add this

Friday, October 7, 2016

giấc mơ ngàn, cập nhật

File:Gloomy Forest.jpg


Giấc Mơ Ngàn Ngc Bích, Thái Thanh
tôn tht tu

Beethoven cho trình làng cầm tấu khúc vĩ cầm duy nhất cuối 1806. Người độc tấu cà ngẵng lại còn thêm phần ngẫu hứng của mình. Sự thất bại chua chát nầy làm cho tác giả phải chuyển qua dương cầm viết lại từ đầu đến cuối. Nhưng mãi đến gần 40 năm sau Felix Mendelssohn cùng cậu bé 12 tuổi Joseph Joachim đưa nhạc phẩm nầy lên đĩnh cao, được công nhận là cầm tấu khúc trong sáng nhất, đầy sức sống nhất, và cũng beethovenesque nhất. Ngày nay nói đến vĩ cầm thì không quên nói đến nó; và bất cứ diệu thủ nào cũng nhờ nó làm nhãn hiệu cầu tòa.
Nhắc đến chút nhạc sử nầy để nói tiếng hát của Thái Thanh đã làm sống dậy nhiều bản nhạc, và lần nầy xin nêu vài cảm nghĩ nhân khi nghe Thái Thanh qua Giấc Mơ Ngàn của Ngọc Bích. Lâu lắm khi mới qua Mỹ, tôi nằm mơ thấy một người đàn cầm tấu khúc nói trên, anh ta chạy loạn chiến tranh và vùi cây đàn trong đống lá. Tôi thức dậy và tiếng đàn vẫn bên tai nghe còn rõ hơn; thì ra cái la dô nhỏ xíu ở đầu giường qua làn sóng FM đang phát thanh ngón đàn của một ai đó. Kinh nghiệm mộng thực ấy, chiều nay, khi đang ngủ trưa với giấc mơ khí trời mát dịu của hơi thu; tôi thấy có ai hát nhạc đề chính của bản nhạc nầy và tôi ngâm câu thơ cổ: vi lô hiu hắt như màu khơi tiêu. Tôi thức dậy, tiếng Thái Thanh như tiếp nối giấc mơ ngàn.

avatar ca si Thái Thanh
Thái Thanh

Văn Cao vào Saigon nói rằng hát như Thái Thanh mới là hát; phải chăng Văn Cao đã quá sợ tiếng hát opera “ruộng” bắt chước của Nga hay lối hát sắt máu mà Trung Tâm Cán Bộ Chí Linh đã bắt chước như muốn đâm chém người ta trên màn hình Saigon VNCH? Phải chăng Văn Cao muốn nói Thái Thanh hát Thiên Thai? Nếu Văn Cao nghe bài nầy thế nào ông cũng nói như vậy. Tôi phải mượn Văn Cao vì không biết fa sol la si đô.
Trong phương thức lấy cái nầy diễn tả cái kia, tôi đã thưa với các bạn rằng nếu Văn Cao là Sebastian Bach thì Phạm Duy là Beethoven. Riêng ở đây bản nhạc của Ngọc Bích rất thánh thiện, rất spiritual như các tác phẩm của Văn Cao. Dĩ nhiên đó là cảm quan về hơi nhạc, trong lúc đề tài vẫn nằm trong nét chung, rất quen thuộc. Ngọc Bích viết chửng chạc, như những tác giả khác đã nắm vững điều mình muốn diễn tả, nằm trong dòng nhạc với những khuôn mặt “ít ồn ào” như Nguyễn Văn Quỳ (Dạ khúc), Nguyễn Thiện Tơ (Nhắn Gió Chiều), Việt Lang (Tình Quê Hương)  v.v… Nắm vững, tôi muốn nói không bị lấn cấn giữa ký âm pháp tây phương và ngôn ngữ Việt Nam. Theo Tô Hải, ngoài Bắc đã học nhạc lý của Nga Sô, và họ đã viết làm sao mà hai chữ hải quân, phải hát là hai quần. 

Khả năng ấy của Ngọc Bích góp phần giúp cho Thái Thanh phát âm rất rõ ràng và có những phân đoạn (phrasing) sắc bén và tài tình. Thái Thanh không hát uốn éo như cô con gái. Tôi không đề cập đến Ý Lan. Nhưng tôi muốn nêu trường hợp của Lara Fabian qua bài Je suis malade của Serge Lama. Lối ca réo rắc của Lara hấp dẫn phút đầu nhưng nghe kỹ thì thấy cô nàng không diễn tả được nhiều, nhất là qua cái lỗi “làm nát bài” với lối ngắt câu ở giữa các thành ngữ. Lối trình bày nầy rất đại chúng, rất nhiều kịch tính nhưng không thấm thía như lối trình bày chân phương của Dalida hay chính tác giả. Lời lẽ phân minh, cung đoạn rõ ràng là những căn cứ vững chãi đưa dẫn người nghe vào trạng thái phi trọng lực, vùng không biên giới của nội tâm của tác giả, người trình diễn và kẻ thưởng thức. Chân thật, chân nguyên, không mánh khóe. Những bài hát rõ ràng không che dấu những ý thơ đơn giản nhưng sống mãi qua thử thách thời gian. Một ví dụ trong lịch sử âm nhạc cận và hiện đại là những bài của Brothers Four như Green Field…Ca sĩ Quỳnh Giao đã ca ngợi nghệ thuật xướng ca của Anh Ngọc khi đưa dòng nhạc lước như thuyền trên sóng êm, chứ không đập vỡ bản nhạc như đá ngầm chạm hông gỗ. Cô muốn nói đến những  sự cắt khúc lên xuống làm cho có vẻ ai oán mà thật sự phi nhạc lý và phi nghệ thuật; căn bệnh của một thời, nói chung là thiếu cái “mỹ” (esthetique) trong mọi sinh hoạt của con người hiện nay.
Tôi đã làm quen với bản nầy qua Khánh Ly. Nhưng KL nhiều lúc chỉ hát bình thường, hát hằng loạt, mặc dầu cô đạt tỷ số cao những lần trình diễn gọi là hay, không có trường hợp quá xệ xa cách những lần sáng giá. KL hát tự nhiên, như không phải cố gắng, nhưng ít khi lột hết tinh túy (texture), ngoại trừ những bản như Vũ Nữ Thân Gầy, Đêm Trên Sông Trăng. Cô đã không làm được việc nầy với Giấc Mơ Ngàn.

Dễ hiểu nhất KL không có tài rung trong hầu hết các lần trình diễn. Ngược lại Thái Thanh trong link nầy hát chậm như bước nhẹ của thu sang, chấm phá như bước chân thời gian.
Những vibrato ấy, thật quá khó như của trời cho, như gió rung cành, một thứ vi phong xuy động nói trong kinh Di Đà. Dĩ nhiên, vibrato trong opera tây phương thiếu gì nhưng ít khi ta tìm được những thứ ngọt ngào vừa trong sáng. Một cách dễ kiểm chứng nét độc đáo nầy là so sánh sự trình diễn cùng một tác phẩm của Thái Thanh với một ca sĩ khác thuộc nhóm “top ten”. Ví dụ Dòng Sông Xanh cùng với Mai Hương. (Thái Thanh là cô ruột của MH). Những vibrato ấy như một ai lay cửa, dai dẳng và tha thiết: kìa thức dậy đi, coi nhanh “trời thu, nắng thu chìm trong rừng”, hãy nghe đây “tiếng chuông chùa ngân dài” cũng sẽ rơi vào vô tận như hòn sỏi vào hồ lắng.

Thông thường các danh thủ, hay danh ca, khi trình bày, trông như độc lập với nhạc trưởng hay ca trưởng, nhưng trên thực tế họ tùy thuộc những vị nầy; nói khác, sự độc lập chỉ trong ngón nghề nhưng đường hướng chung phải ăn khớp với quan niệm của người chỉ huy tổng quát. Không hiểu TT có chịu sự coaching của kẻ khác hay không. Thiết nghĩ lúc ban đầu thể nào cũng có sự dìu dắc của Hoài Trung và Hoài Bắc. Thái Thanh tiếp nhận quan niệm chân phương dịu hiền ở Hà Nội trước 1954 và năm 1953 TT đã hát Ngọc Lan của Dương Thiệu Tước. TT, theo ngu ý, đã tự tìm cho mình một lối trình diễn phi thời gian, vượt thời gian. Nếu vậy trong bài hát nầy, TT không cần một ai truyền một chiêu thức, chỉ điểm một yếu huyệt để chinh phục cái thinh không uyển mịn của nghệ thuật và tâm thức.

Thinh không tự nó là vô tận, chỉ thấy được với các thị hiện, các hóa thân – emanation - : giấc mơ nhạt trong gió ngàn hay suối ngàn, bóng em lả lướt…Lời của Ngọc Bích là vài nét thủy mạc trong bức tranh tàu. “Xa một kiếp hồn yêu người nơi tranh thủy mạc, vớ mây trôi chắp nối suối tóc dài, hòa mộng thực chuyển vần thực mộng, tắm suối hạc, hồn để quên ý lạc” (ttt) Thật vậy, người nghe bềnh bồng giữa cái thực, cái không thực, cái xa cái không xa. Tiếng chuông chùa ngân dài, đôi cánh chim rừng bay vào nơi mà ánh trời thu khuất mất chìm.

Người nghe cảm nhận sự cô đơn như đứng trên bãi cát vàng nghìn dặm không thấy khói cơm chiều. (bình sa vạn lý tuyệt nhân yên). Nhưng cái cô đơn nầy thật đáng yêu, nó minh hiện chủ thể, còn biết mình đang biết sương chiều buông mờ, cũng như tác giả câu chữ Hán nầy đã tự hỏi Kim dạ hà xứ túc (đêm nay trọ ở phương nao?) Nói là cô đơn đáng yêu để phân biệt với cái cô đơn giết người. [Cái cô đơn nầy cấu xé lương tri, nó đã vô hóa (annihiler) con người làm cho cuồng điên, phải tự sát. (Lời cuối của Dalida: Pardonnez-moi, la vie m’est insupportable )].
Các bạn của mình ơi, có thiệt như ri nơi tui ở: chiều nay “trời thu nắng thu chìm trong rừng”.                       thân mến, 6/2012


 


Ngc Bích gic mơ ngàn Thái Thanh

Chiu nay nng thu chìm trong rng,
Ng
ng đây nghe gió theo mây vàng
Lãng du lên m
y cung đàn
Th
i chinh chiến trôi ngày tháng bên sui ngàn
Ngày thu ánh s
ương chiều buông m!
Lòng khách say s
u muôn kiếp nh!
Nh
ai cười trong nng vàng
Bao ngày xuân t
ươi thm nay đã phai tàn

Thu v
! chìm theo bóng huyn
Phòng tôi
đơn chiếc thêm tình lưu luyến!
Thoáng nghe r
n rp tiếng ca
Bóng em lã l
ướt, lã lướt! Em cười vui, em cười vui
Làn tóc xõa xu
ng, nhp đưa vi cung đàn tiếc đi
Tình duyên
m áp chn cô phòng
Lòng ng
ười phong sương bt mơ màng.

R
i khi tiếng chuông chùa ngân dài
T
xa đôi cánh chim tung bay
Phút giây
đã thy tơi bi
Làn h
ương xa trong chiu vng không tiếc người
G
p nhau ước mong thành duyên h!
R
i n chia lìa không tiếc nh!
Gi
c mơ nht trong gió ngàn
Riêng mình ta than v
i đôi la chim r
ng!

Thu v! chìm theo bóng huyn
Phòng tôi 
đơn chiếc thêm tình lưu luyến!
Thoáng nghe r
n rp tiếng ca
Bóng em lã l
ướt, lã lướt! Em cười vui, em cười vui
Làn tóc xõa xu
ng, nhđưa vi cung đàn tiếđi
Tình duyên 
m áp chn cô phòng
Lòng ng
ười phong sương bt mơ màng.

Tree Branch by mengshuen

No comments:

Post a Comment