add this

Sunday, October 1, 2017

gulag là gì?

trại tù cưởng bách lao động Sô Viết



Gulag có nghĩa là “cơ quan  quản trị các trại tù lao động khổ sai”. Hệ thống trại lao động của Staline là lò sát sinh quỷ quyệt nhất trong lịch sử loài người, có “sản lượng” vượt quá mức trại tập trung Hlocaust của Đức, thế chiền 2. Hằng triệu người chết trong các trại Gulag.


Các trại nầy nằm trong khu rừng rộng lớn mang tên Taiga thuộc vùng Sibérie (Tây Bá Lợi Á). Bây giờ đường sá cây mọc cây hoang dại, chỉ có trực thăng mới đến được.


Các trại bỏ hoang từ mùa hè 1953 tiếp sau cái chết của Staline. Khi có lệnh ân xá chung, tù và cai ngục đều cao bay xa chạy. 


Cùng chung trong các dãy lều gỗ là tù nhân chính trị, gọi là kẻ thù của nhà nước, và tôi phạm thường luật. Với những điều kiện sống dưới mức đời sống người, giới có học, có văn hóa hẳn thua kém đám thường phạm về phương diện sống còn.





Để thiết lập nền cai trị sắt máu, CS nghĩ cần loại bỏ những kẻ có suy tư và ngay thẳng. Lớp người nầy là mối nguy cho các chế độ độc đoán. CS có phần nào thành công: qua 20 năm đàn áp, Cs đã đào tận gốc những giá trị, những tin tưởng, những truyền thống un đúc từ bao thế hệ. 



Sau khi tiêu diệt trí óc của cả nước, Nga Sô trở thành một anh ngố, đồng thời là kẻ vũ phu mọi người đều sợ vì nó ngu và nhiều bom hạch nhân. Giống như một kẻ khổng lồ không đầu não, Nga Sô không thể làm bất cứ gì gọi là thông thái hay sáng tạo. Sau khi đã giết hại thành phần có giáo dục và hiểu biết, Nga Sô chỉ làm được một việc duy nhất là dạy các chư hầu những điều cấm kỵ.


Bất cứ ai trốn trại hầu như không có cơ may sống sót. Phải đi cả hằng trăm cây số rừng già; mà biết đi hướng nào, vì toàn quốc là một nhà tù khổ sai to lớn.


   Bên rượu vodka là thức uống hợp pháp, lính canh lén bán cho tù.



Căn trại một thời đầy nghẹt người nay trống vốc. Có tầng lửng bằng gỗ, tù nhân ngủ cả trên và dưới; 120 người một căn.



Đa số sử gia tin rằng việc đàn áp bắt đầu từ 1932 và lên cao nhất vào năm 1937. Số xe “giao hàng” vào trại thuyên giảm từ khi có cuộc chiến gọi là yêu nước năm 1941. Vì sao? Tù đi gulag có thể tình nguyện gia nhập các tiểu đoàn trừng giới, sẵn sàng chết dưới lằn đạn. Nhưng khốn nạn thay, khi chấm dứt thế chiến 2, ai sống sót thì vào tù ở tiếp. Cuộc đàn áp tiếp diễn cho đến ngày Staline chết.




Phòng trừng phạt


Lỗ đưa cơm


Người chết vì kiệt sức, đói khát và nhọc nhằng. Chủ thuyết Mát Lê dựa trên thuyết tiến hóa dạy rằng qua hằng triệu năm, lao động đã giúp cho người vượn trở thành người. Nhưng trong các trại nầy CS đã chứng minh ngược lại, chỉ trong vài tháng, khổ sai và đói kém đã làm người thành vượn.


Cán bộ nầy mang trên người mấy chữ: "Tôi đã làm xong kế hoạch của tôi; còn bạn thì sao? lo mà làm nhé". CS luôn là những nhà kế hoạch ghê rợn, đến như ấn định con số chính xác số người sẽ đưa đến các trại. Các đơn vị hành chánh phải báo cáo số người bị bắt giữ. Nếu không đủ chỉ tiêu thì thầy chú phải biến thành kẻ thù của nhà nước và đi vô trại luôn.


Đây là một trong những cây cầu tù nhân xây. Cầu nầy chưa hoàn tất thì Staline đã chết.


Cần 1263 km đường sắt để nối liền hai thành phố Igarka và Salechard. 300 ngàn người chết từ 1949 đến 1953 trong dự án nầy mà chỉ được 900 km; để rồi không bao giờ dùng tới; con đường chẳng đi vào đâu. 



Lao động đã thực sự ngưng khi chính quyền cho phát thanh nhạc ai điếu. Các đài hát lui hát tới suốt ngày như để thuyết phục người dân rằng cái chết nầy (của Staline) còn quan trong hơn cái chết cá nhân mỗi người. Chẳng mấy chốc, tù nhân và lính canh lặng lẽ ra đi tìm cách về nhà, chẳng còn ai sửa lại rào đậu dây kẻm gai hay trông coi đầu máy xe lửa bằng hơi nước nầy.


Ước mong những hình ảnh nầy chỉ cho thấy rõ rằng không có một một nước nào có thể tạo nên sự phồn thịnh bằng xương cốt của người dân và một khi những kẻ có mắt để nhìn đều bị tra tấn và sát hại thì số còn lại sẽ sống mãi mãi trong thế giới mù.


No comments:

Post a Comment