Thì ra mùa thu đã đến hơn tuần rồi nhưng nóng quá còn
hơn những ngày giữa hè. Mà thu, đông tính theo thời tiết, không theo tử vi và lịch
Tàu như ngày Tết là đầu xuân. Nơi tôi sống, bốn mùa có đấy tuy phân biệt không
quá rõ như miền Bắc của địa cầu; khá khác với Miền Nam VN chỉ có mưa nắng hai
mùa. Người Tàu dùng hai câu thơ cổ nói thu về: Ngô đồng nhất diệp lạc, thiên hạ
cộng tri thu (chỉ một ngọn lá nhạt màu đủ làm cho trăm họ thấy thu về).
Nhưng người mình có lắm cách nói thu sang.
Gần nửa năm, không có mưa, ngoài những giọt nước mắt của
Ngưu Lang Chức Nữ không ướt đất, lau lách cũng khô. Thú rừng như nai ra ăn
ngày, rừng sâu nắng cũng thiêu đốt, cỏ cũng hết, suối cạn rồi chăng. Những cây
lớn trong rừng California chết khô. Nắng hạn khắp nơi trên thế giới chưa đủ làm
người thấy tai ách “nhà kính” (green house) vì quá nhiều khí cát bô ních vì
xăng dầu; quá nhiều thứ tiêu hoại lớp ozone chận bớt hơi nóng và các tia tím và
đỏ. Nóng quá người đời dễ sôi máu bắn súng lung tung; sâu bọ vi trùng sinh sản
nhiều hơn.
Nhưng rồi thu mang gió trở lại, làm cho mùa thu dịu
êm, ý vị, nội tâm hơn sự ào ạt mùa xuân ong bướm. Một số cây có hoa xuân thì
nay thu về cũng nở thêm, như những điểm chấm phá của tranh thủy mạc. Đối với thảo
mộc, nếu xuân làm sống lại mùa đông chết thì thu xoa dịu ngày hè nức da. Một vị
sư ở Canada đã quá khen hoa sen còn nở trong khi mọi thứ đã chết từ mùa thu,
bài viết đã được ca ngợi và chạy khắp internet, làm như hoa sen hiện diện với mục
đích duy nhất cho Phật giáo làm biểu tượng. Mùa thu lý tưởng trồng cây, mùa thu rất nhiều hoa nhất là cúc. Cây mát
sinh rễ rồi ngủ yên mùa đông, xuân đến thì tiếp tục, hè về rễ đã đủ sâu mà chịu
đựng. Tỷ số thành công mùa xuân ít hơn thu.
Có lẽ sự trầm lắng của ý thu đã làm cho người
đời bỏ nhiều công sức sáng tạo nghệ thuật về thu nhiều hơn xuân.
Loại lá cứng đổi màu thì loại lá mềm vừa vàng đã rụng khắp chốn. Lối đá triền đồi ít khi đặt chân lên như được phủ bởi lớp tuyết mà nắng yếu còn quấn quít yêu thương chưa chịu đi. Lúc chiều về trong rừng thưa, không tránh được những bâng khuâng, những đau thương đã lắng, những hoài niệm. Khó mà biết ngũ uẩn giai không. Thôi thì hãy lấy độc trị độc, bèn nhớ hai câu vè của chính mình:
Loại lá cứng đổi màu thì loại lá mềm vừa vàng đã rụng khắp chốn. Lối đá triền đồi ít khi đặt chân lên như được phủ bởi lớp tuyết mà nắng yếu còn quấn quít yêu thương chưa chịu đi. Lúc chiều về trong rừng thưa, không tránh được những bâng khuâng, những đau thương đã lắng, những hoài niệm. Khó mà biết ngũ uẩn giai không. Thôi thì hãy lấy độc trị độc, bèn nhớ hai câu vè của chính mình:
Gió
lạc bâng khuâng, bâng khuâng hú
Sao
rụng vô thường, vô thường ru.
Người xứ quê muốn viết thêm về cảnh xế bóng nhưng vẫn
còn bị đè nặng bởi sự tịch liêu từ ngày qua, và nhớ câu thơ của Đỗ Hữu như một
mặc khải, như một chớp sáng lòe: Lá đổ sau chân một lối vàng. Đành phải ngưng, và chỉ đưa lên tấm ảnh “khách và chủ”,
vịt nhà tiếp ngỗng trời Canada. Những con ngỗng nầy ăn bắp chung, bây giờ đã về xứ
lạnh nhường bắp cho nai đến trú ẩn trong mùa săn bắn sắp đến ba tuần nữa.
Thời gian còn lại từ đây của thân hữu xin dành cho Thái
Thanh, Verlaine và Đỗ Hữu.
Verlaine Chanson d’Automne
Les sanglots longs
Des violons
De l'automne
Blessent mon cœur
D'une langueur monotone.
Des violons
De l'automne
Blessent mon cœur
D'une langueur monotone.
Tout
suffocant
Et blême, quand
Sonne l'heure,
Je me souviens
Des jours anciens
Et je pleure;
Et blême, quand
Sonne l'heure,
Je me souviens
Des jours anciens
Et je pleure;
Et
je m'en vais
Au vent mauvais
Qui m'emporte
Au vent mauvais
Qui m'emporte
Deçà, delà,
Pareil à la feuille morte.
Pareil à la feuille morte.
Đỗ Hữu
Sầu Ai Lao
Đã lâu trăng
cứ vàng hiu hắt
Mây cứ sầu tuôn núi
võ vàng
Lá vẫn phai chàm
trên sắc áo
Mưa nguồn thác đổ đá mù
sương.
Giữa ngày lạc lõng trên
rừng rậm
Với nắng bâng
khuâng mây thuở nào
Với núi xanh lơ chiều tím nhạt
Mây trời bàng bạc sầu Ai Lao.
Lưng đèo
quán gió mờ hun hút
Thôn bản nằm trơ dưới nắng chiều
Tai vẫn nghe đều dòng thác
đổ
Người ơi, thương nhớ biết bao nhiêu!
Ở đây hơi đá chiều vây khắp
Khép chặt mình tôi
giữa núi rừng
Buồn quá ngày
đi đêm trở lại
Hoàng hôn
hoa bản phấn rưng rưng.
Người có theo
tôi lên dốc nắng
Nhìn xem hoa
rải sắc trên đường
Chiều nay gió thổi buồn ghê lắm
Lá đổ sau
chân một lối vàng.---
Mời đọc
Về Thái Thanh xin xem Giấc Mơ Ngàn
Về Đỗ Hữu xin xem Sầu Ai Lao và Tây Tiến
No comments:
Post a Comment