add this

Friday, March 30, 2018

khóc muộn 60 năm



 khóc muộn * Tôn Tht Tu
Ông bạn cùng tuổi của tôi được một bạn khác làm sống lại thuở thiếu thời, ngồi với mẹ và chị tụng kinh trong bầu không khí gia đình vô cùng êm ấm. Tôi chợt nhớ lại chừng cùng thời gian ấy, tôi cũng tụng kinh trong một bầu không khí khác tuy vẫn được gọi là dưới ánh đạo vàng. Ông thường gởi cho nhiều người triết lý Phật và nhất là nhấn mạnh buông bỏ, một nội dung đầu môi, ghi khắp nơi trong lối chữ lăng quăng và trong chừng vài trăm email đã nhận; một âm mưu tuyên truyền xoa dịu.

Tôi tụng kinh cả sáng lẫn tối, đánh chuông hai buổi, cào lá phơi khô nấu cơm cho mấy vị nửa nửa tỳ kheo trong đó có ông Mãn Giác. Tôi không có duyên để ngộ cái chi và nhất là không có chi để buông bỏ, thành thử những lời khuyên buông bỏ chỉ ghi nhận dùng sau.

Nói về chuyện gia đình đóng góp nhiều ít cho việc chùa là điều không đáng làm; ngay như chị (Như?) Lý con hay cháu nội của ông Thái Quang Toản không muốn nhắc đến công trình của ông nầy 100% làm chùa Quy Thiện, ngôi chùa theo tôi đẹp nhất, rộng rãi mát mẻ không cổ điển như Tây Thiên, có cả một vườn sim trái vừa hoang dại vừa thuần hóa. Tôi gặp chị ở Orange County. Thế nhưng, xin nói gia đình tôi đã góp sức rất nhiều cho chùa Thiên Minh, chính tượng Di Đà bằng gỗ “to bằng trời” đối với tôi, nay thì nhỏ chỉ cao 3 m, do chị mẹ tôi đi lùng khắp vùng sơn cước tìm được ròn một cây mít rất to mua về làm tượng, trả công thợ chạm, kể luôn ba tháng ông trai giới, gây nội lực chống với quỷ phá nhà chay. Chùa chỉ có tượng đứng nầy và một tượng ngồi cao chưa được một mét theo lối Thái Lan do ông Tôn Thất Hối, con của nhiếp chánh vương Tôn Thất Hân, đưa tới.

Lại nói lòng vòng cả quên. 2003 đến thăm chùa, tôi không được thầy mới tiếp vì ăn mặc tồi tàn. Tôi khá sân si và thách đố với ông sư nhỏ hơn có biết nơi ngón tay trỏ chỉ xuống đất của tượng gỗ nầy có một dấu cưa rất cạn. Ông cho tôi điên nhưng lòng từ bi (?) của ông đã khiến ông cùng tôi vô xem thì có thật. Dấu cưa nầy cốt ý để xem tượng đồng hay gỗ; nếu đồng thì đã tiêu tùng theo tuần lễ đồng của Việt Minh 1945, cùng với các bộ lư, nồi đồng...

Khi cha tôi còn sống lên chùa thì thầy trụ trì khi mô cũng “ông tham” và tôi được ngồi bên cạnh ăn cơm chay. Khi hồi cư, nhà cháy, của cải trước đó đã cho tuần lễ vàng, tuần lễ đồng, kho gạo đồng tâm, cha tôi chết, tôi phải ở tạm trong chùa, lúc ấy pháp chủ Mãn Giác còn gọi là chú Sung (lên chức từ điệu Sung). Bây giờ mới hiểu thành ngữ “xương đồng da sắt” chính là tôi, ngủ cả năm trên bộ ngựa, không một mảnh chiếu, không mền cho đến khi dì tôi cho cái mền lính Tây cũ có chữ US Army (Mỹ viện trợ quân sự). Ngày ngày tôi phải đi kiếm củi hay ra giếng xa đứng múc nước cho O Khóa gánh về, bưng nước cho thầy rửa mặt. Nhà thờ bên ngoại cũng tiêu ma nên cậu tôi thờ ôn mệ trên chùa. Một lần gia đình cậu từ Vy Dạ lên kỵ mẹ tức là bà ngoại tôi; cậu mợ không ư hử một tiếng với tôi và tôi phải giữ bản doanh nhà bếp, không dám lên lạy bà ngoại, trong khi trước chiến tranh cha tôi cúng kỵ nhạc gia (mẹ của cậu)  rềnh rang, có rước thầy, vàng bạc, vô chay ra mặn.

Trong bữa ăn cơm cúng, cậu tôi ngồi ở chỗ cũ của cha tôi, bên cạnh là hai đứa con trai. Tôi phải đứng sau lưng cầm quạt, quạt cho thầy và cậu mợ, mắt nhìn thèm khát những món ăn trên những chén dĩa kiểu tây mà cha tôi đã mua của mấy ông tây bà đầm về nước rồi đem cúng cho chùa. Tôi mong có bữa cơm thừa. Nhưng chiều ấy tôi vẫn theo khẩu phần cố hữu là hai chén cơm úp một, còn tương thì cả mấy lu ngoài sân, húp hay chan như canh cũng được.

Tôi học i tờ, tờ i ti bên Chùa Báo Quốc tại phòng trường Nam Giao mượn, năm sau cả hai lớp tư năm đều dời lên gần Từ Đàm. Một mùa hè, gia đình Phật Tử cắm trại tại đây, tôi mới biết chùa rất rộng, lều trại đã choáng chỗ các cây nhỏ, vườn chùa chạy xuống thấp đến con đường có nhà của (Nhã Ca) Trần Thị Thu Vân; từ Thiên Minh qua đó mấy bước. Tôi thấy có mấy gánh đậu hủ, những chén đậu hủ và đường muối hấp dẫn quá.

Tôi chạy về chùa, lẻn lên nhà chính tới cái chén thầy để tiền xu cho ăn mày, ăn cắp tiền qua xơi một chén đậu hủ cho thỏa giấc mơ làm con bà chủ bán kẹo, ăn kẹo trừ cơm.

Thầy cho mấy bạt tai tím mặt. Chuyện nhỏ mà, tôi không khóc.

Sáu chục năm sau tôi mới khóc. Tôi đã khóc khi lơ lửng không biết chỗ mô trên chuyến bay về. Ra tiễn vợ chồng tôi, một người bà con cho một số kinh sách mà chúng ta thấy bừa bãi ở các chùa, ấn tống cầu phước, hồi hướng công đức…

Tôi đọc một cuốn gì đó tôi quên tên. Trong đó Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật có lời nguyện làm sao khi thấy kẻ đói khổ mà làm chuyện ác thì Ngài cho ăn no đủ rồi mới giảng kinh kệ.

Tôi khóc nước mắt đầm đìa, nhà tôi không thấy vì ngủ ngon. Tôi không khóc vì mấy ngón tay thầy xỉa vào mặt. Khóc vì hơn nửa đời người mất đi bài học. Giá như lúc ấy thầy là Dược Sư, thầy đã cho thằng ăn mày nầy, thằng ăn mày hầu hạ thầy, chút tiền ăn thêm chén đậu hủ cho đã thèm rồi dạy rằng ăn cắp là điều xấu. Muộn đến 60 năm nay mới khóc vì gần cả đời người không học được sự thâm sâu huyền diệu của đạo, có ngay trong chén đậu hủ, trong vũng nước bùn lỗ chân trâu.-



buồn vô hậu
tôn tht tu

Nơi tôi  chiu nay mưa như Huế
khí hu khô nên không khn kh như ngoài kia.
Hơn thế na
cơm ngày ba ba tm ra hai ln
có cái áo dày hơn bao b
mđồng thôi cũng đủ m qua mùa.
Kinh Di Đà vn còn như xưa nơi Thun Hóa
Như th ngã văn nht thi Pht ti Xá V quc *
Pht nói gì nghe l quá đi
x ca Phđất bng như rung lúa
nhà bên nhà gm ph màn hoa
người quên đói vì theo hương ca gió
ca không khóa.
K Pht quđộ thượng vô ác đạo chi danh
hà hung hu thit.**

Mưa như mưa chiu kia ngoài x Huế.
Kinh Di Đà lôi ra đọ quán bánh bèo
Nếu trn gian không đem tin mua súng đạn
thì sá gì nhà gm vi châu sa,
trường tr rng nhà thương thơm hơn mít.
Nhưng thy Pht là tôi bun vô hu
Pht sinh ra nơi chn ác ôn
Chúa hin thân nơi người xem nhau thua con chó.
i mươi, chiu nay bun vô hu,
Bun vô hu nên để lng bài thơ.



* Tôi nghe như vầy, một thời Phật tại nước Xá Vệ...
** Nơi xứ Phật, không có danh tự chỉ tội ác, huống là tội tác



No comments:

Post a Comment