add this

Saturday, October 19, 2019

thêm về Qaddafi và Libya


No photo description available.
bóng đen tàn bạo phủ đời
Muslims in the Dark
Pankaj Mishra  đọc In the Country of Men, Hisham Matar
NY Review of Books April 12, 2007 * ttt dịch

Trong mấy trang đầu cuốn tiểu thuyết In the Country of Men, Hisham Matar giới thiệu người kể chuyện Suleiman. Câu bé chín tuổi ở Libya tả bức tượng của Septimius Severus trong công trường Tử Đạo ở thủ đô Tripoly. Vị hoàng đế La Mã sinh tại chỗ nầy đứng đó, một tay chỉ ra Địa Trung Hải “như muốn thúc dục Libya hãy hướng về Rome”. Suleiman thường mơ tưởng về những vùng đất bên kia bờ biển, nơi đó cha của bé, một doanh nhân, thường mua đem về những món quà quý nhất đời. Tuy vậy, đây đang nói về 1978, thời đại tá Qaddafi đã tàn bạo củng cố chế độ của ông, tra tấn và giết hại hằng ngàn người bất đồng chánh kiến; Libya đã tách khỏi quá khứ giao thương rộng rãi xưa kia.

Đến viếng Lepsis Magna, thuộc địa La Mã cũ nơi Severus đã sinh ra, Suleiman ghi nhận: “chỗ nào cũng trống vắng”. Đứng trong khu phế tích, người bạn thân nhất của cha chàng, Ustath Rashid – một trong những chính trị gia theo lý tưởng tự do hiện tích cực chống Qaddafi – ngâm một bài thơ Arab: “Vì sao không còn gì ráo trọi ở một nơi xưa kia là đô hội? Ai trả lời giùm cho? Chỉ có gió trả lời thay”.
Image may contain: one or more people and text

Cuốn truyện đi tiếp với phần mô tả Libya đang tàn tạ hoang vắng như phế tích nầy. Sợ hãi và khủng bố đã tạo ra một khoảng trống về trí thức và chính trị. Matar đã thành công khi bi thảm hóa đường cùng của những nhà tư tưởng độc lập bằng cảnh vệ binh cách mạng của Qaddafi rượt đuổi bắt một người có bàn máy đánh chữ. Được xưng tụng là người dẫn đường duy nhất của xứ sở, không những vung vải ý thức hệ nửa nầy nửa nọ gọi là xã hội chủ nghĩa Islam, Qaddafi còn vô tận nhà dân chúng bằng những chương trình trực tiếp truyền hình các cuộc thẩm vấn và treo cổ nơi công cộng những người chống đối.

Một số người có học từng trãi đi đây đi đó như Ustath Rashid và cha của Suleiman dám đứng ra thách thức chế độ. Tụ tập ở một căn nhà gần công trường Tử Đạo họ viết truyền đơn thúc dục sinh viên nổi dậy chống Qaddafi. Nhưng chẳng bao lâu, họ bị lộ và vì bị bắt để rồi vì tra tấn đã phản bội kẻ cùng chí hướng. Trước mắt công chúng Ustath Rashid đã bị thẩm vấn và treo cổ ở sân bóng rỗ. Tuy không bị Rashid chỉ danh là người cùng chủ mưu, cha của Suleiman bị vệ binh bắt và tra tấn.
Không sử dụng hoàn toàn chuyện riêng, Matar đã căn cứ vào tâm trạng lo sợ bị đe dọa lúc thiếu thời, sống trong bóng mờ của những tàn bạo chính trị. Cha ông, một doanh nhân, bỗng nhiên thấy tên mình trên danh sách kẻ bị truy lùng, có lẽ không vì lý do nào khác là ông giàu có và từng sống ở những xã hội khác trong những chuyến du lịch dài hạn. Ông tìm cách đem vợ và hai con trốn qua Ai Cập. Một hôm năm 1990, trong lúc tự lưu đày ở Cairo, chuông cửa reo, ông ra mở cổng và không bao giờ trở vào. Ba năm sau ông lén gởi một bức thư cho gia đình từ trại tù lừng danh Abu Salim ở Libya. Từ đó về sau không có tin gì nữa.

Matar rời xứ lúc 15 tuổi, sau đó theo học ở Anh Quốc. Ông tỏ ra hoài nghi về việc Anh Mỹ mới đây (bài nầy viết năm 2007) nồng nhiệt chủ trương thân thiện với Libya, một trong những chính quyền giúp đỡ khủng bố nhiều nhất trên thế giới. Năm 2004, Qaddafi đồng ý huỷ bỏ chương trình làm vũ khí sát hại hằng loạt; bồi thường thiệt hại cho thân nhân của 270 nạn nhân vụ nổ bom phi cơ Pan Am trên vùng trời Lockerbie, Scotland do tình báo Libya chủ mưu năm 1988. Đổi lại, Anh Mỹ hủy bỏ cấm vận. Gặp nhà lãnh tụ tham tiền nầy trong một căn lều vải, thủ tướng Anh Tony Blair hy vọng rằng Qaddafi là một đồng minh trong trận chiến chống khủng bố.

Libya đã giúp nhân viên an ninh Mỹ phỏng vấn tù binh tại trại Guantanamo và cam kết phục vụ HK và các quốc gia Islam thân thiện. Trữ lượng dầu hỏa lớn nhất Phi Châu trong phần đất Libya là một lý do khác khiến Anh Mỹ đột nhiên thắm thiết với Qaddafi.
Tuy vậy Matar đã viết trong một bài báo gần đây như sau:
Không một quốc gia nào đặt ra một điều kiện thương thuyết là Libya điều tra vô số vụ “mất tích”. Không quốc gia nào buộc chính quyền Qaddafi giải quyết vụ thảm sát tại nhà tù Abu Salim vào một ngày trong tháng sáu 1996 hơn 1.000 tù nhân chính trị bị giết cách nầy cách nọ.
Matar nghi rằng cha ông nằm trong số hơn ngàn nạn nhân nầy. Ông không thể chia sẻ sự tin tưởng mới đặt để vào Qaddafi.
máy bay Pan Am bị bom nổ ở Scotland

“Ảo giác chiến thắng không đổ máu ở Libya dựa trên quan niệm được thổi phồng rằng quốc gia nầy đã tạo ra một mối đe dọa lớn lao cho thế giới với các vũ khí gỉ sét. Điều nầy đưa đến một điều lơ là về ngoại giao là đánh đổi quyền của dân tộc Libya để lấy điều tạm gọi là hòa bình thế giới”.

Khá ngạc nhiên, In the Country of Men không hoàn toàn có tính chất chính trị hay bút chiến. Rất ít chi tiết về mức độ và tầm xa của cuộc chống đối Qaddafi. Thay vì được lý tưởng hóa, các nhà hoạt động dân chủ trông ngây ngô và lạc lõng. Matar chú trọng đến kinh nghiệm sống của Suleiman.

Sống trong khu ngoại ô khá giả, Suleiman, ngoài giờ đi học thì đùa chơi với bạn bè trên mái nhà, ngoài đường, bơi lội ở biển kế cận, trèo cây…
Cứ vậy mà sinh hoạt, không bị giới hạn bởi việc người cha mất tích và người mẹ bệnh “một cách bí mật” (mà độc giả đoán là nghiện rượu). Trọng tâm cuốn tiểu thuyết là lòng thương yêu không bến bờ của hắn dành cho người mẹ, kẻ trong xứ sở do đàn ông thống trị luôn bị đàn áp trong gia đình và ngoài xã hội.

Qua lời kể, Suleiman có thể dựng lại cuộc đời của mẹ. Bị bắt quả tang bởi một người trong gia tộc, đang cầm tay một cậu con trai trong quán cà phê Ý ở công trường Tử Đạo (hầu hết các biến chuyển bi thảm trong truyện đều xẩy ra gần tượng vua La Mã chỉ tay vào Âu Châu như một hứa hẹn), bà bị ép ở tuổi mười bốn phải lấy chồng theo quyết định của những thành viên phái nam trong tộc họ, gọi là “hội đồng tối cao” [hàm ý chế riểu hội đồng cách mạng của Qaddafi]. Qua sự hiểu biết về đàn ông trong vụ nầy, bà xem chồng và đồng nghiệp là những kẻ vô lại nguy hiểm. 

Mỗi tối, khi say ngà vì rượu mua lén, bà rót bao chuyện chua cay vào tai Suleiman, đứa con mà bà cố hủy trong bào thai, và là đứa con mang ước nguyện đầy cảm động là bảo vệ bà chống với thế giới độc ác.
“Má và tôi hầu như luôn sống gần nhau; tôi không thể nào để bà sống một mình cô đơn. Tôi nghĩ với sự chăm sóc đầy đủ của tôi, tai ách không làm gì được má. Nhỡ như có rơi xuống sông, thì cũng trở lui an toàn, hay quá lắm giạt qua bờ kia đứng chờ. Dù những chuyện không ngờ được đã dày vò tôi, tôi biết “chứng bệnh” của má đã tạo ra sự thâm tình ghi sâu vào ký ức, và đó là nguồn gốc của yêu thương. Nếu yêu thương phát xuất từ một nơi nào đó, nếu yêu thương là một sức mạnh khuất ngầm tiềm ẩn cần một ai đó khơi lên như ánh sáng phản chiếu qua gương soi, trong trường hợp của tôi, “một ai đó” chính là má, mẹ tôi”.

Điện thoại nhà của Suleiman bị nghe lén, hoặc thường có lời hăm dọa cắt ngang cuộc điện đàm. Mẹ hắn phải đốt sạch sách báo của chồng, treo hình Qaddafi lên tường. Vệ binh cách mạng luôn đậu xe trước nhà để theo dỏi. Tình trạng ngột ngạt nầy đã nôn nấu thêm lên tình thương mẹ nơi hắn.
“Trong những ngày trống rỗng vào thời gian papa xa nhà, má thường lang thang quanh nhà, không còn hát vu vơ giai điệu dịu êm thời xưa.
Giai điệu ấy, xưa mẹ hát khi tắm, khi ngồi trang điểm trước kính thủy hay vẽ tranh ngoài vườn. Khúc nhạc ấy gợi nhớ cô bé ngày nào chưa có một ý niệm về chính mình, đi học về, mài móng tay trên tường vôi, nàng có một khoảnh khắc bao trọn trong nét trong lành của thơ ngây nơi thềm hiên quán cà phê Ý; nhưng một sức mạnh long trời nhanh nhẹn đưa nàng qua khỏi biên giới hồn nhiên, ném nàng vào cuộc đời thiếu phụ, và sau đó làm mẹ. Nàng không có một tiếng nói trên chuổi sự việc nầy.

Truyện của Matar đầy rẩy những hoàn cảnh gây xúc động khác thường. Ít ai thích sống sát nách một kẻ bị tra tấn và bị hành quyết; nhưng lối trình bảy của ông không bốc thơm hành vi bị nạn. Ông biết rằng việc đời xẩy ra trong những hoàn cảnh khắc nghiệt; biết vậy cũng là điều an ủi. Thấu triệt sự bất nhân tột đĩnh giúp ông ghi nhận những cử chỉ đầy thiện tâm và cao quí. Matar đã mô tả mối thương tâm phức tạp của Suleiman dành cho người bạn tên Kareem, con của Ustath Rashid như sau:
Một nỗi buồn nào đó đã đi qua mắt hắn, ngày Ustath Rashid bị bắt đem đi mất. Nhưng đó không phải là nỗi buồn thương nhớ mà buồn vì phản bội, một nỗi buồn im lặng vì mình đã ngã quỵ, đã rụng cánh. Kareem ít nói hơn trước, Kareem im lặng; hắn không chơi chung với chúng tôi nữa, hắn thường tựa vào một chiếc xe đậu bên lề nhìn chúng tôi đá banh giữa đường. Cái nhìn của hắn làm tôi thấy xa cách hắn. Lúc ấy tôi mong vệ binh cách mạng trở lui bắt cha tôi luôn thể để hai chúng tôi ngang bằng, kết nối nhau bằng một liên hệ bằng máu của những kẻ có chung đường hướng.Tôi muốn và đã dùng nhiều cách lôi hắn ra khỏi sự im lặng nầy nhưng không thành công.

Người trong “xứ” của Matar gồm những thể nhân bình thường sống trong những điều kiện khắc nghiệt có thể làm những hành vi “chí thiện” hay “chí ác”. Cũng như Albert Camus, Hisham Matar tha thiết mong chờ một thực thể vắng bóng trong các nền chính trị trừu tượng và hạn hẹp nhưng có trong dòng lịch sử kiến tạo bởi thiện nhân./-

------------------------------------------------------------

Phụ chú của người dịch: 
Albert Camus viếng Tipassa
Pankaj Mishra bất thần nêu tên Albert Camus vì ông giả định độc giả đã biết về nhà văn nầy. Tuy vậy chỉ có vài nét nhỏ tương tự giữa Camus và Matar, cả hai sinh trưởng ở Bắc Phi (hai lân quốc Algérie và Libya) với hai thứ khắc nghiệt khác nhau. Cả hai đều nhìn ra Địa Trung Hải với ước mơ, buồn tủi, hy vọng và tuyệt vọng.
Giống như nhân vật Suleiman viếng thăm phế tích La Mã Lepsis Magna, Camus đã đến thăm phế tích La Mã Tipassa cùng trên bờ biển. Lepsis Magna đến với chúng ta qua câu thơ cổ Arab: “Vì sao không còn gì ráo trọi ở một nơi xưa kia là đô hội? Ai trả lời giùm cho? Chỉ có gió trả lời thay”. Trong lúc ấy Tipassa đã giúp Camus thấu đạt một nhận thức rất người, không trừu tượng và hạn hẹp như chính trị, ý thức hệ:
“Giữa bầu trời và các khuôn mặt hướng về bầu trời, không có chỗ nào để treo móc thần thoại, văn chương, luân thường hay tôn giáo; mà chỉ có sỏi đá, da thịt, tinh tú và những chân lý tay người có thể sờ mó được”. (ttt, Oct 2019).


================================
=================



Image may contain: 4 people

Nhật Trường, Nhật Bằng, Anh Ngọc, Mai Hương,Thái Thánh, Kim Tước
thu âm tại Đài Phát Thanh Saigon 1960

Wednesday, October 9, 2019

Vạt nắng sân trường tôi bỏ lại


Vt nng sân trường tôi b lại
NhượcThu
-------------------------------------------------------
Mỗi lần em xóa bài trên bảng
Có xóa tan buồn đang bám môi?

--------------------------------------------------------
T đ sân trường tôi khut bit
Hàng hiên em có đ
ng chơ vơ
M
i ln nghe lá rơi nhè nh
Em có nhìn ra c
a lp ch..?

T vt tóc bng tôi hết lng
B
ng còn thương phn nht màu tươi?
M
i ln em xóa bài trên bng
Có xóa tan bu
n đang bám môi?

T do li v tôi khut no
Em còn nghiêng nón th
n thùng che?
Ð
ường xa có thy lòng hiu qunh
Dù n
ng ngoài kia rc r hè…?

Vt nng sân trường tôi b li
Ð
dm sương gi ly quê hương
C
ng trường m khép ngày hai bui
Em có ngùi theo bóng d
m trường…?

======================================

Ngc Lan
Phạm Đình Chương

Tuesday, October 8, 2019

dân chủ cộng hòa nông thôn thành thị

Springville, ngoại ô cùa Salt Lake City, Utah
dân chủ cộng hòa 
nông thôn thành thị
                    
Paul Star the battle for the suburbs, ttt dịch

Từ xưa đến nay, đô thị chi phối đời sống văn hóa và nền kinh tế. Đô thị vẫn là những trung tâm chính yếu tạo nên chất men của trí thức, sự sáng tạo nghệ thuật, các sự canh tân xã hội. Thật vậy, trong lúc vùng quê và tỉnh lẻ không nhúc nhích mà còn thoái hóa, phát triển kinh tế thành tựu tại các thành phố lớn thỏa mãn nhu cầu của công nhân có trình độ giáo dục cao. Nếu quyền lực chính trị vẫn theo cơ hành kinh tế như thường lệ, các khu vực thị tứ mới xuất hiện trong nền kinh tế toàn cầu nắm giữ ưu thế trong chính quyền.

Nhưng thực tế ở Hoa Kỳ thì trái ngược. Theo Jonathan Rodden, tác giả cuốn Why Cities Lose, quyền lợi của các đô thị không được đại diện đúng mức trong ngành lập pháp tiểu bang và quốc hội liên bang. Vì Dân Chủ (DC) tụ tập ở thành phố, Cộng Hòa (CH) nắm đa số trong ngành lập pháp, tuy thua số phiếu tổng quát. Các đảng bảo thủ Anh, Canada và Úc cũng có lợi thế như vậy vì phiếu của tả khuynh kết tập tại các đô thị.

DC đau khổ nhận chân đang đối diện điều thua thiệt từ các định chế trong nền chính trị Mỹ. Trong hai thập niên vừa qua, CH đã chiếm ghế tổng thống nhờ thắng ở cử tri đoàn mặc dầu thua phiếu bình dân tổng quát. Bởi lẽ, thượng viện “nông thôn” quá mức, các tiểu bang tương đối bảo thủ ưa thích CH nhiều hơn. Rodden ghi nhận: “DC kiếm nhiều phiếu hơn CH mười một lần trong số mười lăm lần bầu cử từ 1990 nhưng chỉ có sáu lần giữ đa số”.

Ngoài ra, dù ít được hiểu rõ, DC còn bị một điều bất lợi khác tại Hạ viện và lập pháp tiểu bang. Năm 2012, tuy hơn CH 1,4 triệu phiếu trong cuộc chạy đua vào hạ viện, DC chỉ chiếm 45 % ghế; cùng năm ấy DC Michigan có 54% phiếu nhưng được 45% dân biểu và 46 thượng nghị sĩ tiểu bang. Lý do lâu đời xưa nay giải thích các sự khác biệt nầy là gerrymandering* ấn định lãnh địa các đơn vị bầu cử thuận lợi cho đảng, hình vẽ trên bản đồ như con kỳ nhông. Từ 2010, DC khốn khổ vì nạn nầy vì CH kiểm soát đa số các ngành lập pháp tiểu bang và vẽ lại đường ranh bầu cử theo ý riêng, lợi cho mình.
đơn vị kỳ nhông ở Maryland
maryland-redistricting
Tuy vậy, tác giả Rodden đã cho thấy rõ: DC vẫn ở trong thế bất lợi nầy dù “con kỳ nhông” bị hủy bỏ. Bầu cử giả vô tư computer cho thấy DC vẫn ít ghế hơn CH dù có số phiếu đồng đều. Theo giáo sư chính trị học nầy, căn bệnh nguy hiểm nầy của DC phát xuất từ hai yếu tố: a/ sự khác biệt ngày một gia tăng trong lề lối bỏ phiếu giữa nông thôn và thành thị; b/ qui chế một dân biểu duy nhất cho mỗi đơn vị bầu cử (giống như ở Anh và các thuộc địa xưa).

DC đã nắm đa số ở Hạ Viện 2018 khi tổng quát có hơn 8% phiếu. DC thắng hầu hết các đơn vị thành phố; thống kê cho thấy DC không có gì khả quan ở nông thôn, chỉ cải thiện phần nào ở ngoại ô thành phố. Những khu thuần túy thành thị hay thuần túy nông thôn kết quả vẫn như cũ.
DC có 14% phiếu trong vùng thuần túy nông thôn và 100% vùng thành thị. Kết quả nầy đã làm thành đề tài chính cho cuốn sách của Rodden: mật độ đã thay đổi khuynh hướng đảng phái. Thật vậy, sự xung đột đảng phái hiện nay đã chia thành hai ngã (lưỡng phân cực) nông thôn – thành thị. Các thành phố đều được đại diện bởi DC; do đó khi CH cầm quyền thì các đô thị mất ảnh hưởng chính trị, đóng cửa nằm chờ.
Tip O'Neil và Reagan
See the source imageSo với các nước khác, sư phân chia rõ rệt nông thôn thành thị ở Mỹ tương đối mới mẽ, nếu nhìn vai trò DC trong lịch sử Miền Nam (South). Liên minh với người miền nam da trắng, DC mạnh ở nông thôn hơn thành phố vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Đến thập niên 1930, DC trở thành một đảng thành phố trong các tiểu bang kỹ nghệ phía bắc. Mặc dù người da trắng miền Nam giúp CH thắng cử tổng thống từ 1964, DC vẫn giữ các căn cứ nông thôn ở tiểu bang và Hạ Viện. Với câu nói: “Chính trị do địa phương”, ông nghị ở Boston là Tip O’Neil đã diễn tả đầy đủ đường lối chính trị đã giúp DC nắm đa số và ông giữ chức chủ tịch hạ viện từ 1977 đến 1987.

Clinton và Newt Gingrich
See the source imageThời đại nầy đã chấm dứt vào thập niên 1990, khi CH dưới sự lãnh đạo của Newt Gingrich đã thành công trong việc “quốc gia hóa” các cuộc bầu cử hạ viện và kiểm soát cơ cấu nầy. Từ đó DC đồng hóa với các lập trường tiến bộ không những về màu da và dân quyền mà còn thêm phá thai và tính dục (sex).
Khuynh hướng bỏ phiếu về các tiêu điểm nầy, theo Rodden, liên hệ mật thiết với dân số. Bảo thủ nông thôn vẫn giữ nguyên là một hiện tượng xưa, nhưng nay có thêm điều mới lạ là sự đối cực của các đảng về những vấn đề văn hóa. CH trong thập niên 1970 chủ trương “pro choice” nhiều hơn DC nay trở thành hoàn toàn chống phá thai, trong lúc DC đề cao bình đẳng phụ nữ và quyền đồng tính luyến ái. Sự tách biệt nông thôn thành thị, xưa kia là nét đặc thù của các tiểu bang kỹ nghệ nay đã hiện diện toàn quốc.

Thật ra sự chia đôi nầy đã có từ thế kỷ 19 tại các đô thị kỹ nghệ. Để bớt chi phí vận chuyển, cơ xưởng đặt ở trung tâm thị xã gần đường thủy hay hỏa xa để chở hàng và vật liệu, trong lúc thợ thuyền sống quanh đó trong khu gia cư xây cho họ. Ngoại ô phụ cận phát triển nhờ giới giàu có trú ngụ nhưng vẫn xa cách với công nhân kỹ nghệ. Địa dư chính trị thay đổi theo địa dư kinh tế.
Các đảng tả khuynh tổ chức thợ thuyền tại các đô thị, trong lúc nhóm bảo thủ thống lãnh các vùng xa trung tâm đô thị. Tuy địa dư kinh tế thay đổi, các đô thị vẫn giữ địa dư chính trị. Khi các nhà máy cơ xưởng dọn đi chỗ khác, các khu dân cư xưa trở thành nơi dung thân của người nghèo, thiểu số, dân nhập cư, và có cả sinh viên và nghệ sĩ… những nhóm nầy đều ủng hộ tả khuynh.
Ngày nay, khá nghịch lý, phiếu dành cho DC về địa dư, liên hệ đến việc làm (thâu dụng) một thế kỷ trước, trong lúc phiếu cho CH liên quan đến sự sản xuất hiện thời. Rodden viết: Ngày nay, DC là đảng của một nước Mỹ đô thị và hậu kỹ nghệ; và CH được phiếu từ các vùng xưa kia là đô thị và các vùng quê hiện có các sinh hoạt sản xuất.

Các khu đô thị không có chung địa dư chính trị vì lịch sử kinh tế khác nhau. Có tiểu bang chỉ có một trung tâm kỹ nghệ chính ví dụ Chicago, Illinois, nơi ấy DC quây quần trong một khu vực riêng. Connecticut và Ohio có rất nhiều thành phố hậu kỹ nghệ và do đó DC cũng rải khắp nơi. Trong những đô thị hậu kinh tế ấy CH có tỷ số phiếu tăng rõ rệt khi có số dân rời khu đô thị. Phiếu của Trump tăng từ 20 đến 60% ở các đô thị cũ tại Pennsylvania và Ohio. DC thắng thế trong các thành phố có hệ thống thông tin kinh tế với nhiều dân cư có bằng cao đẳng ở khắp nơi. Nói chung, các thành phố Mỹ là những khu đông dân của DC bao quanh bởi các khu thưa dân của CH.

Nhược điểm của DC là tập trung vào một khu vực trong thành phố. Độ thị không đồng nhất về xã hội nhưng về chính trị thì khác, rất đồng nhất. Do đó, trong khu vực CH thắng thế, vẫn có những hòn đảo DC ví như các “thị xã đại học”.

Nếu HK có hệ thống đại diện theo tỷ lệ thì DC sẽ chiếm đa số hạ viện, căn cứ vào tổng số phiếu của cả tiểu bang. Nhưng thay đổi thể lệ rất khó thực hiện; vì CH đang có quyền lực thì cớ gì lại thay đổi cách bầu cử hiện có lợi cho mình. Vì vậy DC đang theo chiến lược nhắm vào vùng phụ cận ngoại ô từ năm 2018 nhưng vẫn không thành công như ý muốn.
ngoại ô Charlotte, North Carolina
Image result for suburbs
Kiểm kê dân số cho thấy đã hai thập niên rồi, dân chúng ngoại ô chiếm đa số lần đầu tiên trong lịch sử. Số phiếu dành cho CH cũng tăng theo tỷ lệ. Việc “ngoại ô hóa” bầu cử làm cho DC điêu đứng. Phân tích gia William Schneider nhận định rằng người ngoại ô tự cho mình là chủ nhân, là người đóng thuế không những mua nhà mua vườn mà còn mua “chính quyền nho nhỏ”. Hướng về ngoại ô có nghĩa là coi trọng riêng tư hay công cộng”. DC đã phải đưa ra các ứng cử viên ôn hòa nhưng vẫn không địch lại CH. Ý kiến bi quan cho rằng DC đã tự hủy bằng cách theo đuổi vùng ngoại ô giàu có sung mãn. Hai sử gia tả khuynh Lily Geismer và Matthew Lasiter lưu ý DC rằng kết quả nhỏ nhoi trong việc “làm xanh” vùng ngoại ô sung mãn không đáng, không đủ để bù vào việc hy sinh những chủ trương tiến bộ. “DC không thể vừa ve vãn cử tri đổi ý trong khu ngoại ô giàu có vừa xúc tiến các chính sách chống đối tận cùng các vấn đề lợi tức bất đồng, gia cư phân chủng, học đường bất đồng, cảnh sát bạo tàn, cầm tù tập thể...
Nhưng nếu DC đã theo ý kiến nầy thì đã không có đa số Hạ viện hiện nay. Tầm quan trọng của khu ngoại ô đã làm giới lãnh đạo DC phải tự kiềm chế như Pelosi đã phải gọi bốn dân biểu hung hăng là The Squad (tiểu đội xứ bắn) mà Trump cố sức chứng minh là hình ảnh thực sự của DC.

DC muốn có kết quả mong muốn trong kỳ bầu cử 2020 thì phải chăm sóc o bế các ứng cử viên ôn hòa, hướng về “lối giữa” (center), cầm chân nhóm tả khuynh quá khích. DC cần khai thác tình hình mới, do Trump tạo nên. Những người ôn hòa ở giữa của CH đã mất dạng trong đấu trường nầy, Trump đã để hở khu ngoại ô để chú tâm củng cố chủ trương bảo thủ đã ăn sâu vào tỉnh nhỏ và nông thôn. Nếu thành công trong việc nối kết khu ngoại ô và trung tâm thành thị, DC sẽ nắm hạ viện.
Cả hai đảng cần ý thức ôn hòa thực tế là đường lối chính trị thích hợp.  The Battle for the Suburbs

======================================

See the source image
chợ hoa Tết Saigon năm xưa

Thursday, October 3, 2019

chuồng người, Lâm Chương



rừng núi Lạng Sơn
chuồng người
Lâm Chương

Chỉ còn vài ngày nữa là xong vụ mùa. Tôi được miễn đi lao động, vì cái chân đau. Hôm qua lúc chuyển lúa vào bồ, tôi vô ý vấp ngã nơi bậc thềm nhà kho. Mặc dù đã được nắn bóp, sửa trặc, khớp xương mắc cá chân vẫn sưng đỏ, đau nhức. Khi các đội đã xuất trại, tôi chống cây gậy ra cửa, đứng nhìn lên sân trại. Giữa sân có đặt ba cái thùng phuy, dùng chứa phân người. Sau một đêm bài tiết của anh em trong trại, phân được xúc từng gánh đem đổ vào thùng. Hàng ngày, người của đội rau xanh sẽ chuyển ba cái thùng này bằng xe cải tiến đến vườn rau.

Đổ phân xuống hố, lấp phủ lên một lớp đất. Ủ phân. Một thời gian sau, phân từ màu vàng như đất sét nhão, biến thành màu xám như bùn, đã tới lúc có thể dùng được, xúc lên làm phân bón rất tốt. Phân được chế biến kiểu này gọi là phân Bắc. Mới đầu, anh em đội rau xanh rất tởm phân Bắc, nhưng thời gian lâu dài, tiếp xúc mãi thành quen, thấy cũng không có gì đáng gớm ghiếc, và khám phá ra cái công dụng tuyệt vời của nó. Chỉ cần rau muống nếm một chút phân Bắc, rau trở nên xanh tốt, tăng trưởng rất nhanh.

Từ trong đội cải tạo hình sự, có hai tên cầm que đi đến thùng phuy. Nó bươi móc thứ gì trong đó. Một trong hai tên này, tôi quen. Hồi mới quen, tôi hỏi nó:
– Mày tên gì?
– Ný!
– Tên ngộ quá! Họ gì?
– Nê!
– Cái gì? Làm gì có họ Nê?
– Có chứ! Rất nhiều! Tên họ của cháu: Nê văn Ný.

Tôi chợt hiểu, bật cười:
– Mày nói ngọng. Tên họ của mày là Lê văn Lý.
– Người miền Nam của các chú thường nói thế. Ở đây chúng cháu gọi Nê Văn Ný!
Từ đó trở đi, tôi cũng gọi nó là thằng Ný.

Thấy nó bươi móc trong thùng phuy, tôi kêu lớn:
– Ný! Mày làm cái gì đó?
Nó quay lại nhìn tôi, rồi bỏ cái que, đi lại gặp tôi.
– Hôm nay sao chú được nghỉ?
– Tao bị bong gân chân. Còn mày?
– Cháu chờ để trưa gánh đồ ăn thông tầm cho đội!
– Mày tìm gì trong thùng phân?
– Nhà bếp vừa đổ rác trong ấy. Cháu kiếm chút rau cải vụn.
– Ăn uống dơ bẩn, có ngày bỏ mạng con ơi!
– Cháu mang về rửa sạch, cho vào ca cống, đun sôi, vi trùng nào chả chết!

Tôi nhìn thân hình gầy gò, cái mặt hốc hác của nó, và nghĩ đến mình. Tôi có khác nó gì đâu. Cùng một hoàn cảnh khốn khó, người ta không cần tỏ lòng trắc ẩn cho nhau.
Đứng tần ngần một lúc, nó hỏi:
– Chú có thuốc nào, cho cháu xin một bi!
– Vô đây!
Tôi dẫn nó vào lán, ngắt trong cái bọc nhỏ, cho nó một bi thuốc lào. Rít xong hơi thuốc, nó nói:
– Hôm nay, đội cháu có mấy thằng được chỉ định nên khung, mổ nợn cho cán bộ bồi dưỡng. Cháu không được đi.
Tiếc thật!

– Mổ lợn đâu có gì thích mà mày tiếc?
– Thích chứ! Được xơi thịt!
– Cán bộ cho ăn hả?
– Không. Làm gì có người tốt thế!
– Vậy ăn bằng cách nào?
– Khi được chỉ định đi mổ nợn, thằng nào cũng phải măc hai nớp quần. Nớp trong được bó sát vào bìu dái như cái quần xì của người miền Nam. Đến núc xẻ thịt thì xén vài cục, nén dấu vào quần, dưới bìu dái. Trước khi về, cán bộ bắt đứng xếp hàng, mò xét khắp người, nhưng không mò dưới bìu dái. Thế nà thoát!
– Tụi mày tài thật!
– Cách này dùng mãi, bị phát giác. Chúng nó bắt cởi đồ, chỉ còn độc cái quần trong, thò tay sờ vào quần, sờ nắn trong háng, nhột bỏ mẹ. Bắt gặp có dấu thịt, chúng nó dần cho nát đòn và cùm vào nhà kỷ nuật.
- Khó khăn, nguy hiểm như vậy, tụi mày không sợ?
– Trong khó khăn nẩy sinh sáng tạo. Chúng cháu nghĩ ra được cách giấu thịt, chỉ có trời biết.

Nó ngừng lại, chỉ tay vào túi tôi:
– Chú cho cháu thêm bi thuốc!
– Mày có tài thật, đang kể chuyện tới hồi gây cấn là ngừng lại, đòi thứ này, thứ nọ.
Dù cằn nhằn, tôi vẫn ngắt cho nó bi thuốc lào thứ hai. Nó cẩn thận cho bi thuốc vào nõ điếu, châm mồi lửa, rít một hơi dài…Tôi giục:
– Kể tiếp đi. Cái mánh lới giấu thịt của mày!
– Thằng nào được chỉ định đi mổ lợn, khi trở về đội cũng phải nạp cho thằng đội trưởng hai cục thịt bằng ngón chân cái. Không có, nó thụi vào bụng cho thổ huyết!

Tao không muốn nghe chuyện thằng đội trưởng của tụi mày. Hãy kể phương pháp dấu thịt mà mày cho rằng sáng tạo.
– Vâng! Phương pháp này không cần phải chuẩn bị đồ nghề gì cả. Lúc xẻo thịt, nếu cán bộ không để ý, cứ xén từng cục, cho vào mồm xơi tươi!
– Ăn thịt sống hả?
– Vâng! Xơi thịt sống thì đã có sao?
– Tụi mày ăn uống như người tiền sử!
– Người tiền sử nà người xứ nào mà ăn uống như chúng cháu?
– Chẳng phải xứ nào cả! Đó là tổ tiên của chúng ta nhiều triệu năm về trước. Khi chưa tìm ra lửa, loài người phải ăn thịt sống.
– Đấy! Họ vẫn khỏe mạnh, sinh tồn đến ngày nay. Cọp beo cũng thế!

– Hãy nói vấn đề lấy thịt. Tụi mày ăn tại chỗ, nhưng làm sao lấy về cho thằng đội trưởng?
– Chúng cháu xén sẳn vài cục, khi có nệnh về nà cho vào mồm nuốt ngay. Bọn cán bộ dù có con mắt thánh cũng không bắt gặp. Xét xong, chúng cháu vội về đội, móc họng, nôn ra niền, nạp đủ số cho thằng đội trưởng.
– Rồi thằng đội trưởng ăn bằng cách nào?
– Hắn rửa cục thịt sạch chất nhớt, cho vào ca cống, đun lên nà có được bữa ăn ngon.

Nói xong, thằng Ný đứng dậy:
– Cháu phải về gánh cơm cho đội thông tầm. Cái chân chú đau, không nên đi đứng nhiều.
Nó quay lưng, ra khỏi lán.
Nhìn đôi vai gầy guộc của nó rút lại như đôi vai của người bệnh ho lao, tôi gọi:
-Ný! Mày trở lại lấy vài bi thuốc lào, đêm nay hút cho đỡ lạnh!

Vào những ngày cuối năm, trời bỗng dưng trở lạnh. Mưa phùn lất phất trên những vòm cây. Đồi nương ẩm đục. Ngày hai mươi chín tháng Chạp, được phép trại trưởng, các đội khỏi phải xuất trại lao động bên ngoài. Thay vào đó, anh em được giao công tác dọn dẹp và làm vệ sinh trong trại, chuẩn bị đón Tết.
Tôi đang ngồi nhổ cỏ dọc theo những chân tường ngăn chia các đội. Thằng Ný đi ra. Hôm nay nó mặc bộ đồ lành lặn, sạch, mặt hiện niềm vui. Tôi nói:
– Chưa Tết mà ngó mày, tao đã thấy mùa xuân!

Nó báo tin:
– Cháu được mẹ từ Vĩnh Yên nên thăm. Bộ đồ này cháu mượn của thằng bạn, để mẹ cháu không nhìn thấy cháu rách. Cháu đang chờ cán bộ dẫn ra nhà thăm nuôi.
– Mày ngon rồi! Vừa có đồ ăn của trại, vừa được mẹ tiếp tế thêm. Tết này mày huy hoàng!
– Vâng! Huy hoàng thật! Cháu không ngờ may mắn đến thế!

Khoảng hai giờ chiều, cán bộ dẫn thằng Ný về trại, tay ôm bụng, mặt nhăn nhó, tái nhợt. Ngờ nó bị trúng gió, tôi theo nó vào lán. Nó nằm vật lên sạp, lăn lộn, kêu đau bụng và lạnh. Tôi hỏi mượn mấy thằng bạn của nó ve dầu nóng để cạo gió.

Thằng đội trưởng hình sự đứng nhìn một lúc, nói:
– Chả phải trúng gió đâu! Nó bị bội thực đấy! Móc họng nôn ra là khỏi ngay!
Nhiều thằng khác lao nhao:
– Nôn? đi! Nôn đi!
Thằng Ný trườn về bìa sạp, rướn cổ, thò đầu ra ngoài, cho ngón tay vào miệng. Có thằng la lớn:
– Hãy khoan!
Và nó chạy ra ngoài, đem vô một cái thau bằng nhựa, bưng thau kề sát miệng thằng Ný:
– Hãy nôn vào đây!

Thằng Ný móc họng, ụa mữa. Đồ ăn lẫn nhớt dãi tuôn trào xuống thau. Thằng bưng thau bóc lên những miếng thịt còn dính lòng thòng nhớt dãi, đưa lên miệng ăn. Một thằng khác đang đói cũng ăn.
Có thằng nhăn mặt:
– Gớm quá!
Thằng bưng thau nói:
– Gớm gì? Từ bụng kia sang bụng nọ mà thôi!

Sáng mồng một Tết, mọi người quy tụ ra sân trại coi anh em văn nghệ trình diễn. Có đàn và trống xập xình vui tai. Tôi gặp thằng Ný đang lóng ngóng coi hát. Tôi hỏi:
– Mày khỏe hẳn chưa?
– Hôm sau nà khỏe ngay!
– Mẹ mày thăm nuôi, sao tao thấy mày đi vào tay không?
– Nhà cháu nghèo, không có tiền sắm sửa. Thăm nuôi là thăm cho có nệ thế thôi! Mẹ cháu chỉ mang cho cháu một con gà nuộc, và một cân xôi.
– Sao không đem vô trại, để dành ăn từ từ?
– Nếu đem vô trại, mấy thằng đầu gấu, chúng nó giành giựt cả. Thế cháu mới xơi hết tại chỗ!

Tôi trợn mắt:
- Mày ăn hết một lần hết con gà và cân xôi?
– Vâng! Không còn cách nào khác! Lúc thì dư thừa phải nôn ra, bây giờ thì đói.
Nhìn thằng Ný, tôi thấy nó đang tàn tạ, khô héo dần. Nó không co mùa xuân.


===========================================
Đêm VN có tiếng súng sau trại giam
người từ binh chết bê bìa rừng, Hà Thúc Sinh
===========================================

Image may contain: 2 people, people smiling, people standing, child and outdoor
miền Nam 1964, tan trường
========================================================