Tomomi Inada, 57 tuổi, nhậm chức tổng trường quốc phòng Nhật ngày 3 thg 8, 2016 |
từ người đẹp quốc phòng Nhật
(ttt viết rối i meo tháng tám)
Chỉ trong vòng chừng hơn nửa thế kỷ
hình ảnh con người Nhật Bản đã thay đổi từ "người lùn"
"mắt híp một mí" v.v.... thành những cụ đàn ông to lớn, các nàng có
con mắt "giết người" ví dụ hai nàng cùng tên Tomomi, tổng trưởng quốc
phòng (Inada) và nhạc trưởng (Nishimoto).
Inada |
Nishimoto |
Ở California tôi đã gặp nhiều bà nay
cũng đã trăm tuổi nếu còn sống lùn như đòn bành tét, giống hệt bà luật sư
Nguyễn Phước Đại trong bộ bà ba đà ngày VC mới vô Saigon. Nhưng số người nam nữ
trẻ thì cao to hơn nhiều; phụ nữ Nhật có kích thước như người Âu Châu.
Thằng lùn là mấy anh lính Nhật vô VN thời thế chiến
hai và chỉ thích ăn bí ngô (bí rợ), lúc ấy đang tranh danh nghĩa nầy với thầy
tu PG, thầy tu đi mô bí ngô đi nấy, lúc ấy mà thôi, bi giờ ác tăng chỉ thích nhậu
thịt người.
Lùn thì lùn nhưng hét rất to, trong tập tục Samurai; cho nên có truyền thuyết thời ấy: lính tàu ô của Lư Hán ra nhận vũ khí của lính Nhật; khi cấp chỉ huy Phù Tang hô to ra lịnh thả khí giới thì tàu ô sợ, nhiều gã đã phải bất tĩnh té xuống đất. Đúng là "cà cuống chết, cái đít còn cay".
Lùn thì lùn nhưng hét rất to, trong tập tục Samurai; cho nên có truyền thuyết thời ấy: lính tàu ô của Lư Hán ra nhận vũ khí của lính Nhật; khi cấp chỉ huy Phù Tang hô to ra lịnh thả khí giới thì tàu ô sợ, nhiều gã đã phải bất tĩnh té xuống đất. Đúng là "cà cuống chết, cái đít còn cay".
Chợt nhớ, chỉ nghe như nghe chuyện nầy, tàu ô qua Huế
ăn hai tô bún bò thì lăn đùng ra chết vì trúng thực sau bao ngày đói khát, đồng
bọn lột áo quần đem đi, hất xác vào lề. Hiện ngụy chơ; tiểu tốt bên dưới chưa rõ
thực hư nhưng chủ tướng Lư Hán thì cạp rất nhiều vàng Việt Minh quyên góp trong
tuần lễ vàng làm quà dẫm xà. Xin tướng quân để yên cho em làm việc, đừng theo lệnh
của phát xít quốc dân đảng.
Chợt nhớ chuyện Nhật Việt. Thủ lãnh
viễn chinh Nhật nói với thủ tướng Trần Trọng Kim: Nhật thua là cái chắc rồi đó,
nhưng trong tay tôi còn nhiều thứ; nếu ngài muốn thì tôi quơ một cấy là đám
cọng sản HCM tiêu dên. TTK từ chối. Có lẽ trong vô thức TTK không muốn Bảo Đại,
học giả nầy đã mất sự tự trọng khi gọi cựu hoàng là thằng Bảo Đại, thằng Vĩnh
Thụy.
Hai dân tộc Đức và Nhật xa nhau,
cách trời Âu Á nhưng có nét giống nhau ở nhiều điểm:
- Xơ xác vì chính quyền đã đưa mọi
tài nguyên vào chiến tranh
- Tinh thần kỷ luật rất cao, cần cù
làm việc
- Biết dùng đồng tiền Mỹ viện trợ
- Không tốn một xu cho súng ống, nằm dưới cây dù nguyên tử của Mỹ
- Hàng hóa vật phẩm nhiều phẩm chất,
hình thức lại xinh.
Sự thay đổi vóc dáng là kết quả của
mức sống cao về vật chất, và tinh thần không bị dồn ép trong khung cảnh quân
phiệt và giáo phiệt; tất cả các tôn giáo đều nhập vào Thần Đạo (Shinto). Tướng
Mac Arthur làm việc đầu tiên là tuyên bố tự do tôn giáo, mở đường cho
Evangelical chở từng tàu thủy Thánh Kinh vào đảo quốc nầy.; các tông phái thoát khỏi ách Thần Giáo về quản trị và giáo lý. Đi xa hơn nữa, dân
chủ được chứng minh thêm lần nữa là khung cảnh quan trọng nhất để phát triển
kinh tế; hãy so sánh Tây Đức và Đông Đức; Nam Hàn cùng Nhật so với Bắc Hàn.
Lại nói chuyện hàng hóa. Tây Đức
sống lại nhờ viện trợ Mỹ. Hàng hóa sản xuất chỉ đề Made in Germany chứ không phải West Germany trong ý nghĩa chỉ có một nước
Đức. Máy hát Telefunken, Grundig, máy chụp hình Zeis Ikon ...chiếm trọn tin
tưởng của người tiêu thụ.
Chương trình Marshall thành hình
1947 chỉ nhắm vào Âu Châu, sợ lọt khu vực nầy vào tay CS và không nghĩ đến một nước Nhật
cũng tan nát vì chiến tranh (có người nói viện trợ nầy chỉ vì da trắng với
nhau). Nhưng cơ duyên của quê hương xưa của hai nàng Tomomi đi vào quỹ đạo
doanh nghiệp Mỹ. Bank Of America phất cờ thúc quân đi trước. [thập niên 1990,
ngân hàng nầy gần sạt nghiệp thì được Nhật cứu trả ơn]. Một số nhãn hiệu viết
tắt bắt đầu với J như JVC: Japan Victor Company có nghĩa là chi nhánh của
"con chó và cái loa" tại đất Phù Tang với kỹ nghệ âm thanh (nhìn theo
trường hạn là manh nha của lối sản xuất ngày nay, out source). Đây chỉ là
chuyện nhỏ. Kinh tế sản xuất của Nhật chỉ như hồn cô cốt cậu, nghĩa là bên trong
tư bản Mỹ âm phù dương trợ. Phải chăng vì vậy mà những thứ như xe Toyota lộng
hành qua mặt GM, Ford... Hàng Nhật có khắp nước Mỹ và được Mỹ mua dùng làm viện
trợ hiện vật cho các nước bán lại cho dân chúng để lấy tiền, như ở VN đâu cũng
thấy radio transistor.
Cách đây hơn một năm, tình cờ tôi
nói chuyện với người điều hành chi nhánh Home Depot trong vùng. Tôi phàn nàn,
muốn mua vài thứ American Made mà chỉ có hàng Chệt. Ông nói lịch sử tái diễn,
trước đây bố ông cũng than như vậy trước làn sóng hàng Nhật. Nhưng hãy nghĩ xem
lịch sử tái diễn thế nào. Nếu sự thay đổi hình dạng để có hai cô em của chúng
ta đi từ xấu qua đẹp, làn sóng hàng Chệt hôm nay đi từ tốt xuống xấu, chỉ giống
làn sóng cũ là không có những chữ made USA, in France, Germany, Canada...
Khác biệt đầu tiên là phẩm chất, độ
bền, độ an toàn hóa chất thì nói làm chi ai cũng biết. Doanh nghiệp hậu chiến
Mỹ chưa bị ô nhiễm, cộng với tinh thần võ sĩ đạo Nhật đã đưa ra thị trường
những sản phẩm mà nhà sản xuất cam kết đứng bên sau (standing behind the
product). Ngày nay Tàu vẫn tôn trọng nhãn hiệu Mỹ nhưng thực chất là junk. Một
ví dụ rất nhỏ là bộ tuột vít Dewalt made in China tiêu ma trong một tuần, phải
đi mua thứ made in Taiwan. Nhật và doanh nghiệp Mỹ ngầm bên trong đã đem một
hòn ngọc bị bỏ xó ở HK ra làm vũ khí đạt lòng tin. Đó là quan niệm kiểm phẩm
của một người Mỹ: kiểm phẩm từng phần bộ của món hàng, kiểm phẩm đi theo mọi
giai đoạn hoàn thành, chứ không phải trên sản phẩm hoàn tất. HK theo lối thứ
hai ít tốn kém hơn.
Theo nhận xét của một người Mỹ tôi
quen ở VN trước 75, rút gọn trong kỹ nghệ âm thanh, ở mức độ đại chúng, hàng
Nhật như tape deck TEAC, Sony là quán quân, nhìn vô là mắt mắt; HK làm những
thứ tuyệt hảo nhưng ít ai biết, ít ai có tiền mua, ví dụ hiệu AR (Accoustic Research). Ngày nay, ethic (luân lý hành động) của doanh nhân Nhật thay đổi nhiều, vẫn có hà lạm như Nissan cách đây 20 năm
tổn thất hai tỷ đô nhưng không ai ta thán thậm tệ hàng Nhật, dĩ nhiên vẫn có
những tì vết như xe Toyota thắng không nhả.
Thời hậu chiến, doanh nghiệp Nhật
thọ ơn Mỹ như họ nhớ ơn Bank of America. Ngày nay Tàu là chủ nợ của Mỹ, người
làm hồ sơ vay (loan officer) là Wal Mart, Home Depot, Lowes v.v..., những
công ty nầy là tay chân bộ hạ (foot soldier, henchman) của Bắc Kinh.
Lịch sử cho thấy HK đã tạo ra những
HCM, Fidel Castro (không kể vô số nhân vật khác như Mobutu, Congo; Marcos Phi
Luật Tân, Taliban....) và Nixon đã ký khai sinh cho Tàu qua cuộc duyệt binh
chung với Chu An Lai và bữa cơm 300 món. HK vẫn luôn xài chiêu “nhân quyền” hù
dọa thiên hạ, và để nuôi dưỡng những kẻ gọi là nhà dân chủ dõm bị (được thì
đúng hơn) các chính phủ đổ phân (nghĩa đen) lên người và lên nhà cửa (sic?). Báo chí Mỹ cứ
quây cái dĩa hát đã rè, như cái dĩa 78 tua, hỏi miết hỏi hoài White House cớ sao lại
chơi với một nước đông dân nhất thế giới dưới ách của một nhóm nhỏ tự xưng là
giai cấp ưu tú lãnh đạo, nhân quyền chỗ nào? Lần nào Uncle Sam cũng cười khì đưa bộ răng trắng quảng cáo cho kem Perlon ngày xưa Saigon mình. Giới thông tin rứa mà không thông. Bắt
kẻ có tóc ai bắt kẻ trọc đầu. Nắm anh cai tù là nắm cả lũ tù làm nô lệ. Nhưng
chúa ngục đã “đầu ngoài sân sau lần vô bếp”, coi trời bằng ngọn rau má, như vụ
khai mạc Olympic với ca sĩ (?) tý hon nhóp nhép lỗ miệng theo âm thanh của
cái ma nhê tô phôn ở hậu trường; không kể sự an toàn của người tiêu dùng v.v...
Điều đáng buồn là phù thủy không
điều khiển được âm binh và bị quật trở ngược.
Nhưng đời vẫn còn hai cô em Tomomi để "vọng
mỹ nhân hề thiên nhất phương". Ảo giác thành một nhu cầu khi nhật nguyệt
linh đài đổ nát, khi lòng người ly tán, khi tư bản, cộng sản đều nói vậy mà
không phải vậy.---
....................................................................
No comments:
Post a Comment