add this

Saturday, June 22, 2019

những tờ vé số, truyện ngắn

Image may contain: plant, tree, sky, outdoor and nature
giấc mơ xanh lục

những tờsố
Đ Duy Ngc

Ba giờ rưỡi chiều. Trời âm u, những đám mây đi đâu mất chỉ còn một nền trời xám xịt. Lại chưa thấy mưa. Lâm ngồi ở góc quán này từ trưa. Một khúc bánh mì thịt cho một bữa ăn trưa. Thế cũng đủ. Lại thêm cối thuốc và mấy điếu thuốc lẻ. Cũng xong một bữa. Rồi cũng qua một ngày. Những ngày của tuổi hưu trôi đi dật dờ, chậm chạp. Lúc nào trước mắt cũng có một khoảng trống. Đồng nghiệp của Lâm về hưu vẫn tiếp tục công việc dạy dỗ hàng ngày, họ tiếp tục những lớp dạy thêm, luyện thi như lúc đang còn đứng trên bục. Bí mật hơn một chút, khéo léo che đậy kín đáo hơn một chút. Họ dạy những môn học sinh cần để đi thi tốt nghiệp, để vào đại học. Còn Lâm là giáo viên môn sử, chẳng ma nào lại đi học thêm sử. Thi cũng chẳng cần mà đời sống cũng không cần. Lịch sử là những trang ứa máu lại bị méo mó bởi thời thế. Chẳng ai cần nhắc nữa, bởi nó đang là đồ mã, nó đang là đồ giả. Người ta cần răng giả, vú giả, mông giả, mũi giả, bằng cấp giả chứ cần gì thứ lịch sử giả. Lâm chợt bật cười với ý nghĩ chợt đến đấy.

Quán vắng. Tiếng nhạc boléro nhừa nhựa, thành phố buồn, biết không em? Buồn hồi nào, nhộn nhịp, xáo xào, xe rú, còi kêu inh ỏi thế kia. Buồn đâu? Có thể chỉ có lòng người buồn. Lâm thấy trống trải, chẳng còn chút ước vọng, khát khao gì. Cứ sống và nhìn ngày qua đi, đời trôi đi. Đã qua tuổi sáu mươi, cuộc đời lại chẳng có gì đặc biệt. Chỉ là người thầy giáo qua hai chế độ, nghề lương còm cõi chẳng đủ sống, một gia đình nhiều sóng gió, một cuộc hôn nhân chỉ là sự chịu đựng lẫn nhau. Thế nhưng cuộc đời vẫn trôi đi, cuộc sống cứ đi qua với những lặng lẽ và sự nhẫn nhục. Những ngày còn đi dạy học, Lâm mượn lớp học, sân trường, mấy đứa học trò làm niềm vui dù thật ra anh chẳng còn hứng thú gì khi phải rao giảng những điều không thật. Nhưng đến trường, lên lớp anh lấp được những khoảng trống. Từ khi về hưu, Lâm thấy mình như người thừa, đi ra đi vào, đi lên đi xuống, thời gian của một ngày kéo lê thê. 

Anh muốn viết một cái gì đó nhưng rồi chẳng biết viết gì. Xã hội cứ nháo nhào biết bao nhiêu chuyện, con người thay đổi đến chóng mặt, cuộc sống lắm chuyện đảo lộn đến không ngờ, đạo lý, truyền thống bị bôi đen, mọi giá trị bị thay đổi. Biết bao chuyện của cả một thời thổ tả tràn lan ra đấy, nhưng anh không dám viết, anh nhát gan, anh sợ đủ thứ. Nghề thầy giáo là nghề của những người an phận, của những người lầm lũi để sống, khó kiếm kẻ gan dạ để nổi loạn.

Có lần anh làm thơ, thơ tình hẳn hoi, mà thơ tình thì phải buồn, phải thất vọng, phải là tâm trạng của kẻ thất tình. Vợ anh đọc được, nghi ngờ tình cảm của anh, sinh ra ghen tuông, cuộc sống gia đình vốn đã chẳng yên lại thêm sóng gió. Thế là anh tịt. Bỏ luôn thơ phú, chữ nghĩa. Suốt ngày ngồi góc quán, nhìn thiên hạ, nghĩ vẩn vơ, cười một mình, rồi về nhà, rồi ăn, rồi ngủ chờ qua một ngày khác. Cũng có lúc Lâm muốn đi một nơi nào đó. Thời tuổi trẻ anh là một kẻ lãng du, nhưng hôn nhân là dây xích buộc anh lại. Giờ về già, anh lại thèm khát những chuyến đi đến những vùng xa lạ, gặp những con người có phong tục khác, cách sống khác, trang phục khác. Nhưng hoàn cảnh không cho anh thực hiện. Rồi thời gian đến, chân bắt đầu run, tim bắt đầu lạc nhịp, óc đã chuẩn bị lú lẫn, còn đi đâu làm chi nữa.

Trời nổi gió, đường cuốn bụi mù, mấy chiếc lá vàng xoắn rơi xuống mặt đường. Rồi mưa. Cơn mưa đến nhanh như bão. Khách đi đường lướt thướt, vội vã. Mưa xối xả trên mái quán, đổ những đợt nước xuống hàng hiên. Lâm mồi lại cối thuốc hút dang dở. Một người đàn bà bán vé số chạy vào quán trú mưa, người ướt át, tóc rối tung đầy nước. Đốm lửa sáng lên trên cối thuốc gây sự chú ý của người đàn bà. Bà bước tới, rút từ trong lớp áo ra mấy tờ vé số bọc trong bao ni lông. Mời. Anh rít hơi thuốc, nhìn qua hướng khác tránh lời mời như là một thái độ từ chối.
– Ông mua giúp cháu, còn hơn chục tờ mà giờ xổ gần đến rồi, giúp cháu đi ông.
– Cám ơn chị, tôi không chơi số.
– Giúp cháu đi mà. Còn mấy tờ thôi mà.

Lâm không can đảm nhìn vào khuôn mặt đầy nước mưa và ánh mắt mang vẻ van xin ấy. Anh sợ mình xiêu lòng. Anh nhìn ra bầu trời u ám, nhìn những dòng nước mưa xối xả và những con người vội vã trên đường. Bất chợt, anh nghĩ đến số phận của những tờ vé số trên tay người đàn bà đang chìa ra cạnh anh. Nó sẽ khiến cho người đàn bà này thiệt hại một số vốn, nó trở thành nỗi xót xa và buồn khổ của bà này, nó có thể khiến bữa ăn của một gia đình sẽ vắng bóng vài món thức ăn, một bữa ăn không toàn vẹn. Và chắc sẽ có những giọt nước mắt, giọt nước mắt của người nghèo bị lâm vào cảnh nghiệt ngã. Anh quay lại ánh nhìn.
– Còn bao nhiêu tờ vậy?
– Dạ, khoảng chục tờ.
– Tôi mua giúp chị.
Người đàn bà miệng xuýt xoa cám ơn, tay lột bao ni lông lấy ra và đếm mấy tờ vé số.
– Dạ, còn đúng mười tờ vé cặp, chắc trúng độc đắc đó ông. Ông mua giúp con, trời thương sẽ cho ông trúng.

Lâm chẳng trả lời, anh lục túi đưa tiền rồi nhận xấp vé bỏ vào túi áo, anh cũng chẳng quan tâm bao nhiêu vé và vé mang con số gì. Nhận tiền xong, người đàn bà bán vé số vội vã rời quán dù trời vẫn còn mưa. Nhìn chị băng trong mưa anh thấy thương quá. Chắc chị mừng đã bán được hết vé. Chắc chị sẽ ra chợ mua miếng thịt nho nhỏ, con cá be bé, bó rau xanh xanh để trở về nhà lo bữa cơm chiều. Chị vội vã để mong một buổi sum họp.

Anh nghĩ mua là mua giúp người ta thôi, anh không quen chơi vé số và cũng chưa bao giờ có ý nghĩ trúng số. Anh không thích chuyện may rủi mà cũng không ưa chờ đợi sự rủi may. Nhưng rồi, một ý nghĩ chợt lên. À mà lỡ như lát nữa trúng số thì sao nhỉ? Anh sẽ làm gì với số tiền đó. Sắm chiếc xe mới thay cho chiếc xe cà tàng? Sửa lại cái cầu tiêu mưa tạt với những thứ cũ mèm? Mua dàn máy hát về nghe cho đã? Hay đưa cho vợ sắm mấy cây vàng, chắc cô ấy sẽ bớt càm ràm, nhăn nhó. Hoặc là đi du lịch, á hà! Đi ‘tour’ nước ngoài cho nó sang, cho nó mở tầm nhìn? Ôi chao! Biết bao nhiêu chuyện để làm khi trúng số nhỉ! Hoá ra anh cũng có những thứ để mơ ước đấy chứ. Chẳng qua chưa có điều kiện, chất xúc tác đề nó dậy men thôi. Anh cảm thấy vui vui. Cuộc đời thật lạ, đang thấy lòng trống trải, vô vị, bỗng dưng mấy tờ vé số lại khiến cho lòng vui với những dự tính.

Mưa tạnh nhanh như lúc nó đến. Gió cũng lặng. Lâm đến quầy, để những tờ tiền lên quầy rồi đi ra. Anh chợt quay lại nhìn bình hoa để trên kệ, cả buổi ngồi đây sao anh lại không để ý đến nó nhỉ? Bình hoa rực rỡ lạ thường, màu sắc kiểu này chắc là hên, hy vọng trong túi anh là những tờ vé số trúng. Đã quá giờ xổ số rồi, những bông hoa đang chúc mừng anh. Anh tin thế!
Anh rú xe đi, đến ngã tư anh nhìn thấy một bàn bán vé số góc đường dưới cây dù lớn. Có người đàn ông đang ngồi hút thuốc, đốm lửa lập loè trong buổi chiều chạng vạng. Anh ghé vào, anh không quen dò số vì có bao giờ mua vé số đâu. Anh rút hết tập vé đưa cho người đàn ông.
– Ông chủ dò giúp, mắt kém quá không nhìn rõ.
– Ok. Chuyện nhỏ.
Người đàn ông cầm tập vé số, nhìn vào rồi nói như quát:
– Giỡn mặt hả cha nội! Vé cũ xổ từ hôm qua giờ đưa dò là sao?

Bỗng dưng trời lại mưa. (2018)

nhận xét ngắn của người post:
dò số cũ là chuyện thường. Đáng lý chỗ nầy, Lâm phải cho biết vừa mua tức thì. Như vậy ngưới bán vé số dưới cây dù sẽ phản ứng: ông mua số cũ thì dò diết làm chi. Bây giờ chàng mới hiểu vì sao người đàn bà kia đi nhanh qua bên kia đường xa khuất.

===============================================================================

giấc mơ ngàn, ngọc bích, thái thanh

=======================================================================================

 xin đọc thêm trên blog nầy: Giấc Mơ Ngàn

See the source image








Saturday, June 15, 2019

thư gởi cơn mưa


Thang Dang's photo.

thư gởi cơn mưa
Nguyn Văn Thin 

Có những cơn mưa đổ ngang đời, tình cờ như số phận, khiến ta không thể nào quên. Khi cơn mưa đã đi xa, xa lắc xa lơ rồi, có hôm nào đó khi nắng về tinh khôi chợt nhớ, mới biết rằng mình không bao giờ gặp lại. Trong đời bạn, đã bao giờ có những cơn mưa như thế chưa? Bạn làm gì khi quay quắt nhớ thương về những nắng mưa mình từng trải? Bạn có bao giờ nghĩ đến việc mình sẽ viết một lá thư gửi về cho cơn mưa quá khứ, tại sao không nhỉ? Khi không còn cách nào bắt quá khứ quay về, thì ta bắt mình ngược về quá khứ, để làm gì ư? Ai mà biết chắc! Sáng nay, mối bay lên rợp trời đón nắng thảo nguyên, ta ngồi viết thư gửi cho cơn mưa cũ, cơn mưa tình cờ như số phận giăng ngang đón đợi đường về, vào một ngày của xa xưa, xa lắm... 

Bạn đã đến, đúng vào thời điểm đó, không sớm, không muộn, để vừa vặn bắt gặp ta trần trụi, cô đơn, như một gã tù vượt ngục bị lạc giữa thảo nguyên. Bạn vô tư, sôi nổi, hào hứng kể cho tôi nghe câu chuyện thiên thu từ chín tầng trời xa lạ. Ta nằm nghe mê mải, biết rằng, đó là câu chuyện lạ lùng nhất, trung thực nhất mà mình được nghe trong chốn trần gian đầy bất trắc lọc lừa. Câu chuyện nào của thế nhân cũng mang một màu sắc chủ quan đáng nghi ngại. Riêng những lời bạn kể, ta tin, cho đến mãi sau này, vẫn còn tin. Cuộc đời của bạn, rong chơi giữa bảy sắc cầu vồng, bỏ hết mọi vướng bận và lo toan. Thú thực, đó là thứ đời sống trong mơ, ta chưa bao giờ được nếm trải, dù ít ỏi. Những giọt mưa đến rồi đi, luân hồi trong niềm vui rạng rỡ. Trong mắt bạn, cuộc đời xanh mướt, đẹp đẽ vô cùng, không khác gì sân trường xanh mướt trong buổi sáng mùa xuân trong mắt cô học trò mới lớn, lần đầu bắt gặp tình yêu...” 

Khi ta ngồi viết những dòng này thì bạn đã rời xa ta, xa thảo nguyên, rong chơi tít tắp cuối chân trời thăm thẳm. Chư Mang hôm nay nắng gắt, mây xếp chồng lên nắng, nắng xếp chồng lên mây, vô tận. Có những người khi họ đi xa rồi, ta mới thấy giá trị hiện hữa của họ, với ta, bạn là một cơn mưa lạ lùng, đến rồi đi, nhưng lấy của ta nhiều lần mong nhớ. Bạn mang đến thảo nguyên những câu chuyện lạ lùng và đánh thức cỏ cây bằng ước vọng xa xôi của bầu trời, của đại dương mênh mông. Bạn thầm thì bên tai ta về những điều ta chưa hề biết, chưa hề nghĩ đến. Bạn nói, ở xứ sở xa xôi, có những con người có sở thích kỳ quái, họ sống cũng muông thú, lâu dần, họ quên mất tiếng người... Ta lập tức liên tưởng, so sánh với cuộc sống của chính mình. Bọn ta, con người sống với nhau, nhưng cũng từ lâu, ngôn ngữ giao tiếp là tiếng gào thét của loài thú hoang, ngày càng mất đi tính người, mất đi thiên lương trong trẻo ban đầu...”. 

Bạn nói với tôi về những miền đất xa xôi con người được tự do, được sống để thỏa mãn niềm khát khao chinh phục tự nhiên. Bạn nháy mắt tinh nghịch rồi vội vã đặt một nụ hôn lạnh giá lên tóc, rồi tiếp tục rong chơi! Lâu lắm rồi, thảo nguyên không còn nhắc đến những hẹn hò tuổi nhỏ, vậy mà buổi sáng nay, tinh mơ như tuổi sông hồ dài rộng, ta lang thang cùng với một đám mây mắt màu xanh con gái. Đám mây líu lo kể đủ chuyện, bằng âm thanh trong trẻo, như chưa từng biết đến lo toan, chưa biết đến dối lừa. Đi chơi cùng với một đám mây thì có vui không? Ta chưa biết trả lời thế nào thì bạn - cơn mưa – lại ngang trời kéo đến, ngay giữa con đèo quen thuộc. Câu chuyện còn dài lắm, buổi sáng còn dài lắm, sẽ còn nhiều điều để kể, nhưng bạn đã vô tình cắt ngang. Khi đám mây tình cờ trở thành nhân vật chính, khi bạn luôn luôn có mặt một cách tình cờ như nhân chứng không thể thiếu, núi Chư Mang chỉ còn biết đứng nhìn theo, có một nụ cười...”

Ta rủ rê, thôi, hay ở lại đây cho hết những ngày dài? Dĩ nhiên là đám mây trắng kiêu kỳ lắc đầu nheo nheo mắt! Ta biết rồi, tuổi trẻ mà, còn phải rong chơi, còn phải kiếm tìm, mà ta thì từ lâu chỉ còn một trái tim đau buốt, không phải vô cảm, nhưng cũng không hi vọng gì nhiều. Câu chuyện kể của bạn luôn gợi trí tò mò. Ta hỏi: Bạn lãng du trong vô tận, thế đã bao giờ rong chơi với một đám mây con gái có đôi mắt màu xanh chưa? Lúc đó, bạn ào ạt chạy qua, làm như bận bịu lắm, để né một câu trả lời...”

Trong khi cơn mưa chập chờn đến rồi đi, ta lại trở về với vai diễn ban đầu - người kể chuyện ở núi Chư Mang. Ta đã đi qua bao nhiêu mưa nắng thảo nguyên, khi cuồng nhiệt mê say lúc ảo não u buồn, không có ngày nào giống ngày nào, không có đêm nào giống đêm nào. Chiều nay, ta đuổi theo dấu vết yêu thương với đám mây mắt biếc đậu trên vai và tiếng cười lảnh lót dẫn đường. Ta đi qua buổi chiều mà dường như không để lại dấu chân, hoặc là đang lướt trên mặt cỏ với tiếng cười vỡ ra long lanh như nắng ấm. Ta nhè nhẹ bước chân, tim không dám đập mạnh, sợ đám mây giật mình tỉnh giấc, bay đi. Khi bóng đêm vời vợi kéo về, ta vẫn loay hoay giữa bốn bề cây cỏ, với ánh mắt nụ cười ấm áp giữ chặt trong tay...
Và rồi, khi giấc ngủ kéo về, trong mơ, cũng có một cơn mưa!

FB Nguyn Văn Thin

===============================================================


1965-75 Vietnam
                                                                            ảnh Nozier, 1970...
         chiều cao nguyên đất đỏ, Hoàng Triều Cương Thổ, nàng...
         du haut de nos pensées (Alfred de Vigny), elle...
         on the roof of the country, of the world, she...




Thursday, June 6, 2019

chú tiểu chùa Tàu


Thiên An Môn 1989
Đặng Tiểu Bình
Demolition Man
Roderick MacFarquhar, ttt dịch

Đặng Tiểu Bình (ĐTB) được đồng nghiệp ca ngợi là “kiến trúc sư chính yếu” của chương trình cải cách và mở cửa Tàu cho thế giới bên ngoài có thể giao tiếp. Sự thật không đúng như vậy. ĐTB không phải là người thợ cả. Không giống tôn sư Mao Trạch Đông, và may cho dân Tàu, ông không có một kế hoạch vô tưởng nào cho tương lai Tàu, ngoại trừ ước mong chung với các chính khách rằng Tàu sẽ giàu mạnh. Tuy vậy, giống Mao, ông là kẻ đập phá theo cách riêng.  Ông đã hạ sập nước Tàu mà ông vừa tiếp nhận để cai quản: nhưng không phải nước Tàu sùng thượng Khổng và Lão mà là xứ Tàu theo lý thuyết và thực hành kiểu CS mà chính ông cũng đã dùng để giúp Mao thống trị nơi nơi.
Khi ĐTB cầm quyền 1978, Tàu ở trong tình trạng đen tối và gánh chịu những công việc vô cùng gian khổ. Vô cùng khẩn thiết là phải thanh toán những hệ lụy thương đau của “cuộc đại cách mạng văn hóa”. Ai cũng thấy vậy, ngoại trừ những đồng chí già còn sống của ông, vẫn mơ tưởng thời vàng son thập niên 1950 muốn giữ mô thức Xô viết có sửa đổi.

Mao luôn luôn ca xướng “giải thoát dân tộc” nhưng ép buộc dân tộc phải theo nhãn quan riêng. Mấy chữ nầy dùng chỉ cách mạng CS Tàu 1949 khi chưa có kìm kẹp kiểu Lenine mọi người phải chịu đựng. Trong 17 năm qua, ĐTB đã giải thoát dân chúng khỏi chính sách kinh tế kiểu Staline và lý thuyết xã hội của Mao, làm cho họ thịnh vượng hơn trước.

Image result for political cartoons deng xiaoping
Đặng Tiểu Bình

Thừa kế của ĐTB sẽ dựng lại nhà nước kiểu Lenine để bảo vệ quyền lực. Tuy nhiên công việc đúng cần làm, để không sụp đổ hoàn toàn, là chuyển biến hệ thống chính trị hiện tại thành một hệ thống đa dạng như Quốc Dân Đảng đã thiết lập ở Đài Loan.
Người duy nhất dùng ảnh hưởng quân sự và chính trị để bảo vệ nhà nước Mao bằng vũ lực chống các lực lượng do ông khai sinh nay đã chết.

ĐTB lo âu về cái chết của chính mình. Không phải chết thế nào và chết lúc nào. Nhưng về hậu sự. Trong khía cạnh nầy, lại không phải lo chỗ nào sẽ gặp Marx hay God, mà là chuyện trên quả đất nầy. Nghi lễ ma chay rất quan trọng với người Tàu, vậy về phần ông thì sao? Khi nắm toàn quyền 1978, ĐTB rất bất mãn thấy lăng tẩm của Mao đã xây xong từ lâu. Ướp hương thơm và giữ xác Mao vi phạm kết ước có chữ ký của Mao và đồng nghiệp giữa thập niên 1950, thỏa thuận chung rằng chết sẽ hỏa thiêu, không giữ hài cốt, không lăng mộ như kiểu Xô viết. Nhưng người kế nghiệp trực tiếp là Hoa Quốc Phong muốn nắm siết quyền lực đã chọn cách lưu dấu dễ thấy và thường tồn về người đã chúc lũy cho mình. Thư gia đình gởi tổng thư ký đảng Giang Trạch Dân nói rõ ĐTB muốn đám tang vô cùng đơn giản; không nghi lễ đưa tiển, không giữ thi hài, tro cốt sẽ rắc xuống biển.

Ý nguyện nầy rất vừa lòng người kế vị. Khác với Hoa Quốc Phong, Giang Trạch Dân cần phải tỏ ra coi nhẹ việc từ trần của lãnh tụ tối cao, để người đời không xem ông nặng nợ công danh với ĐTB. Nhưng trong thực tế, họ Giang đã nhờ tuổi thọ của ĐTB mà có 7 năm quý giá để củng cố địa vị, sắp xếp công việc và nhân sự. Bộ chính trị còn nhớ Chu An Lai và Hồ Diệu Bang chết gây ra nhiều cuộc biểu tình, do đó không tổ chức các nghi lễ rùm ben, ấn định chỗ đặt vòng hoa ra xa. Bộ chính trị đã quá phòng xa. Qua vụ Thiên An Môn, trong cảm tình đương thời, ĐTB khác với Chu An Lai, Hồ Diệu Bang và Yelsin.

ĐTB là nhà cách mạng thực sự; ông đưa Tàu trở lại con đường cường thịnh, rủ bỏ quá khứ và hướng về tân tiến hóa. Lịch sử sẽ xét xử ông đẹp hơn nhiều so với Mao; xem ông như một khuôn mặt truyền thống trong giai đoạn chuyển tiếp.

Mao thắng cuộc nội chiến, tái thống nhất xứ sở, tái lập một chính quyền trung ương hùng mạnh, lấy lại sự kính nể của ngoại bang như các hoàng đế khai lập các triều đại. Nhưng không như các nhà lập quốc trước, Mao không biết tự biến mình từ nhà cách mạng thành người cai trị. Mao đã là kẻ nổi dậy với một chính nghĩa, và trong 20 năm theo chủ thuyết bình đẳng đã làm mất sinh mạng của bao triệu người, rồi ông cũng làm tê liệt chính thể do ông lập ra. Ông theo đường lối vô tưởng; nhưng rồi nước Tàu vẫn như thế.
Ở vào tuổi hai mươi, ĐTB đã nằm trong sự bảo bọc của Mao, có tài tổ chức đảng và trên chiến trường. Ông là người học nhanh, trở thành nhà lãnh đạo cương quyết, là kẻ hành động không mộng mơ như Mao; là người thực tiển không lý thuyết như Lưu Thiếu Kỳ. Sau cách mạng, lòng trung thành và tài năng đã đưa ông vào chức tổng thư ký đảng. Với tư thế nầy, ông đã hết mình ủng hộ Mao trong chiến dịch chống hữu khuynh của giới trí thức và trong Bước Tiến Nhảy Vọt.

Nhảy vọt:  大躍進 Dàyuèjìn đại dược tiến, great leap forward
lúc đầu ăn uống phủ phê 
lúc sau thực phẩm không còn sản xuất, không có gì ăn

Bước Tiến nầy đã trở thành tai ương trầm trọng, làm ĐTB thức tĩnh và đưa ra các chính sách cứu chữa để rồi bị Mao nghi kỵ. Thế ấy, ĐTB trở nên nạn nhân chính của cách mạng văn hóa. Tuy vậy, khi Chu An Lai chết, Mao cần một người có uy lực tự tin để điều khiển guồng máy cai trị và giữ kỷ luật của quân đội, Mao không còn cách gì hơn là triệu hồi ĐTB. ĐTB lại ngăn chận cách mạng văn hóa để rồi bị thanh trừng một lần nữa. Nhưng rồi tình hình vẫn đưa đẩy ĐTB vào chỗ thế vị Mao, vì là người duy nhất trong thế hệ được Mao và nạn nhân của Mao ngưỡng mộ.

Nhiều đồng nghiệp cao niên muốn ĐTB tiếp tục con đường phát triển mà Mao đã vạch ra 20 năm nay. Tại sao ĐTB dấng mình vào cuộc cải cách triệt để; mở cửa về phương diện kinh tế và tri thức; tái lập hình thức gần như tô nhượng xưa tức là các khu kinh tế đặc biệt; khuyến khích kinh doanh tư nhân, tản quyền kinh tế cho các tỉnh, mở xiềng nông dân khỏi gông cùng tập thể hóa và dần đến thay đổi chính trị bằng các cuộc bầu cử ở cấp thấp? Tại sao?

Câu trả lời nằm trong các thất bại nội bộ và tình hình thế giới. Đảng đã chính thức thừa nhận rằng cách mạng văn hóa là “sự thụt lùi trầm trọng nhất; là thua lỗ to lớn nhất cho đảng và nhân dân từ khi chính thể CS Tàu thành hình”.
Với việc Mao đi mất, Tàu nằm ở khúc quanh quyết định như lúc nước Tàu bước vào thế kỷ 20. Sử gia Mary Wright viết: Ít khi thấy trong lịch sử các nước chỉ cần có một năm mà đủ để chuyển hướng như 1990 ở Tàu sau những bi thảm dồn dập như thác đổ. Sự yếu kém cùng tột Tàu phải chịu sau khi quân đồng minh tàn phá Bắc Kinh trong vụ khởi nghĩa của Nghĩa Hòa Đoàn (Boxer Rebellion) đã ép Tàu phải đi đến sự chọn lựa đối nghịch: hoặc tận diệt hoặc cải hóa toàn diện không những chính quyền mà cả nền văn minh. Hầu như qua đêm, người Tàu – chính phủ hoàng triều, các nhà cải cách, phe cách mạng – đã chấp nhận thách thức nầy.

Siege of Peking, Boxer Rebellion.jpgRussian troops storming Beijing gates 1900.gif
Quân Mỹ (trái) và quân Nga (phải) trong bát lộ quân, tấn công Bắc Kinh

Bàn về hậu quả của cách mạng văn hóa, các trưởng lão đã thất vọng nhìn nhận Tàu đã hoang phí 20 năm để đùa chơi với chính sách cực tả, đảng đã mất sự ủy nhiệm nguyên thủy 1949. Nếu đảng không vất bỏ lối cũ thì dân chúng sẽ vất bỏ đảng. Khi nắm quyền, đảng mặc thị hứa sẽ chuyển biến Tàu thành một quốc gia thống nhất, hòa bình, thịnh vượng, được tôn trọng và được đối xử bình bình đẳng bởi các nước khác. Nhưng thay vào đó, lãnh đạo, giống như một thần linh uy lực, đã giáng một trận đói tồi bại nhất trong lịch sử Tàu, mở rộng các sự xung đột dân sự gây hổn loạn trong các thị trấn, chờ sẵn nguy cơ qua phân lãnh thổ, làm cho quốc gia dễ bị tiêu diệt bởi các cuộc tấn công bất ngờ của Xô Viết.

ĐTB trở lại chính quyền vào một lúc vô cùng khẩn thiết. Khi cách mạng văn hóa bắt đầu 1966, có ba mô biểu canh tân hóa để lựa chọn: lối Tây Phương không thể chấp nhận; lối Xô viết tạm coi được, và lối Mao nhiều tai ách. Mười hai năm sau, Nhật và bốn con rồng nhỏ (Đại Hàn, Singapore, Hongkong và Đài Loan, ba xứ cuối có dân số gốc Tàu) đã biến Đông Nam Á thành kho lẫm kinh tế đầy quyền uy, con đường tới thịnh vượng và sức mạnh chẳng ở đâu xa mà nằm trong vòng ảnh hưởng văn hóa của Tàu.
ĐTB chấp nhận mô biểu Á Đông nầy.

Phương thức của ĐTB là khai mở - thay vì động viên - các lực lượng. Nhờ Trăm Hoa Đua Nở, ĐTB biết rằng giới trí thức, tuy hay phê bình, muốn đem tài năng phục vụ xứ sở nếu có cơ hội. Nhờ Bước Tiến Nhảy Vọt, ông biết rằng càng động viên bao nhiêu hậu quả tồi tệ bấy nhiêu. Lúc ấy ông đã thấy rõ cách thức cải biến nông nghiệp tốt nhất là giải ách cho nông dân thay vì đày ải họ, biện pháp nầy chưa bao giờ được thi hành bởi các vị tiền nhiệm nhà Thanh, Quốc Dân Đảng hay Mao. Ông đã gián tiếp chống công thức tập thể hóa khi nêu một ngạn ngữ bình dân trong kỳ họp trung ương đảng 1962: mèo trắng mèo đen chẳng có gì rắc rối, miễn bắt chuột là mèo quý. Lúc nầy ông cũng nhận định doanh nghiệp chưa chết cho nên chỉ cần cho nó tự do là được việc; còn như khép cửa xa cách thế giới bên ngoài thì không thể tiến bộ. Giải thoát nền kinh tế khỏi gông cùm của kế hoạch trung ương và các khẩu hiệu lỗi thời của XHCN, lấy thực hành làm tiêu chuẩn là chìa khóa thành công của điều ông mơ hồ gọi là: xây dựng chủ nghĩa xã hội theo các đặc tính của Tàu. Chương trình cải cách của ĐTB sáng sủa hơn, chính nhờ ông không bắt dân chúng đi theo viễn tượng cá nhân của ông.

Lần đầu tiên từ nhà Tùy thế kỷ 6, Tàu mới biết tản quyền kinh tế và chính trị là gì; thời CS thì phương tiện giao thông và truyền tin càng làm cho chính quyền trung ương tập trung hơn. ĐTB đã gặp nạn thiếu nợ của các công ty quốc doanh trong tay trung ương đưa đến hủy hoại hệ thống tín dụng. Nước Tàu quá lớn, phải chấp nhận khu giàu khu nghèo nhưng có phát triển còn hơn đi lui. ĐTB đưa ra khẩu hiệu: “một quốc gia hai hệ thống”. Ông nhắm đến Hongkong và Đài Loan và muốn tạo lòng tin, ông đã giúp Thượng Hải và Quảng Đông tự phát triển có kết quả.

Đến phút chót ông muốn mọi người theo chủ trương “kaifang”, khai phóng với một biểu tượng. Được hỏi ông tro cốt sẽ rải trên “núi sông quê mẹ” hay không, ĐTB chọn biển đông. Ở một nơi khác ông giải thích bám vào Hoàng Hà là hướng vào trong, hướng về quá khứ, lúc nầy Tàu cần biển xanh, học hỏi cả thế giới; đó là ý nghĩa khai phóng.

Di sản của ĐTB tuy vậy bị phủ dưới bóng đen của vụ thảm sát Thiên An Môn tháng 6, ngày 4, 1989. Biến cố nầy được gọi là “6.4” lục tứ, liu xi. Lối lập tự nầy dựa vào tiền tích là “5.4” tháng 5 ngày 4, ngũ tứ wu xi. Ngày nầy năm 1919 chứng kiến cuộc biểu tình của sinh viên chống đế quốc tại Bắc Kinh. Đảng CS Tàu thành lập 1921 nại rằng nó sinh ra từ trong bụng của phong trào “ngũ tứ” nói trên.
Nếu ngày ngũ tứ nhằm mục đích tìm một tương lai thế cho sự bất hòa quốc gia và nạn sứ quân do cách mạng 1911 đem lại, ngày lục tứ 1989 nhằm phản kháng những tai ách kinh tế, chính trị và nhân sự, kết tụ từ cách mạng CS 1949. Cả hai phong trào xuất phát từ giới trí thức thanh niên chống hệ thống chính trị và xã hội hủ bại của mỗi thời; khởi sự từ thành thị nhưng được khắp nơi ủng hộ.

Một người con gái của ĐTB cho biết thiếu niên 14 tuổi họ Đặng đã cùng bạn hữu tham gia biểu tình, khi cuộc nổi dậy toàn quốc lan đến sinh quán của chàng là Tứ Xuyên; chàng cho biết ý thức cứu nước đã nẩy sinh lúc đó. Nhưng thời ấy, cứu nước chỉ là sự cứu nước bằng phương tiện kỹ nghệ. Trong đầu óc ngây thơ, người trẻ tuổi mong ước (và mãn nguyện) sang Pháp học những gì hữu ích cho xứ sở.
70 năm sau, chàng thiếu niên ngây ngô và yêu nước ấy đã ra lệnh quân đội chỉa súng bắn những thanh thiếu niên ngây thơ và yêu nước thuộc thế hệ cháu nội cháu ngoại. Việc dùng vũ lực không có gì mới lạ trong lịch sử CS gần thế kỷ nay. Nhưng với một nhân vật như ĐTB, người ta ngậm ngùi thấy tiếc rằng nhãn quan của ông có quá nhiều giới hạn.

Employees work at a production line of a garment factory in Huaibei
Thập niện 1950, 60 dân chỉ có vải rẻ tiền xanh dương như  kiến xanh

Như một quan lại cuối thế kỷ 19, ĐTB không ra khỏi quan niệm về chính danh và sự trường tồn hằng cửu hệ thống cai trị, song hành với sự phát triển kinh tế. Ông đã nhầm tưởng có thế dùng kỹ thuật Tây phương để tân tiến hóa cùng lúc vẫn giữ nguyên bộ máy nhà nước. Kỹ thuật tây phương đem nhấn vào hardware chính trị vẫn chỉ ở bên ngoài làm cảnh. Bối cảnh trí thức để điều động kỹ thuật nầy phải nằm chung trong hệ thống điều hành chính trị. Không thể đi trên xa lộ tin học với chiếc xe cọc cạch, tức là nền chính trị lạc hậu.

ĐTB đã phải dùng quân đội để duy trì nguyên trạng quyền thế. Nhưng sự sụp đổ của Liên Sô chiếu rọi kinh nghiệm sụp đổ của nhà Thanh: một đế quốc hùng mạnh dựa vào sự kiểm soát hoàn toàn dân chúng bỗng dưng mất dạng qua một đêm trường mà không cần phải thua trận nào. 1992, ĐTB kinh lý miền Nam để ủng hộ các vùng kinh tế đang nở rộ và đẩy mạnh cải cách. Nhưng ông không thể tái lập phong trào CS quốc tế, hệ thống mà Tàu đã hãnh diện làm một phần bộ.

Khi ĐTB chết, người ta tự hỏi: phải chăng “Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc” là một con khủng long với định mệnh hủy diệt vì những tai họa tày trời? Phải chăng lãnh đạo mới đủ sức lướt “sóng dân chủ thứ ba”, bỏ qua “tất yếu lịch sử” để tránh thất bại toàn diện? Có chăng một điều gì “bất bại” trong nền chuyên chế đông phương kéo dài 20 thế kỷ với giai đoạn cuối cùng mới nhất là độc tài tuyệt đối Tàu trên một xứ gọi là quốc gia của loài kiến xanh? (the nation of so called ‘blue ants”)?

Janus1.JPG
thần Janus

ĐTB không bao giờ bận trí về những câu hỏi ấy. Ông như nhân vật thần thoại Janus có hai mặt. Một mặt nhìn về tương lai, cười vui sung sướng với viễn ảnh kinh tế tươi sáng mà ông đã khai mở; mặt kia nhìn về quá khứ buồn thảm có sự kiểm soát toàn diện về chính trị của một hệ thống nha lại đặc thù từ Từ Hy Thái Hậu, Tưởng Giới Thạch cho đến Mao Trạch Đông. Nhưng Janus còn là thần của ngưỡng cửa, của khởi sự. Trên quan điểm nhân bản, đứng ngoài chính trị, ước mong cho dân tộc Tàu và những dân tộc ít nhiều liên hệ quá khổ lâu ngày, gặp thần Janus mở cửa chỉ đường tìm ánh sáng mới.
Demolition Man, NY Review of BooksFebruary 27, 1997


=========================================================================


Image may contain: house and outdoor
Bao Vinh, Huế xưa