Thềm Mưa Tra Am
Tôn Thất Tuệ
Thiệt tình tôi, vì thiếu kinh nghiệm, không thể diễn tả niềm hạnh phúc song đôi đạp xe với một nường, từ Nghẹo Dàn Xay, An Cựu, lên phía Ngự Bình, rồi đến rừng thông chùa Tra Am. Khu Ngự Bình và chung cả Huế trừ đồi Thiên An sau 1945 không còn cây thông. “Núi Ngự không cây chim ngủ đất; sông Hương vắng khách mấy mợ kêu trời". Nhưng chùa nầy còn được vài mươi gốc thông, để có những đoạn đường lá thông êm, những bóng mát dịu hiền. Hồi ấy chưa có dĩa giấy lon nhôm nên sạch sẽ lắm. Đó cũng là nơi cắm trại lý tưởng cho Hướng Đạo.
1957, tôi tập sự làm thiếu trưởng HĐ và theo trưởng Đoàn Mộng Ngô đưa thiếu đoàn mới lập đến rừng thông nầy cắm trại. Chúng tôi lập trò chơi lớn thông thường là tìm dấu vết cho bốn đội của các em. Trưởng Ngô dẫn tôi đi lập “kho vàng”.
Anh Ngô bảo tôi tên chùa là Tra Am không như ai cũng bảo Trà Am, dấu huyền như uống trà, thanh trà. Tên nầy từ bốn chữ: Tra bất như lê. Vị tổ lập chùa, trong bài cổ thi, đã ví mình là “tra” và Phật là “lê”. Trái tra cùng dòng họ với lê nhưng không ngon như lê. Ngài muốn nói tu đến chỗ gần chân Phật đã khó lắm, biết có làm được không, nên không tham vọng thành Phật.
Khối vàng quý đem
chôn là một bông hải đường dấu dưới chân một cây cầu. Nói là cầu nhưng chỉ là một
tấm đá bề ngang nửa thước tây, dài chừng hai thước, bắc qua một lạch nước, có
thể nhảy qua dễ dàng. Một tấm đá sần sù khác không nhẵng như các bia thông thường
nhưng đủ hình dáng cần thiết thành một cái bia. Bia nầy không diêm dúa như những
khối đá cắt ngang, thư họa màu mè không ai đọc ra thường thấy như một phong trào
hiện đại. Ba chữ Hán chúng tôi nhờ vị sư trẻ đọc là: Lược Ước Kiều từ một câu dài
hơn: độ nhơn độ mã bất khả độ xa, vị chi lược ước; (cho người qua, cho ngựa
qua, nhưng không cho xe qua; cho nên gọi là cầu giảm bớt).
Như vậy, nói cho thuần lý, “chùa Tra Am” dư chữ chùa; vì am là chùa nhỏ, như am thánh, am thần. Xưa kia, không phải có tiền đều được mặc áo lụa, áo màu; xây nhà to; phải có địa vị chức phẩm. Kinh Lễ của Tàu cho phép dân thờ năm đời ngũ đại, vua mới thờ bảy đời. Chùa của dân cũng vậy chỉ được làm như cái am; các chùa của triều đình mới được xây cao như Báo Quốc, Quốc Ân, Thiên Mụ, Diệu Đế.
Tra Am bây giờ không nhỏ nhoi êm ả ấm cúng như xưa. Đá rửa trước sau, lưỡng long chầu nguyệt trên nóc, tượng nầy tượng kia, khẩu hiệu thư họa đuôi rồng đầu công, ghế đá có tên người cúng dàng. Tôi có đến gần, lạch nước nhỏ nước mưa đã khoét rộng, không thể biết chỗ nào xưa kia là Lược Ước Kiều. Không bước vô. Xin bái bai.
Huế có trái tra ăn được không ngon, giống như trái sung tây (figue) nhưng không cùng họ với lê. Lại có vỏ tra khô để ăn ghém trầu; trầu nhai với nhiều thứ vỏ khác và hột mây hay thuốc rê. Nhưng không biết cây có vỏ nầy hình thù ra sao. Để hiểu sự so sánh tra lê, chúng ta có thể xem tra như trái bứa chua, gần giống với trái giáng châu (măng cụt) rất ngọt.
Xí xọn mấy chữ
(comment) dưới vài bài về Phật học, tôi nêu câu “tra bất như lê” không đúng ý
Phật vì Ngài muốn chúng sinh bằng Ngài và hơn Ngài càng tốt.
Nay
tìm hiểu thêm, sự tích Tra Am có khác. Đầu tiên là một chòi tranh do hòa thượng
Viên Thành dựng năm 1923 bên cạnh mộ của ân sư Viên Giác để tỏ lòng nhớ ơn và làm
nơi tu niệm. Tăng sĩ nầy hoàng thân quốc thích có thể làm chùa lớn nhưng ông chỉ
xây cái am; vì vậy chùa nầy có cái tên chẳng giống ai. Tra Am do một điển tích
bên Tàu.
Trương
Phu thuở nhỏ tên là Tra, cha Trương Thiệu tên Lê. Tống Văn Đế thường đùa: “Tra
sao bằng Lê được!” Trương Phu cười mà tâu rằng: “Lê là cây trăm quả, Tra đâu dám
sánh bằng!” Sau khi bố qua đời, Tra đã dựng nhà bên mồ suốt hai năm ba tháng để
tỏ lòng hiếu nghĩa.
Cho
đến khi chết Thích Viên Thành vẫn giữ lòng tri ân, qua di ngôn cuối cùng: Tự
hậu Tra bất như Lê dã.
Phần
tôi, tôi luôn nhớ Lược Ước Kiều và lạch nước nhỏ; hai thứ ấy đã góp phần xưa
kia biến Tra Am làm một nơi vừa trang nghiêm vừa trữ tình, mộng mơ. Tra Am thời
ấy đã hòa một điệu sống, một đối ảnh với những quán bánh bèo dưới những mái
tranh, những buổi chiều thơ mộng, nơi vùng sơn cước thưa dân.
Hình ảnh cây cầu nầy tôi đã dùng làm một ý nhỏ (có cây cầu lạch nước gang tay gỗ đã mục vì hằn lên mưa nắng) trong bài vè đính kèm, với giọng nói của một người tạm dung, sống chen nơi thềm hoang rêu phủ, nhìn ra sân mưa. Bài nầy có người chế nhạo hoa nylon plastic mới không sinh diệt. Có người cho là Phật Giáo - ?! Nylon cũng được nhưng Phật thì cho em xin. Riêng tôi, với tư cách độc giả, tôi chỉ thích những hình ảnh âm nhạc.-
thềm mưa * Tôn Thất Tuệ
Em của những giờ mưa tầm tã
của thềm hoang rêu phủ ấm hơi người
của
lạnh buốt
nơi ngày mai vô định,
em ngồi
nghe những giờ
mưa tầm
tã.
Ngước
lên không bầu trời
trĩu nặng
nhìn ra sân vũng bùn gợn
sóng
soi vào lòng lắng
đọng xôn xao
những
đau đớn trào ra khóe mắt,
mắt
khô cằn cho mưa
đổ trên cây.
Đường
tạm dung một
đêm khuya giá lạnh
như
biển khơi
cấu xé con tàu
những
bóng đèn ai thắp hải
đăng xa
em kinh hãi tưởng
còn trên nước.
Sao giờ
đó anh không yên giấc ngủ
tiếng
chân đi hay sương khuya kêu
anh dậy
để
em thấy một
khung trời khác lạ.
Em của
những giờ
mưa tầm
tã
nét xa xăm anh bâng quơ
hát nhạc
"đường
em đi hằn lên mưa
nắng
em thoát thai hóa kiếp
em trở về".
Ôi vô lý,
cho chi nhau những
chờ mong không có
nhạc thính phòng chỉ đau đớn Chopin.
Ở quanh em chỉ
có những đìu hiu
một
tiếng kèn xa xăm vọng
lại
trên đĩnh đầu
đổ tiếng
hạc cầm.
Mãi thật
xa, ôi những thật
gần
chết
đi thôi ôi những tiếng
mưa rơi.
Một
cuộc sống
trong tầm tay sẵn
có
vữa
như bùn xin tan kiếp
hiện hình.
Nhắm
mắt lại
loa vang đĩnh núi
hơi
nhạc vắn
hơi nhạc
dài liên nhịp
em hồi sinh một kiếp gọi em về.
Đường em đi hằn lên mưa nắng
em thoát thai hóa kiếp
không trở về
xin nhớ
rõ là không anh nhé
nhưng
hiện diện
như lũ chim bé mọn
quên lỗi
lầm trùng khởi
khởi sinh
không ra đi không quầy
trở lại
không đày ải
ai, không bị ai đày đọa.
Em thương
anh một nhà tu khổ
hạnh
có cây cầu
lạch nước
gang tay
gỗ
đã mục vì hằn
lên mưa nắng
đường
anh đi mấy độ
quanh co.
Em thương
anh một nhành hoa bách diệp
ngủ
trong ngày để lộ
triệu ngón tay
đường
hoa đi không tình nồng vương
vấng
cùng thoát thai để
nhụy trên mây.
Em của
những giờ
mưa tầm
tã
tiếng
dương cầm
từ mái ngói đổ
rơi
những
âm vang nóng lạnh bùi ngùi
em dâng hiến
nụ cười
tuổi mọng
để
không còn bịn rịn
những nguyên do
không vun xới
những mầm
tươi nửa
độ
cho hoa nở
ngoài vòng sinh diệt.
Mưa
vẫn rơi,
mưa rơi
tầm tã
không buồn
đâu, em đắp đổi
nụ cười
cho hoa nở ngoài vòng sinh diệt.-
No comments:
Post a Comment