add this

Thursday, May 10, 2018

Hoa Kỳ của Mễ





Hoa Kỳ Latino

Henry Kamen

Cuốn sách khó và sáng sủa, Our America, muốn nói rằng có đến nhiều thứ lịch sử Hoa Kỳ khác với sử ký tiêu chuẩn cổ điển, gọi là “anglo narrative”. Trong mục đích ấy tác giả chú tâm đến ảnh hưởng của người Hispanic trong quá khứ và hiện nay. HK không chỉ bắt nguồn từ nhóm người đặt chân lên Plymouth Rock, đến nơi bằng thuyền Mayflower. HK đã bắt nguồn trước đó cả thế kỷ với Ponce de Leon và sự tìm gặp Suối Thanh Xuân. Tác giả Armesto nhìn hơn 500 năm từ 1505 cho đến nay; thời gian quá dài nhưng ông đã ghi được những điều cần biết.

Hispanics là những ai? Nhóm người nầy đã nhảy vào trung tâm địa bàn sinh hoạt nhờ ảnh hưởng đáng sợ và quyết liệt của họ về chính trị. Không những họ là dân thiểu sống tăng trưởng mạnh nhất (50 triệu; 2/3 dân số Miami; ½ dân số Los Angeles; hơn 1/5 dân Chicago và New York); họ còn giữ các chức vụ quan trọng cấp liên bang và tiểu bang. Không có đảng nào khi đi kiếm cử tri mà lại không chịu tương nhượng những ưu tiên dành cho Hispanics và bỏ quên tiếng Tây Ban Nha.

Ý thức sức mạnh nầy là một chuyện, nhưng giải thích vai trò của nó trong lịch sử là chuyện khác.
Hispanics (hay Latinos) không phải là một thực thể thiểu số hay văn hóa. Họ đến Mỹ từ những cội nguồn khác nhau về văn hóa và địa dư, có khi chỉ nói tiếng Anh.

Ponce de Leon stamp

Lên đường tìm nguồn gốc Hispanics ở Mỹ, Armesto bắt đầu dạo quanh Puerto Rico rồi nhảy qua Florida nhưng mắt không rời Mexico. Dĩ nhiên trong bối cảnh ban đầu của sự thành lập thuộc địa, sự hiện diện của Tây Ban Nha chỉ là một trong những yếu tố chính, [gồm dân địa phương, người nô lệ da đen, người lập cư Anh,] nhưng có điều là sử sách không nói tới sự đóng góp của người Latinos.

Nhưng mãi đến thế kỷ 19, định mệnh của Hispanics mới thành một vai trò đáng chú ý, chính yếu nhờ chiến tranh Mễ Mỹ 1846-8 sau thời gian ngắn Mễ đã chiếm California và Texas. Vai trò nầy không ở vị thế hàng đầu và có phần sút giảm.

Sau cuộc chiến nầy, lịch sử ghi thêm sự phát triển đi lên của Mỹ (Anglo America) và sự thoái trào của Hispanics đẩy họ vào chỗ đứng thấp hèn trên vùng đất xưa kia của họ nay thành lãnh thổ USA. Hispanics trong vùng được xem là ngoại quốc bị người da trắng đàn áp và truất quyền; thỉnh thoảng họ chống trả ở vùng biên giới, như kiểu anh hùng Zorro ở California, Cortina ở Texas.

HK là xứ của dân nhập cư. Lịch sử riêng các nhóm thiểu số chính là lịch sử cách thức họ thích ứng để sống với người Mỹ đến trước.
Hispanics, cũng giống như Mormons, bị xem nhẹ trong lịch sử HK. Từ giữa thế kỷ 19, họ là công dân hạng hai, có khi không được công nhân là công dân. Họ phải tranh đấu để có dân quyền, bình đẳng giáo dục và xã hội.

Hispanics hay Latinos là danh xưng không rõ rệt vì nó không gồm những nét riêng biệt về chủng tộc, về văn hóa hay địa dư. Cho nên khó nói rằng Hispanics sẽ đoàn kết lâu dài về một mục đích chung. Chỉ có một điều làm họ gần nhau nhất là ngôn ngữ. Vấn đề tiếng nói nầy nhiều khi được nêu ra riêng rẻ đối với các khó khăn khác, đặc biệt ở các tiểu bang kỳ thị Tây Ban Nha vì họ cho rằng nguy cơ bắt nguồn từ nhà trường và sự nhập cư.

Hispanics, từ giữa thế kỷ 19, vẫn hiện diện ở HK nhưng như là những công dân hạng hai, có khi không phải là công dân. Song hành với tình trạng nầy, dân số không ngừng gia tăng mạnh mẽ và làm việc cần cù. Hai xã hội khác nhau về chính trị là Cuba và Mexico nằm gần vách không thể bị ngó lơ khi nhìn vào hoàn cảnh nầy.

Hiện diện trên đất Mỹ những nhóm thiểu số “cần” và “không cần”; cần vì sức lao động, nhưng không cần vì chủng tộc và văn hóa. Rõ nhất là trường hợp người da đen.

Sau khi nêu những bằng chứng kỳ thị, thiên kiến và quấy nhiễu, tác giả lưu ý người đọc không có gì phải sợ hãi vì sự có mặt của Hispanics. Nhưng Armesto đã làm mờ những khía cạnh tiêu cực trong truyền thống Hispanics, nói rõ là sự chống Mỹ dai dẳng khắp nơi, và là đề tài trong mọi lần nói chuyện. Ông cũng không cho thấy ước mơ bền bỉ là nhấn chìm người Anglos bằng sức mạnh đơn thuần của con số và ngôn ngữ. Nhà văn Carlos Fuenetes, Mexico, đã công khai kêu gọi “thầm lặng chiếm đoạt HK bằng cách áp đặt tiếng Tây Ban Nha”.

Head photo of a greying man with a small moustache.
  Carlos Fuentes (1928-2012)

Cuốn Our America đầy rẫy những điều phải suy nghĩ. Thêm một điều suy nghĩ khi đọc xong: có thể chấp nhận chăng nguyên sơ, nguyên ủy việc hình thành HK nằm trong viễn tượng diễn tiến chính yếu Hispanics? Thật đáng nghi ngờ.

Lịch sử chính thống được chấp nhận dựa trên những hình ảnh có tính chất ý thức hệ. Những kẻ viễn du Anh ra đi để tìm tự do; những người lập cư cũng ở trong ý hướng ấy; những kẻ khai sinh Hiến Pháp đã đặt nền móng dân chủ. Những điều nầy không có một chi tiết nào giông giống trong sử ký Hispanics (ở Puerto Rico, Florida và vùng biên giới Tây Nam) về cuộc chinh phục, sự khai thác và cả sự thất vọng, từ mốc Ponce de Leon cập bờ Florida cho đến tướng Santa Ana chiếm California và thời gian kế tiếp.
Sự đóng góp Hispanics vào gia tài ý thức chung của HK rất nhỏ và rời rạc. Ngay cả phong trào Dân Quyền do người da đen khởi xướng chứ không phải Latinos. Thật khó lòng đồng ý với quan điểm nòng cốt của Armesto: “HK đã là một nước Mỹ La Tinh”. 
ttt dịch  Bản tiếng Anh: đây


Hover to preview or click to install two fireflies



Staghorn Fern



No comments:

Post a Comment