add this

Saturday, April 7, 2018

diệt chủng Ukraine 1932


See the source image
Ukraine 1932, tranh Nina Marchenco
diệt chủng Ukraine 1932

Serhy Yekelchyk, ttt dịch

Sau thì khác, chống đối, nhưng xưa kia, 1932, Lev Kopelev đã cùng đoàn tự nguyện từ Nga xuống lùng khắp vùng quê Ukraine để cùng nhóm nằm vùng sách hại hăm dọa nông dân, kẻ thù của Soviet. Hồi ký của ông cho biết năm nầy đánh dấu cao điểm của vụ thu vét lúa gạo bạo hành nhất, tiếp theo quyết định của Staline tập thể hóa nông nghiệp. Ông nói: “chúng tôi thực hiện sự tất yếu lịch sử”. Những chữ nầy bây giờ rất quen thuộc đối với các nhà nghiên cứu diệt chủng.

Holodomor (nạn đói Ukraine 1932, 1933) là một trong những tội ác lớn nhất của Staline mà Tây Phương* ít chú ý. Cuốn sách chúng tôi có trên tay Red Famine sẽ chỉ rõ tội ác chống nhân loại đã bị dấu nhẹm khá lâu. Tác giả Ann Applebaum đã đúc kết cuộc nghiên cứu 3 thập niên khổ nạn nầy thành đôi dòng ngắn, tiện việc ghi vào bia đá hay bia miệng:

Trận đói nầy không phải vì nguyên do mất mùa hay thời tiết khắc nghiệt, cũng không do sự sai lầm của các kế hoạch gia Nga. Chính đó là một cuộc sát hại tập thể nông dân do chính quyền Sô viết điều khiển có kế hoạch.
Các vùng thóc lúa sản xuất nhiều vẫn bị chung số phận cả nước; điều nầy minh chứng nhà nước Xô Viết chủ trương đè bẹp khắp nơi việc nông dân chống đối tập thể hóa và trưng thu nông phẩm.


vùng quê thuở xưa ở Ukraine
Tuy nhiên mùa thu 1932, bất thần Staline đưa ra những chính sách cay nghiệt áp dụng cho Ukraine. Thay vì giảm quota trưng thu, Staline còn kết tội đảng CS địa phương hèn nhát do kẻ thù dật dây. Một số biện pháp vô cùng cứng rắn như là: đóng cửa biên giới, bao vây cô lập các cộng đồng nào không đạt “chỉ tiêu” và phạt các làng nạp trễ bằng cách tịch thu thực phẩm. Đường lối chính thức của Ukraine đầy tính chất sát nhân đưa đến 3,9 triệu người chết trực tiếp và 600 ngàn trẻ chết lúc sinh.

Red Famine không những chỉ đưa ra các con số thống kê và các biên niên thư mục, tác giả còn ghi lại tiếng nói của những kẻ sống sót làm độc giả sửng sốt. Một người còn nhớ xác bà mẹ căn phồng như một chai nước suối. Một người khác thấy tim của một bé gái tong teo đang đập dưới lớp da nhăng nhíu. Lắm người khác lắc đầu không tìm ra chữ để diễn tả các cuộc hành quyết tập thể kẻ lấy trộm thực phẩm hay ăn xác chết.

Tiền lệ ép chết đói hàng loạt thành phần chống đối trong những năm 1917-20 thời Lenine dạy Staline tầm quan trọng của việc xóa bỏ tinh thần quốc gia Ukraine bằng cách thành lập một cộng hòa soviet và điều khiển văn hóa Ukraine trong những năm 1920. Nhưng qua thập niên mới, Staline tin tưởng cần thiết phải tấn công các nhà ái quốc UIkraine thay vì ép họ vô đường lối mới.


Image result for ukraine

Trong bối cảnh nầy việc sát hại các nhà văn hóa cùng với nạn đói chỉ là những việc riêng trong một kế hoạch rộng lớn nhằm tiêu diệt quốc gia Ukraine. Ý kiến nầy dựa vào các bức thư rợn gáy của chính Staline về điều gọi là sự xâm nhập vào đảng CS của thành quốc gia; nhất là câu: “chúng ta có thể mất Ukraine”. Tác giả cũng đã tìm thấy những công văn mật của đảng CS bài trừ văn hóa xứ nầy. Applebaum không chút nghi ngờ trận chết đói nầy là lưỡi dao bén đắc dụng cho Xô viết giết sạch dân thiểu số ở vùng quê gồm người Nga, Ba Lan, Do Thái và Đức.

Raphael Lemkin, người đưa ra quan niệm ‘diệt chủng’ tin tưởng rằng Ukraine dưới thời Staline là một ví dụ cổ điển về sự hủy diệt một nền văn hóa, một quốc gia. Tác giả đồng ý với luật gia Do Thái Ba Lan nầy, đồng thời than phiền rằng luật quốc tế hiện nay không công nhận trận đói giết người Holomodor là một sự diệt chủng. Theo bà chính phủ hiện nay của Ukraine cần vận động thế giới biết rõ vụ nầy, như một trong những phương cách chính để xác định sự cá biệt quốc gia. Dân chúng Ukraine mong muốn Tây phương* chú tâm đến thảm cảnh lịch sử nầy.

(theo bản tiếng Anh: Beating beneath the Skin, TLS London)
xin đọc thêm: Staline starved populations to death


Image result for Ukraine Forced Famine
trẻ em Ukraine 1932

A-Celebration-of-Women-Feature-Banner-e1352628808407 (1) 512


*Ghi chú về danh từ Tây Phương:
 Đến năm 285, đế quốc La Mã đã quá rộng; vua Diocletian phải giao một nửa cho người bạn, đồng thời là phụ tá, Augustus và ông đã chia thành Western Empire với thủ phủ Rome; và Eastern Empire với thủ phủ Byzantium (sau thành Constantinople, Istambul ngày nay). Thiết nghĩ danh từ Tây Phương từ đấy mà ra để chỉ các nước trong đế quốc miền tây (đa số ở Âu Châu, Anh Pháp Đức ... cùng Mỹ Châu dưới ảnh hưởng Anglo Saxon và Hispanic. Hai vùng đế quốc có hai giáo hội Thiên Chúa không ưa thích nhau đến mức cay nghiệt; thánh chiến thứ sáu thay vì đến Do Thái đánh Muslim đã từ Rome qua Constantinople tác quái và điều nầy xem như vết thương đưa đến việc đế quốc Muslim Ottoman diệt trừ La Mã. Xung đột đông tây được báo chí mượn danh từ để chỉ chiến tranh lạnh. Nga là East; khối tư bản là West. Tình cờ có sự khác biệt đông tây trong phạm vi Âu Châu, Tây Âu tư bản và Đông Âu CS.

Image result for east weat roman empires Nhưng về lịch sử và triết học, Đông Phương có nghĩa chính là nền văn minh Ấn Hoa và Á Đông, phân biệt với nền văn hóa tây phương La Hy. Văn hóa mác xít thuộc vùng Tây; sinh ra bởi người Tây Phương, lớn lên trong khung cảnh tây phương. Virgil Gheorghiu, tác giả Giờ Thứ 25, lưu ý người đọc rằng Nga Sô không phải là Đông Phương như ông đã viết: khi tàn lụi suy nát, Tây Phương sẽ được Đông Phương cứu giúp với liều thuốc trí huệ và hiền triết.
Tây phương trong bài nhằm chỉ các nước tư bản Âu Mỹ khác biệt, một thời hay hiện nay vẫn còn, chống đối ý thức hệ phi nhân cầm đầu bởi Sô Viết.




dân ca Ukraine


No comments:

Post a Comment