add this

Wednesday, February 27, 2019

God is a black women?




Vài suy nghĩ về Thiên Chúa Giáo
Some Queries on Christianity
ELINOR GENE HOFFMAN  (ttt dịch)

Một người chết vì điện giật và sống trở lại sau hai tháng điều trị. Ai cũng muốn biết cuộc đời sau cái chết ra làm sao. Triết gia, ký giả, các nhà thần học yêu cầu ông nói vài lời về kinh nghiệm hiếm có nầy. Ông luôn từ chối và nại rằng nói ra thì gây nhiều xáo trộn. Cuối cùng một vị đại danh nhân thế giới đến trịnh trọng nói: Cả thế giới trông chờ; xin ông vui lòng cho biết God hình thù ra sao. Ông đáp: Vâng, tôi sẽ nói, nhưng các ông sẽ rất buồn lòng. God là một bà da đen (she’s black).

Được chứ, sao không. God thông hiểu mọi điều và dạy người da đen thờ phụng God đàn ông da trắng; thì sao God không thể bảo người da trắng chúng ta (white anglo saxon) tôn thờ God đàn bà da đen?

Tôi không thể hiểu vì sao lại nhất quyết rằng các điều luật vàng trong Tân Ước “cao hơn” lời chỉ dạy của Thích Ca; không hiểu tại sao huấn thị của Jesus bảo yêu thương kẻ thù lại được xem là thần thánh hơn lời của Lão Tử, Socrate hay Gandhi. Tôi không thể tin một tạng điển từ vùng Palestine (Do Thái) lại linh thiêng hơn, xác thực hơn một tạng điển ở Trung Hoa, Ấn Độ hay Mỹ Châu.

Nếu chúng ta thờ phụng God trong thánh lý và chân lý, chúng ta không thể minh hiện God trong một đấng duy nhất. Chúng ta phải nêu rõ thánh lý và chân lý trong bất kỳ đấng tôn nghiêm ứng hiện God.

Chân lý phải toàn diện, không thể giới hạn trong một góc nhỏ của địa cầu như Palestine; nơi một cá nhân trong lịch sử; trong một nhóm người được lựa chọn thiết lập cách thờ phụng; và chỉ trong một ứng thân duy nhất. Ở bất cứ nơi nào tôi gặp được chân lý thì tôi nắm lấy và xem đó là linh thiêng. Các kinh nghiệm sống khác nhau sẽ vén lên những khía cạnh của chân lý; không có một nguồn duy nhất nào là đầy đủ và không sai sót.

Tôi tin rằng Tân Ước gồm rất nhiều sai lạc vì được dựng ra bởi những con người không toàn hảo. Nhiều chi tiết về đời sống của Jesus trái ngược và không nhất thống. Mà chân lý không thể không nhất thống. Theo tôi, ra lệnh đặt đức tin vào sự không nhất quán là tách rời God, mà God cưu mang chân lý.

Tôi xem việc Jesus hy sinh sinh trên thánh giá vì người là một điều vĩ đại. Tuy nhiên tôi không thể xem việc nầy to hơn, lớn hơn bất cứ sự hy sinh nào của những người chết vì một tin tưởng chính đáng và vì tin yêu. Hơn nữa, tôi xem việc hy sinh nầy còn nhỏ hơn, nhẹ hơn nếu thực sự Jesus biết trước sứ mệnh của mình, biết trước sẽ phục sinh. Không mấy ai từ chối hy sinh nếu biết chắc sẽ sung sướng trên thiên đàng; nếu biết chắc mình là God. Sự hy sinh sẽ to lớn hơn nếu người hy sinh không biết chắc (như đa số chúng ta) chuyện gì sẽ xẩy ra.

Tôi sẽ thấy cái chết của Jesus đáng ngưỡng mộ nhiều hơn và thành một gương sáng thuộc về thiên giới nhiều hơn nếu Jesus là một người phàm như mọi người trong chúng ta. Sự liễu mệnh ấy lại càng nhiều ý nghĩa hơn, nếu Jesus, như một kẻ có tầm vóc to lớn, chết để chỉ cho chúng ta thấy rằng chúng ta không phải sợ hãi khi được chỉ định làm công việc tương tự. Việc bị đóng đinh trên cây chữ thập nếu xẩy ra trong trong khung ý thức nầy sẽ gây nhiều hứng khởi hơn, so với trường hợp Jesus là God và chết như một thủ tục cần thiết.

Tôi không tìm ra được một chút hữu ích nào khi phải đặt để trước mắt gương mẫu là một thể nhân chỉ có một đặc tính là siêu phàm. Với nhận định nầy, tôi phải bỏ cuộc vì tôi biết không bao giờ đến kịp sự to lớn vĩ đại ấy. Tôi không thể đi theo một thể nhân đứng ngoài thời gian, nếu tôi không có tiềm năng như vậy.

Jesus có mặt trên trần gian để dạy chúng ta, há chăng cho nên Jesus không thể giống chúng ta? Nếu Jesus không giống chúng ta thì làm sao chúng ta trở thành giống Jesus? Nếu chúng ta không có ý hướng trở thành Jesus thì vì sao Jesus đến quả đất nầy? Những câu hỏi nầy gây xáo trộn và bối rối.
Câu trả lời thỏa đáng theo thiển ý như thế nầy. Chúng ta cùng ở trong sự tiến hóa của ý đạo trong tâm hồn; chúng ta có một định hướng tối thượng chung, nhưng theo những lối riêng, với những nhịp độ riêng. Đây là một lối giải thích nhân ái trước các sự khác biệt giữa các giai đoạn phát triển và các điều kiện sống của người đời.

Hy vọng rằng nếu quyết muốn, chúng ta có thể theo gương của Jesus, Socrates, Gandhi, Schweitzer. Các vị nầy đã sống không sợ hãi, cho nên tôi tin rằng chúng ta có thể sống không sợ hãi.

Tôi thường tự hỏi vì sao Jesus không để lại một tài liệu viết nào về giáo lý. Tôi suy diễn, vì Jesus không muốn xây đắp những giáo điều (như hậu thế đã làm!?); Jesus muốn chúng ta phân biệt một bên là tôn giáo căn cứ vào các giáo luật có điều khoản, chương, mục và một bên là tôn giáo đặt trên đời sống thực sự của những người thấu hiểu ý nghĩa của sự hành đạo và có tư tưởng sung mãn về đạo.

Trong sự hiện diện của Jesus, tôi tìm gặp một niềm ân phước bao la vì Jesus chỉ cho người đời đâu là điều có thể làm được, nói khác là những khả thể. Qui chiếu vào thực tại nầy, tôi có sự can đảm mới, nguồn cảm hứng mới, lên đường đi tìm chân thiện mỹ; chân thiện mỹ là God của tôi.--

Manas Journal 07.08.1959



Jesus as a yogi in India

Viết thêm ca người dch

Elinor Gene Hoffman (EGH)  đã dấu kín cho đến phút cuối một Jesus trong tâm hồn của kẻ sống hiểu ý nghĩa của hành đạo. EGH đã mổ xẻ không thương tiếc một Jesus khác mà người đời cho mang một tính cách siêu phàm đứng ngoài thời gian. Bài viết trông rất kịch liệt, theo lối phân tích luận lý Tây phương.

Những ai đã quen với những ý niệm thị hiện, báo thân, ứng thân sẽ hiểu EGH dễ dàng hơn. Tây phương có thể mất dăm ba phút mới tới EGH trong câu: Nếu Jesus không giống chúng ta thì làm sao chúng ta trở thành giống Jesus?  Như Lai đã thị hiện tướng cướp để có thể gần với tướng cướp tìm cơ duyên chỉ dạy; Phật có trong trà đình tửu điếm. Đây không hoàn toàn là chỉ dạy mà sống chung. Thầy chính là trò, trò chính là thầy; hai bên quyện vào nhau, cùng thăng hoa cùng giác ngộ và thấy chân như đây rồi.

Độc giả sẽ không khó chịu khi EGH nói không ích gì phải cưu mang một Đấng chỉ có tính cách duy nhất là siêu phàm. Ấy là vì độc giả đã quen tinh thần bình đẳng của Đông Phương. Một trong mười danh hiệu của Đấng Giác Ngộ là thiện thệ. Thiện thệ là ngang ngang tầm thường, bình dân. Triết lý Đông Phương nói chung (PG nói riêng) không cao, rất thấp rất gần với người đời, nhưng xuyên qua mọi sự việc, sự vật, cho nên rất “siêu” và không cao. Thậm như Trang Tử còn nói: đạo có trong phân và nước tiểu. Kinh Pháp Hoa còn đòi hỏi “thân cận muôn ngàn đức Phật”, chúng sinh sẽ thành Phật.

Thế nào tác giả đã quen với Đông Phương và đã dùng quan niệm “pháp thân”: incarnate Him in only one being. “Incarnate” có ngữ căn là carnicea thể xác, tạm hiểu như thị hiện, minh hiện. EGH, qua cách hiểu của tôi, không cho God mang tính chất hình người (anthropomorphic), cũng chưa nắm vững toàn diện thực thể “God” mà chỉ hiểu đó là nguồn gốc hay chính là chân thiện mỹ.

Vì vậy God phải “incarnate” vào một vị như chúng ta để cùng nhau hiểu chân thiện mỹ, we all are friends. EGH không phủ nhận sự “God incarnation” của Jesus, nhưng xem đó chỉ là một trong những incarnation; và theo tác giả, mỗi thị hiện cho thấy thêm một khía cạnh của chân lý, của God. Sự trình bày của EGH gợi lên khá nhiều hình ảnh của Pháp Hoa. Các – nhiều - đức Phật ra đời tùy theo hoàn cảnh, dùng phương tiện khác nhau thuyết giảng nhằm mục đích khai thị ngộ nhập (chỉ cho thấy gặp và chứng đạo).

Thiết nghĩ EGH nằm trong trào lưu Tây Phương thế kỷ 20 muốn trở lại thời khởi thủy của TCG (early Christianism) có rất nhiều trường phái với phương cách riêng nhịp độ riêng và nhất là noi gương cuộc sống vô cùng đơn giản của Jesus. Vào thế kỷ thứ tư, hoàng đế Constantine đã ra lệnh triệu tập hội nghị giáo sự, mở đầu một nền thần học mới; những gì không thích thì vất bỏ, cái còn giữ thì thành luật, thành văn (canonized). Giáo hội đã tổ chức sít sao, giàu có mà con chiên ngoan đạo triết gia Nguyễn Văn Trung cho là đã phi thiêng (desacralized).

Nhiều người cho rằng Đông Phương (đặc biệt Zen của Nhật) đã tạo ra sự trở về nầy. Lập luận nầy không còn được chấp nhận. Mà ngược lại sự mong muốn trở về nói trên là một môi trường cho Zen phát triển; Tây Phương đã dùng tính chất khai phóng của Zen để thấy sự khép kín về thần học. Sử gia tìm thấy sự luân lưu các nguồn tư tưởng qua lại từ Hy Mã Lạp Sơn đến Ai Cập. Jesus ra đời khi La Mã đè bẹp Hy Lạp nhưng văn hóa Hy Lạp không bị tiêu diệt. Đại Đế Alexandre đã đem núi xuống biển, đem biển lên núi (Hy Mã Lạp Sơn và Địa Trung Hải). Jesus và Early Christianism xuất hiện trong bối cảnh nầy. (ttt)


                 Beethoven Spring Sonata

Friday, February 22, 2019

chiều Đại Hàn, thầy Nguyễn Văn




chiều Đại Hàn, thầy Nguyễn Văn
tôn tht tu
Tự nhiên, tôi muốn thành nhà phê bình âm nhạc "một ngày", "just one day" khi lỗ tai trâu đang gởi tiệm hớt tóc nhờ ngoáy. Số là tôi mới mua chai nước tương trong chợ Đại Hàn, và cũng thấy Đại Hàn văn minh trước Nhật Bổn. Khi bán đảo Liêu Đông là đế quốc Liêu và là nhà Đại Kim, Đại Hàn không những là cái cầu cho quần đảo Phù Tang nhận văn minh của Lục Địa, mà còn là nơi thử thách tinh luyện mọi thứ trước khi Nhật tiếp nhận. Những đổi thay chính trị đã đưa giới trí thức có học Đại Hàn qua Nhật vì chỉ cách cái eo biển. Hôm qua tôi cũng đọc một đoạn thơ ngắn của một người Đại Hàn chết trong tù Nhật vì chống việc bải bỏ chữ Đại Hàn. Từ trong xà lim, thi sĩ nhìn ra sân tuyết như tờ giấy trắng mà những con chim se sẻ viết suốt ngày:
        “Chirp, chirp” they repeat with their beaks:
          with their feet, they practice their writing.
          All day long they practice their writing,
          but the only thing they can write is “chirp”.
             (có thể Yun Don-ju tự mình là con chim câm, chỉ có thể viết một chữ chíp chíp)

Rứa thì tôi đang có một buổi chiều Đại Hàn. Tôi đã bỏ rơi người đep Ann-Sophie Mutter, tuy tôi đã xem nghe tận mắt tại San Diego qua khúc vĩ cầm của Beethoven. Hôm nay tôi nghe đến ba lần ngón đàn của Clara Jumi-Kang, quán quân rất nhiều cuộc tranh tài thế giới. Ann-Sophie vui buồn không để lộ, coi bộ đã cứng tay. Có lẽ tôi thích Kang vì tương Đại Hàn.
Học giả Karl Haas mấy chục năm vùng vẫy, vẫy vùng trên làn sóng điện nói về độ rề mi. Nếu ông đã đem hòa tấu khúc số 8 của Beethoven tặng, và tả cuộc đời của, các anh hùng lái xe 18 bánh khắp nẻo đường thế giới thì tôi cũng có thể dùng concerto pour violon nầy mà tả sự phiêu lưu đơn độc gió bụi trở về thái hòa của tâm và cảnh.
Trước Beethoven, dàn nhạc chỉ đóng vai trò phụ họa cho danh thủ độc tấu. Qua khúc nầy, dàn nhạc chia sẻ nhiệm vụ mô tả nỗi niềm của người sáng tác, lắm khi đối thoại như kiểu ta với ta. Nơi đây dàn nhạc như một bức trường thành, giữ “yên mặt trận miền tây”; đến độ có thể xem phần độc tấu như một nụ cười một ánh mắt của một khối thâm sâu chưa tỏa lộ.

Image result for beethoven violin concerto

Khác với những cầm tấu khúc khác, ở đây dàn nhạc nắm phần chính trình bày nhạc đề chính. Nhạc đề như một giai điệu rút ngắn, là nắm ruột, như trọng tâm trong vật lý, nơi giữ cho vật dụng đứng vững. Đó cũng là chỗ chung cho những giao động đi qua.
Một truyện ngắn, một bài thơ có thể chỉ đưa độc giả đến bìa rừng và yêu cầu đi tiếp, như kiểu hiện sinh là đặt vấn đề. Nhưng nhạc, ngắn dài, đều phải tròn trịnh, bao quanh cái “air” ấy. Tuy vậy, khai thác nhạc đề là chuyện khác.
Tôi muốn trở về với Kang và nhắc ý của một kẻ khác rằng với Kang ta có 44 phút đẹp nhất từ khi thời gian được tạo dựng. Chỉ nịnh đầm mà thôi vì cần bao nhiêu bàn tay khác.
Sau nhiều lần nhập nhằng, nói qua nói về như sư tử hý cầu, ở phút 34.47, khách lãng du nở nụ cười kín đáo vì sự chao đảo đã được bù trừ bởi nhạc đề chính do dàn nhạc cung ứng, mở đầu giai đoạn hạnh phúc nhất của concerto. Từ đây danh thủ đảm nhận nhiều hơn nhạc đề chính không như ở hai hành âm trước. Cả mọi người xoay quanh sự thái hòa như con thuyền không chòng chành, mà chỉ lên xuống theo gió nhẹ.
Trong những concerto vĩ cầm danh tiếng, bản nầy trong sáng nhất, ấm cúng nhất, và quí phái nhất. Nó như không bao giờ chấm dứt; ở nhiều nơi thính giả sẵn sàng vỗ tay thì chưa hết, chưa hết.
Có thể dùng khúc nhạc nầy mà nói những chuyện triết lý như bản lai diện mục, trở về với chân tướng. Nhưng nó đi xa hơn, thực tế hơn cho thấy hạnh phúc của yên bình thực sự, của hòa nhịp.
Trong chiều Đại Hàn nầy, tôi chứng nghiệm trực giác chỗ gặp nhau của triết lý và của nghệ thuật, sự yên ổn trở về, không có sự phân biệt danh thủ và dàn nhạc, không có phân biệt giữa cá nhân và chủng loại, không có sự phân biệt hữu hình và vô hình.

Chiều Đại Hàn nầy, tôi cũng nhận tin vị thầy cũ đã qua đời ngày 17.02.2019 hưởng thọ 92 tuổi. Giáo sư Nguyễn Văn đã dạy tôi 1952 lớp đệ thất Nguyễn Tri Phương, môn luân lý mỗi tuần một giờ.
Mãi cho đến gần đây, tôi mới nhờ Phan Chu Trinh mà biết rằng luân lý chỉ là những tập tục, đúng chỗ nầy không đúng chỗ kia, đúng lúc nầy sai lúc kia, chẳng khác Pascal nói sự thật là sai lầm hay ngược lại ở hai bên núi Pyrenées. Nhà cách mạng xứ Quảng lưu ý cần biết thêm triết lý cao xa ngoài những hình thức ấy để biết đạo lý.
Nhờ vậy tôi tự đính chính mà nói rằng thầy Nguyễn Văn đã dạy đạo lý, thầy dạy chúng tôi nghĩa vụ đối với nhân loại, thương mến muôn loài, thương mến thiên nhiên. Thầy còn dạy bổn phận với chính mình. Đừng để mình u muội, thân thể phải tráng kiệm, đừng bê tha, đừng tự tử. Các bậc Phật Thánh cũng làm chừng đó thôi.
Tôi biết thầy đánh cờ tướng rất cao. Nghe nói thầy thắng nhiều lần tại các hội chợ mở ở Thương Bạc hay trường Thượng Tứ. Thầy không phiền đối phương suy nghĩ rất lâu, nhưng khi bên kia đi xong thì thầy chơi cái bụp, đi con cờ của mình như ngày nay đánh với computer.
Thầy rất giỏi chữ Hán nhưng không bao giờ khoe đã đọc sách thánh hiền Khổng Lão Thích. Thầy không khệ nệ như lớp người tiếng Tây gọi là pédant, ra vẻ trí thức.
Thầy đã ra đi. Không chi vui, không có chi buồn; cho nên không cần phải cổ bồn như Trang Tử, không có chi phải khóc la. Thầy đã trở về với nhạc đề của vũ trụ. Người gốc Sịa, thế nào thầy cũng quen biết thi sĩ Trụ Vũ; Trụ Vũ thì “cửa hồn tôi khép lại không cho vũ trụ lòn vô”.
Nhưng vũ trụ không có cửa. Thầy như tiếng vĩ cầm của Beethoven đi vào vũ trụ hài hòa, đánh cờ với Schubert, bút thoại với Bạch Cư Dị .... để lại cho học trò những tuế toái này kia như ta là ai, chết và nhập niết bàn có khác nhau không.
Chiều nay, tôi sẽ vừa nghe Kang đàn Beethoven, vừa ăn cơm trắng với nước tương Đại Hàn. Trước khi dùng bữa, tôi sẽ mời thầy thưởng thức mùi thơm gạo mới, như hương lòng của chính tôi, và của những đứa học trò nhớ thương thầy.-

A-Celebration-of-Women-Feature-Banner-e1352628808407 (1) 512


Clara Jumi-Kang





Saturday, February 16, 2019

chuyện tháng tư




Nh chuyn tháng tư 
(nh bn Dũng hi quân)
 Đỗ Duy Ngọc

Sm chp vang rn mưa chưa ti
Bom r
ơi sáng loé phía phi trường
Nh
ng lp người đi v phía bin
Ta bu
n sp mt gia tang thương.
Long qung hoàng hôn đy tiếng n
Ta ng
i run ry đi chuyến bay
B
u tri phành phch cành cây đ
Ch
p c hai tay cu ri may.

Ph
xá đùn lên dân hôi ca
Máy móc th
c ăn úa va hè
Nh
ng chiếc xe lướt qua vi vã
N
a đêm ch đi nm nghiêng nghe
Có tiếng ai la trong bóng ti
Thiên h
nhao nhao thoát ra ngoài
Ta b
đy ra rìa cánh ca
Thi
ếu nước không cơm bng mt nhoài.

Người chia hai hướng đi hai ngã
Ta chán cu
c chơi b tr v
Ph
phường lác đác vài tiếng n
C
m thy lc loài trong cơn mê.
@
Bn lái ch ta ra Ba Son
Đêm qua ng
ười đi đã mi mòn
Th
i gian nguy cp tàu đi sm
Tuy
t vng thoái lui đường chng còn.
Qua cu mt đám mang băng đ
Gi
ương súng giơ tay ging lnh lùng
Hai th
ng lng l lun qua ngõ
Không dám nhìn quanh b
ước đường cùng.

Trưa nng tháng tư cháy va hè
Xe tăng r
m rp vi còi xe
Lính c
i quân trang tràn ngp ph
Th
t thu băng qua my xác đè.
C màu xanh đ chen cây lá
Áo tr
n súng gm pháo chĩa ngang.
Ng
ười đưa tay vy người cúi mt
Nh
ng xác không hn ming nín khe.

T đy ta làm người li
Sáng sáng lang thang đ
ng góc đường
Xem ng
ười lính mi cười ngơ ngác
L
àm k man di gia ph phường.

Bn ta lưu lc v đâu mt
Năm tháng qua đi ch
ng thy v
R
i mười năm na qua như mng
Tin b
n lang thang nơi min quê.
Ri nghe bn chết vì quá đói
Khi g
ng chuyến th rau cui năm
G
c gia ph đông mm th huyết
Không ch
n thân quen chng ch nm.

Ta đi tìm m bn nơi quê
Kh
ông có ai biết ch bn v
Ta đ
ng sông Hoài mà nh bn
Th
p nén nhang trm mt đ hoe.

5.4.2018


Sunday, February 10, 2019

hành hình thập tự giá và giác ngộ


 
            Phật nhập diệt, tranh Nhật Bản thế kỳ 14  -                    Yellow Christ, tranh Gauguin 1889
giác ngộ và hành hình trên thập tự giá
crucifixion and enlightenment
Daisetz Teitaro Suzuki (ttt dịch)

1. Mỗi khi thấy hình Chúa bị đóng đinh trên Thánh Giá, tôi luôn nghĩ đến sự khác biệt sâu rộng giữa Phật Giáo (PG) và Thiên Chúa Giáo (TCG). Sự khác biệt nầy cũng là một biểu tượng tâm lý tách Đông Phương (ĐP) khỏi Tây Phương (TP).
Ngã hiện diện vững mạnh ở TP. Trong lúc ấy, ở ĐP không có ngã; mà không có ngã thì không có gì để đóng đinh.

Có thể phân biệt hai giai đoạn trong quan niệm về ngã. Ngã ở giai đoạn một: tương đối, thuộc tâm lý và kinh nghiệm. Kế tiếp ngã có tính chất siêu nhiên.
Ngã theo kinh nghiệm bị giới hạn, không có sự hiện hữu tự thân. Dù nhìn theo phía nào, nó không có giá trị tuyệt đối vì lệ thuộc các yếu tố khác. Nói khác, chỉ là một ngã tương đối, thành hình vì những sinh hoạt tâm lý, có tính cách giả định, luôn lệ thuộc. Do đó nó không có tự do. Từ đâu mà có ảo giác (sai lạc) rằng nó tự do, độc lập và hữu thực?

Sai lạc đến từ sự thể ngã siêu nhiên bị hiểu lầm khi nó điều hoạt xuyên qua ngã tương đối; và hiểu lầm hai thứ là một.
Ngã tương đối, theo quan niệm nhị nguyên của Mật Tông Tây Tạng, có hai cục diện trong các mối liên hệ, bên trong và bên ngoài. Bên ngoài mà nói, ngã theo kinh nghiệm hay tương đối chỉ là một trong nhiều thứ ngã, nó nằm trong cảnh giới đa dạng, không ngừng qua lại, tiếp xúc với các ngã khác, có tính cách diễn tiến. Nhưng ở trong mà nói (hướng nội), sự liên hệ (của nó với ngã siêu nhiên) liền lạc không thay đổi, toàn diện và hiện tiền. Sự liên lạc bên trong không thể nhận biết dễ dàng như bên ngoài, nhưng không có nghĩa là sự nhận biết không ích lợi gì trong đời sống hằng ngày.
Trái lại, sự tìm gặp ngã siêu nhiên đằng sau ngã tương đối sẽ chiếu rọi vào nguồn vô thức và giúp chúng ta tiếp xúc với vô thức. Rõ ràng, sự nhận chân bên trong không phải là một tri thức bình thường như đối với một sự việc bên ngoài.

Sự khác biệt nầy xẩy ra trong hai đường lối. Đối tượng tri thức thường tình nằm trong không gian và thời gian và có thể đo lường theo khoa học. Đối tượng của tri thức nội tại không phải là sự vật cá biệt. Ngã siêu nhiên không thể tách rời ngã tương đối mà xem xét. Nó được tiếp xúc một cách nhất quán và trực khởi bởi cái ngã tương đối, nếu tách khỏi ngã tương đối thì nó không còn là nó nữa. Ngã tương đối là ngã siêu nhiên; ngã siêu nhiên là ngã tương đối; chúng không phải là một cũng không phải là hai. Chúng tách rời nhau trong phân tích triết lý, chứ không tách nhau trong thực trạng. Không có một kẻ đứng nhìn và một kẻ bị nhìn; người nhìn cũng là người bị nhìn; người bị nhìn cũng là người nhìn.
Khi mối quan hệ giữa ngã tương đối và ngã siêu nhiên không được nhận biết thấu đáo qua trực giác, sự sai lạc, ảo giác xuất hiện. Lúc ấy ngã tương đối tự nhận có tự do, tự sung mãn và hành động theo tư thế nầy. Ngã tương đối không có sự hiện hữu đầy đủ của ngã siêu nhiên. Sai lạc chính là lúc ngã tương đối không thấy bản chất của chính mình và tiếm quyền cái ngã sau lưng mình.

Nhưng cũng rõ ràng như vầy: ngã siêu nhiên cần có ngã tương đối để có một hình thái mà điều hoạt, nhưng không thể đồng hóa với ngã tương đối; sự biến dạng của ngã tương đối không bao hàm sự biến dạng của ngã siêu nhiên.
Ngã siêu nhiên là một tác nhân sáng tạo, ngã tương đối được thụ tạo. Ngã tương đối không phải là một thứ gì có trước và đứng trước mặt ngã siêu nhiên. Ngã siêu nhiên là mẹ của mọi điều.

Tinh thần ĐP qui kết mọi thứ vào ngã siêu nhiên, tuy không luôn theo phương cách ý thức hay phê bình; trong lúc TP tự gắn mình vào ngã tương đối và bắt đầu mọi việc từ đó.
Thay vì đưa ngã tương đối vào quỹ đạo của ngã siêu nhiên (điểm xuất phát), tinh thần TP khư khư níu kéo vào đó. Ngã tương đối, tại bản chất là thiếu sót, đã đưa đến những sai lạc một khi TP tin nó như một thực tại hằng cửu và đóng đinh nó như một thực tại bất biến.

ĐP không hướng về hình tướng (corporeality) của ngã tương đối; nó hiền hòa, êm ả nhập vào lòng của ngã siêu nhiên. Điều nầy cho thấy tại sao Phật nhập Niết Bàn một cách trong lành giữa hai cây sa la; trong sự thương mến không những của đệ tử mà cả muôn loại, người, không phải người, chúng sanh hay không phải chúng sanh. Ngay từ đầu không có ngã chấp (ego substance), cho nên không cần có việc đóng đinh.

Trong TCG, việc đóng đinh trở thành cần thiết; hình tướng (corporeality) đòi hỏi một cái chết bạo động. Và ngay sau cái chết, việc phục sinh phải xẩy ra dưới hình thức nầy hay hình thức nọ, vì hai việc dính liền nhau. Saint Paul nói: Nếu Christ không sống lại, thì việc giảng đạo vô nghĩa, đức tin của chúng ta cũng vô nghĩa, để rồi chúng ta chìm luôn trong tội trọng”.
Việc đóng đinh có hai ý nghĩa: cá thể và nhân bản. Trong ý nghĩa thứ nhất, nó nói lên sự hủy diệt của một ngã cá thể. Trong ý nghĩa thứ hai, nó nói lên chủ thuyết cho rằng Jesus chết thế cho tội lỗi của chúng ta. Trong cả hai khía cạnh ấy “Người Chết” phải sống lại. Không có sự sống lại nầy thì sự hủy diệt cũng chẳng có nghĩa lý gì. Ý nghĩa đôi vừa nêu có thể diễn tả như sau: Nơi Adam, chúng ta chết, nơi Jesus chúng ta sống.

Trong PG, điều cần có là giác ngộ, chứ không phải phục sinh hay đóng đinh. Việc sống lại rất bi đát và mang đầy đủ tính chất người, nhưng nó vẫn còn chút mùi xác thịt. Trong giác ngộ, chỉ có tính chất siêu nhiên.
Chính nhờ kinh nghiệm giác ngộ mà ai cũng đạt Phật tánh theo đường lối riêng hay chung. Không riêng chỉ một người có thật trong lịch sử, tức là Thích Ca.
Việc đóng đinh không có ý nghĩa nếu không được theo ngay sau bởi sự sống lại. Nhưng đất trần, bụi trần vẫn còn dính tuy người sống lại đã lên trời. Với giác ngộ thì khác: tức khắc đất trần chuyển hóa thành tịnh độ, bạn không cần bay lên trời và không phải chờ sự chuyển hóa nầy xẩy ra trên thiên cung.

2.- Các biểu tượng TCG đều liện hệ đến sự khổ đau của con người. Cao điểm của mọi khổ đau là việc đóng đinh trên thập tự giá. PG nói rất nhiều về khổ đau nhưng cao điểm là ông Phật ngồi ở gốc cây bồ đề. Christ đem theo sự khổ đau cho đến giờ chót của kiếp hiện hình trên trái đất. Phật đến phút chót vẫn thuyết giảng về giác ngộ và im lặng qua đời giữa hai cây sa la. Hai cây nầy thẳng đứng, trong lúc Phật nằm theo chiều ngang như chính sự vĩnh cửu.

Christ bị treo trên thập tự giá thẳng đứng, đầy sầu não. Theo tinh thần ĐP cảnh tượng nầy quá bi thương và xốn xang.

Nay dùng hình học để so sánh hình ảnh một người ngồi xếp bằng thiền định và một người bị đóng đinh. Trước tiên, chiều đứng thẳng gợi lên ý niệm hành động, di chuyển và khát vọng. Chiều nằm ngang gợi lên ý niệm hòa bình, sung mãn nội tâm và an lạc. Hình ảnh ngồi cho thấy sự vững chắc, tin tưởng và bất động. Cơ thể trụ trên hai bắp vế của đôi chân xếp chéo; trọng tâm nằm ngay dưới trụ xương sống. Đó là tư thế an toàn nhất của giống hai chân khi còn sống. Đó cũng là biểu tượng của hòa bình, tĩnh túc và tự tin.

Tư thế đứng thường gợi lên tinh thần chiến đấu, công và thủ. Nó cho ta cảm tưởng về sự quan trọng cá nhân phát sinh từ cá thể và uy lực. Khi con người bắt đầu đứng trên hai chân, sự thể nầy chứng minh rằng con người nay khác biệt với loài đi bốn chân; và từ nay ít lệ thuộc với mặt đất, nhờ vào hai chân trước được tự do và nhờ vào sự tăng trưởng của bộ óc.
Sự tăng trưởng nầy và sự độc lập vừa nêu luôn luôn đưa con người đến chỗ sai lạc rằng từ nay mình làm chủ thiên nhiên và điều khiển thiên nhiên một cách đầy đủ nhất. Cộng chung với truyền thống Bible cho rằng con người thống trị mọi vật, sự thể nầy đã làm cho quan niệm thống trị toàn diện nẩy nở quá mức, qua khỏi những giới hạn hữu lý.
Hậu quả là chúng ta nói quá nhiều về sự chinh phục thiên nhiên, mà không nói đến sự cần thiết chinh phục bản chất con người; trong lúc thứ thiên nhiên nầy cần được chinh phục (điều hợp, thuần hóa) hơn bất cứ điều gì khác.

Mặt khác, thế ngồi thiền định giúp người ngồi thấy mình không tách rời mặt đất nhưng đồng thời không bị trói buộc vào mặt đất như phải lội xuống bùn làm trâu đầm. Thật vậy, hắn ta được nâng đỡ bởi mặt đất nhưng ngồi trên đất như một dấu hiệu tinh anh của tính chất siêu nhiên. Hắn ta không bị xiềng vào đất và cũng không tách khỏi đất.

Ngày nay chúng ta ồn ào nói rất nhiều về sự buông bỏ, làm như sự kết hợp, nhập cuộc là điều đáng ghét, gây chết chóc; cho nên phải làm điều trái ngược. Mà thật ra, người ta chỉ nói mà không dám động đến những điều đáng quí, hữu ích cho hạnh lạc xã hội và cá nhân. Hàn Sơn và Thập Đắc hưởng thụ tự do và hạnh lạc theo lối riêng mà người ngoài tưởng hai thi nhân thời triều đại Đường bên Tàu nầy đã buông thả. Thích Ca suốt 80 năm đi khắp nơi thuyết giảng lý giải thoát giác ngộ cho mọi tầng lớp khác nhau về trí tuệ, kinh tế, xã hội, rồi lặng lẽ qua đời bên bờ sông Niranjana. Socrates sinh và chết ở Athens đã dùng nghị lực và trí huệ khai mở tư tưởng cho người đời, đã đem triết lý từ trời cao xuống đất, bình thản uống chén thuốc độc, chấm dứt đời ở tuổi bảy mươi trước sự chứng kiến của các môn đệ.
Chúng ta sẽ nói gì về những cuộc đời của những vị tận dụng, tận hưởng sự thâm sâu của nội tâm? Buông bỏ hay giấn thân?  Những chữ nầy đều không đúng để lượng giá cuộc đời chư vị nầy. Họ hoàn toàn tự do, không bị cản trở bởi bất cứ tư lợi nào. Noi gương chư vị ấy, giác ngộ sẽ cho chúng ta tự do và an lạc, bình yên.


3. Khi Phật đạt giác ngộ tối thượng, Ngài vẫn ở trong tư thế ngồi; không bị xiềng vào mặt đất, cũng không tách khỏi mặt đất; Ngài với đất là một, từ đất mà lớn lên và không bị đất nghiền nát. Như tất cả trẻ thơ của mọi thường dân, Ngài đứng một tay chỉ trời một tay chỉ đất nói: trên trời dưới đất, chỉ có người mới đáng quý.
PG có ba biểu tượng về 1. Sinh, 2. Giác Ngộ, 3. (nhập) Niết Bàn. Đó là đứng, ngồi và nằm. Như vậy PG liên hệ mật thiết với sự sống đời người qua các hình thức hòa bình, không có dấu tích nào của hành vi chiến tranh.

TCG đưa ra nhiều điều khó hiểu, nhất là biểu tượng đóng đinh trên thánh giá. Theo người TCG, sự đóng đinh có nghĩa là đóng đinh ngã hay xác thịt vì không điều khiển được ngã thì chúng ta không thể đạt sự toàn thiện luân lý.
Đây là chỗ khác biệt giữa PG và TCG.

PG ngay từ đầu đã nói rằng không có ngã nào để đóng đinh. Tin có ngã là khởi điểm của mọi sai lạc nguy hại. Thế giới là một mạng lưới của những tương hệ về nghiệp, không có một ai, một tác nhân nào đứng đẳng sau xử dụng lưới theo ý muốn riêng.
TCG có khuynh hướng nhấn mạnh tính chất hữu hình (corporealty), từ đó có biểu tượng đóng đinh, và có hệ luận là biểu tượng ăn thịt và uống máu, được xem như phương pháp kết hợp thành một với Christ. Nhưng người không TCG hỏi có chăng một phương khác để hội nhập với Christ, hòa bình hơn, duy lý hơn, nhân bản hơn, ít bạo động hơn.
Christ bi ám hại trên cây thánh giá dựng đứng; Phật qua đời nằm theo chiều ngang; hai hình ảnh ấy – phải chăng? – có thể mượm tạm mà nói lên sự khác biệt giữa PG và TCG?

Chiều thẳng đứng bao hàm hành động, chiến đấu, độc quyền (tách biệt); chiều nằm ngang bao hàm hòa bình, bao dung, khoáng đạt. Vì có tính cách năng động, TCG đôi khi khuấy động, gây xáo trộn. Vì có tính chất chiến đấu và tách biết, TCG có khuynh hướng áp đặt quyền lực thống trị đối với kẻ khác mặc dù tự nhận chủ trương dân chủ và tình huynh đệ toàn diện.
Riêng ở khía cạnh nầy, PG đứng về phía bên kia, đối diện với TCG.

Chiều ngang theo thân Phật lìa đời lắm lúc cho thấy sự lười biếng, lãnh đạm, sự bất hoạt, tuy PG là tôn giáo vô cùng kiên nhẫn. Nhưng dẫu sao, PG là một tôn giáo hòa bình, trong lành, bình an và quân bình. PG từ chối tính chất chiến đấu và tách biệt độc quyền; trái lại chấp nhận tinh thần khoáng đạt, bao dung toàn diện, xa lìa các kỳ thị trần gian.

Đứng thẳng có nghĩa là sẵn sàng chiến đấu, phải túc trực vì kẻ thù có thể đánh phủ đầu mình bất cứ lúc nào. Nhưng một khi mình thấy kẻ thù nguy hại ấy chỉ là một ảo giác, một ngã tương đối, thì mình làm lành với chính mình và mọi điều, mọi sự để ngủ ngon.

Những khác biệt phân tích theo chiều đứng, chiều ngang không đưa đến bất cứ xung đột nào, nếu được nhìn theo chiều hướng tích cực. Tính chất nằm ngang nếu vẫn giữ vĩnh viễn nằm ngang sẽ đưa đến cái chết. Khi tính chất đứng thẳng mãi mãi là đứng thẳng cứng đờ thì nó sẽ ngã quỵ. Theo đúng với chân lý, sự nằm ngang chỉ có nghĩa là nằm ngang khi nó mang theo khuynh hướng trổi dậy như một đường thẳng chuyển qua thế ba chiều. Với chiều đứng cũng thế; khi vẫn giữ nguyên trạng bất động thì nó không còn là nó nữa, cho nên cần uyển chuyển, dung hòa quân bình với sự sinh động.



Mysticism, Christian and Buddhist
by Daisetz Teitaro Suzuki 1957


Ann-Sophie Mutter




Tuesday, February 5, 2019

giải hạn sao thái bạch

See the source image
trái thanh long
dâng sao giải hạn
Đêm nay đúng 11g35 hai vợ chồng tôi mới về được đến nhà, vừa dắt xe vào nhà, bà vợ tôi vội dâng lễ trên bàn thờ; miệng vừa lẩm nhẩm khấn vái vừa giục tôi: Chồng mau đem lộc ra để còn bày lên cho đủ lễ.
Vừa mệt, vừa buồn ngủ díp cả mắt, tôi thò tay vào áo đưa phần lộc cho vợ tôi sắp vào đĩa rồi tôi đi ngủ...chưa kịp ngả lưng, tôi thấy vợ tôi thét lên kinh hoàng: Giời ạ, các của nợ gì thế này?
Vội chống mắt ngó vào đĩa lộc, tôi tự dưng á khẩu và chết đứng trong giây lát.

Từ trước tết hơn một tháng, bà vợ tôi đã lo lắng và bảo: Sang năm chồng sao Thái Bạch đó, tôi phải tìm chùa làm lễ dâng sao giải hạn cho khỏi tai ương. Các cụ nói Thái Bạch bán sạch cửa nhà đó.
Nghe vậy tôi bèn nói: khiếp, nhiều đứa đánh đề cờ bạc vẫn bán nhà đó thôi, cần gì phải Thái Bạch hay Thái Dương.
Vợ tôi mắng át đi: Có thờ có thiêng, có kiêng có lành, ông đừng nhiều chuyện phá ngang nhé.
Biết không cãi được nên tôi đành kệ. Sau nhiều lần hỏi han bạn bè, bà vợ tôi hứng chí thông báo: Đầu năm tới nhà mình sẽ dâng sao giải hạn tại chùa Cây Đề nhé, đó là ngôi chùa vô cùng linh thiêng... 
Sao bà biết nó thiêng?  tôi vặn lại.
”Thì tôi nghe nhiều người nói là nó thiêng, còn vì sao thì ai mà biết được...chắc xưa kia nó có thánh tích của Đức Phật chứ sao nữa”.

Thôi thì đành chiều theo ý bà vợ, ngay từ 20 tết, hai vợ chồng tôi đã phải đến chùa làm lễ ghi tên. Vợ tôi nói: chùa thiêng nên đông lắm, nếu chậm chân là nhà chùa chốt sổ không nhận thêm nữa đâu.
Bà vợ tôi nói không sai, sau khi nghe nói việc dâng sao giải hạn của vợ tôi, bà vãi giúp việc trong chùa chắc kiêm luôn thư ký, kiêm thu ngân cho sư trụ trì mở sổ ra và nói: Sao Thái Bạch sẽ giải hạn đúng ngày rằm tháng hai nhé, chị nộp tôi 800 ngàn, còn 4 người khác trong nhà chị sao không xấu, mỗi người 500 ngàn. Vị chi là 2 triệu 800 ngàn. 
Nghe đến số tiền khổng lồ đó tôi suýt ngất, có mỗi cái lễ mà mất gần 3 triệu đúng là giết người không dao.

Nhìn vào cuốn sổ, tôi thấy tên nhà tôi cũng đang ở số 780 rồi. Chắc từ giờ đến lúc làm lễ phải đến mức 2 ngàn người. Thấy bà vợ nộp một mớ tiền mà tôi thấy bần thần cả người, trên đường về tôi nói: Cứ tính trung bình 500 ngàn một người, vậy nhân với 2 ngàn người là có 1 tỷ rồi, buôn gì cho lại. Chưa tính các sao xấu như; sao La Hầu, sao Kế Đô... đúng là làm giàu không khó, lại không mất xu thuế nào...tôi cứ theo dòng suy nghĩ như vậy cho đến khi về nhà.
Bà vợ tôi nhìn nét mặt đầy lo âu của tôi bèn hỏi: Ông nghĩ thế ư?
“Biết thế ngày xưa tôi đi tu cho nhàn, tự nhiên có một mớ tiền tha hồ tiêu. Thích điện thoại xịn, có ngay...thích xe ô tô 7 chỗ cũng có ngay”, tôi trả lời mà lòng đầy luyến tiếc. 
Nghe thấy thế bà vợ tôi mắng luôn: Giời ạ, ông chỉ nói lung tung, xe ô tô là để các sư thầy đi hoằng dương đạo pháp, lấy đâu mà đi chơi, người như ông có mà tu hú, tu trên chùa lô đề ý. 
Không buồn tranh luận với vợ, tôi chỉ bận tâm về mấy mớ tiền mà nhà chùa thu được vào mỗi dịp lễ mà thôi. Đúng là giàu nghèo có số thật.
Như lịch hẹn từ trước tết, đúng ngày 15 tháng hai, nhà tôi chở nhau đến chùa, quả đúng như tôi dự đoán, hôm đó trong chùa lẫn ngoài sân đông nghẹt người, hai vợ chồng tôi chen mãi không vào nổi gian tam bảo để đặt lễ. 
Nghe nói có người đã đi xí chỗ từ 9g sáng, dù 6g chiều mới bắt đầu làm lễ. Cứ mỗi chiếc ghế nhựa con để ngồi trong sân chùa là mất phí 20 ngàn, dù chiếc ghế đó ra chợ mua chắc cũng giá đó. 
Nhưng vì đi muộn nên nhà tôi cũng chả còn chỗ để mà ngồi, trong gian chính thì khỏi bàn...không bao giờ có chỗ thuê ngồi gần sư trụ trì rồi.
Đang tìm chỗ thì một bà vãi chỉ ngay sang dãy nhà đối diện chùa và nói: 
Trong này đông lắm, hết chỗ rồi cô chú sang bên kia mà ngồi, Phật tại tâm mình nên bái vọng từ xa vẫn được.

Nghe thấy vậy hai vợ chồng tôi lại kéo nhau sang dãy nhà dân ngay gần chùa, hầu như nhà nào cũng có dịch vụ trông xe máy và ô tô với giá cắt cổ.
Thấy tôi bà chủ nhà nói luôn: Ngồi trên ban công tầng 3 vái vọng sang thì cho chị xin 50 ngàn một chỗ, có trà nóng. Ngồi trên sân thượng thì 30 ngàn và chỉ có nước lã đun sôi, cô chú chọn chỗ nào. 
Vợ tôi tặc lưỡi: cái áo còn lo được nữa là cái dải áo.Thôi bác cho xin 2 chỗ ngồi ban công. Nộp xong 100 ngàn nhà tôi lên ban công ngồi hóng sang sân chùa đợi chính lễ. 
Ngoài ban công có hơn chục ghế và cũng gần đủ người. Một thằng cu tầm 16 tuổi ngồi ngay gần đó thông báo: Các bác đi tè cho cháu xin 5 ngàn, đi ị nhà cháu thu 10 ngàn nhé. Đúng là dịch vụ quá chi li, ngồi từ 6g đến nửa đêm, kiểu gì chả đi tè, vậy là nhà này lại thu được mớ tiền. 
Lợi dụng lúc chưa đến giờ làm lễ, tôi mò lên sân thượng, trên đó gần 30 con người đứng ngồi lố nhố; trên này cũng có một thằng cu đang thông báo: các bác đi tè nhà cháu xin 3 ngàn nhé, không có có chỗ đi ị đâu. 
Thấy lạ tôi bèn hỏi: Này sao đi tè ở trên này rẻ thế?
Nó bèn chỉ cho tôi chỗ thoát nước mưa ở góc sân thượng và nói “trên này chỉ đứng và tè vào đây thôi nên rẻ hơn bác nhé”. 
Quả là hợp lý trong các mức dịch vụ, nhìn sang tất cả các nhà dân bên cạnh, hầu như nhà nào cũng có dịch vụ y chang như vậy.

                         Image result for trái thanh long

Tôi thấy dịch vụ ở đây giống như dịch vụ đi máy bay vậy, trên sân thượng là hạng phổ thông economy, còn dưới ban công là hạng thương gia business. Ngó nghiêng chán chê, tôi quay xuống hạng thương gia của mình.
Đúng 6g, tiếng gõ mõ tụng kinh bắt đầu vang lên, báo hiệu lễ dâng sao giải hạn bắt đầu, do nhà chùa trang bị hệ thông âm thanh có công suất lớn cho nên ngồi trên này tôi nghe khá rõ.
Lúc đọc tên làm lễ theo danh sách dài dằng dặc cũng là gần 10g đêm rồi, đúng là uống nước trà bồm pha với nước chưa sôi nên tối đó, không riêng tôi mà các vị ngồi hạng thương gia đều phải vào nhà vệ sinh vài lần, riêng khoản phí xả thải này nhà đó cũng thu thêm được mớ tiền.

Đang gà gật bỗng vợ tôi kêu: Ông mau xuống lấy lộc đi, nhanh không hết bây giờ. Ngó xuống sân chùa tôi thấy có kê một cái bàn khá dài và phủ miếng vải đỏ, trên đó cơ man nào là hoa quả để phát cho các phật tử: gọi là đem về thụ lộc.

Khi xuống đến sân chùa, một cảnh tượng hỗn loạn xảy ra, vì khuya rồi nên ai cũng muốn có lộc để còn về, thế là không ai chịu nhường ai, cảnh tranh cướp ngay sân chùa chả khác gì cảnh phá kho thóc của Nhật năm 1945.

Cố chen vào gần bàn để lễ mà tôi vẫn bị bật ra mấy lần vì biển người xô đẩy nhau. Ai lấy được lộc rồi phải nhanh tay cho ngay vào người, nếu không sẽ bị cướp mất. Có mẹ chen khỏe quá tụt cả váy mà không sao cúi xuống kéo lên được vì sự xô đẩy chen lấn.

Mất 15 phút mà tôi vẫn không sao len vào được, cuối cùng tôi cũng nhìn thấy cái bàn lộc ngay tầm tay nhưng đông quá, tôi bèn nghiêng người rồi thọc mạnh tay qua đám người xô đẩy. 
Bàn tay tôi cũng tóm được một quả mềm mềm, tôi đoán là thanh long, vừa tóm vừa thu về mà không có được, tiếng la hét ầm ĩ khắp nơi.

Nghiến răng tôi giật mạnh một phát, thoáng nhìn thấy miếng vải lộc màu đỏ, tôi nhét vội vào trong người và lại sấp ngửa chen ra ngoài để về.
Thấy tôi đầu tóc xơ xác, mồ hôi nhễ nhại, vợ tôi an ủi: Một miếng lộc thánh bằng gánh lộc trần, thôi thì mình chịu vất vả chút nhưng bù lại cả năm mọi việc hanh thông ....

Image result for trái thanh long
 Khi nghe bà vợ hét ầm lên vì đĩa lộc, tôi ngó vào và giật mình. Hoá ra cái mà tôi tưởng miếng vải đỏ của nhà chùa lại là một nửa cái coóc xê ren đỏ của mẹ nào đó.

Thôi chết rồi, đến đây thì tôi hiểu ra. Cái mà tôi tưởng là quả thanh long và túm bằng được là cái gì rồi... lúc đó quá hỗn loạn nên mọi tiếng la hét đều không nghe rõ được.
Chả hiểu sao tôi lại giật được nửa cái áo này nhỉ, cứ nghĩ lại cảnh đó tôi thấy ái ngại quá.

Chắc tôi phải mua lễ tạ lỗi ngay, khổ thân mẹ nào hôm nay bị tôi bóp cho bẹp tít; chắc thù tôi cả năm.

Mô Phật, thiện tai, thiện tai

(không biết tên tác giả)