add this

Saturday, July 21, 2018

thấy những vô định của đời người



bốn nữ sinh Đồng Khánh 1969, bờ sông Bến Ngự

thấy những vô định của đời người

Tôn Tht Tu

Hôm thấy đâu đó một tấm hình, xa xa có ngôi nhà trệt; tôi liền đoán thuộc trường Quốc Học Huế; ngôi nhà bên trái từ ngoài vào là văn phòng giám thị, gần gũi hơn, nhất là vì các thầy giám thị lo việc nhận đơn đi thi.

Bỗng dưng tôi hình tượng trong đầu câu đố: không chợ mà đông không sông mà lội. Sân trường không có cỏ may dính quần để phải lội qua sông cạn. Không chợ mà đông ấy là trường học với học sinh tụ tập. Kỳ thật tôi không nghĩ đến các chợ chữ bình thường; tôi nhớ đến những lần không chợ mà đông bởi cha mẹ trên sân trường cũ. Cha mẹ đến chờ, có khi đến vài ngày mới có, kết quả thi tú tài bán toàn hai kỳ; bốn buổi chợ một năm (không kể bốn buổi sau thi vấn đáp, rứa là tám lần nhóm chợ). Lặng phắt như tờ, không cần micro mà nghe rõ lời chánh chủ khảo đứng trên thềm cao đọc danh sách trúng tuyển từ mấy tờ quay roneo.

Thấy cảnh nầy mới thấm hiểu nền văn minh bằng cấp, đến phải ê chề như nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng phải than: thi ơi là thi, sinh mi làm chi để mà có buồn vui nước mắt, để “thi hỏng tú tài ta chạy vòng vòng ta chạy vòng quanh” (Nguyễn Tất Nhiên). Để thấy rằng đau vì thi hỏng chẳng khác cái đau ngày còn thơ, chỉ đau trên thân thể mà cha mẹ đau trên tinh thần. Đối với chư vị ngày nay lục thập, thất thập, chưa đến nỗi: phi tú tài bất thành phu phụ, nhưng con ma đại, tiểu đăng khoa vẫn đang cầm cái lưỡi hái quanh quẩn đâu đây. Những tâm hồn phóng khoáng và thực tế phải “qua xóm lá miễu linh khấn vái, cho đỗ đạt lấy nàng làm vợ, xé mảnh bẳng lót tả cho con”.

Khi tôi bước vô lớp ba “ê côn mẹ dòng lô xanh cu tô” (école maison l’eau cinq couteaux, trường nhà nước Nam Giao) thì không còn nghe rằng cuối năm sẽ phải đi thi lấy bằng mà về sau mới biết là yếu lược. Không rõ kỳ thi nầy hủy bỏ từ lúc nào, nhưng tôi biết mấy thầy thông thầy phán có bằng yếu lược. Lúc xưa lớp ba (cours préparatoire) đã ghê gớm lắm. Kỳ thi đầu tiên của tôi là thi bằng tiểu học, anh bạn học trước một năm nhận bằng có thêm tiếng tây, của tôi thì không. Phải đậu mới thi vô đệ thất trường công hay nhận vào trường tư.

Bốn năm sau lại phải đi thi “đíp lôm” đậu mới vô đệ tam được. Nhưng năm sau thì không ai còn phải thi, đủ trung bình là lên đệ nhị cấp. Tú tài bán còn thêm vấn đáp, thi các môn đã thi viết và các môn phụ như sử địa. Hỏng hai kỳ vấn đáp thì tay trắng. À mà con cái nạn bảng gót, không được thi kỳ hai vì điểm quá tệ.

cỗng Đồng Khánh 1950
Chuyện thi cử dài hơn một thiên tình sử lâm ly. Các bậc trưởng thượng kể rằng thời Pháp, thí sinh phải biết chắc nữ giám khảo vấn đáp có chồng hay chưa để xưng cho đúng: Mademoiselle hay Madame. [còn nguyên xi mà dám nói Madame?!; đã có chồng, đâu phải gái ế gái già mà gọi Mademoiselle ?!]. Đến thời của tôi thì không tế nhị đến thế. Ban C khổ nhất là bài thi vào tay giám khảo mới bên Tây về, bài mô cũng cho nửa điểm, “demi point”, viết tiếng Tây như chó ngáp. [Mở ngoặc, theo thầy cũ của tôi hiện hơn 90, qua đời 2018, có ông giáo về dạy tiếng Pháp ở đại học văn khoa ra một đề luận sai văn phạm; không lẽ cho thầy de, viện bèn cho dạy Việt Văn, thầy rất ồn ào, thầy bỏ vợ, chộp một o nhất C). Nhưng nếu vào tay các thầy như Ngô Đốc Khánh, Cao Hữu Hoành, Nguyễn Quới thì còn vớt vát từ 5 đến 9/20, có thể lấy Anh văn hay triết bù vào. Theo thầy Khánh, cho nửa điểm là kiêu ngạo, tiếng Pháp và văn học Pháp như rừng, một hai năm bên Pháp chưa được một gánh củi làm sao so với rừng; hơn nữa, học sinh VN không có người Pháp mà tiếp xúc để nói năng cho quen. Hai thầy Khánh, Hoành không bao giờ ra khỏi trí óc tôi.

Lại tình cờ gặp một bài thơ chuyện chàng và nàng thi hỏng, nàng về quê học bài ôn cho yên tĩnh hẹn hai tháng sau sẽ gặp nhau cùng đi thi (kỳ hai). Nhưng phòng thi còn một chỗ để trống mà hội đồng đã dành cho nàng.
Em về quê sau mùa thi,
Không ngờ là một biệt ly suốt đời.
Nàng đã “theo chồng bỏ cuộc chơi” hay đã “mất tích” theo thời đại ngả nghiêng. Chuyện ấy không quan trọng, xẩy ra đều đều; nhưng niềm đau của tác giả cần được, và đã được, tôn trọng.

Với người đọc, một mặt chuyện riêng tư “vô tận của mình riêng”, mặt khác có thể là một mảnh đời chung, mang tính chất phổ quát, một hoàn cảnh. Việc bỏ học, bỏ thi trong một xã hội trọng khoa bảng đè nặng trên tâm lý chung.

Nhà nghèo thì con gái bỏ học trước. Que sera sera, nhưng trước mắt mất đi viễn ảnh làm kẻ có bằng cấp, được trọng vọng trong xã hội khép kín đất Phú Xuân, theo mẹ đi buôn đi bán thì có giàu vẫn ở cuối bậc thang sĩ nông công thương. Người sành điệu thì đi nghễ ở hàng đường, hàng nón, hàng vải chợ Đông Ba, giả vờ làm khách hàng thì cũng được thưởng một nụ cười tự nhiên, không thấy trề môi bỉu mép, những con mắt nguýt có đuôi của các nường nhà quyền quý.

Mới rồi, tháng 4 -2018, mấy trự "quá đát", từ việc đưa tin tình trạng sức khỏe một cựu nữ sinh QH đã nêu lên tên những người đẹp xứ Huế mình biết, lớn hơn, ngang tuổi, nhỏ hơn, lập thành một danh sách. Từ Tố Cần (cầu Ga) cho đến Vân Linh (Cầu Đất), Thạch Trúc (cầu Kho Rèn), cho đến Bích Thọ, Bạch Yến, Ngọc Thắm, Minh Đa (Bến Ngự) ..., họ không quên Kim Đính, Bao Vinh, có núng đồng tiền đem cả vũ trụ bao la nhét vào cũng chưa đầy, vẫn còn chỗ cho những ánh mắt si tình.

Nhưng xét lại, không ai bỏ học, không ai bán nón, bán vải hay đang bán sách, bao sách, không ai bỏ thi. Cũng là một thứ thiệt thòi chơ bộ.


Trong vài người con gái mà tôi thấy biết khi mở mắt nhìn ra khỏi bếp, cô bé Lan tý teo bên kia bờ sông Bến Ngự qua bên ni giặt áo quần bến Viễn Đệ có bệ đá. Năm sáu năm sau Lan ngày ngày đi học Đồng Khánh, khoảng đệ ngũ thì không thấy nữa; tôi không quen, không biết chính xác Lan ở đâu, nhưng mất Lan trên đường Phan Bội Châu như buồn mất mặt trăng, tuy chị Hằng rất xa, quá xa. Một chiều thu, vào thời gian có quyền (sic) vểnh cái mặt mo tú kép lên trời, tôi ghé tiệm bánh mì Chaffanjon đã chuyển nhượng cho người Việt mua cái bánh sừng trâu có lạp xưởng; lui chừng mươi bước vô trong, (bà chủ, con bà chủ?)  Lan nhìn ra; đến đường Lý Thường Kiệt tôi mới nhận biết điều đó; cảm ơn Lan, không còn thấy Lan một lần nào khác nữa, nhưng từ hôm ấy mãi cho đến suốt đời, tôi đã biết nhìn xuống và thấy những vô định, những mong manh của cuộc đời.-

                  =============================================================

nhớ một mùa thi tình ra đi
Nguyễn Phúc Bá
Có một mùa hè tôi nhớ mãi,
Tan trường hẹn ngày thi gặp lại,
Em về quê xa miền nắng gió,
Sách vở nơi đây tôi miệt mài.
Mùa thi năm ấy tôi nhớ mãi,
Tháng tám phượng hồng vẫn chưa phai,
Giữa sân trường mênh mông áo trắng,
Có tôi đang ngơ ngác tìm ai.
Hai tháng xa cách em có biết,
Đèn khuya bóng đổ tràn trang viết
Chập chờn ai vờn sau từng chữ,
Có người đang nhớ người da diết.
* * *
Em về quê sau mùa thi,
Không ngờ là một biệt ly suốt đời,
Đây là sự thật hở trời?
Em thi không đỗ tơi bời lòng tôi!
Giã từ mà hóa chia phôi,
Em không trở lại thả trôi chuyện mình,
Còn mỗi tôi buồn lặng thinh,
Mỗi năm tháng tám nhớ tình đã xa.-


Tuesday, July 10, 2018

Ma trường Quốc Học Huế



Ma Quc Hc
ttt
Nói về ông Nguyễn Hoài, tổng giám thị trường Khải Định khi KĐ còn ở đậu nhà Đồng Khánh. Ở đậu cho nên ông Hoài ở nhà nhỏ mà vách hậu chính là bức tường rào phía đường Nguyễn Trường Tộ. Sau hiệp định Genève 54, Pháp rút quân trả trường KĐ cho chính phủ VN của thủ tướng Ngô Đình Diệm. Trường KĐ mang tên Quốc Học Ngô Đình Diệm một thời gian ngắn trở thành Quốc Học. Ông Hoài vụt lên chức chủ tịch Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia Thừa Thiên, oai phong lẫm liệt. Theo lời yêu cầu của gia đình, ai cũng gọi là Cụ Hoài. “Cụ” ở đây thuộc gam trưởng (gamme majeure) cao nhất có cụ Ngô; chứ không thuộc gam thứ (gamme mineure) của cụ Thậm đánh trống Đồng Khánh, cụ Diên đánh chuông KĐ, các cụ cai khác và cụ Ngáo thịt chó, cụ kéo xe, cụ ăn mày v.v…. Phong Trào CMQG gom tóm hết các tổ chức “dương trợ” bên cạnh “âm phù” (đảng Cần Lao) hậu thuẩn chính phủ. Chẳng hiểu vì sao ông Hoài vô ngành giáo dục tuy đã có nhiều quyền uy ở Quảng Trị.

Nói về ông tổng giám thị mới của QH NĐD là ông Lê Quang Duật xem như nhân vật thứ hai vì nếu tôi không nhầm chưa có hiệu phó hay giám học. Ông Duật người gốc Nguyệt Biều; không hiểu có đúng không vì người con thứ hai sinh ở Quảng Bình năm 1935. Anh Lê Quang Mại lập gia đình ở Huế năm 1958 với cô Kim Khuê và anh cũng vô học trường Quốc Gia Hành Chánh. Ông đốc phủ sứ nầy lại là nhạc sĩ Nhị Hà, năm 13 tuổi đã sáng tác bài Mẹ Tôi. Nhị Hà được người Huế thương mến vì “làng tôi soi bóng Hương Giang” là câu ruột của bài Trở Về Thôn Cũ.

Hai ông cựu và tân tổng giám thị lại ngồi xui với nhau. Trung úy Hợp (trung úy lúc ấy to lắm) con cụ Hoài kết nghĩa tơ duyên với em gái anh Mại. Cụ Hoài chỉ có con trai, là sáu anh: Hòa, Hợp, Khiêm, Nhượng, Liêm, Trực thuộc Đông phòng (East Wing); xuay qua Tây phòng (West Wing) có thêm hai anh Cường, Tráng và hai chị Thu và Đông.

Tôi xa Huế từ 1961 và trước đó đã ít liên lạc với gia đình cụ Hoài. Không rõ “hôn nhân” giữa cụ Hoài và chính quyền Ngô Đình Diệm ra sao, anh Trực là một trong những người tranh đấu mạnh mẽ nhất và là đệ tử ruột của Thích Trí Quang trong vụ PG 63 và về sau.
Nói về chỗ ở các cấp trong trường thì thầy hiệu trưởng Nguyễn Văn Hai và gia đình sống trong cái nhà lầu phía trước gần Đồng Khánh. Nhà lầu thứ hai đối xứng qua trục lộ chính, gần lầu ông Sáu Hai Sao (thiếu tướng Pháp) về sau là tư dinh tỉnh trưởng Hà Thúc Luyện. Ông tổng giám thị Duật dọn vô ở chỗ ni.

Ông Duật bị ma phá chịu không nỗi. Tôi biết chuyện nầy vì lúc xẩy ra tôi đang sinh hoạt hướng đạo với anh Nhượng tại tráng đoàn Trường Sơn của huynh trưởng Đoàn Mộng Ngô (thân phụ của Túy Hạnh và Thu Lê); tôi thường đến học chung và được cụ Hoài dạy cách đánh cờ tướng.

Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò. Thầy Duật đã biết học trò rồi, chức vụ của thầy là trị tụi “thứ ba” nầy. Thầy hẵn đủ sức trị tụi “thứ hai”. Ai dè cả nhà đang ngủ thì giường mô cũng bị rung như kêu báo động. Tắt đèn mà các ngọn lửa chạy quanh nhà. Trách cá thơm ngon chạy ra sân, không một chút hư hao hay dơ bẩn, phải bưng vô ăn v.v… Nhưng không thấy hình bóng ma, cho nên không ai hoảng sợ mà té đái hay gặp tai nạn.

Ông Lê Quang Duật phải bái bai, dọn nhà ra khỏi trường.
Trước hay sau vụ nầy không lâu, thầy Văn Đình Hy được cử làm giám học; phụ huynh sính tiếng tây thường gọi là censeur. Thầy Hy dọn vô ở nhà ma nầy. Không việc chi xẩy ra cho thầy và cô Tịnh Nhơn; hai ông bà vẫn tiếp tục không có con, trước sau như một.
Rứa là ma bắt theo mặt người ta. Thầy Hy cao tay ấn. Thầy thuộc lớp đàn anh kỳ cựu của hệ thống gia đình Phật Tử Huế. Lửa trại nào thầy cũng làm quản trò, thắc dây lưng đỏ, chít khăn xanh, tay cầm trống bỏi, rất lành nghề; nếu chẳng may bị tróc nả thì bạn cứ ra chịu trận và mời các trại sinh “hụ là khoang, hết khoang đến hụi, hốt hụi dông luôn”. Thầy Hy kịch sĩ đã đóng vai người chồng trong vở Mùa Gặt Ác của Võ Đình Cường.

Thầy cô sống yên ổn như thế, có nghĩa là không có ma. Tuy vậy, học trò thì tin có ma nhưng thầy Hy và cô Nhơn cao tay ấn. Theo nhà văn Võ Hương An, lúc ấy bạn học trong lớp xin thầy Hy đến nhà ngủ qua đêm để biết mặt nào ma sợ không dám bắt; trong nhóm nầy có nhà văn Tràm Cà Mau Ma (tự xác nhận). Nhưng thầy không đồng ý. Nghe nói có người lẻn vào nhà bếp thì gặp ma. Ma nầy tinh quái, biết anh ấy người làng Sình bèn làm anh “sình bụng” lùm lùm như có bầu, ốt đột quá, phải cúng mới hết.

Ma nó sợ Phật, rứa thì thầy cô là Phật cả ư?
Các tăng cao tay ấn mới dám ngồi chẩn tế cúng cô hồn; còn không thì ma làm theo “mãnh hổ bất địch quần hồ” sư phải bỏ tế. Cho nên thầy Châu Lâm gõ ấn gỗ cái bốp trên bàn, cô hồn chờ thầy phóng xuống sân một cục xôi bằng trái chanh có đồng tiền phía trên và cắm một cây nhang. Cô hồn sống chụp được lấy xôi ăn trừ tà, lấy đồng xu đeo cho con nít khỏi khóc đêm.
Nói rứa không đúng, thầy pháp còn đuổi được ma theo như câu hát điệu kim tiền: bưng ra một bình hoa / bánh xôi chuối và một con gà / tụng kinh kệ ông thầy hét la / quỷ ma đều sợ / thầy bợ con gà. ttt



Phụ bản:

Pháp đóng quân tại trường Khải Định
(trích hồi ký của Bác Sĩ Trần Văn Tích)


Khi Việt Minh chiếm quyền, cộng sản giao toàn bộ cơ sở khang trang rộng rãi của Lycée Khai Dinh cho đoàn quân viễn chinh Pháp mới quay lại Đông Dương làm doanh trại trú quân; mãi đến khoảng 1954-1955 phía Pháp mới chính thức hoàn trả trường Khải Định cho Bộ Quốc gia Giáo dục. Kết quả nhiều thế hệ học sinh tuy mang danh nghĩa học sinh Khải Định nhưng không hề được học dưới mái Khải Định một ngày nào hết! Các anh các chị phải đi học nhờ thi đậu (thi đậu thay vì ở đậu, thi đậu không phải là thi đỗ!) trong Đại Nội, tại trường Việt Anh, tại trường Thuận Hoá, tại trường Đồng Khánh. Đó là khoá anh Nguyễn Khoa Phước chẳng hạn. Bạn Nguyễn Khoa Phước học Khải Định từ 1946 đến 1953, đậu Tú Tài Hai năm 1953, sau này trở thành Thượng Nghị sĩ Quốc hội Việt Nam Cộng Hoà. Bạn hiện đang cư ngụ tại tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ. Bạn Bác sĩ Bùi Xuân Nhiếp cũng cùng hoàn cảnh. Mang tiếng là học sinh Khải Định, khoá 1947-1954, nhưng từ đầu đến cuối bạn lạc phách giang hồ sang Việt Anh, Đồng Khánh! Bạn Bùi Xuân Nhiếp hiện định cư tại Toronto, Gia Nã Đại. Khi giao cơ sở Lycée Khai Dinh cho lính Tây tạm chiếm, Việt Minh cố gắng trấn an dân chúng và giáo chức cùng học sinh. Người phụ trách đả thông tư tưởng là Tướng Việt cộng Nguyễn Sơn, nghe nói là đang trên đường từ Nam ra Bắc nhận công tác mới. Tướng Nguyễn Sơn ghé trường Khải Định để nói chuyện cùng ban giảng huấn và học trò Lycée Khai Dinh. Nơi tụ họp là nhà chơi, préau của Trường. Tôi còn nhớ lời biện bạch của Tướng Nguyễn Sơn khi ông ta bảo rằng ta chỉ tạm cho Pháp mượn trường sở trong một thời gian ngắn (?), vào lúc mà Pháp đã phải nhượng bộ và tôn trọng ta; chả thế mà vốn quen gọi ta là rebelles, nay Pháp đành gọi ta là révolutionnaires! Rồi dùng phấn trắng viết lên bảng đen, ông tướng các lực lượng vũ trang nhân dân (sic) vừa cuời vừa bảo : “Ấy, cùng là r cả nhưng có thời r = rebelles, có lúc r = révolutionnaire.




Beethoven: Symphony no.5 - Heinrich Schiff conductor [HD]

Wednesday, July 4, 2018

Dalida, Pour en arriver là

   Dalida
     Pour en arriver là

J'ai traversé des nuits et des jours sans sommeil
Pour en arriver là, j'ai eu chaud sous la pluie et froid en plein soleil
Pour en arriver là, j'ai parlé à la peur et fait taire le silence
J'ai maquillé les heures j'ai vendu des dimanches pour en arriver là.
Pour en arriver là j'ai pleuré tant de fois que je n'ai plus de larmes
Pour en arriver là, je suis tombée cent fois mais sans tomber les armes.
Pour en arriver là j'ai marché sur ma vie plus souvent qu'à mon tour
J'ai mis le mot fini presque à tous mes amours.
Pour en arriver là, pour en arriver là
Pour en arriver là, j'ai trop douté de tout
De moi de Dieu de vous;  j'ai laissé derrière moi tous mes rêves d'enfance.
Aujourd'hui j'ai le cœur presque en état d'urgence.
Pour en arriver là, je crois bien qu'avec vous si j'avais rendez-vous sans l'ombre d'un regret
Pour en arriver là, je recommencerai.
J'ai appris à hurler juste en dedans de moi pour en arriver là
pour ne pas vous montrer qu'on me montre du doigt.
Pour en arriver là, j'ai fait le tour du monde mais je n'ai rien pu voir.
L'absence est si profonde qu'elle salit mes miroirs.
Pour en arriver là, pour en arriver là.
Pour en arriver là j'ai trop douté de tout de moi de Dieu de vous.
J'ai laissé derrière moi tous mes rêves d'enfance.
Aujourd'hui j'ai le cœur presque en état d'urgence
Pour en arriver là, je crois bien qu'avec vous si j'avais rendez-vous, sans l'ombre d'un regret
pour en arriver là, je recommencerai pour en arriver là.
J'ai souvent oublié de prendre deux billets ou de dire attends-moi.
Pour aller nulle part j'ai mis dans ma mémoire que des débuts d'histoires.
Pour en arriver là, je crois bien qu'avec vous si j'avais rendez-vous sans l'ombre d'un regret,
je recommencerai pour arriver là. (1985)


Đ đến tn nơi y
Để đến tận nơi ấy, tôi đã trải qua bao ngày bao đêm không ngủ.
Người tôi bốc cháy lúc mưa và lạnh buốc giữa trưa nắng đủ.
Tôi phải thưa thốt với nỗi sợ sệt, bịt miệng sự yên lặng.
Tôi đã tô điểm thời gian và thả trôi những ngày chủ nhật.
Tôi đã khóc biết bao lần đến mức không còn nước mắt.
Tôi đã ngã quỵ cả trăm lần nhưng vẫn giữ đôi tay không buông xuôi.
Tôi đã bước đạp lên đời tôi nhiều lần hơn trước.
Tôi đã dùng chữ “hết rồi” tặng các cuộc tình.
Để đến tận nơi ây, tôi đã hoài nghi triệt để,
hoài nghi Thượng Đế, hoài nghi tôi, hoài nghi anh.
Tôi đã bỏ lại đằng sau những ước mơ thời thơ ấu.
Nay rày, tim tôi hầu như ở trong tình trạng khẩn cấp, túc trực ứng chiến.
Tôi tin rằng nếu anh hẹn mà không để cho sự nuối tiếc hoành hành ám ảnh, tôi có thế bắt đầu lần nữa.
Tôi đã biết cách kêu la ở trong tôi để không cho anh biết như người đời lấy tay chỉ cho anh.
Tôi đã đi quanh một vòng thế giới nhưng không thể thấy gì hết. Sự vắng bóng nghiệt ngã đến độ nó đã làm mờ những tấm gương soi.
Tôi đã hoài nghi triệt để, hoài nghi Thượng Đế, hoài tôi, hoài nghi anh. Tôi đã bỏ lại đằng sau những ước mơ thời thơ ấu. Nay rày tim tôi hầu như ở trong tình trạng khẩn cấp, túc trực ứng chiến.
Nếu anh hẹn mà không để cho sự nuối tiếc hoành hành ám ảnh, tôi có thế bắt đầu lần nữa.
Tôi đã nhiều lần quên mua hai vé tàu hay quên nói anh đợi tôi. Và không đi đâu hết, tôi dựng lại trong ký ức buổi ban đầu của tình sử, của tình đời. ttt dịch

In Order To Reach There
In order to reach there, I’ve spent days and nights sleeplessly.
I felt burnt in freezing rain and iced in full sun.
I’ve talked to the fear and muzzled the silence.
I’ve adorned the hours and had the Sundays gone.
I’ve cried so many times that no more tear is left.
I’ve succumbed hundreds of counts, keeping (my) arms from drooping.
I’ve walked on my own life more often than I did. I’ve marked “gone” almost all my loves.
In order to reach there, I’ve doubted a lot over all;
over God, over myself, over you. I’ve left behind all the dreams nurtured during the maiden time of my life.
These days, my heart, it seems, stays in a kind of emergency state, in combatting mood.
I believe that in case you could make a render-vous without the specter of regret, I could start again.
I’ve learnt how to howl inwardly, lest they see to point out with fingers to let you know.
I’ve undertaken a tour around the world, but I couldn’t see anything. The absence is so thick, thick enough to spoil my mirrors.
In order to reach there, I’ve doubted a lot over all; over God, over myself, over you. I’ve left behind all the dreams nurtured during the maiden time of my life.
These days, my heart, it seems, stays in a kind of emergency state, in combatting mood.
In case you could make a render-vous without the specter of regret, I could start again.
I’ve often forgotten to buy two tickets or to tell you to wait. Going to nowhere, I redressed in memory the prelude of the stories. I believe that in case you could make a render-vous without the specter of regret, I could start again. (translated by ttt)