nghiệt. Hạn hán khô ráo mùa hè, tuyết lạnh mùa đông; đã có những vụ mất mùa nghiêm trọng 1891, 1906 và 1911, chỉ kể số ít. Nông dân Volga đã quen thất thu mất mùa nên luôn luôn giữ một số thóc lúa để dùng khi cần.

Nhưng những dự trữ lương thực nầy đã bị tịch thu vơ vét trong trận nội chiến 1918-1920. Trong cuộc chiến nầy, Volga nằm ngay sau hai chiến tuyến chính của Hồng Quân chống Bạch Nga phía nam và phía đông. Các đoàn công nhân vũ trang dưới quyền Hồng Quân vào các làng xã xúc hết các vựa thóc, ai chống sẽ bị bắn ngay. Do đó nông dân chỉ trồng đủ ăn và làm hạt giống; chứ không trồng thêm dự trữ khi lâm nguy, vì có trữ thêm thì Hồng quân sẽ đến thâu hết. Thế rồi, chúng cũng đến lấy luôn hạt giống mùa sau.

Giống như vụ đói thập niên 1930 tại Ukraine, nạn đói Volga 1921 do chính quyền Xô viết tạo ra. Chính quyền ra lệnh trưng thu suốt mùa lạnh tuy đã yêu cầu dân chúng cảnh giác tình trạng thiếu ăn và ra lệnh xuất cảng lúa gạo qua Nga. Trong cuốn The Education of a True Believer nhà văn Nga Lev Kopelev đã tường trình việc làm của chính ông trong Trung Đoàn Komsomol có nhiệm thu vét nông sản của dân chúng. Ông và lính cùng đơn vị tịch thu cho đến mẩu bánh mì trên tay trẻ con. Dân chúng kêu khóc thảm thương suốt kế hoạch ngũ niên. Việc làm nầy của Kopelev và trung đoàn đỏ rập khuôn đã làm ở Volga mấy năm trước.

Tác giả Patenaude nói đến các khó khăn của phái đoàn cứu trợ Mỹ như thiếu phương tiện chuyển vận. Nhưng trở ngại lớn nhất là chính quyền Nga cản trở; nhân viên ARA luôn bị công an Cheka làm khó dễ, có khi bắt giam với tội tuyên truyền chống cách mạng và gián điệp.

Chính quyền Nga nghi kỵ ARA cũng phải. Đảng CS Nga thành hình xuyên qua nội chiến, trong đó HK và 16 quốc gia khác đứng về phe Bạch Nga. 1918-1919, theo lệnh của chính phủ HK, ARA đã chuyển thực phẩm và vũ khí cho lộ quân Tây Bắc của tướng Nikolai Yudenitch đủ sức từ vùng Baltic tiến về Peterbourg.

nạn nhân của bôn sê vít, đói 1921

Năm 1921, thành phần trung cấp đảng đông thêm nhiều với thành phần ít học, con cháu nông dân đã ở trong Hồng Quân vẫn còn tin tưởng cách mạng đang tiếp diễn chống tư bản, không thích kế hoạch kinh tế mới của Lenine và không cảm tình với ARA. Lenine gọi thành phần nầy là tả khuynh.

Công dân Nga được ARA tuyển dụng phần lớn thuộc thành phần trí thức cũ, bác sĩ, giáo sư, chuyên viên canh nông, hay các cựu dân cử trong các hội đồng hàng tỉnh tự trị mà cách mạng đã giải tán. Nhiều người đã từng làm việc trong ủy hội cứu đói của Nga (Pomgol), tổ chức duy nhất và cuối cùng trong chế độ mới có nhiệm vụ gây quỹ cứu trợ.

Gorky thuộc cấp lãnh đạo Pomgol nên tin tưởng Pomgol sẽ là hạt giống của nền dân chủ tương lai. Lenine thành lập ủy hội nầy, một phần vì nhượng bộ Gorky và một phần để tiếp nhận cứu trợ từ nước ngoài. Nhưng khi ARA hoạt động ở Nga Lenine bèn giải tán Pomgol và tống giam hay lưu đày thành phần chủ chốt, ngoại trừ Gorky.

Lenine và mật vụ Cheka theo sát các hoạt động của ARA. Lenine bất mãn khi ARA muốn hoạt động độc lập, không có sự can thiệp của đảng CS. Lenine cho đó là âm mưu thành lập một quốc gia Tây Phương bên trong Nga.

Lenine có thủ thuật riêng. Năm 1922, bộ chính trị ra quyết nghị tịch thu các tài sản quý báu của giáo hội để lo cứu đói. Trong khi Hồng Quân lục lọi các nhà thờ, theo lệnh của Lenine, báo chí ởm ờ nói lấy của giáo hội trả cho ARA. Bôn sê vít nấu chảy vàng bạc, thánh giá, chén dĩa… bằng vàng, bạc đúc thành khối bỏ vào ngân khố. Vài nhân viên ARA lúc về nước bị bắt đem theo những của quý ấy mà họ mua ở chợ trời. Lenine lấy đó làm bằng để phỉ báng ARA.

Tuy vậy, dân chúng tỏ ra biết ơn. Hàng trăm người đã quỳ bên ngoài giáo đường, cảm ơn God đã đem HK đến Nga mang theo thực phẩm cứu đói.

Đại Tá Walter Lincoln Bell đã được tôn vinh như thánh sống. Năm 1922 ông điều khiển một ủy ban tám người nuôi ăn 1,6 triệu người lớn và trẻ em tại 2.750 quán ăn ở vùng truông cỏ xa xôi Ufa and Bashkiria, rộng bằng diện tích nước Pháp.

ARA đã tạo dựng sự tôn quý ở Nga dành cho HK. ARA tượng trưng hiệu năng cao của doanh nghiệp tự do, cũng là tinh thần cũ của Nga trước cách mạng 1917, nối kết Nga và Mỹ.

Tuy nghi ngờ vì lý do chính trị, Bôn sê vít thích tính chất năng động của ARA, cũng là tính chất của xã hội Mỹ để bù vào sự lười biếng ù ly trong xã hội Nga. Năm 1923, Bukharin phải nói: Nga cần Marx và HK. Lenine khuyến khích đảng viên tìm hiểu và sùng thượng Henry Ford. Dân quê trong vùng hẻo lánh tưởng Henry Ford là một vị thần đang điều hành chính sự ở Nga.

Hoover kỳ vọng rằng ARA kích động tinh thần công dân của người Nga, cho họ nghị lực và phương pháp để lật đổ chính quyền Xô viết, kỳ vọng nông dân sẽ vùng lên khắp nơi. Thực tế không có vậy.

ARA mở đầu truyền thống ngoại viện của HK đi kèm với chính trị tư bản. Thành quả nhân đạo của ARA không thể phủ nhận. Không có sự can thiệp của Mỹ ở Nga năm 1921 thì Nga không có vụ mùa năm tới là 1922 và có thể 10 triệu người chết đói. Sau khi ARA chấm dứt sứ mệnh cứu trợ, chính quyền Bôn sê vít có gởi một lời cảm ơn ngắn đến dân chúng HK.

Maxim Gorky
Nhưng Gorky đã bày tỏ đúng cảm nghĩ của người Nga trong bức thư gởi Hoover:

Trong lịch sử khổ đau của loài người, tôi không thấy có cái gì đánh mạnh vào linh hồn lương tri con người bằng những gì dân chúng Nga đã chịu đựng. Trong lịch sử của hành động nhân đạo thực tiển, tôi chưa thấy thành quả duy nhất nào to lớn và đầy lòng quảng đại bằng công cuộc cứu trợ mà ông đã thực hiện. Sự giúp đỡ của ông sẽ đi vào lịch sử như một thành quả to lớn và duy nhất, đầy đủ vinh quang và sẽ mãi mãi còn trong ký ức của hằng triệu người dân Nga mà ông đã cứu thoát chết. Tinh thần quảng đại của dân chúng Mỹ sẽ làm sống dậy ước mơ tình huynh đệ giữa các dân tộc vào lúc nhân loại đang cần bác ái và từ bi.-

CHIÊM NGHIỆM của người dịch TTT

Đương khi dịch thuật bài nầy, chúng tôi gặp bức phát họa một tù nhân thò tay qua song sắt vớ ổ bánh mì bên cạnh chìa khóa phòng giam. Nhiều ý kiến độc giả trái ngược kèm theo những phán định giá trị, những triết lý. Chúng tôi ức đoán những vị nầy chưa bao giờ ở tù mà đói, không ở tù kiểu Mỹ đòi ăn cho đúng với đức tin. Chúng tôi có lần nói chuyện với một văn hữu nay đã quá vãng. Ông chê trách Tạ Tỵ chỉ viết có một điều là đói trong trại tù cải tạo trong tác phẩm Đáy Địa Ngục. Chúng tôi chưa đọc cuốn sách của nhà văn kiêm họa sĩ nầy. Đồng thời chúng tôi biết người cầm bút kia, thời VNCH được miễn dịch vĩnh viễn vì lý do sức khỏe nên không đi lính và không đi tù trong rừng sâu. 99% chắc chắn văn nhân nầy không có dịp trải qua những ngày giờ đói thần sầu quỷ khóc; đến độ phải than rằng trong bao tử có linh hồn.
Thực phẩm đã được dùng để trừng phạt trong phạm vi tương đối giới hạn là nhà tù cho đến mức độ rộng lớn là cả một dân tộc như Ukraine bị Staline trừng phạt trong thập niên 1930. Cũng như Mao Trạch Đông với nạn đói kinh niên mỗi dịp phát động cách mạng nầy nọ.
Với trường hợp Nga trong bài nầy, Bôn sê vít không trừng phạt dân Nga nhưng đã trút hết nông phẩm kể cả lúa giống. Đây là ví dụ quý báu minh chứng lý thuyết cho rằng đói là do chính trị ác độc mà ra chứ mẹ thiên nhiên có đủ tài nguyên nuôi sống loài người. Ngân Hàng Thế Giới đã xuất bản tập sách nhỏ về việc nầy. Chứng minh thực tế hơn, một giáo sư UCSanDiego đã trình bày qua một cuộc điều nghiên xã hội học ở Phi Châu.
Sudan không cho các hội từ thiện quốc tế đưa thực phẩm đến dân chúng thiếu ăn vì nội chiến. Biafra cũng không khác chi. Palestine hiện nay đói khổ vì Do Thái gây khó khăn cho các nước chúng quanh trong việc chuyên chở vật phẩm cứu trợ. VC ngăn sông cách chợ 1975, dân Saigon không mua được gạo trong lúc heo ở Cà Mâu ăn cháo gạo trắng.
Chúng tôi phải khen Franklin Roosevelt đã đưa vào lý thuyết và thực tế chính trị thêm một thứ tự do khác: tự do đối với nghèo túng, tự do không bị bức bách bởi khốn cùng. Freedom from want. Sử gia đã khen ông tổng thống nầy thi hành chương trình New Deal, tái phân lợi tức, phát triển kinh tế song song với sự gia tăng phúc lợi của người dân. Gorbachev lên cầm quyền để thấy Nga với các kế hoạch thập niên ngũ niên đã không chạy kịp New Deal.
Roosevelt đã cưỡng bách điện khí hóa nông thôn như cưỡng bách giáo dục. Ông đã đưa ra đường lối phụ trợ nông gia (agriculture subsidy). Vì vậy mãi cho đến 2015, 12 quả trứng chỉ mất 99 cent. (nay 2023 thì tăng gấp ba hay gấp bốn). Ấy là một nét vĩ đại ít ai biết bên cạnh những thành công kỹ thuật.
Tinh thần thực tế nhân bản nầy có thể tìm thấy trong hạnh nguyện của Lưu Ly Quang Vương Phật: khi một người làm việc ác vì đói khổ thì Ngài cầu mong có khả năng cho người ấy ăn đủ no, mặc đủ ấm trước khi chỉ dạy giáo lý đạo lý, gọi là pháp thực.- 03.2023


=============================================================


==========================================

Sunday, March 24, 2024

văn minh tây phương



hình ảnh tiêu biểu Tây Phương


Văn Minh Tây Phương
Civilisation occidentale 
JePense.org 20 DÉCEMBRE 2021

Văn minh là một khung cảnh nhân sinh liên kết chặt chẻ, là một "đại xã hội" phát triển quanh một căn cước cá tính và những hiện tượng đặc biệt về tôn giáo, luân lý, khoa học và kỹ thuật.

Ngày nay làm chủ cả thế giới, văn minh tây phương (VMTP) cho thấy rõ rệt những nét đặc thù giải thích vì sao nó thành công và đang báo hiệu suy thoái hóa trong tương lai. 
Tây Phương gồm các nước Âu Châu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nga, Úc, Tân Tây Lan tập họp thành một khối thuần nhất có văn hóa, tôn giáo và hệ thống kinh tế thống trị hành tinh nầy: có Thiên Chúa Giáo (chiếm đa số dân chúng trong 127 quốc gia trong số 202 nước trên thế giới), có hệ thống tư bản không ai địch nổi (gồm thương mãi quốc tế và trao đổi tiền tệ), có một văn hóa mang những giá trị tây phương, áp đặt nơi nơi, kể các quốc gia ngoài Tây Phương. Điều nầy liên quan đến các tiêu chuẩn, cách đếm số, cách đo thời gian, chữ viết, truyền thông và nhất là các lối sống.
Có thể biết thêm về VMTP bằng cách so sánh với các nền văn minh xưa như Tàu, thung lũng Ấn Hà, Ấn Độ, Arab và các xã hội cổ truyền Mỹ Châu, Á Châu và Phi Châu.
Văn minh Âu Châu thừa kế văn minh Lưỡng Hà Địa và Ai Cập; hai nơi nầy ảnh hưởng trược tiếp văn minh La Hy và dùng con đường nầy đến khắp nơi trên thế giới ngày nay. Cần kể luôn ảnh hưởng Do Thái, TCG và kể cả các dân tộc barbare (rợ). Các sắc dân rợ nầy, sau khi triệt hạ đế quốc La Mã vào thế kỷ thứ 5, đã thiết lập và bắt chước các khuôn thức hành chánh, tôn giáo và văn hóa La Mã, đồng thời áp đặt đường lối cướp phá, bắt làm nô lệ, thiết lập giáo địa, và vương lãnh.
VMTP có những tính chất đặc thù không khác các  nền văn minh khác như đô thị hóa, canh nông, tập trung quyền hành và chuyên biệt hóa các sinh hoạt. Nhưng Tây Phương khác ở chỗ thực hiện quá mức và đưa ra một hệ thống giá trị đặc biệt.
Giá trị được đặt trước tiên là tự do. Nhưng không phải là tự do tập thể hay tự do nội tâm. Tự do theo nghĩa Tây Phương là chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa vật chất (matérialisme). Đó là quyền của mỗi cá nhân tìm kiếm tối đa lợi ích cho chính mình và nới rộng tối đa vùng ảnh hưởng và sở hữu. Lối suy nghĩ nầy đưa đến đấu tranh thường xuyên, cạnh tranh, làm chủ các kỹ thuật và các nguồn tài nguyên, thống trị và tích lũy.
Từ đó, xã hội tây phương trước tiên và trên hết là một xã hội chinh phục, một xã hội lưu chuyển, thay đổi, chạy nhanh, song song với việc làm chủ vật chất, thời gian và không gian. Trong chiều hướng đó, Tây Phương cho sự tiến bộ khoa học và kỹ thuật một giá trị căn bản thiết yếu. Xã hội ấy chỉ nhắm đến tương lai và không quay đầu về quá khứ.
Hệ thống nầy hoàn toàn khác với hệ thống các xã hội cổ truyền sinh hoạt trên sự thường tồn, sự bền bỉ và tập tục. Trong cộng đồng nầy, thời gian như yên đọng hay nằm trong một sự trở lui trường kỳ, và các cá nhân ở nguyên trong vị trí được chỉ định.

Được sinh ra làm kẻ tiếm đoạt, người Tây Phương luôn tìm các không gian mới để chinh phục: đất, biển, tài nguyên thiên nhiên, thị trường và phương cách hành động. Cá nhân xem các cá nhân khác như tài nguyên, các vật thể cần chinh phục để khai thác, không bằng cách bắt làm nộ lệ nhưng bằng lương bỗng, bằng vật phẩm tiêu thụ hay bằng danh vọng.
canh nông cơ khí hóa Hoa Kỳ

Hệ thống nầy đưa đến nhiều hậu quả: Phân hóa cơ cấu xã hội. Trong hệ thống chủ trương cá nhân, những cộng đồng địa phương đã mất mọi sức lực, mọi chức năng. Trái lại, xã hội được tổ chức trên tầm mức rộng lớn xuyên qua các định chế tập trung, nền hành chánh thống nhất và các đại doanh nghiệp.
Vai trò của tiền bạc được đổi mới. Tiền bạc xoa dịu và điền thế sự mất tin tưởng giữa các cá nhân; vận dụng các khả năng sản xuất và tích lũy tài sản. Trong xã hội Tây Phương, tiền bạc tự nó là một cứu cánh, vượt quá phạm trù thuần túy thương mãi, để xâm nhập chính trị, thông tin, nghệ thuật và y tế công cộng.
Trong hệ thống tư bản, một số cá nhân có quyền năng lên trên các cá nhân khác, và giữ lâu dài những địa vị quan trọng. Giới có quyền năng luôn duy trì lợi ích riêng đưa đến bất bình đẳng, đẩy người khác ra khỏi xã hội và tạo nên các căng thẳng xã hội.
Những bất bình đẳng nầy tự đào sâu bên trong các quốc gia và giữa các quốc gia. Vùng Phía Nam * phải sản xuất các vật phẩm ít giá trị và gây ô nhiễm môi sinh.
Sự bất bình đẳng và chủ thuyết cá nhân đưa đến bạo động, nuôi dưỡng các tổ chức tội ác tạo loạn và nội chiến. Sự bất ổn nầy giải thích tại sao các xã hội Tây Phương phân hóa trầm trọng.

Chủ nghĩa đế quốc là hậu quả tất nhiên xây dựng trên các cuộc chiến thực dân, chiếm đoạt, thống trị, kỳ thị chủng tộc, diệt chủng.
Mặc dù các đế quốc thực dân đã giải thể, ảnh hưởng của các quốc gia Tây Phương không thuyên giảm chút nào. Sự thống trị nay mang những hình thức khác ghép chung trong điều gọi là toàn cầu hóa (globalisation).
Dĩ nhiên trong lịch sử còn có các nền văn minh khác sống nhờ chinh phục nhưng không chủ định cai trị toàn thể thế giới. Đế quốc La Mã duy trì trật tự riêng (pax romana) trong phạm vi các nước đã xâm chiếm lúc đầu rồi ngừng. Lại có các đế quốc xưa rất hòa bình trong vùng Thung Lũng Ấn Hà, như văn minh Harapa.
Chủ nghĩa đế quốc ngày nay mang hình thức thống trị quân sự, kinh tế, tài chánh áp đặt trên các quốc gia chư hầu.
Tây phương biện giải ngôi vị trưởng thượng của ý thức hệ của mình bằng tự do, dân chủ và thịnh vượng. Các ý thức hệ khác đều được xem là nguy hiểm (cộng sản, vô chính phủ) hay không có giá trị (các hệ thống cổ truyền).
Sau cùng con người Tây Phương cư xử nơi nơi như đất của nhà mình, như đã chiếm đoạt cả hành tinh nầy. VMTP tự tạo một quan niệm hoàn vũ trong đó Tây Phương nắm giữ trung tâm sinh hoạt. Óc kiêu căng ấy không thấy ở các xứ ngoài Tây Phương.
 
khu vục gia cư tiêu chuẩn hóa Hoa Kỳ

Các xã hội TP thiết lập mối quan hệ duy lợi đối với ngoại cảnh thiên nhiên. Hằng ngày người TP sống xa thiên nhiên. Thiên nhiên được xem là một nguồn tài nguyên để tiêu thụ và phải khắc chế thiên nhiên để tránh những nguy hiểm thiên tạo. Vì vậy, mọi khoảng không gian thiên nhiên đều bị sửa đổi, núi đồi, sông ngòi, đồng ruộng...Tài nguyên thiên nhiên được khai thác với hiệu năng cao nhờ tự động hóa, cơ giới hóa, tiêu chuẩn hóa như khai thác dầu hỏa từ dưới đất.
Hậu quả là sung mãn dư dùng, phung phí và thiên nhiên bị hủy hoại.
Trong lúc ấy tại các xã hội cổ truyền, con người là một phần bộ không tách lìa thiên nhiên: con người do đất mẹ sinh ra, cho nên phải tôn kính trời đất, thiên nhiên. Vấn đề ô nhiễm không đặt ra.

Nét đặc thù dễ thấy nhất của TP là sự tiêu chuẩn hóa, nêu cao giá trị của sự hữu dụng và hiệu năng sản xuất. Áp dụng cho mọi ngành: sản xuất vật phẩm, kiến trúc, giao thông, canh nông và ngay cả các dịch vụ như thông tin, giải trí, du lịch, nghệ thuật, âm nhạc ...

Tiểu công nghệ và canh tác tự dụng biến mất. Tiêu chuẩn hóa đã đồng nhất hóa sản xuất và tiêu thụ, thị trường ngày một rộng hơn. Trong đường hướng nầy, những tân kỳ, những đặc điểm đã biến mất dành chỗ cho tính cách duy lý, máy móc, không kể đến thẩm mỹ.

1931 Pháp triển lãm người Phi Châu ăn thịt người

Một nét đặc thù khác của VMTP là sự thái quá, thúc đẩy bởi tham vọng không bao giờ thỏa mãn. Người TP luôn bị đẩy quá mức độ tự nhiên của thiên nhiên.
Sự thái quá nầy được diễn tả bằng danh từ Hybris. Danh từ nầy tóm lược quan niệm triết lý xưa của Hy Lạp diễn tả sự cố công của con người vượt lên quá thân phận, các điều kiện sống tự nhiên. Hybris là tham muốn quyền năng thái quá và vô lý. 
Xã hội TP được làm nổi bật bởi hệ thống đẳng cấp sít sao mà chỉ có các cuộc cách mạng dân chủ mới có thể soát hỏi ý nghĩa tồn tại.
Như đã nói trên, hệ thống giá trị TP đặt trên tự do, trách nhiệm, việc làm và kỹ năng, trong tin tưởng công sức cá nhân có thể giúp ích xã hội chung. Đồng thời, các giá trị ấy qui định trách nhiệm cá nhân đối với thân phận và điều kiện sống riêng và từ đó chấp nhận bất bình đẳng. Cá nhân có quyền chọn thiện hay ác, làm việc hay ở không. Các điểm nầy chính là những yếu tố làm khác biệt giữa VMTP và các nền văn minh to lớn khác trong lịch sử.

Những giá trị bình đẳng và tương ái có nhưng thuộc hàng thứ yếu. TP có vài cách sửa sai bất bình đẳng như tái phân lợi tức, bình đẳng trước pháp luật nhưng những biện pháp ấy chưa đủ để đưa tự do lên vị trí tối thượng.

nhà xưa hiện còn ở Huế
Trong lúc ấy, các nền văn hóa Đông Phương suy nghĩ ngược lại, dựa trên tinh thần tương hợp tương hệ, trong tinh thần vô thường, tánh không, nguồn đạo lý. Hệ thống tư tưởng TP đề cập rất ít đến tâm linh vì hệ thống nầy dựa trên sự quan sát các hiện tượng thấy được bằng mắt và sự làm chủ các vật thể, chứ không phải các hiện tượng tâm linh. Do đó khoa học nằm trên trên triết lý và tâm linh.
Tôn giáo chrétien cũng dựa trên các nền móng của VMTP, những giá trị cổ điển như tự do, tính cách phổ quát, tổ quyền phụ hệ, trật tự và uy quyền, chứ không nhằm vào sự thăng hóa cá nhân. Những thông điệp nguyên khởi của Christianisme bị bỏ quên hay làm sai lạc, ví dụ hòa bình, huynh đệ và bác ái.
Từ đó không còn đời sống nội tâm. Hướng ngoại, chú tâm đến bề ngoài, tha thiết với vật chất, người TP không thể biết chính mình, không có phương thức tự thể hiện đời sống, đó là nguồn bất hạnh tinh thần lớn nhất. Hãy đem so với với các hệ thống văn hóa tôn giáo khác có chỗ đứng cho tâm lính. Triết lý ở Hy Lạp, luân thường với Khổng giáo; điều chế khổ đau trong PG và phương cách thể hiện cá nhân như Ấn giáo.
Không thể hiểu rõ văn minh hiện đại nếu tiên khởi không biết rằng văn minh ấy nhắm đến triệt hạ mọi hình thức mọi khía cạnh của sinh hoạt nội tâm.
Chủ trương cá nhân và duy lợi, VMTP mang một ý nguyện mạnh mẽ thống trị thế giới. Người TP hãnh diện đã làm chủ thời gian, không gian và vật thể. Tin tưởng vượt qua các giới hạn của thiên nhiên, người TP đã tạo ra những xã hội khai thác bóc lột và tiêu thụ không ngừng. Nhưng có điều chắc chắn họ không làm chủ chính mình.
Mù quán vì tham vọng, hăng say tranh đấu chống ngoại cảnh và chính mình, người TP đã quên mất bản chất tự nhiên, không biết mình là một phân bộ của một tổng thể nằm trong các định luật của vũ trụ phố quát.
Vì thái quá bất cập, Tây phương đã làm cho nhân tính và thiên nhiên bị ráo cạn, mất thú vị sống, mất ý nghĩa của cuộc sống.
Chạy nhanh, ồn ào, bạo động, ngày một bớt nhân tính, xã hội TP đã tạo nên sự khổ đau không nói ra được.
VMTP đang tiến dần đến hủy diệt; đã có quá nhiều dấu hiệu báo trước: hủy hoại tàn phá, tai ương, tương tranh chiến tranh, khủng hoãng khí hậu. Những giấc mơ kỹ thuật, làm chủ không gian ngoại tầng của những nhân vật tự cho là vĩ đại chỉ tạo thêm bế tắc, tới hướng nào, lui hướng nào không biết.
VMTP hiện đang gặp những đối lực từ bên trong. Những thách thức khí hậu và môi sinh buộc TP phải xét lại con đường đang đi và chấp nhận sự chuyển hóa triệt để, nếu không, sẽ biến mất như những nền văn minh trước đây.--

Tham luận ngắn của người dịch

Đây là một đề tài xa về triết lý Đông Tây; nhưng là vấn đề gần vì văn hóa triết lý có mặt mọi lúc. Ví dụ vì sao thương yêu thú vật là một vấn đề siêu hình.
Tác giả kê khai địa lý của Tây Phương như các bài địa lý khác; không kê khai các nước Đông Phương nhưng gián tiếp cho rằng TC thuộc Đông Phương khi nói đến Khổng Giáo là một trong những chi tiết tách biệt Đông Tây.
Gheorghiu trong cuốn Giờ Thứ 25 nói rằng khi Tây Phương tàn lụi bế tắc và hủy diệt, ánh sáng từ Đông Phương sẽ chiếu qua cứu sống. Cuốn tiểu thuyết xuất bản 1949 ở Pháp, trước đó khá lâu có vài cuốn sách về PG đã nói đúng như vậy.
Nhưng tác giả Lỗ Mã Ni nầy nói thêm rằng Đông Phương nầy không phải là cái phía Đông tức là Nga Sô, vì Nga Sô cũng chỉ là Tây Phương. Sau thế chiến thứ hai, một hai năm, chiến tranh lạnh đã bắt đầu gây chia rẻ giữa khối CS và các nước Âu Mỹ. Xưa nay các nước nầy đều thuộc Occident; khu vực nầy báo chí gọi là West, đối nghịch là East tức là Soviet Union. Gheorghiu cẩn thân phân biệt Orient với cái East CS.
Nói về triết lý và tinh thần Đông Phương, Trung Hoa và Ấn Độ hầu như mỗi nơi gánh lấy 50%; gồm mọi khía cạnh, nghệ thuật, tư tưởng và văn hóa. Tác giả Trà Thư cho rằng Á Châu đã được Hy Mã Lạp Sơn chia làm hai một bên là Ấn Độ rất individualist và Trung Hoa rất communist. Okakura Kakuzo viết từ 1906 chưa có cách mạng bôn chê vít 1917; hai danh tự ấy được hiểu đặc biệt. Indidualist bên Ấn Độ là hiểu biết và làm chủ chính mình thể hiện đời sống tâm linh; communist là chủ trương cộng đồng, huynh đệ, kỷ sở bất dục vật thi ư nhân.
Với sự xuất hiện của Mao Trạch Đông và chủ nghĩa CS dù mang tính chất riêng của Tàu, Tàu không còn là một nước Đông Phương. Các thứ Mao gọi là cách mạng đã đào tận gốc rễ tính cách đông phương của Tàu mà thay thế bằng một chính sách phi nhân. Tính chất cộng đồng mà Kakuzo dùng tạo ra chữ communist không còn nữa; chỉ còn tập thể hóa của những kẻ vô hồn. TC cũng như Xô Viết không thuộc Đông Phương.
Tinh thần ĐP từ khu vực Trung Hoa hiện còn giữ tại Đài Loan, Nam Hàn và Nhật Bổn.
Hiện nay đảng CS Tàu đã ra lệnh các lý thuyết gia tìm một lý thuyết quốc tế làm căn bản triết lý cho sự bành trướng của TC khắp thế giới.
Người có nhiều ảnh hưởng nhất là Triệu Đinh Dương 趙汀陽 với tác phẩm Thiên Hạ Thể Hệ 天下體系 dựa trên quan niệm “thiên hạ” 天下. Danh tự nầy đã được dùng thường xuyên trong lịch sử TC để chỉ thế giới và thế sự. Triệu Đinh Dương cho rằng danh tự nầy đã nói đủ sự khác biệt giữa các truyền thống Tàu và Tây Phương. Thuyết thiên hạ sẽ làm triết lý cho trật tự quốc tế mới.
Chúng tôi cầu mong các ông Tàu nầy đứng ra ngoài quan niệm thế nào là Đông Phương để cho ông Phật ông Lão ông Khổng bình yên
.

=============================================================

áo màu hoa lý Saigon năm xưa
================================================



Wednesday, March 13, 2024

 

nửa hồn Xuân Lộc 

Xuân Lộc 1970    
 

Em ơi Xuân Lc, em Xuân Lc

                  Xích st nghiến qua nhng xác người.




tôn thất tuệ giới thiệu
Nửa Hồn Xuân Lộc
 Thái Luân Nguyễn Phúc Sông Hương 

Khi xuân Tân Mão 2011 còn nóng hổi mới ra lò, tôi viết một lời bàn ngắn về cái video có Khánh Ly hát tặng lãnh sự CSVN tại San Francisco. Theo tôi việc nầy đã manh nha từ ngàn xưa, ngày xưa thì đúng hơn vì cô Mai (hổn danh Mai Đen) đã tham dự nhiều buổi sinh hoạt tại Đà Lạt trước những biến động đấu tranh miền Trung; trong dịp nầy Linh Mục Nguyễn Ngọc Lan đã minh thị nói VN chỉ có một con đường là đi theo MTGPMN tuy ông không chịu nói đã nhiều lần vô bưng. Ở đoạn nầy tôi viện dẫn hồi ký của Nguyễn Đắc Xuân, ông viết thêm rằng các người tham dự đã đọc và bình luận thơ của Thái Luân. Ngoài LM Lan còn có nhiều nhân vật trí vận và có Trịnh Công Sơn. Sau đó TCS cho ra những bản nhạc phản chiến mạnh mẽ, tăng cường bởi tiếng hát Khánh Ly đến tầm mức công phá.
Nguyễn Đắc Xuân không nói nội dung các bài thơ của Thái Luân. Tôi còn nghi vấn phải chăng Thái Luân có mặt. Sau khi tra cứu và hỏi các nhân vật sống, thì được biết Thái Luân không có mặt ở Đà Lạt bao giờ, đồng  thời “mất tích” trên địa bàn sinh hoạt ở Huế. Nhưng không khí, như mô tả qua ngòi bút của NĐX, đã gây ý nghĩ không tốt cho Thái Luân.

Thái Luân trong quá khứ đã gây cho vợ chồng tôi một ấn tượng khó tả khi chúng tôi đến thăm Phạm Duy vào lúc nhạc sĩ nầy vừa hoàn tất phổ nhạc Bi Hài Kịch thơ của Thái Luân. PD chỉ nói tác giả là một sĩ quan QLVNCH ngành tâm lý chiến ở Huế. Bi Hài Kịch là bi hài kịch thực sự của chúng ta, khi hai bên tương tranh chém giết nhau chỉ như công cụ của đạo diễn. Diễn viên ôm súng bắn, diễn viên gục đầu đường, diễn viên đang tra tấn, diễn viên chịu cực hình, tất cả xẩy ra trên quê hương, mà quê hương là ba má, quê hương là khoai sắn, là con thơ.
Tôi tin NĐX đã chuyển tập thơ cho PD vì PD đã phổ mấy bài của NĐX trong Tâm Ca. PD nói ông đang phổ bài thứ hai thuật lại lời nói của một một gái điếm với học sinh Đồng Khánh: em đừng cười chị, để chị diễn lại trò móc túi để cho thằng lính Mỹ thỏa mãn thú con heo, nếu không chúng sẽ đè em ra mà làm. Vợ chồng tôi thấy khó chịu vì nó hoàn toàn khác với tính cách cao thượng và nghệ thuật của Bi Hài Kịch và tôi mất cảm tình với Thái Luân. Tâm cảm nầy tôi vẫn còn giữ khi viết về các buổi họp tại ĐaLạt như trên.

Sau khi viết xong lời ghi vội, tôi gặp bài Nửa Hồn Xuân Lộc dưới tên Nguyễn Phúc Sông Hương. Tôi chưa nhất thiết đã kéo Thái Luân vào một chiều hướng nào nhưng tôi thấy sự thiết tha của TL là chân thành. Tôi tìm hiểu thêm. PD hay thay đổi lời thơ của kẻ khác theo ý mình, thêm nhân vật tên Duyên vào thơ Nguyễn Tất Nhiên; chỉ dùng ý thơ từ một bài rất dài của Phạm Thiên Thư thành bài Lên Non Tìm Động Hoa Vàng. Ông cũng đã phổ bài Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm theo một lối khác với nguyên bản. Việc nầy không tác hại quyết liệt, hơn nữa ông phải uyển chuyển lời cho ăn khớp với nhạc. Nhưng lời diễn dịch của PD trong trường hợp nầy đã quá xa với một đoạn ngắn Thái Luân viết như sau:

           Xin cám ơn những cô gái bán bar nhỏ con
           Đã gồng mình chịu đựng
          Vì cuộc sống
          Của các cô
          Và của Việt Nam.
          Thưa thầy giáo, thưa công chức:
          Xin đừng vênh vênh cái mặt đạo đức
          Chửi người ta
          Con gái Huế bây giờ đi bán bar!

Không biết PD có hoàn tất dự án Phẫn Nộ Ca hay không, ngoại trừ Bi Hài Kịch xuất hiện trên nguyệt san của Thích Đức Nhuận.

Đoạn thơ ngắn trên đây đã đảo ngược cái nhìn của tôi về Thái Luân, cho nên tôi đã chuyển bài Nửa Hồn Xuân Lộc cho nhiều thân hữu. Một người bạn ở bên Đức đọc và nói với tôi rằng ông nổi da gà và thích cái hào hùng chân thành của Nguyễn Phúc Sông Hương tức Thái Luân. Ông bạn khác trách tôi làm cho vaccation dài hạn trên biển nhuốm mùi và màu bi thương thời đại.

Thái Luân lúc còn là thiếu úy ở Huế đã ấn hành Vùng Tủi Nhục gồm 25 bài thơ trong đó có bài Bi Hài Kịch  Cảm Ơn Bar nói trên. Ông bị phạt 40 ngày trọng cấm và ba tháng tù, rồi đi lính tiếp; và chức vụ cuối cùng là thiếu tá tiểu đoàn trưởng, Quân Đoàn 3, - ở trong cuộc - chứng kiến sự thất thủ Xuân Lộc vào những giờ cuối.
Bài thơ mà tôi hân hạnh chép bên dưới được trích từ web Đặc Trưng đăng giữa năm 2001, gồm phần thứ nhất và phần kế tiếp xem như một điệp khúc, in khác màu.

Qua một văn hữu, tôi biết Thái Luân xuất bản một cuốn sách và được một ông tiến sĩ giới thiệu theo một lối mà tôi nghĩ nói loanh quanh và – vì chính trị - không cho thấy một NPSH với những sôi động tâm tư vào những ngày cuối của VNCH. Ông tiến sĩ nầy đã được / bị một tác giả CS thứ thiệt tố cáo đã là bí thư một trường trung học lớn ở Huế. Tôi nghĩ ông nầy hối  thúc tác giả sửa lại bài thơ mà theo tôi rất tệ so với bản đầu tiên, và in thành tập thơ Tháng Tư Lính Không Cần Hớt Tóc
Bản thứ hai mới nầy đăng trên mục văn học của Việt Báo, trong một bài giới thiệu rất nhát gừng cuốn sách mới vừa nêu. Bài mới chỉ dài bằng phần thứ nhất bài thơ gốc, in màu xanh bên dưới.
Ngắn dài không phải là điều đáng nói. Điều đáng nói là có quá nhiều thay đổi mà theo cảm quan riêng không nên có. Trừ ra một điểm, là hai câu cuối cùng rất mới mà tôi nghĩ Đặc Trưng ghi thiếu vì đoạn cuối chỉ có hai câu, tôi xin ghi vào phần in bên dưới.

          Em ơi Xuân Lộc, em Xuân Lộc
          Xích sắt nghiến qua những xác người!


Những thay đổi khác làm cho bài thơ xưa mất nhiều hào hùng.

Vỗ về nón sắt
 trở thành ném bi đông đế (cười khinh bạc). Ném bi đông rượu vẫn còn nóng nãy không khinh đời như thượng sĩ già, vỗ về nón sắt kiểu cổ bồn cùng Trang Tử mà hát khúc bi ca. Rồi đến (mới):

Mây xa quen kiếp đời phiêu bạt,
Bỏ núi ra đi cũng ngậm ngùi,
Huống chi bóng với hình tha thiết;
Hình nghiêng chao đổ, bóng chơi vơi!


Hai câu cuối, ngoài tính chất ước lệ, không ăn nhập vào đâu. Xin lấy hai câu cũ trở lại thì có chỗ mà so sánh (cũ):

Mây xa dù quen đời chia biệt
Ngoảnh mặt ra đi cũng ngậm ngùi.
Rút quân, bỏ lại hồn ta đó
Bảo Chánh, Gia Rai lửa ngút trời!

Thêm một dẫn chứng;

Vì bí mật quân, ta đành phụ
Mối tình Long Khánh tội người ơi
Mất thêm Xuân Lộc tay càng ngắn,
Núm ruột miền Trung càng xa vời
.

mới:
Bí mật lui quân nên đành phụ
Mối tình Long Khánh, tội người ơi!
Cao nguyên bài học đầy xương máu;
Một bước chân đi một xác người!

Mất thêm Xuân Lộc tay càng ngắn, núm ruột miền Trung càng xa vời.; hai câu nầy cho thấy tầm nhìn rộng rãi của tác giả về chiến lược, Xuân Lộc và miền Trung tuy xa cách giao thông đều là hai phần đất của Cao Nguyên, mất Xuân Lộc thì miền trung chỉ là một chân của chiếc ghế gãy, mất Xuân Lộc là mất yết hầu, mất con đê chận nước lũ từ cao nguyên Boloven ngập lút Saigon. Tuy vậy, cũng như miền Trung, Xuân Lộc trong ngôn ngữ bình thường và ngay trong sách giáo khoa địa dư không được xem là Cao nguyên như Kontum, Pleiku, Darlac. Quân đoàn 2, với bộ tư lệnh trên cao, lại gồm thêm mấy tỉnh duyên hải.
Cao nguyên bài học đầy xương máu, Một bước chân đi một xác người! Có thế ý niệm Cao nguyên đi quá nhanh từ Xuân Lộc, dựa trên chiến lực và địa dư như vừa nói. Nhưng hai chữ "cao nguyên" chia trí người đọc. Ngoài ra, hai câu nầy đánh mất giá trị hai câu cuối của cả bài, âm vọng mất đi vì tội lập lại
                   Em ơi Xuân Lc, em Xuân Lc
                   Xích st nghiến qua nhng xác người.

Cặp thất ngôn nầy là nhát chém quyết định, là thanh kiếm giữ kín, giờ cuối mới dùng, nghiến qua thần thức của người đọc. Thái Luân NPSH vô cùng "độc ác" như xích sắt nghiến qua những xác người.

Khi đối chiếu lần nầy, tôi thấy bài thơ đăng trên vietbao.com đã bỏ điệp khúc để kết chung thành một bài. Bài mới có những đoạn ước lệ và ủy mỵ, hoặc chỗ cũ sửa lại chải chuốc mỹ miều văn tự, bỏ đi những đoạn nghe rợn gáy ví như:

Bao năm ta trọn tình đất đỏ,
Một phút này thôi thẹn với đời
Sốt rét đêm run, ngày không ngã
Bao lần máu đổ dửng dưng cười.
Một phút này thôi, hừ lại ngã,
Bỏ thành, bỏ đất nhục nào vơi.
Thân ta là ngựa sao không hí
Cho nỗi đau lan rộng đất trời.

Hồn ta là kiếm sao không chém
Rạp ngã rừng xanh, bạt núi đồi.
Ta đi, áo nhuộm màu đất đỏ
Cao su vướng tóc mãi thơm mùi,
Tiếc quá nắng vàng phơi áo trận,
Vườn nhà em chuối chín vàng tươi.

T
ôi thật phân vân, đêm qua ngủ không yên. Người viết bài báo sửa lại theo ý mình thì chán quá. Việc sửa bài của người khác xẩy ra luôn. Ngay cả Truyện Kiều mà còn bị viết lại một cách ngu xuẩn. Văn chương bây giờ thật không có gì “quí hơn độc lập tự do”. Người thân trong gia đình tôi tự nhiên được cho là nhà thơ Đỗ Hữu; Tất cả chữ “vô” đều sửa là “vào” như “vào lý” cho “vô lý”; gọi “một chai bia” được sửa thành “một cái bia”.
Riêng việc sửa bài nầy, nó không có gì tệ hại đến như thế. Chỉ mất đi cái hào hùng, dĩ nhiên dưới cái nhìn chủ quan của riêng tôi.

Nhưng nếu chính do NPSH viết lại của mình thì sự thể sẽ khác đi. Theo hộ luật, chứng từ mới như di chúc, ủy quyền v.v… hủy bỏ cái cũ. Vậy thì tôi đã vi phạm khi in phần chính và điệp khúc dưới tên NPSH.
Với tư cách người thưởng ngoạn, tôi tiếm quyền mà giữ những câu thơ cũ của Thái Luân NPSH trên dòng thời gian. Bài thơ cũ mà tác giả và bỉnh bút đã cho vào cõi diệt, theo tôi, cần được xếp ngang với Tây Tiến của Quang Dũng, Sầu Ai Lao của Đỗ Hữu.
Hơn nữa, những kiệt tác – một Nửa Hồn Xuân Lộc của NPSH, một Tây Tiến của Quang Dũng, một Sầu Ai Lao của Đỗ Hữu, những bài thơ ấy….. phóng lên cao, tự tại nhi nhiên như trăng sáng làm của chung, nhưng mỗi người tiếp nhận với cảm quan riêng, cùng rung cảm với Cao Bá Quát:
          Kho trời chung mà vô tận của mình riêng.

Bài viết đã xưa nay đem ra cập nhật 
với lời cầu chúc an vui cho mọi người, 
cầu mong có thái luân trường cửu như tên Thái Luân; 
nhịp nhàng của triệu chòm thiên thể, 
nhịp nhàng của loài ong trong tổ mật, 
nhịp nhàng trong ý nguyện tình đời, 
đừng làm như tôi,
chảy nước mắt thầm chỉ đủ ướt mi mỗi khi đọc
Nửa Hồn Xuân Lộc.

Cẩn bút từ thung lũng Subligna, Georgia
.---


Nửa Hồn Xuân Lộc
Nguyn Phúc Sông Hương

Nếu được như b già thượng sĩ
Nghe tin lui quân ch
 nhìn tri,
V
 v nón st, cười khinh bc,
Ch
c hn lòng ta cũng thnh thơi.

C
òn ta nhn lnh ri Xuân Lc
L
i mun tìm em nói ít li,
Nh
ưng s áo mình đy khói súng
Cay n
ng mt người gc trên vai.

Vì ch
c ôm nhau em s khóc,
Khóc theo, v
 lính c trăm người!
Em bi
ết dù tim ta st đá
Cũng v
 theo ngàn git l rơi.

M
ây xa dù quen đi chia bit
Ngo
nh mt ra đi cũng ngm ngùi.
Rút quân, b
 li hn ta đó
B
o Chánh, Gia Rai la ngút tri!

Bí m
t lui quân mà đành ph
M
i tình Long Khánh ti ngườơi.
M
t thêm Xuân Lc tay càng ngn
Núm ru
t min Trung càng xa vi. 

Sáng mai th
c dy, em bun lm
S
 khóc trách ta n ph người.
Lòng ta nh
ư trái su riêng rng
Trong v
ườn em đó v làm đôi!

Đêm nay Xuân L
c vng trăng khuyết
Nh
ư mt vành tang bt đt tri!
Chân theo quân rút, h
n ta 
Sông n
ước La Ngà pha máu sôi;

Th
ương chiếc cu tre ch thác lũ
Cu
n qua Xuân Lc khóc cùng người
Ta đi, áo nhu
m màu đt đ
Cao su v
ướng tóc mãi thơm mùi,

Ti
ếc quá nng vàng phơáo trn,
V
ườn nhà em chui chín vàng tươi.
Ta nh
 người bên đàn th trng,
Cho b
y gà nm lúa đang phơi,

Ch
ôm chôm hai gc đong đưa võng,
Ru n
ng mùa xuân đp n cười...
N
ếu được đưa quân lêĐnh Quán
Cu
i cùng mt trn cũng là vui

Núi Ch
a Chan kia sng sng đng
S
ư đoàn 18 sao quân lui?
Thân ta là ng
a sao không hí
Cho n
i đau lan rng đt tri.

H
n ta là kiếm sao không chém
R
p ngã rng xanh, bt núi đi.
H
ơi! chân bước qua Bình Giã
C
m M nhà ai khói, ngm ngùi!

L
a cháy, c lòng ta la cháy
Xóm làng Gia Ki
m nh khôn nguôi.
Đêm nay Xuân L
c, đoàn quân rút
Đành bi
t nhau, xin t li người.

Chao 
ơi tiếng tc kè thê thiết
Kêu gi
a đêm dài s l loi,
Chân b
ước, na hn chinh chiến gic
N
a hn Xuân Lc gi quay lui.

Ta bi
ết dưới hm em đang khóc
Thét g
m pháo đch dp không thôi
Em ơi Xuân Lc, em Xuân Lc
Xích st nghiến qua nhng xác người.

---------------------

Bui chiu nhn lnh ri Xuân Lc
Ta mun tìm em nói ít li,
Nh
ưng s em bun, không nói được
Nên đành l
ng l mà đi thôi!

Ng
i phút ri xa em s khóc,
Bao ng
ười v lính s bun theo
Y
ếu đui tim ta người chiến sĩ
Lo
n rng, ti nghip tiếng chim kêu.

Rút quân b
 li đi ta đó,
B
o Chánh, Gia Rai la ngút tri,
L
a ngút, trái tim ta la ngút,
Trái tim ng
ười lính mi yêu người.

Vì bí m
t quân, ta đành ph
M
i tình Long Khánh ti ngườơi
M
t thêm Xuân Lc tay càng ngn,
Núm ru
t min Trung càng xa vi.

Sáng mai ch
c chn em bun lm
S
 trách sao ta li ph người.
Lòng ta nh
ư trái su riêng rng
Trong v
ườn em đó v làm đôi

Cao nguyên bài h
c đy cay đng
L
p lp người rơi, lp lp rơi ...
Ta ch
ng mun làm người bi trn
Thành ng
ười tình ph đó em ơi.

Ðêm nay quân rút hn ta 
Nhìn n
ước La Ngà pha máu sôi,
Th
ương chiếc cu ch cơn thác lũ
Tr
àn qua Xuân Lc cun theo người.

Ta đi áo nhu
m màu đt đ
Cao su v
ướng tóc mãi thơm mùi,
T
i nghip nng vàng ch áo trn
Khi tàn chinh chi
ến s đem phơi.

Em h
i, em thương đàn th trng,
B
y gà mt m sng m côi
Em h
i em thương người lính trn
Ng
ười lính đêm nay ph bc ri.

Bao năm ta tr
n tình đt đ,
M
t phút này thôi thn vi đi
S
t rét đêm run, ngày không ngã
Bao l
n máu đ dng dưng cười.
M
t phút này thôi, h li ngã,
B
 thành, b đt nhc nào vơi.

N
ếu được đưa quân lên Ðnh Quán,
Cu
i cùng mt trn cũng là vui.
Sáng mai chân b
ước qua Bình Giã,
C
m M nhìn lui lung ngm ngùi!

L
a cháy, c lòng ta la cháy,
M
t tri Gia Kim nh khôn nguôi.
Muôn năm em h
i tri xuân Lc
Gi
 na hn ta mãi vi người.

Gi
 na hn ta bên chiếc võng
D
ưới giàn thiên lý bóng trăng soi .. .
Ðêm nay quân rút s
u riêng rng
Trong v
ườn em và trong tim tôi!

Tôi s
 mt ngày mai bi trn
Ð
 em côi cút li trên đi.
N
ếu phi mt ngày mai bi trn
Ðêm nay sao ta l
i b người!

Em h
i, dưới hm ai đang khóc,
Thét gào pháo đ
ch mãi không thôi.
Xuân L
c trơi Xuân Lc cháy
Ai g
i tôi v tri Gia Rai!! 

trích từ vietbao

Na hn Xuân Lc

Nếu được như b già thượng sĩ
Nghe tin lui quân, ng
ước nhìn tri,
Ném bi đông đ
ế, cười khinh bc
Ch
c hn lòng ta cũng thnh thơi.

Còn ta nh
n lnh ri Xuân Lc,
L
i mun tìm em nói ít li,
Nh
ưng s áo mình đy khói súng
Cay n
ng đôi mt gc trên vai,

Giây phút c
m tay em s khóc,
Khóc theo, v
 lính biết bao người,
Ta bi
ết dù tim mình st đá
Cũng v
 theo ngàn git l rơi.

Mây xa quen ki
ếp đi phiêu bt,
B
 núi ra đi cũng ngm ngùi,
Hu
ng chi bóng vi hình tha thiết;
Hình nghiêng chao đ
, bóng chơi vơi!

Bí m
t lui quân nên đành ph
M
i tình Long Khánh, ti ngườơi!
Cao nguyên bài h
c đy xương máu;
M
t bước chân đi mt xác người!
Sáng mai th
c dy em bun lm
S
 khóc trách ta n ph ri.
Lòng ta nh
ư trái su riêng rng
Trong v
ườn em đó v làm đôi.

Bao nhiêu gai nh
n su riêng đó,
Ta s
 quỳ lên chu sut đi!
N
ếu tht lui quân là bi trn
Thì ta nh
t quyết chng xa người.

Đêm nay Xuân L
c vng trăng khuyết;
M
t mãnh khăn tang khóc ging nòi!
Chân theo quân b
ước hn ta 
Sông n
ước La Ngà  pha máu sôi.

Trách mình quên rót ly t
 gi
Nh
ng hn anh kit đã nm nơi...
Ôi cu
c giao tranh bun bã quá,
H
 bao nhiêu đch vn không cười.

N
ếu được tràn quân lên Đnh Quán,
Đánh vùi m
t trn đ đi vui.
Núi Ch
a Chan kia sng sng đng
S
ư đoàn 18 sao quân lui"

Ng
a lng bãi chiến mà không hí,
Ph
i chăng nga chiến đã tàn hơi"
Tay vung ki
ếm bén mà không chém.,
Ph
i chăng kiếm ch chng còn người"

Không! không! ta hi
u lòng ta lm
Sông núi bao ngày đã t
 tơi!
Ng
ười lính min Nam đi chiến trn
Luôn kh
c trong tim nghĩa ging nòi.

B
ước chân lng thng vào Quân s,
Nghe tr
ng trn xưa gic liên hi!
Đây giáo Chi Lăng, g
ươm Vn Kiếp,
Ti
ếng hò đui gic dy ngàn nơi.

Đ
p cht nghe đau lòng tĩnh l,
Nhìn lui, l
a đ nhum góc tri,
Cao su trùng đi
p rng che m,
Th
 trn hoang tàn, pháo đch rơi...

Em 
ơi Xuân Lc, ơi Xuân Lc,
Ng
ười lính hôm qua t li Người.
Chao 
ơi tiếng tc kè thê thiết
G
i gia đêm dài s l loi.
Chân b
ước na hn chinh chiến gic,
N
a hn Xuân Lc gi quay lui!
D
ưới hm, ta biết em đang khóc,
Thét, g
m...pháo đch dp không thôi!
Em 
ơi Xuân Lc, em Xuân Lc
Xích s
t nghiến qua nhng xác người!