add this

Tuesday, January 19, 2021

Thiên Thư Thời Nguyễn

 







Thiên Thư Thời Nguyễn

Thiên Thư in the Early Nineteenth Century

Lê Minh Khai

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên phận định tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận ở sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

Trần Trọng Kim dịch


Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà vô cùng đặc sắc; hai câu đầu mang nhiều tính chất lịch sử: Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế cư; tiệt nhiên phận  định tại Thiên Thư”. Sông núi đất nước Nam của, do vua Nam ở, và đã phân định rõ trong Thiên Thư. Thiên Thư được dịch thành Heaven’s Book hay Celestial Book. Thư nầy, “book” nầy nói cái gì trong đó? Không ai dám đoán chắc thứ gì ra thứ gì. Nhiều học giả VN cho rằng bản văn là do thiên cơ bút viết ra, nhưng chẳng có gì làm chứng cớ.

Bài thơ nầy xuất hiện cuối thế kỷ 11 (Lý thường Kiệt chống quân Tàu ngoại xâm). Đầu thế kỷ 11, năm 1008, một cuốn “Thiên Thư” được phát giác tại kinh đô nhà Tống. Suzanne Cahill viết về sự việc nầy như sau:

Ngày 12 tháng 02 năm 1008, một cai gác cỗng hoàng thành đã bắt gặp một tranh cuốn màu vàng bằng lụa, có niêm khằng và buột bằng dây chỉ xanh, treo lửng từ mái ngói của một cỗng thành của Đại Nội. Tống Hoàng Đế Triết Tông (trị vì từ 988 đến 1022) phán rằng cuộn lụa nầy rõ ràng là một món quà trời cho và gọi nó là Thiên Thư 天書; vua quan vui mưng tiếp đón trọng thể.

Câu chuyện nầy và nội dung hết sức phúc tạp. Nhưng theo Suzanne Cahill, sử gia Tàu xem đó là phản ứng vô hiệu hóa sức mạnh quân sự hiển nhiên của tiểu quốc Tây Hạ; hoặc là phản ứng tình trạng bè phái chia rẻ trong triều; hoặc dùng cho cả hai mục đích. Nói khác sự xuất hiện Thiên Thư cho vua Tống có sự giúp sức của Trời để cai trị và thi hành các chính sách cần thiết vào giai đoạn nguy hiểm, ngoại xâm.

“Thiên Thư” trong bài Nam Quốc Sơn Hà trông như đóng vài trò của Thiên Thư phát giác trong cỗng thành triều Tống. Tuy vậy, không chắc ý nghĩa thực sự của nó là gì.

Vài thế kỷ tiếp theo, học giả VN dùng danh tự Thiên Thư một cách dễ hiểu hơn bằng cách giảng luận trong bối cảnh Lão Giáo, rồi cho nó biến thái qua Khổng Giáo. Khổng học cho rằng trời và đất đều có những giềng mối. Những giềng mối nầy được được giải bày qua các ký tự, văn viết của bậc thầy trong Cửa Khổng. Các vị nầy có đức hạnh công chính ghi lại trung thực các quy luật, các nghi lễ của từng vương quốc. Đồng thời cho biết biên cương của các vương quốc được ấn định theo những mô biểu của trời trong tinh thần hòa hợp tam tài, thiên địa nhân.

Qua đến đầu thế kỷ 19, Lê Quang Định, học giả đại thần, đã dùng danh tự “Thiên Thư” trong tinh thần nầy khi viết bài biểu trình vua Gia Long rằng ông đã hoàn tất tập địa dư nhan đề Nhất thống dư địa ký (Gia Long thứ 5, 1806).

Bài biểu có đoạn viết như sau:

Từ thời Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân qua đến các triều đại Lý, Trần, Lê, Thiên Thư đến Hoành Sơn là dứt. Các tiên vương dựng nước chỉ gồm đất Chàm và Chân Lạp cùng bốn châu Qui Nhơn, Hoài An, Quảng Nam và Bình Thuân. Vào lúc ấy, đất đai vẫn còn chia cắt ở Linh Giang (Sông Danh). Dân chúng không biết đọc, công sở chánh quyền rất nhiều nhưng hổn tạp. Nay nhờ Hoàng Thiên giúp sức, nước nhà đã có một vương triều; đất nước chạy từ phương đông bọc đến chu vi phía nam. Biên cương đã được ổn định; đất đai qui tập về một mối. Giáo huấn của chư Thánh truyền khắp nơi. Tổ tiên nhà Nguyễn đã đưa thanh giáo 聲教 (giáo dục thanh khiết hóa)) đến phía Nam Hoành Sơn. Có nghĩa là Thiên Thư được quảng bá khắp Đàng Trong từ Đèo Ngang mà xuống Nam Vực. Thuận ý Trời Đất, thuận lòng dân. Tiếp tục Nam Quốc Sơn Hà ngàn năm trước.

 Xuất xứ: Thiên Thư in the Early Nineteenth Century




No comments:

Post a Comment