add this

Monday, November 27, 2017

bình minh cho Hoa Kỳ?




sứ mệnh của Donald Trump
Nicholas Barret, ttt dịch

Bạn có thể thấy sự khác biệt giữa bầu trời lúc hừng đông và khi gần tối, có thể chứ? Ráng đỏ của ngày tàn quá dễ nhận nên không thể lầm với bình minh đầy hứa hẹn. Một người tự tin tưởng đã chứng kiến một rạng đông rực rỡ là Steve Bannon, chiến lược gia số một của Bạch Ốc. Phần lớn sự lạc quan của ông bắt nguồn từ một cuốn sách ông đọc trong thời kỳ khủng hoảng tài chánh và đã chuyển thành một phim tài liệu hung hản, có tính cách bút chiến hay tranh đấu.

Steve Bannon
Cuốn The Fourth Turning (Lần rẻ hướng thứ tư) xb 1997 của William Strauss và Neil Howe mô tả lịch sử HK theo lối phân đoạn thành những chu kỳ thế hệ, mỗi chu kỳ kéo dài chừng 80 năm và hình thành như hệ quả của một cuộc khủng hoảng. Theo các tác giả, việc rẻ hướng xẩy ra bốn lần trong một chu kỳ, và mỗi chu kỳ chấm dứt khi các định chế quốc gia không phục vụ quyền lợi của bất cứ ai ngoài thành phần ưu đãi. Sau một cuộc xáo trộn mãnh liệt, một chu kỳ mới bắt đầu với sự nẩy sinh thế hệ kế tiếp. Chu kỳ thứ nhất do Strauss và Howe nêu ra chấm dứt với Chiến Tranh Cách Mạng Mỹ, chu kỳ thứ hai với Nội Chiến 78 năm sau, chu kỳ thứ ba với Great Depression (suy thoái toàn diện) và thế chiến 2.

 Các tác giả lập luận rằng thế hệ sinh sau mỗi cuộc khủng hoảng đều gặp bốn lần rẻ lối làm nền móng cho cuộc khủng hoảng kế; bốn khúc ấy được hình dung: khúc đầu cao trào, khúc thứ hai mang dấu hiệu chuyển biến gây chú ý, khúc thứ ba là rã rời phân hóa và khúc cuối là khủng hoảng.Trong phim tài liệu Generation Zero, Bannon đã truy xét thế hệ hậu chiến (sau thế chiến 2: baby boomer). Là một người bảo thủ tiêu biểu, Bannon xem thập niên 1950 là giai đoạn cao trào, biểu lộ sự phồn thịnh và những giá trị gia đình dựa trên tinh thần Do Thái – Thiên Chúa Giáo. Lớp cựu trào của Thời Suy Thoái và thế chiến muốn chứng tỏ mình hữu dụng và sinh sôi nẩy nở, kiến tạo một sinh cảnh tốt đẹp hơn cho hậu sinh về tinh thần và vật chất. Strauss và Howe cho rằng thời đại tạm gọi là thời thơ ngây vô tội ấy đã chấm dứt với cuộc ám sát TT Kennedy ở Texas. Lúc ấy Bannon mới chín tuổi và nay ông cho đó là khởi điểm sa sút của xứ sở bảo thủ và Do Thái Thiên Chúa của ông. Sự đánh thức gây chú ý của giai đoạn tiếp là các phong trào phản văn hóa trong thập niên 1960 khi trẻ con sinh trong những năm 1950 lớn lên và chống lại các giai tầng lãnh đạo trụ cột và giáo hội. Liền sau đó là khúc quanh rời rã phân hóa khi chủ nghĩa cá nhân (bắt nguồn từ giai đoạn trước) đã chiếm đoạt cơ sở tinh thần luân lý của quốc gia để chuyển qua khúc quanh khủng hoảng.

Điều đáng chú ý và ngạc nhiên, Bannon đã định vị trí của chuyển biến nầy tại thập niên 1980 mà đảng Cộng Hòa tôn sùng là “bình minh của Mỹ”. Công khai chỉ trích chủ trương của Reagan là một điều húy kỵ không thể tha thứ, cho nên Bannon đã khéo léo và đã nói đủ điều muốn nói. Công trạng duy nhất của cuốn phim là chỉ trích guồng máy ngân hàng trong lúc đảng CH bảo vệ quyền của Wall Street hành động tự do không bị trừng phạt, hơn nữa lại kết tội người vay tiền đã đưa đến khủng hoảng trầm trọng về địa ốc. Nhưng Bannon chỉ tay thẳng vào giới cầm đầu trong nền kinh tế và tài chánh.

Cuốn The Fourth Turning xuất bản 1997 trong lúc còn ở giai đoạn thứ ba trong sự phân tích của tác giả. Đến phiên Bannon, ông đã nhận diện sự khởi đầu của thời kỳ khủng hoảng (thứ tư) là ngày 18 Sept 2008, chính phủ đã bơm cho Wall Street 105 tỷ để có tiền luân dụng. Mỗi kỳ khủng hoảng, theo hai tác giả Strauss và Howe, thường kéo dài chừng 20 năm; trong thời gian nầy, các định chế cũ sụp đổ, các định chế mới sinh ra. Người nào đứng đúng chỗ và đúng lúc sẽ có cơ hội tái tạo cơ cấu chính trị và xã hội để định ra chu kỳ 80 năm sắp tới.

The Republic Bước đi lên của Donald Trump có nhiều nét giống như trong lý thuyết về chu kỳ trong lịch sử. Một tác phẩm được xem như mở đường cho lý thuyết của Bannon là cuốn tám trong bộ sách nhan đề The Republic của Platon. Cuốn nầy ghi lại luận thuyết của Socrate nói rằng: độc đoán tàn bạo không thoát thai từ bất cứ chế độ nào khác hơn là dân chủ. Trình tự diễn biến nêu trong The Republic hẳn đã bi quan hơn lý thuyết của Strauss và Howe. Sách nói rằng các xã hội dân chủ, về tâm lý, không thể chấp nhận; mọi chế độ dân chủ và người sống trong đó đều nguy hại. Platon đã thám hiểm tìm tòi năm lối cai trị, sinh hóa liền nhau. Trước tiên các xã hội quý tộc chuyển qua hệ thống tưởng thưởng (timocracy: đất và quyền lực được chia cho nhà giàu để đáp công đóng góp). Nhưng rồi chế độ nầy chuyển hình thành chế độ lãnh chúa. Tiếp theo, sự cai trị ở các lãnh địa nầy cũng tan rả vì các sứ quân ham giàu quá độ mà bỏ quên mọi điều, chỉ có tiền và tiền; đó cũng là lúc người dân thường không tuân lệnh của giới cầm quyền. Platon viết: dân chủ khởi xuất khi người nghèo thắng, giết hại hay lưu đày kẻ địch và cho mọi người quyền bình đẳng và cơ hội tham chánh.

Bannon đã dùng giao lộ nầy làm hình ảnh cuộc bầu cử tổng thống 2016. Bannon đã xem triều đại Bush, triều đại Obama và triều đại Clinton là những lính canh, không hơn không kém, bảo vệ hệ thống ngân hàng nhiều sứ quân nhiều lãnh chúa, đã hút hết mạch sống chung và hút hết sức sống của người bình dân sống lệ thuộc vào đó. Đối với Bannon, cuộc bầu cử 2016 là bình minh thực sự của Hoa Kỳ.

Nhưng mà sao dân chủ cũng chết nghẻo? Platon giải thích là vì lòng tham quá độ. Nếu hệ thống lãnh chúa suy tàn vì lòng ham tiền quá mức thì lòng tham tự do quá mức đã đục khoét nền dân chủ và mở đường cho độc tài tàn bạo. Khi dân chúng đã hiểu rõ tự do và bình đẳng thì các quy chế nhằm bảo vệ nền dân chủ nay chệch hướng trở thành khó coi dưới con mắt của cử tri. Platon lưu ý: Một xã hội dân chủ trong nỗi khao khát tự do có thể vào tay các lãnh tụ xấu xa, họ bơm độc xã hội bằng lời nói tốt đẹp. Sau rốt, một kẻ mị dân sẽ nắm chính quyền nhờ vào lời hứa sẽ quét sạch rác rớm trong cơ quan điều hành dân chủ, tống khứ đám cầm đầu hủ bại ẩn núp bên dưới.

Ngày một thêm rõ ràng rằng những nhận thức về tự do và dân chủ thay đổi trong đường hướng thuận lợi cho quan điểm của Bannon và Platon. Cuộc nghiên cứu của tập san Journal of Democracy cho thấy rằng tại Úc, Tân Tây Lan, Hòa Lan, Thụy Điển, Anh và Mỹ, tỷ số người tin tưởng rằng sống trong xã hội dân chủ là điều nòng cốt đã tụt xuống nhanh thê thảm như máy bay chúi mũi xuống đất (cùng nhịp độ với sự phai mờ ký ức về thế chiến 2). Với thế hệ của ngàn năm mới thì con số thống kê còn ở dưới mức 50% tại sáu quốc gia vừa nêu. Lý thuyết bi quan của Platon về sự thay đổi chính thể đã đi quá xa. Tuy vậy, hiện tại, thật khó lòng phủ nhân rằng nhiều sự canh cải rộng lớn trong cấu trúc xã hội Mỹ hiện được xúc tiến.
Bản tiếng Anh:  Steve Bannon, heir to Plato


                                

tham lun ngn, ttt

Bài báo nầy xuất hiện trên phụ trang văn học của Times, Anh quốc ngày 17 Feb 2017 khi bầu đoàn thê tử của Trump chân ướt chân ráo bước vào White House. Steve Bannon đã rời phủ đầu rồng sau tám tháng làm việc, có người dự đoán ông rút vào hậu trường để giảm bớt những căng thẳng với những phe nhóm tin rằng Bannon độc tôn da trắng và quốc gia quá khích. Bannon chỉ tự nhận là một nhà kinh tế quốc gia (a nationalist economist) không muốn bỏ công ăn việc làm cho người ngoài xứ. Dù đi hay ở, Bannon đã ảnh hưởng Trump sâu rộng, nhất là trong vấn đề di dân nhập cư và chuyện đưa công việc làm trở về Mỹ.
tiểu thuyết xây dựng theo nguyên ý
nhập cư xóa hết văn minh địa phương
TheCampOfTheSaints.jpg
The Fourth Turning nhiều tính chất sử quan tuy ngắn trong ba trăm năm lịch sử HK. Strauss và Howe gần như theo phương pháp thống kê và hai ông tin tưởng lịch sử trở lại, họ nói rõ sẽ có một chu kỳ tiếp với độ dài 80 năm.  Căn cứ vào ba chu kỳ vừa qua để nói chu kỳ mới sẽ kéo dài như nhau là một sự gồng mình như ngân hàng căn cứ vào hoạt động tài chánh cũ mà cho vay hay không. Sự hưng thịnh suy vong theo chu kỳ hình như chỉ thấy rõ ở Mỹ. Vì vậy nhiều người rất lạc quan với lối sống Mỹ, cho rằng mọi sai trái sẽ được sửa chữa, dân chủ là chỗ có thể sửa những sai lầm. Nhìn qua xã hội CS, mỗi lần sửa sai có cả vạn triệu người chết hay khốn đốn như Trăm Hoa Đua Nở; sửa sai lũy thừa: sửa sai cái sửa sai cũ ….

Tám mươi năm với lịch sử thì xem như không có gì nhưng với con người thì đã là ba thế hệ. Nói chi cho xa, người Palestine bị đuổi ra khỏi quê hương vào trại tỵ nan ở tuổi mười một mười hai nay vẫn ở trong trại và có cháu nội ngoại tuổi ấy giữa lúc đất Palestine vẫn còn tiếp tục nổi sóng. Đi tù cải tạo mười năm về thì thấy con trai đã lớn đang đẩy xe thồ ở xa cảng Miền Tây, thời gian đâu nữa mà học hành.

ng hộ, phản đối Trump là chuyện mùi vị và màu sắc (gout et couleur) ví như tuyên bố thà có một Clinton bê bối ở Bạch Cung hơn là một người tầm thường (vulgar) như Trump ăn gà chiên KFC. Nhưng ai cũng hy vọng Trump sẽ không lấy tiền dân để bơm cho ngân hàng như Bannon tố cáo chính phủ tiền nhiệm và khuyên đảng CH đừng ngủ say trong hào quang Reaganics. Một đề tài tranh cử của Reagan là chấm dứt các cuộc phá sản của ngân hàng để chạy nợ của chính phủ; nhưng với hai chữ R (Ronald Reagan) vàng chói, loại ngân hàng “save and loan” đua nhau đóng cửa sau khi được mở ra khắp nơi như quán hủ tiếu Ba Tàu ở mỗi góc đường Saigon ChợLớn.

Bannon nói về các tệ trạng tài chánh, coi bộ tin được, vì chính me xừ là một nhà đầu tư ngành này, và phó chủ tịch ngân hàng lớn hàng đầu Golden Sach. Thế nào ông cũng biết rõ chuyện một người được thuê dụng vào thời khủng hoảng (gần cuối nhiệm kỳ Obama) để cứu vản tình thế tại cơ quan cho vay của chính phủ, ngoài lương bỗng to lớn, ông chỉ làm việc ba tháng, không muốn làm nữa và được đền bù thiệt hại (?) 4 triệu đô. Vị tổng thống da đen đầu tiên đã ưu ái cho một công ty năng lượng mặt trời ở California vay nửa tỷ để khai khánh kiệt ba tháng sau, trong lúc bạn vay tiền mua cái nhà ọp ẹp phải chứng minh khả năng trả nợ và ký nhận đã biết rằng không trả nợ là một tội liên bang (federal felony). Nhưng Mỹ khá “bình đẳng” (!!!) wellfare food stamp cho người thiếu cơm; corporatefare cấp tiền tỷ cho các đại công ty. Các ngân hàng làm các vụ chuyển ngân nầy thế nào Bannon cũng chộp thấy.

 Không trách gì có phong trào chiếm khu vực nhà băng ở New York. Chúng tôi, we the people, gồm 99%, bao nhiều tài nguyên trong tay 1% số còn lại, các tập đoàn thương mãi. Cuộc vận động nầy giống như du kích chiến, gây chú ý, đặt vấn đề (hệ thống nghiên cứu và kinh doanh đại chúng New Economic đã tiếp tay cơm nước cho người biểu tình, cựu TT Mỹ Jimmy Carter lên tiếng ủng hộ) nhưng du kích không thể giải quyết cuộc chiến mà phải cần chiến tranh quy ước, chiến tranh diện địa. Nói khác Occupy Wall Street cần được tiếp tục với những biện pháp cải cách của chính phủ liên bang.

Strauss và Howe nói rằng giữa cảnh loạn ly, kẻ nào đứng đúng chỗ, đúng lúc sẽ có cơ hội thay đổi tình thế, khai mở con đường mới. Cùng tất biến, biến tất thông?

Những ai chia sẽ lạc quan với Bannon và tin tưởng lập luận của Strauss và Howe cùng Platon, sẽ nói rằng kẻ đó là Donald Trump.

Khi Trump kha khá trong cuộc tranh chức ứng viên CH, loại khỏi vòng chiến những nhân vật cổ thụ như Jeff Bush, người ta mới để ý đến những lời tuyên bố của tỷ phú nầy, báo chí bắt đầu gọi ông ta là một populist (đứng về phía dân chúng, khích động tính nhạy bén của đám đông). Các bình luận gia bèn liên tưởng đến Noam Chomsky, nhà vật lý học, ngôn ngữ học, xã hội học của trường M.I.T. Chomsky theo đường lối cổ điển của đảng DC từ thời Franklin Roosevelt, chính phủ trung ương mạnh, chống độc quyền, chống sự lộng hành của các ngân hàng, phúc lợi cho giới bình dân và trung lưu. Khá lâu trước cuộc bầu cử kế nhiệm Obama, Chomsky đưa ra vài nhận định tổng quát về nước Mỹ. Theo ông, Clinton và nhóm cầm đầu đã không còn giữ đảng DC như xưa mà xả cảng để các ngân hàng lộng hành và ông thấy tuy DC trở lại cầm quyền, xã hội ngày một nghèo thêm với hơn 50% dân số không thể tự túc phải nhờ cậy chính phủ. Ông nói xa gần như muốn so sánh với nước Đức đưa đến một kẻ mỵ dân như Hitler khai thác sự bất mãn của quần chúng. Không hiểu để khen hay chê, người ta nêu Donald Trump là kẻ mỵ dân trong tiên tri của Chomsky. Nhận xét của Chomsky na ná giống như lập luận của Strauss và Howe cùng Platon.

Trump về nhì ở Iowa để thắng lớn liên tiếp ba tiểu bang New Hampshire, South Carolina và Nevada. Được hỏi vì sao, Chomsky nói: “ (vì) sự sợ hãi cùng với sự vỡ nát của xã hội. Dân chúng cảm thấy cô độc, không được che chở, nạn nhân của những thế lực uy vũ mà họ không hiểu được cũng như không ảnh hưởng được”. Ông so sánh bối cảnh chính trị đã giúp Trump thắng thế với thập niên 1930 khi HK ở trong cuộc Suy Thoái Toàn Diện (Great Depression), tuy có sự khác biệt: lúc ấy khổ hơn, nghèo hơn bây giờ gấp bội nhưng người ta có niềm hy vọng, đó là điều bây giờ không có.

Vậy thì cứ như nhận xét của Chomsky, lý đoán của Strauss + Howe, sử quan của Platon, Donald Trump đứng ở khúc quanh ngõ rẻ của thời đại, có cơ hội thay đổi cuộc cờ. Một vận hội mới, cứ thế mà đi, đã lên lưng cọp rồi. 

Bên phía trời Anh, người ta dòm qua khá kỹ vì lẽ HK đau đầu thì thế giới sổ mũi. Mà hai nước HK và Anh khó cắt lìa nhau vì lịch sử, vì văn hóa. Tờ báo danh tiếng chính yếu của đảo quốc nầy, The Times, còn cho đăng tải một bài ca ngợi CH Trump và DC Sander, là hai người nghĩ đến dữ kiện của Bộ Tài Chánh, không mật nhưng "rất mật" vì bị bỏ quên. Tài liệu nầy cho thấy con ma ám ảnh người dân trung bình ngày một nghèo thêm chiếm hơn nửa dân số. Trong một tương lai sát nách, những gia đình nầy sẽ không mua được một chiếc xe hơi.

Tôi chợt nhớ thi sĩ Hà Trung (Tôn Thất Khoát) 1984 có viết: bốn bánh xe cần hơn tự do. Ký giả Luttwak ít văn chương hơn nhưng nói chiếc xe như một thành phần dính liền vào "homo americus" (Mỹ nhân). Cả hai người nghèo, (một nghèo tiền, một nghèo kinh nghiệm lập hành pháp) nhìn vào những xưởng làm xe bỏ hoang ở Michigan với quyết tâm cho phục hồi.

Edward Luttwak lạc quan phóng mắt qua Đại Tây Dương đưa ra một viễn tượng: triều đại Trump sẽ kéo dài 16 năm, cha truyền con nối? Ivanka đang học nghề tại chỗ.--




Que sera sera song lyrics quote:





Sunday, November 19, 2017

thanks giving như cũ

canh nông phía nam USA, tranh thạch bản
suy cảm về ngày tạ ơn

tôn tht tu

Hơn mười năm nay tôi đã về vùng quê nhiều cây cối nhưng lá rụng không gây nhọc mệt như lúc còn ở quanh Atlanta. Trong mười hai cô Hằng một năm thì tôi đã để riêng một em lo quét lá, từ mấy cây ốc (oak) của riêng mình và mấy cây ốc bên hàng xóm đổ qua. Lá phải bỏ vào bao giấy thùng giấy, hay trong thùng nhựa. Nhà ở góc đường nên phải dọn gần 100 mét (300 feet) bờ lề. Lao động sinh ra sáng kiến, nói vậy nếu muốn ủng hộ duy vật sử quan.

Tôi mới nghĩ ra lấy cái máy cắt cỏ có lưỡi đôi, thiết kế để chém nát cỏ đổ xuống làm phân; lấy cái máy ấy nghiền lá un đống trên đường, hốt bỏ vào gốc cây hay ăn gian để đó mưa gió cuốn đi, đúng như tên tiểu bang "Gone With The Wind".

Cây trong thành phố, từ lòng đất phát ra giữa những vùng mà chủ nhân xem lá là thành phần bất hảo phải lượm ngay. Chính vì vậy chúng không có gì ăn; vì trong rừng lá chồng lên lá, mục rả trở về cỗi nguồn trong sự tuần hoàn của vạn vật. Không có gì ăn nên cây không thọ, vã lại, cây trồng hoặc cùi từ nhánh hoặc bứng không có rễ đột để đi xuống sâu dễ bị gió lật.

Cây trong thị tứ không có sự bảo vệ tự nhiên của môi sinh. Cây cối to nhỏ từ đại thụ cho đến dây leo sống chung và trừ khử bênh tật cho nhau. Ví dụ, cây sồi chống vi khuẩn A ở bên cạnh cây sếu sẽ giúp sếu trừ độc hại vi khuẩn nầy. Dựa vào nguyên tắc cọng sinh ấy, Lương Nông Quốc Tế đã phối hợp với Trung Cọng thí nghiệm thành công trồng nhiều loại lúa khác nhau ở các luống to lớn xen kẻ. Các loại ấy khắc chế địch thủ của nhau như sâu, rầy, nấm v.v....

Trở về chuyện quét lá, thật nhiêu khê, nhất là lúc đã giá lạnh. Tôi không bao giờ phiền trách những ngọn lá khô. Chúng đã làm cho bầu trời xanh mát, chận những tia cực tím, cực đỏ, nhả hơi nước trong bóng mát, làm cho máy lạnh bớt chạy, chúng đã hút smog do con người thải ra. Nay chúng tàn lụi, khô héo rơi xuống đất như mọi sự chấm dứt của cuộc đời khác dù là vua chúa, kẻ nghèo cùng v.v...

Với những công đức vừa nêu, lá khô đáng được giải quyết, nếu không với thái độ biết ơn cao quý thì cũng không nên cho kèm theo những lời mắn mỏ như Shit, God damn... Cha mẹ đã nuôi dưỡng con cái, lúc chết các vị phải được chôn cất tử tế. So sánh hai việc là điều khập khểnh quá to và quá nhỏ, nhưng trên cái nhìn hoàn vũ thì đại pháp bất tăng bất giảm, bất cấu bất tịnh v.v...

1984 tôi được yêu cầu cầu nguyện trong một bữa ăn đông người. Tôi xin trời đất làm sao cho mọi người được ăn chỉ bằng một phần nhỏ của bữa cơm nầy. Giữa chừng chủ nhà cho biết từ trước đến nay, bà chỉ nghe cầu nguyện làm sao cho chính mình được tiếp tục có ăn.

Thấy một ông quan đánh một nông dân, vua Louis 10 (hay 12?) ra lệnh mời ông ăn một bữa không có bánh mì. Hôm sau, khi được hỏi có được thù tiếp đầy đủ không, ông nói chỉ tiếc không có bánh mì. Nhà vua giải thích tại vì ông đánh một người làm ruộng. Phùng Khánh, tức là ni sư Trí Hải, người dịch Siddharta của Herman Hess, đã học bài liên hợp tình người từ một người chị. Bé Khánh, mặc chiếc áo lụa vàng, đến thăm người chị đã xuất gia ở chùa Viên Thông, chị chỉ cho biết bao nhiêu bàn tay đã góp sức mà có cái áo, từ người nuôi tằm hái dâu cho đến ông thợ may. Bài học đã đưa PK suy nghĩ học hỏi thâm sâu về sự liên hợp của các pháp trong sự sinh thành vạn sự hữu hình lẫn vô hình.

Lần hồi con người vì tiện nghi đã không thấy những khổ nhọc để cung hiến thực phẩm. Người Mỹ không thấy việc 12 quả trứng có khi chưa được một MK là một điều quá khó, nó nằm trong cái vĩ đại to lớn của nước nầy bên cạnh phi thuyền con thoi và những khám phá không gian, khám phá hạ nguyên tử.

Trước sự sung mãn quá mức, người thụ hưởng quên cảm ơn chính sách nhân bản lấy con người làm gốc, làm cứu cánh tuy con người cũng là một phương tiện sản xuất. Một bản tường trình của World Bank tin tưởng tuyệt đối rằng nạn đói chỉ là hậu quả của một nền chính trị phi nhân, chứ không phải thiếu tài nguyên thiên nhiên hay kiến thức. Gần ba chục năm trước, một giáo sư tại đại học UC San Diego đã nghiên cứu lối sống trên những vùng khó khăn như sa mạc Phi Châu cũng đi đến kết luận như vậy.

Bắc Hàn đói kém mà Nam Hàn thì thành một trong năm con rồng của Đông Nam Á. Sau 1975, heo ở Cà Mâu ăn gạo trắng vì ngăn sông cách chợ, dân thành phố thì bị tội buôn lậu và tịch thu nếu đen quá 15 kg khoai mì; các trạm kiểm soát từ Saigon đi Đà Lạt xông một mùi thối vì rau cải bị tịch thu chất đống. Sudan đã phục kích đốt cháy các đoàn xe cứu đói. Phụ nữ Afganistan dưới thời Taliban không được làm việc; không có tiền họ phải đi lượm bánh mì mốc, quết nhỏ trong cối đá cho con ăn. VN bị nạn đói năm Dậu vì Nhật thu gạo để biến thành nhiên liệu. Thập niên 1920 – 30, Staline đã cải cách ruộng đất ở Ukraine, thu hết sản lượng và đất đai và ra lệnh trồng những thứ cần cho kỹ nghệ Nga. Nạn đói đã hoành hành. Bức ảnh trẻ em lòi xương vẫn còn lưu trữ. Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh, nghe mà muốn chảy nước mắt.

Picture
3 triệu trè em trong số 1/4 dân Ukraine chết đói thập niền 1930
ref: Ukraine Holodomor Genocide link
Ở một điểm khác, người Âu Châu nhập cư lục địa Mỹ đã quên ơn người địa phương. Lớp người đầu tiên gần như chết đói và muốn trở về quê cũ; lạnh quá không thể trồng lúa mì. Người Da Đỏ chỉ cho họ phải làm đất và gieo hạt trước khi giá lạnh, lớp đá trên mặt thành một thứ cách nhiệt như người Eskimo ở trong nhà đá. Hạt được giữ ấm và ẩm sẽ nẩy mầm ngay khi băng tan.

Thế nhưng người mà Kha Luân Bố cho là tiền nhân của thánh Gandhi bị đánh đuổi giết chóc. Bò dài sừng cũng bị tiêu diệt, xương bò chất thành núi để chận đường lương thực của người Native Indian. Những ai sống sót thì bị tập trung vào các khu reservation. Họ đã mất hết mọi thứ kể cả truyền thống văn hóa. Họ được những đặc ân (sic) như uống rượu dễ dàng và được mở sòng bạc. Ngày nay người gốc Âu dùng tiền và thế lực vào khai thác hai điều nầy, nhất là mở casino. Các đội banh dùng hình ảnh người Da Đỏ như một thời thượng, chẳng có ý nghĩa tương thân hay ý thức lịch sử. Red Skin football ở Washington DC cũng giống như con ó Falcon của Atlanta; Seminole (bộ lạc) college football của Florida State U có khác gì con cá sấu Gator của Florida U. Cảnh người Da Đỏ, đội mũ có lông ngỗng, cỡi ngựa bên lề sân cỏ cùng các mợ cheerleaders sexy, chỉ tạo nên sự lạc lõng, đem người ta về những phim ảnh (nay đã lỗi thời) xem thổ dân là những thứ phải tiêu diệt, mô tả sức mạnh của súng đối với cung tên.

Văn minh vũ khí đã vào các reservation nầy, mùa Thanks Giving 2012, tại một khu tập trung North Dakota, có kẻ đem súng giết cả nhà người khác. Một chú bé giả chết nằm dưới xác của người anh đã thoát chết cùng một cô bé còn sống vì ham trượt tuyết sau đồi.

Sự bị ngược đãi nầy sẽ được vơi đi trên mức đại hùng đại lực đại từ bi, nếu sự đó được đem nhỏ lại vừa tầm với câu chuyện sau đây. Một thiền sư đã bị bò cạp cắn nhiều lần mà vẫn vớt chúng khỏi chết trôi. Trước sự chê cười thế gian, ông nói cắn là việc của nó, vớt là việc của tôi.

Trong thế giới hiện tượng, không có gì tuyệt đối, khóc cười bên nhau. Những người nhập cư đầu tiên đã tạo dựng những hạ tầng cơ sở, những con đường nhỏ, những con đê, những rừng thông, họ vẫn ôm ấp những ước mơ như không bị đàn áp về tôn giáo, muốn tổ chức chính quyền các cấp trong tinh thần tự trị để dân có thể tham gia. Họ không tránh được những sai lầm như xài phí tài nguyên thiên nhiên, tự tôn xem người Da Đỏ và Da Đen là những loài hạ đẳng.

Họ đã theo đường lối thực tiển, điều mà Staline mơ ước và khuyên cán bộ CS nên theo; họ không tha thiết triết lý trừu tượng như kiểu Descartes. Họ nói sự ồn ào huyên náo là kẻ thù của tự do tư tưởng, cho nên họ thiết kế các thành phố có chỗ nghỉ ngơi như công viên, những khu bảo trì thiên nhiên, họ nói người lái xe cày có quyền hưởng tiện nghi của xe du lịch nên đã chế tractor có cửa kính và máy nóng lạnh.

HK vẫn tiếp tục có những xáo trộn như 2014, tại Ferguson, Missouri một thanh niên da đen bị bắn mà người cùng da màu với nạn nhân cho là nhân viên công lực vi luật. Vụ nầy chưa tiến đến chỗ đốt thành phố Los Angeles sau khi tòa xử trắng án nhân viên cảnh sát đã hành hung Rodney King 1992. Nhưng tôi tin rằng những hà lạm ấy chỉ có tính cách ngoài da, có nghĩa là những hà lạm do các cá nhân đầy thiên kiến có từ trong lịch sử. Những sai quấy ấy không nằm trong một chính sách của một chính phủ như thứ chính phủ chủ trương thà giết lầm hơn bỏ sót; làng nào bất cứ làng lớn hay làng nhỏ bắt buộc phải có một địa chủ để đấu tố.

Tuy thành ngữ “freedom from wants” được biết nhiều qua miệng TT Roosevelt, giải tỏa con người khỏi sự bức bách của nhu cầu cuộc sống là suy tư, lo âu chính của mọi người từ chính giới, cho đến kỹ nghệ, kinh doanh. Ngày Tạ Ơn đừng quên Henry Ford, nhà đại cách mạng âm thầm. Ngày 5 thg 1, 1914, Henry Ford đơn phương tăng lương công nhân từ $2,38 lên 5$ một ngày công 8 giờ. Tóm lược mục tiêu chính yếu là làm sao cho người thợ hãng Ford sẽ là người mua xe Ford. Lúc ấy một chiếc xe trị giá 3.000 dollar, chưa được một phần trăm dân chúng đủ sức mua. Nhà kinh doanh lập dị nầy đã đem giá thành xuống mức 500 đô và đưa ra thị trường 250 ngàn xế hộp vào năm 1913. Nhưng đồng lương mỗi năm của thợ thuyền chỉ có 354 đô. Một mặt Ford tiếp tục cải thiện hệ thống sản xuất một mặt tăng lương cho thợ thuyền.

Henry Ford
 Dĩ nhiên kết quả trực tiếp là số người mua xe gia tăng; đồng tiền tạo nên những chu kỳ kinh tế mới. Quyết định của Ford dù muốn dù không đã khai sinh trào lưu tiêu thụ (consumerism), ngày một mạnh thêm cho đến ngày nay, kéo theo hệ quả là lối sản xuất quốc tế (global) làm cho nước Tàu từ nghèo rệp đến chỗ thành chủ nợ thế giới, đứng ra tranh bá đồ vương.

Ai cũng biết, 1907, Bôn chê vít cướp chính quyền Nga, một nước nông nghiệp lạc hậu. Biến cố nầy không xẩy ra theo biện chứng của CS, nếu không muốn nói trái ngược. Trong lúc ấy, HK đã phát triển kỹ nghệ, đã có cái mà Marx gọi là vô sản, lớp người không làm chủ phương tiện sản xuất mà chỉ đi làm công ăn lương. Mọi người mê say lý thuyết hay mê say một đế quốc theo kiểu mới vừa chính trị vừa mang tính chất chủ nghĩa. Họ cho rằng HK sẽ đi đúng sách vỡ. CS QT đã hoạt động rất mạnh ở Mỹ, trên báo chí, trong nghiệp đoàn và trong các tổ bạo động, phá hoại. Họ tin tưởng ngòi nổ sẽ xuất phát từ Detroit, kinh đô xe hơi.

T model
Quyết định của Ford đã làm cho lý thuyết CS lạc quẻ. Công nhân Mỹ không bao giờ làm chủ xí nghiệp mà làm chủ chiếc xe hơi và căn nhà. Trong lúc ấy công nhân Nga làm chủ cả xí nghiệp, thuê phòng tập thể và không có xe hơi, chiều về phải xách lè kè bao lúa mì mua của hợp tác xã. (Sự thật nầy đã là đề tài cho nhiều câu chuyện tiếu lâm và các bức hý họa).

Ngoài ra Ford còn đóng vai trò bảo bọc (paternalism) công nhân qua các chương trình cải cách đời sống, và cải thiện nơi làm việc. Báo chí đã đi vào các công ty to nhỏ xem thợ thuyền làm việc ra sao vừa để bảo vệ cho họ và bảo vệ phẩm chất của vật dụng và nhất là thực phẩm vệ sinh.


Henry Ford đã quyết đi theo quan niệm “vertical”, thẳng đứng, nghĩa là công ty làm ra mọi thứ để ráp thành chiếc xe Ford. Vì vậy Ford nuôi cả những người may nệm ghế v.v…Về sau các hãng như GM, Chrysler cũng theo như vậy; không rõ bây giờ có còn như trước không.

An toàn của đời sống đã đi từ những sáng kiến cá nhân vào luật pháp, để thành những định chế pháp lý. Người đóng góp nhiều nhất phải kể là Tổng thống Franklin D. Roosevelt (FDR) Khởi đầu là câu chuyện Bốn Thứ Tự Do.
TT Roosevelt

                     
                                             tranh Norman Rockwell: Freedom from want & freedom from fear

Tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng thì có ai lạ chi trên đầu môi từ ngày HK độc lập. Trong bài diễn văn về Tình Hình Liên Bang Dec 8 1941, FDR thêm vào hai thứ tự do khác: tự do đối với nhu cầu, tự do đối với sợ hãi. Người dân phải được chính quyền bảo vệ trước mọi thứ xâm lăng, trước mối sợ hải của chính quyền độc đoán; người dân phải có sự an toàn trong đời sống, không bị câu thúc bức bách bởi sự nghèo đói và ngu dốt. Những điều FDR nêu ra đã thành những đề tài nghiên cứu của xã hội học, nhân chủng học,
nói chung là các khoa học xã hội.

FDR đưa ra nhiều đạo luật có tính cách cấp tiến và bị Tòa Tối Cao cho là vi hiến. Nhưng rốt cục ông cũng đã tạo ra một khuynh hướng chính trị gọi là American Liberalism. Hiện nay đa số các đạo luật do ông ký đều bị hủy bỏ trong thập niên 1975-1985 dưới ảnh hưởng của chính sách bảo thủ, bớt quyền của chính phủ liên bang. Trong số ít ỏi những công trình còn sót lại, có ba điều hiện đang ảnh hưởng hầu như 100% dân chúng nhưng ít ai chú ý đến nguồn gốc.

Thứ nhất là đạo luật điện khí hóa nông thôn, một trong ba điều kiện để HK được xếp vào xã hội hậu kỹ nghệ (mọi thôn ấp đều có điện, nhà thương, trường học).Trong lúc ấy điện là một một giấc mơ của Staline, biểu lộ qua công thức: Xã Hội Chủ Nghĩa = độc tài vô sản + điện khí hóa. Điện đóng góp vào sự sản xuất thực phẩm rẻ nhất thế giới.

Thứ hai là điều các bạn thấy hằng ngày mà không để ý, nó nằm ngay cửa các ngân hàng: F.D.I.C. công ty bảo hiểm tiền bạn gởi. Federal Deposit Insurance Corporation, làm cho người ký thác yên tâm.

Thứ ba là đạo luật an sinh xã hội. Đó là nguồn gốc của hưu bỗng, trợ cấp tàn tật, tiền già, medicare, medical, medicaid, food stamps… (liên bang hay tiểu bang phối hợp).

Hiện nay những người bi quan lo ngại cho sự sụp đổ của Hoa Kỳ với bằng chứng hơn 50% dân chúng nhận sự trợ cấp của chính phủ nhất là trợ cấp y tế vì lợi tức nằm dưới mức nghèo. Nhiều người trước kia xem ai nhận tiền trợ cấp là đáng ghét nay chìa tay nhận food stamp vì vật giá leo thang hay thất nghiệp. Có nhiều dấu hiệu cho thấy giai cấp trung lưu sẽ thành giống sắp bị diệt (endangered species). Trung lưu là giới mà, theo kinh nghiệm của chính trị học, giữ vững sự ổn định và liên tục của một quốc gia, lớp người làm lụng và đóng thuế.

Tôi không dám tổng quát hóa nhưng cứ nhìn phố xá ở tiểu bang Georgia thì thấy sự lo âu nói trên không phải là vô căn cứ. Những nơi phồn hoa xưa được cho thuê để bán hàng “loại một đồng” hay để làm nhà thờ đặc biệt cho người Nam Mỹ, mới thành Christian sau khi đã là Roman Catholic. Còn cho thuê là còn tốt, nhưng nhiều nơi bỏ trống.

Nền doanh nghiệp mất tính chất cộng đồng. Công nhân Mỹ không làm chủ xí nghiệp như ở Nga (?!) nhưng họ xem các xí nghiệp là của chính họ, trong tâm tưởng, trong thương yêu. Ngày nay các xí nghiệp đem ra nước ngoài giá nhân công thấp, cái gì cũng “out source”, cái gì cũng “global”. Một công ty với số thương nghiệp ba tỷ MK chỉ thâu dụng chín người trên đất Mỹ. Tâm hồn doanh nhân để ở những nơi chậm tiến, đồng lõa với chính quyền địa phương để bóc lột; có tiền họ lại cất dấu ở những nước khác để tránh thuế.


Dân chúng phẩn nộ sự tham lam của giới tài chánh bằng cách chiếm bên ngoài các ngân hàng nhất là ở New York. Phong trào được mệnh danh là Occupy Wall Street. Họ đòi hỏi đánh thuế người giàu. Thuế vụ HK rất phức tạp, từ đầu dựa vào nguyên tắc rất dân chủ là thuế lũy tiến (progressive tax), tỷ lệ thuế gia tăng cùng lợi tức, với mục đích giảm sự chia cách giàu nghèo, đưa thuế vào ngân sách để tái phân lợi tức qua các công trình hữu ích công cọng. Nhưng trên thực tế, người giàu tìm mọi cách đóng thuế rất ít. Sở thuế chỉ có một công việc là vây khổn giai cấp trung lưu và người nghèo. Một người già chỉ thiếu thuế 2 dollars, nhưng không biết nó thành chưa được hai chục mà phải bị xiết nhà. Trong lúc ấy các chính khách, các giới nổi tiếng thiếu hằng triệu. Occupy Wall Street lưu ý một tệ trạng từ lâu là "kỹ nghệ vận động" (lobby) chính quyền lập và hành pháp làm giàu các công ty. Một danh từ mới đã ra đời mấy chục năm nay là "corporate welfare" (người nghèo thì ăn oen phe).

TT Obama quyết định cho một công ty khai thác năng lượng mặt trời vay nửa tỷ để công ty nầy khai phá sản chưa đầy hai tháng sau. Công trạng của cựu thượng nghị sĩ Bob Dole là cho công ty ADM hai tỷ nói là để nghiên cứu sản xuất nhiên liệu từ bắp; nhưng ADM dùng tiền để chế thực phẩm từ bắp, nhất là mật bắp (corn syrup) thay đường. Các nhà dinh dưỡng tin rằng đường các loại nầy làm cho dân Mỹ phì lũ bệnh tật; nước ngọt chỉ là nước mật bắp.
  
                                                



Hiện nay phong trào New Economics đang cố gắng điều chỉnh những sai lạc trầm trọng.“Think tank” nầy gồm nhiều tổ chức trước đây nằm dưới cánh tay mẹ là Schumacher Center. Schumacher, nhờ làm việc ở Miến Điện, đã biết Bát Chánh Đạo; ông dùng một trong tám điều ấy, chánh mệnh, làm căn bản cho luận thuyết Buddhist Economics. Nhưng dù theo triết thuyết nào, cố gắng nầy nằm chung trong chiều hướng cải cách nhân bản mà Geiger đã tóm lược ý kiến phát biểu ở một đàm trường tại tiểu bang Maine:

Ngày nay, chúng tôi có thể nói không chút do dự rằng những sự thay đổi (có tính cách) cách mạng ở xứ nầy xẩy ra không phải vì giai cấp mà bởi vì tuyệt đại đa số người Mỹ, ở mọi tầng lớp xã hội, ngày càng được thỏa mãn nhu cầu làm người và làm dân. Nói khác, cuối cùng chúng tôi đã tự giải thoát khỏi lý thuyết Mát Xít và Âu Châu về giai cấp và về quần chúng cá đối bằng đầu cá mè một lứa, không diện mạo riêng.
Cách mạng là thay đổi nhưng không phải thay đổi nào cũng giống nhau. Cuộc cách mạng Hoa Kỳ rất sâu rộng vì nó thay đổi quan niệm của dân chúng về ý nghĩa thế nào là làm người, làm một nhân thể.
(Ref: trống không và cách mạng).
Xin cầu chúc mọi người an lạc, sung mãn
free from fear, free from want
không sợ hãi, không thiếu thốn.

7217987 bukobject
A-Celebration-of-Women-Feature-Banner-e1352628808407 (1) 512



Vietnamese Thanks

Image may contain: one or more people and outdoor
xe ngựa ... hồn đau điếngImage may contain: one or more people and outdoor
trường quê em học tình người, 195...


Image may contain: outdoor
Gia Long sợ mưa lòi da 
nõn nà

ai đem con sáo sang sông ?!!!!


khóa 5 sĩ quan nữ quân nhân


Sunday, November 12, 2017

ở lại với huyễn hoặc

nhng người li
Thái Bá Tân


Tr, đua nhau du hc.
H
c xong không quay v,
B
li cánh đồng cháy,
Tiêu
điu nhng làng quê.

Quan, nhng người cách mng,
L
ng l tích đô-la
Để thành công dân M,
Tây Âu, Canada.

Doanh nhân, ch
ưa b giết
B
ng sưu thuế nhiu nhương,
C
ũng lng l chun b
Để mai mt lên đường.

V
y là đi, đi hết,
Nh
ng người có th đi.
Ta, nh
ng người li,
Đang th hi còn gì?

Còn l
i mt núi n,
M
t xã hi trái chiu.
Nh
ng câu khu hiu đỏ
Và m
t m giáo điu.

M
t môi trường hy dit.
M
t đất nước, người dân
M
t nim tin, ngơ ngác,
Đành tin vào thánh thn.

M
t dân tc bt lc
Nhìn cái ác lên ngôi.
B
t lc chu ngang trái
đạo đức suy đồi.

Có l
ri đi hết,
Nh
ng người có th đi.
Ta, nh
ng người li,
B
t chp còn li gì.

Ta s
tiếp tc sng
V
i đúng nghĩa làm người,
Trên m
nh đất tiên t
Đã gây dng bao đời.

D
u sao, ta vn có
Hy v
ng và đôi tay.
V
y thì ta chung sc
V
c dy non sông này.

Screen Shot 2015-04-06 at 17.57.34
            huyễn hoặc
Tôn Tht Tu

Nhng đứa con tôi như nhành bông lúa
ch
 ánh nng há mm ung nng
chi
u ch sương ngm ming gi hơi sương
trong thinh v
ng đồng quê ngây di
th
 tâm hn cùng đom đóm nói yêu thương.

Nh
ng đứa con tôi thích dòng nước mn
trong vách 
đá trào ra như máu rn
nuôi bên b
 nhng cây cói đứng song song
làm tàng l
ng che lũ cá màu trng bc.

Chúng quên b
ng nhng ngày dài khoai sn
ru
t như bào không đủ cơm canh
thèm k
o ngt nên tưởng b rào là mía
có th
đường trong đống đá bc hơi.

Chúng chia s
 ngun cơn ca người ln:
có ai kìa g
i b lên làng
ba ngày g
o mà đi công tác
b
 v chăng hay  mãi không thôi.
Ba ngày g
đã là chuyn khó
mà b
 đi ai dy c nương khoai
tr
i mưa xung mt ngày bng mt tháng
ph
i chđua cho kp mùa mưa
mà n
ng đến c khô bc cháy
khô mảnh v
ườn và khô c ni cơm,
nh
 b đi không v như do trước
thì làm sao bi
ết sng chết nơi nao.

Tôi 
để li nhng đứa con ny trong c rác
v
i v hin vóc dáng sinh viên
tay gõ nh
p trên cán cào tre na
hát l
i ca mđộ mi thương nhau.
Tôi 
để li mt lũ con thích hát
nh
ng cung vn giai điu tht vu vơ
nh
ư gió lc như chính mình đi lc
th
ế gii người ch biết s nhau thôi.

Tôi kh
ng quyết là tôi không có ti
cùng 
đấu tranh thua thng chuyđua bơi.
Nh
ưng tôi thy ti tôi dày tâm khm
đem chúng vào thế gii cđời tôi
cùng gánh ch
u mt oan khiên vô li
m
t ti danh hoang đường huyn thoi.

Và cô bé tr
i xanh đi hc
áo em xanh tr
 hàng me xanh lá
ly mía ng
t hi xưa em ung
nay 
đắng nhiu nhng ngày còn li vđời ta.

Ôi t
i danh t thinh không mà có
định cho ta mà cũng quyết cho đời em
r
i thm xung lũ con vô ti.
Ta h
i hn vì ta đã chung sng
v
i ging người
tôn huy
n hoc
lên làm vua.-

A-Celebration-of-Women-Feature-Banner-e1352628808407 (1) 512