add this

Wednesday, August 7, 2019

ai giết CS Nga


Reagan và Gorbachev

 









ai giết cng sn Nga?
Who Killed Soviet Communism?
Theodore H. Draper, ttt dịch

Điều khó hiểu về cộng sản Nga là tại sao cáo chung một cách bất ngờ. Với một hệ thống kiên cố như vậy, người ta nghĩ nó bị ám sát. Thật ra nó sụm như một ngôi nhà sụm tại chỗ; giới nha lại cầm quyền thoát chết an toàn và nay nhảy vào vận hội mới tiếp tục làm ăn. Sự sống của CS Nga không đặt thành câu hỏi khó khăn như cái chết của nó.
Đã bao lần câu hỏi nầy được nêu. Trong ấn bản mới đây (1992) của tờ Foreign Affairs, Seweryn Bialer, một chuyên gia kỳ cựu về Nga, sau khi nêu Gorbachev là khuôn mặt trội yếu vào năm 1985, đã tự hỏi chuyện gì xẩy ra trong hơn sáu năm từ ngày đó đã đưa đến sự phân hoại Liên Xô và sự cáo chung CS Nga thay vì đem lại sự “cứu rỗi” bằng một cuộc cải cách triệt để sâu rộng. Lời giới thiệu tuyển tập về Nga và Đông Âu trên báo World Politics thuộc đại học Princeton hỏi thêm vì sao các lý thuyết tiên đoán của giới học thuật Tây Phương đã không chuẩn bị đủ để dân chúng khỏi ngạc nhiên.
Sự sụp đổ nầy là một biến cố đặc hữu xẩy ra trong thời gian Gorbachev cầm quyền. Đó là điểm tận cùng của bảy thập niên cai trị của Xô viết. Những bài phân tích trong ngành Nga học gồm những bản liệt kê những bất ổn, ví dụ mất quân bình giữa sản xuất quân sự và dân sự, tham nhũng và vô hiệu năng của nha lại, những vấn đề “quốc gia” của các cộng hòa thành viên Liên Xô v.v…Nhưng không ai kỳ vọng một sự sụp đổ bất thần.
Thời gian trước khi Gorbachev xuất thân lãnh đạo chính trị, Nga tuy mệt mỏi vẫn là một quốc gia hùng mạnh, lụn bại về kinh tế nhưng vững mạnh về chính trị. Đó là hình ảnh Nga dưới con mắt của giới nghiên cứu. Gorbachev tin rằng ông sẽ phải cải cách một hệ thống đang đau xương mỏi chắc nhưng không có nguy cơ tan rả. Phải làm cho nó mạnh mẽ chứ không phải hất cẳng nó. Trong một bài biện bạch gần đây, ông viết: “lúc ấy chúng tôi chưa nhận định ngay được sẽ phải đi bao xa, phải thay đổi sâu rộng đến mức nào”. Gorbachev đi tới từng bức một, không những vì lý do chiến thuật mà còn vì ông nghĩ hệ thống có thể thay đổi từ bên trong.
Bên trong có nghĩa là hệ thống hoàn toàn do đảng CS kiểm soát. Dù lúc suy hay lúc thịnh, từ Lenine đến Staline đến Khrushchev, một mình đảng giữ sức ly tâm không làm tung vỡ quốc gia phức tạp đa dạng nầy.
Cuộc cải cách của Gorbachev được khơi nguồn từ bài học về một cuộc khủng hoảng trong lịch sử. Năm 1921, Lenine trực diện một sự suy sụp kinh tế, hậu quả của đường lối “CS đấu tranh thái quá” (war communism). Để cứu chế độ CS “nằm trên bờ vực thẳm”, - chữ của Lenine – ông đưa ra chương trình cải cách gọi là Chính Sách Kinh Tế Mới gồm những điểm chính sau đây. Để thúc dục nông dân sản xuất nhiều hơn, chương trình cho phép họ bán nông phẩm trên thị trường tự do. Chương trình phục hồi sản xuất vật phẩm, cho phép khu vực tư hoạt động trong lãnh vực dịch vụ và kỹ nghệ nhẹ, khuyến khích thành lập công ty hổn hợp giữa chính quyền và doanh nghiệp ngoại quốc. Chính sách nầy thành công, và nhờ đó Nga tránh khỏi nạn đói đang đe dọa.

Image result for books by gorbachev


Nhưng sự giống nhau giữa chương trình nầy và kế hoạch của Gorbachev ngưng ở chỗ nầy. Năm 1921, các đảng chống đối vẫn cố sức cầm cự duy trì sự hiện diện mong manh của mình. Phe cách mạng tả khuynh và Menshevik xưa nay chống đường lối CS đấu tranh tìm cách lấy lợi thế từ sự thay đổi đột ngột nầy. Tháng ba 1921, Lenine quyết định tuyên bố phi pháp mọi sự đối lập trong và ngoài đảng. Đây là phút khai sinh chính thức nền độc trị đảng-nhà nước. Lenine đã phối hợp chính sách thí nghiệm giới hạn về kinh tế và trật tự chính trị độc tài tuyệt đối. Như vậy ông củng cố đảng cho vững mạnh cùng lúc thay đổi tạm đường hướng tổng quát.
Ngay cả bây giờ, Gorbachev không thể tẩy trừ ý kiến cho rằng lý thuyết Lenine trước thời Staline là một đường về đất hứa. Nhưng ông không thể theo chân Lenine. Gorbachev muốn cải cách kinh tế nhưng về chính trị ông phải làm khác mới đạt kết quả mong muốn. Sự khác biệt nầy cho thấy đường của Gorbachev khúc khuỷu, gồ ghề. Không thể làm như Lenine là củng cố đảng, trái lại muốn khai thông nền kinh tế tắt nghẻn, phải làm cho đảng yếu đi.
Điểm nầy Gorbachev giải bày rõ ràng trong cuốn sách mới đây: Ngay từ khi có cuộc khủng hoảng do sự chuyển hóa triệt để xã hội gây ra, tôi cố sức ngăn chận mọi bùng nổ nguy hại xuất phát từ các mâu thuẩn. Tôi đã làm những quyết định chiến thuật để tạo dựng cơ sở vững chắc cho tiến trình dân chủ, ngõ hầu xóa bỏ đường lối cũ và làm cho dân chúng tha thiết với những giá trị mới. Nói gọn, tôi muốn đưa xứ sở đến một giai đoạn mà mọi cố gắng cướp chính quyền đều thất bại. Mục tiêu chính yếu của tôi, tuy khó khăn, là tiếp tục đà cải cách theo các đường hướng chính trị hiến định.
Lời nói nầy cho thấy rằng khởi thủy ông đã nghĩ có thể thi hành cải cách trong khuôn khổ truyền thống của đảng và tầng lớp cán bộ. Ông công nhận đã theo chính sách thỏa hiệp để duy trì đoàn kết đảng. Gorbachev vô đảng năm 21 tuổi và sống trong đảng suốt thời gian trưởng thành. Trước khi nắm toàn quyền năm 1985, ông đã đầu tư 33 năm để leo từng nất thang hệ thống nha lại. Ông đưa ra chính sách cải cách đảng và xã hội là cốt hoàn tất sứ mệnh của đảng chứ không phải tiêu diệt đảng. Chương trình hành động của ông là tự do hóa chính trị trong hệ thống độc đảng và cải cách kinh tế trong khuôn khổ XHCN. Gorbachev còn nợ câu trả lời cho câu hỏi lịch sử to lớn nầy: phải chăng sự tự do hóa chính trị có thể đi cùng hệ thống độc đảng, phải chăng cải cách kinh tế có thể đi chung với tình trạng XHCN lụn bại trên xứ nầy?
Gorbachev phải đến chỗ công nhận rằng ông đã nới gọng kềm của đảng mới đi tới được. Hành động đầu tiên là cố sức lấy hệ thống hành chánh (nhà nước) thay cho guồng máy đảng. Nhưng mà đảng đã ở trong mọi hóc hẻm của hệ thống nha lại. Ông vẫn tiếp tục cắt giảm uy quyền của đảng; nhưng những con đường xâm nhập mới nầy chỉ đẩy nhanh sự tang vỡ cuối cùng. Ông phải dựng lên những định chế mới những cấu trúc mới song song với hệ thống đảng; những thứ nầy lại chưa bám rễ vào khung cảnh chính trị chung của xã hội đương thời mà dấu chân quá khứ chưa phai mờ.

Image result for gorbachev cartoon
Cố gắng nhiều tham vọng nhất của Gorbachev trong việc cải cách chính trị là một lai tạo, vá víu vào năm 1989. Đó là việc thành lập Viện Dân Cử gồm 2.250 thành viên được bầu cử rộng rãi. Viện chọn 542 vị làm thành Hội Đồng Xô Viết Tối Cao, một năm họp hai lần. Các sự sắp xếp bên trong làm cho các tổ chức đảng có một phần ba số phiều đủ để phủ quyết mọi quyết định của chính phủ. Mặt khác cho đến cuộc đảo chánh bất thành 1991, bộ chính trị, trung ương đảng, quốc hội và mọi thứ khác vẫn còn nguyên. Gorbachev đứng đầu cả hai nhánh của hệ thống lưỡng quyền kỳ dị nầy, một mặt gây phẩn nộ của đám trung kiên cũ của đảng, một mặt gây ngỡ ngàn cho các nhà lập pháp mới ra lò chưa kinh nghiệm nghị trường.
Sự bất mãn vừa nêu đã biểu lộ công khai qua hai cộng sự viên chính của Gorbachev. Nikolai Ryshkov, chủ tịch hội đồng nội cát, phê bình hiện trạng đã đưa đảng CS vào vị trí thứ yếu trong đời sống chính trị quốc gia. Trong lúc ấy, Yegor Ligachev, đứng hàng nhì sau Gorbachev, đã công khai bênh vực lối cũ. Ông nói: chế độ đa đảng sẽ làm liên bang vỡ nát, vì đảng CS là sức mạnh chính trị duy nhất đủ sức đoàn kết mọi dân tộc thành một liên hiệp cộng hòa.
Nhưng Gorbachev quan niệm khác. Ông nói: cải cách chính trị phải được thực hiện trong một cách nào đó có thể đưa đến sự tương lập giao thông qua về: phải gia tăng vai trò của đảng như một người lính bảo vệ xã hội, đồng thời phải gia tăng và củng cố vai trò và quyền uy của guồng máy cai trị. Hai phía dính vào nhau.
Quan niệm liên hoàn đảng-chính quyền không đứng vững. Ông thừa nhận rằng ngay khi ông phát biểu như trên, tại đại hội đảng thứ 19 năm 1988, nhóm theo đường lối Staline đã nhất thiết đòi hỏi trở về đường lối xưa. Chẳng may lập trường ấy mở màn sự sụp đổ của đảng và chính quyền xô viết. Biện pháp nửa vời của ông tạo ra một đảng CS mất tinh thần mất nhuệ khí và một nền cai trị lủng củng.
Mãi cho đến sau cuộc đảo chánh bất thành, Gorbachev mới mất hết mọi hy vọng cải cách đảng. Biến động nầy hình thành bởi những thủ hạ của đảng do chính ông chọn để làm việc trong chính phủ, quân đội và tình báo KGB.
Chính sách “thăng bằng” chỉ giúp ông một giai đoạn. Cách thức thi hành của ông là đứng biệt lập đối với mọi nhóm, mọi khuynh hướng, cho đến khi tình thế và những thủ hạ ông chọn đã quay lại chống. Ở vào giai đoạn cuối nầy, người hùng cô đơn của chúng ta đã là quá sức dân chủ không thể thành CS, đồng thời quá sức CS không thể thành dân chủ. Gorbachev, bi đát, trở thành nạn nhân của thành công và thất bại của chính mình.
Sự sụp đổ đã cứu sống một số người chưa biết là bao đã phải thiệt mạng nếu chế độ CS bị lật đổ bằng bạo động. Nhưng trong các cuộc cách mạng truyền thống, chính quyền mới, tuy phải thử thách một thời gian để hình thành một chương trình chính trị và kinh tế, không bị cầm chân bởi cơ quan lập pháp của chế độ cũ như Yelsin hiện gặp.
Sau rốt, Gorbachev hối tiếc ân hận đã kéo dài quá lâu không chịu sớm hủy bỏ độc quyền thế lực của đảng và hệ thống nha lại cai trị do chế độ cũ nuôi dưỡng, đã quá rộng lượng vô lối đối với số người theo chủ trương Staline chống canh cải, cấu kết mưu cầu lật đổ chính quyền để về lối cũ. Lòng trung thành cố hữu tận gốc và bản tính trung hậu làm cho Gorbachev không nhanh chân lợi dụng thời cơ như Yelsin, người ông đem từ một tỉnh nhỏ về thủ đô lo đảng bộ quan trọng nhất. Dù thương mến ông đến mức độ nào, giới quan sát cho rằng ông để lại một hệ thống chính quyền (nhà nước) còn bị đè nặng dưới các dư lụy, các dư đồ từ thời Staline Breznev, không đạt mức mong cầu của chính sách nhân sự (perestroika) do ông đề xướng.-  Who Killed Soviet Communism?

=====================================================

Violin Concerto, Tchaikovski 

=====================================================

See the source image



No comments:

Post a Comment