add this

Thursday, June 6, 2019

chú tiểu chùa Tàu


Thiên An Môn 1989
Đặng Tiểu Bình
Demolition Man
Roderick MacFarquhar, ttt dịch

Đặng Tiểu Bình (ĐTB) được đồng nghiệp ca ngợi là “kiến trúc sư chính yếu” của chương trình cải cách và mở cửa Tàu cho thế giới bên ngoài có thể giao tiếp. Sự thật không đúng như vậy. ĐTB không phải là người thợ cả. Không giống tôn sư Mao Trạch Đông, và may cho dân Tàu, ông không có một kế hoạch vô tưởng nào cho tương lai Tàu, ngoại trừ ước mong chung với các chính khách rằng Tàu sẽ giàu mạnh. Tuy vậy, giống Mao, ông là kẻ đập phá theo cách riêng.  Ông đã hạ sập nước Tàu mà ông vừa tiếp nhận để cai quản: nhưng không phải nước Tàu sùng thượng Khổng và Lão mà là xứ Tàu theo lý thuyết và thực hành kiểu CS mà chính ông cũng đã dùng để giúp Mao thống trị nơi nơi.
Khi ĐTB cầm quyền 1978, Tàu ở trong tình trạng đen tối và gánh chịu những công việc vô cùng gian khổ. Vô cùng khẩn thiết là phải thanh toán những hệ lụy thương đau của “cuộc đại cách mạng văn hóa”. Ai cũng thấy vậy, ngoại trừ những đồng chí già còn sống của ông, vẫn mơ tưởng thời vàng son thập niên 1950 muốn giữ mô thức Xô viết có sửa đổi.

Mao luôn luôn ca xướng “giải thoát dân tộc” nhưng ép buộc dân tộc phải theo nhãn quan riêng. Mấy chữ nầy dùng chỉ cách mạng CS Tàu 1949 khi chưa có kìm kẹp kiểu Lenine mọi người phải chịu đựng. Trong 17 năm qua, ĐTB đã giải thoát dân chúng khỏi chính sách kinh tế kiểu Staline và lý thuyết xã hội của Mao, làm cho họ thịnh vượng hơn trước.

Image result for political cartoons deng xiaoping
Đặng Tiểu Bình

Thừa kế của ĐTB sẽ dựng lại nhà nước kiểu Lenine để bảo vệ quyền lực. Tuy nhiên công việc đúng cần làm, để không sụp đổ hoàn toàn, là chuyển biến hệ thống chính trị hiện tại thành một hệ thống đa dạng như Quốc Dân Đảng đã thiết lập ở Đài Loan.
Người duy nhất dùng ảnh hưởng quân sự và chính trị để bảo vệ nhà nước Mao bằng vũ lực chống các lực lượng do ông khai sinh nay đã chết.

ĐTB lo âu về cái chết của chính mình. Không phải chết thế nào và chết lúc nào. Nhưng về hậu sự. Trong khía cạnh nầy, lại không phải lo chỗ nào sẽ gặp Marx hay God, mà là chuyện trên quả đất nầy. Nghi lễ ma chay rất quan trọng với người Tàu, vậy về phần ông thì sao? Khi nắm toàn quyền 1978, ĐTB rất bất mãn thấy lăng tẩm của Mao đã xây xong từ lâu. Ướp hương thơm và giữ xác Mao vi phạm kết ước có chữ ký của Mao và đồng nghiệp giữa thập niên 1950, thỏa thuận chung rằng chết sẽ hỏa thiêu, không giữ hài cốt, không lăng mộ như kiểu Xô viết. Nhưng người kế nghiệp trực tiếp là Hoa Quốc Phong muốn nắm siết quyền lực đã chọn cách lưu dấu dễ thấy và thường tồn về người đã chúc lũy cho mình. Thư gia đình gởi tổng thư ký đảng Giang Trạch Dân nói rõ ĐTB muốn đám tang vô cùng đơn giản; không nghi lễ đưa tiển, không giữ thi hài, tro cốt sẽ rắc xuống biển.

Ý nguyện nầy rất vừa lòng người kế vị. Khác với Hoa Quốc Phong, Giang Trạch Dân cần phải tỏ ra coi nhẹ việc từ trần của lãnh tụ tối cao, để người đời không xem ông nặng nợ công danh với ĐTB. Nhưng trong thực tế, họ Giang đã nhờ tuổi thọ của ĐTB mà có 7 năm quý giá để củng cố địa vị, sắp xếp công việc và nhân sự. Bộ chính trị còn nhớ Chu An Lai và Hồ Diệu Bang chết gây ra nhiều cuộc biểu tình, do đó không tổ chức các nghi lễ rùm ben, ấn định chỗ đặt vòng hoa ra xa. Bộ chính trị đã quá phòng xa. Qua vụ Thiên An Môn, trong cảm tình đương thời, ĐTB khác với Chu An Lai, Hồ Diệu Bang và Yelsin.

ĐTB là nhà cách mạng thực sự; ông đưa Tàu trở lại con đường cường thịnh, rủ bỏ quá khứ và hướng về tân tiến hóa. Lịch sử sẽ xét xử ông đẹp hơn nhiều so với Mao; xem ông như một khuôn mặt truyền thống trong giai đoạn chuyển tiếp.

Mao thắng cuộc nội chiến, tái thống nhất xứ sở, tái lập một chính quyền trung ương hùng mạnh, lấy lại sự kính nể của ngoại bang như các hoàng đế khai lập các triều đại. Nhưng không như các nhà lập quốc trước, Mao không biết tự biến mình từ nhà cách mạng thành người cai trị. Mao đã là kẻ nổi dậy với một chính nghĩa, và trong 20 năm theo chủ thuyết bình đẳng đã làm mất sinh mạng của bao triệu người, rồi ông cũng làm tê liệt chính thể do ông lập ra. Ông theo đường lối vô tưởng; nhưng rồi nước Tàu vẫn như thế.
Ở vào tuổi hai mươi, ĐTB đã nằm trong sự bảo bọc của Mao, có tài tổ chức đảng và trên chiến trường. Ông là người học nhanh, trở thành nhà lãnh đạo cương quyết, là kẻ hành động không mộng mơ như Mao; là người thực tiển không lý thuyết như Lưu Thiếu Kỳ. Sau cách mạng, lòng trung thành và tài năng đã đưa ông vào chức tổng thư ký đảng. Với tư thế nầy, ông đã hết mình ủng hộ Mao trong chiến dịch chống hữu khuynh của giới trí thức và trong Bước Tiến Nhảy Vọt.

Nhảy vọt:  大躍進 Dàyuèjìn đại dược tiến, great leap forward
lúc đầu ăn uống phủ phê 
lúc sau thực phẩm không còn sản xuất, không có gì ăn

Bước Tiến nầy đã trở thành tai ương trầm trọng, làm ĐTB thức tĩnh và đưa ra các chính sách cứu chữa để rồi bị Mao nghi kỵ. Thế ấy, ĐTB trở nên nạn nhân chính của cách mạng văn hóa. Tuy vậy, khi Chu An Lai chết, Mao cần một người có uy lực tự tin để điều khiển guồng máy cai trị và giữ kỷ luật của quân đội, Mao không còn cách gì hơn là triệu hồi ĐTB. ĐTB lại ngăn chận cách mạng văn hóa để rồi bị thanh trừng một lần nữa. Nhưng rồi tình hình vẫn đưa đẩy ĐTB vào chỗ thế vị Mao, vì là người duy nhất trong thế hệ được Mao và nạn nhân của Mao ngưỡng mộ.

Nhiều đồng nghiệp cao niên muốn ĐTB tiếp tục con đường phát triển mà Mao đã vạch ra 20 năm nay. Tại sao ĐTB dấng mình vào cuộc cải cách triệt để; mở cửa về phương diện kinh tế và tri thức; tái lập hình thức gần như tô nhượng xưa tức là các khu kinh tế đặc biệt; khuyến khích kinh doanh tư nhân, tản quyền kinh tế cho các tỉnh, mở xiềng nông dân khỏi gông cùng tập thể hóa và dần đến thay đổi chính trị bằng các cuộc bầu cử ở cấp thấp? Tại sao?

Câu trả lời nằm trong các thất bại nội bộ và tình hình thế giới. Đảng đã chính thức thừa nhận rằng cách mạng văn hóa là “sự thụt lùi trầm trọng nhất; là thua lỗ to lớn nhất cho đảng và nhân dân từ khi chính thể CS Tàu thành hình”.
Với việc Mao đi mất, Tàu nằm ở khúc quanh quyết định như lúc nước Tàu bước vào thế kỷ 20. Sử gia Mary Wright viết: Ít khi thấy trong lịch sử các nước chỉ cần có một năm mà đủ để chuyển hướng như 1990 ở Tàu sau những bi thảm dồn dập như thác đổ. Sự yếu kém cùng tột Tàu phải chịu sau khi quân đồng minh tàn phá Bắc Kinh trong vụ khởi nghĩa của Nghĩa Hòa Đoàn (Boxer Rebellion) đã ép Tàu phải đi đến sự chọn lựa đối nghịch: hoặc tận diệt hoặc cải hóa toàn diện không những chính quyền mà cả nền văn minh. Hầu như qua đêm, người Tàu – chính phủ hoàng triều, các nhà cải cách, phe cách mạng – đã chấp nhận thách thức nầy.

Siege of Peking, Boxer Rebellion.jpgRussian troops storming Beijing gates 1900.gif
Quân Mỹ (trái) và quân Nga (phải) trong bát lộ quân, tấn công Bắc Kinh

Bàn về hậu quả của cách mạng văn hóa, các trưởng lão đã thất vọng nhìn nhận Tàu đã hoang phí 20 năm để đùa chơi với chính sách cực tả, đảng đã mất sự ủy nhiệm nguyên thủy 1949. Nếu đảng không vất bỏ lối cũ thì dân chúng sẽ vất bỏ đảng. Khi nắm quyền, đảng mặc thị hứa sẽ chuyển biến Tàu thành một quốc gia thống nhất, hòa bình, thịnh vượng, được tôn trọng và được đối xử bình bình đẳng bởi các nước khác. Nhưng thay vào đó, lãnh đạo, giống như một thần linh uy lực, đã giáng một trận đói tồi bại nhất trong lịch sử Tàu, mở rộng các sự xung đột dân sự gây hổn loạn trong các thị trấn, chờ sẵn nguy cơ qua phân lãnh thổ, làm cho quốc gia dễ bị tiêu diệt bởi các cuộc tấn công bất ngờ của Xô Viết.

ĐTB trở lại chính quyền vào một lúc vô cùng khẩn thiết. Khi cách mạng văn hóa bắt đầu 1966, có ba mô biểu canh tân hóa để lựa chọn: lối Tây Phương không thể chấp nhận; lối Xô viết tạm coi được, và lối Mao nhiều tai ách. Mười hai năm sau, Nhật và bốn con rồng nhỏ (Đại Hàn, Singapore, Hongkong và Đài Loan, ba xứ cuối có dân số gốc Tàu) đã biến Đông Nam Á thành kho lẫm kinh tế đầy quyền uy, con đường tới thịnh vượng và sức mạnh chẳng ở đâu xa mà nằm trong vòng ảnh hưởng văn hóa của Tàu.
ĐTB chấp nhận mô biểu Á Đông nầy.

Phương thức của ĐTB là khai mở - thay vì động viên - các lực lượng. Nhờ Trăm Hoa Đua Nở, ĐTB biết rằng giới trí thức, tuy hay phê bình, muốn đem tài năng phục vụ xứ sở nếu có cơ hội. Nhờ Bước Tiến Nhảy Vọt, ông biết rằng càng động viên bao nhiêu hậu quả tồi tệ bấy nhiêu. Lúc ấy ông đã thấy rõ cách thức cải biến nông nghiệp tốt nhất là giải ách cho nông dân thay vì đày ải họ, biện pháp nầy chưa bao giờ được thi hành bởi các vị tiền nhiệm nhà Thanh, Quốc Dân Đảng hay Mao. Ông đã gián tiếp chống công thức tập thể hóa khi nêu một ngạn ngữ bình dân trong kỳ họp trung ương đảng 1962: mèo trắng mèo đen chẳng có gì rắc rối, miễn bắt chuột là mèo quý. Lúc nầy ông cũng nhận định doanh nghiệp chưa chết cho nên chỉ cần cho nó tự do là được việc; còn như khép cửa xa cách thế giới bên ngoài thì không thể tiến bộ. Giải thoát nền kinh tế khỏi gông cùm của kế hoạch trung ương và các khẩu hiệu lỗi thời của XHCN, lấy thực hành làm tiêu chuẩn là chìa khóa thành công của điều ông mơ hồ gọi là: xây dựng chủ nghĩa xã hội theo các đặc tính của Tàu. Chương trình cải cách của ĐTB sáng sủa hơn, chính nhờ ông không bắt dân chúng đi theo viễn tượng cá nhân của ông.

Lần đầu tiên từ nhà Tùy thế kỷ 6, Tàu mới biết tản quyền kinh tế và chính trị là gì; thời CS thì phương tiện giao thông và truyền tin càng làm cho chính quyền trung ương tập trung hơn. ĐTB đã gặp nạn thiếu nợ của các công ty quốc doanh trong tay trung ương đưa đến hủy hoại hệ thống tín dụng. Nước Tàu quá lớn, phải chấp nhận khu giàu khu nghèo nhưng có phát triển còn hơn đi lui. ĐTB đưa ra khẩu hiệu: “một quốc gia hai hệ thống”. Ông nhắm đến Hongkong và Đài Loan và muốn tạo lòng tin, ông đã giúp Thượng Hải và Quảng Đông tự phát triển có kết quả.

Đến phút chót ông muốn mọi người theo chủ trương “kaifang”, khai phóng với một biểu tượng. Được hỏi ông tro cốt sẽ rải trên “núi sông quê mẹ” hay không, ĐTB chọn biển đông. Ở một nơi khác ông giải thích bám vào Hoàng Hà là hướng vào trong, hướng về quá khứ, lúc nầy Tàu cần biển xanh, học hỏi cả thế giới; đó là ý nghĩa khai phóng.

Di sản của ĐTB tuy vậy bị phủ dưới bóng đen của vụ thảm sát Thiên An Môn tháng 6, ngày 4, 1989. Biến cố nầy được gọi là “6.4” lục tứ, liu xi. Lối lập tự nầy dựa vào tiền tích là “5.4” tháng 5 ngày 4, ngũ tứ wu xi. Ngày nầy năm 1919 chứng kiến cuộc biểu tình của sinh viên chống đế quốc tại Bắc Kinh. Đảng CS Tàu thành lập 1921 nại rằng nó sinh ra từ trong bụng của phong trào “ngũ tứ” nói trên.
Nếu ngày ngũ tứ nhằm mục đích tìm một tương lai thế cho sự bất hòa quốc gia và nạn sứ quân do cách mạng 1911 đem lại, ngày lục tứ 1989 nhằm phản kháng những tai ách kinh tế, chính trị và nhân sự, kết tụ từ cách mạng CS 1949. Cả hai phong trào xuất phát từ giới trí thức thanh niên chống hệ thống chính trị và xã hội hủ bại của mỗi thời; khởi sự từ thành thị nhưng được khắp nơi ủng hộ.

Một người con gái của ĐTB cho biết thiếu niên 14 tuổi họ Đặng đã cùng bạn hữu tham gia biểu tình, khi cuộc nổi dậy toàn quốc lan đến sinh quán của chàng là Tứ Xuyên; chàng cho biết ý thức cứu nước đã nẩy sinh lúc đó. Nhưng thời ấy, cứu nước chỉ là sự cứu nước bằng phương tiện kỹ nghệ. Trong đầu óc ngây thơ, người trẻ tuổi mong ước (và mãn nguyện) sang Pháp học những gì hữu ích cho xứ sở.
70 năm sau, chàng thiếu niên ngây ngô và yêu nước ấy đã ra lệnh quân đội chỉa súng bắn những thanh thiếu niên ngây thơ và yêu nước thuộc thế hệ cháu nội cháu ngoại. Việc dùng vũ lực không có gì mới lạ trong lịch sử CS gần thế kỷ nay. Nhưng với một nhân vật như ĐTB, người ta ngậm ngùi thấy tiếc rằng nhãn quan của ông có quá nhiều giới hạn.

Employees work at a production line of a garment factory in Huaibei
Thập niện 1950, 60 dân chỉ có vải rẻ tiền xanh dương như  kiến xanh

Như một quan lại cuối thế kỷ 19, ĐTB không ra khỏi quan niệm về chính danh và sự trường tồn hằng cửu hệ thống cai trị, song hành với sự phát triển kinh tế. Ông đã nhầm tưởng có thế dùng kỹ thuật Tây phương để tân tiến hóa cùng lúc vẫn giữ nguyên bộ máy nhà nước. Kỹ thuật tây phương đem nhấn vào hardware chính trị vẫn chỉ ở bên ngoài làm cảnh. Bối cảnh trí thức để điều động kỹ thuật nầy phải nằm chung trong hệ thống điều hành chính trị. Không thể đi trên xa lộ tin học với chiếc xe cọc cạch, tức là nền chính trị lạc hậu.

ĐTB đã phải dùng quân đội để duy trì nguyên trạng quyền thế. Nhưng sự sụp đổ của Liên Sô chiếu rọi kinh nghiệm sụp đổ của nhà Thanh: một đế quốc hùng mạnh dựa vào sự kiểm soát hoàn toàn dân chúng bỗng dưng mất dạng qua một đêm trường mà không cần phải thua trận nào. 1992, ĐTB kinh lý miền Nam để ủng hộ các vùng kinh tế đang nở rộ và đẩy mạnh cải cách. Nhưng ông không thể tái lập phong trào CS quốc tế, hệ thống mà Tàu đã hãnh diện làm một phần bộ.

Khi ĐTB chết, người ta tự hỏi: phải chăng “Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc” là một con khủng long với định mệnh hủy diệt vì những tai họa tày trời? Phải chăng lãnh đạo mới đủ sức lướt “sóng dân chủ thứ ba”, bỏ qua “tất yếu lịch sử” để tránh thất bại toàn diện? Có chăng một điều gì “bất bại” trong nền chuyên chế đông phương kéo dài 20 thế kỷ với giai đoạn cuối cùng mới nhất là độc tài tuyệt đối Tàu trên một xứ gọi là quốc gia của loài kiến xanh? (the nation of so called ‘blue ants”)?

Janus1.JPG
thần Janus

ĐTB không bao giờ bận trí về những câu hỏi ấy. Ông như nhân vật thần thoại Janus có hai mặt. Một mặt nhìn về tương lai, cười vui sung sướng với viễn ảnh kinh tế tươi sáng mà ông đã khai mở; mặt kia nhìn về quá khứ buồn thảm có sự kiểm soát toàn diện về chính trị của một hệ thống nha lại đặc thù từ Từ Hy Thái Hậu, Tưởng Giới Thạch cho đến Mao Trạch Đông. Nhưng Janus còn là thần của ngưỡng cửa, của khởi sự. Trên quan điểm nhân bản, đứng ngoài chính trị, ước mong cho dân tộc Tàu và những dân tộc ít nhiều liên hệ quá khổ lâu ngày, gặp thần Janus mở cửa chỉ đường tìm ánh sáng mới.
Demolition Man, NY Review of BooksFebruary 27, 1997


=========================================================================


Image may contain: house and outdoor
Bao Vinh, Huế xưa

No comments:

Post a Comment