Springville, ngoại ô cùa Salt Lake City, Utah
dân chủ cộng hòa
nông thôn thành thị
Paul Star the battle for the suburbs, ttt dịch
Từ xưa đến nay, đô thị chi phối đời sống văn hóa và nền
kinh tế. Đô thị vẫn là những trung tâm chính yếu tạo nên chất men của trí thức,
sự sáng tạo nghệ thuật, các sự canh tân xã hội. Thật vậy, trong lúc vùng quê và
tỉnh lẻ không nhúc nhích mà còn thoái hóa, phát triển kinh tế thành tựu tại các
thành phố lớn thỏa mãn nhu cầu của công nhân có trình độ giáo dục cao. Nếu quyền
lực chính trị vẫn theo cơ hành kinh tế như thường lệ, các khu vực thị tứ mới xuất
hiện trong nền kinh tế toàn cầu nắm giữ ưu thế trong chính quyền.
Nhưng thực tế ở Hoa Kỳ thì trái ngược. Theo Jonathan
Rodden, tác giả cuốn Why Cities Lose, quyền lợi của các đô thị không được
đại diện đúng mức trong ngành lập pháp tiểu bang và quốc hội liên bang. Vì Dân
Chủ (DC) tụ tập ở thành phố, Cộng Hòa (CH) nắm đa số trong ngành lập pháp, tuy
thua số phiếu tổng quát. Các đảng bảo thủ Anh, Canada và Úc cũng có lợi thế như
vậy vì phiếu của tả khuynh kết tập tại các đô thị.
DC đau khổ nhận chân đang đối diện điều thua thiệt từ
các định chế trong nền chính trị Mỹ. Trong hai thập niên vừa qua, CH đã chiếm
ghế tổng thống nhờ thắng ở cử tri đoàn mặc dầu thua phiếu bình dân tổng quát. Bởi
lẽ, thượng viện “nông thôn” quá mức, các tiểu bang tương đối bảo thủ ưa thích
CH nhiều hơn. Rodden ghi nhận: “DC kiếm nhiều phiếu hơn CH mười một lần trong số
mười lăm lần bầu cử từ 1990 nhưng chỉ có sáu lần giữ đa số”.
Ngoài ra, dù ít được hiểu rõ, DC còn bị một điều bất
lợi khác tại Hạ viện và lập pháp tiểu bang. Năm 2012, tuy hơn CH 1,4 triệu phiếu
trong cuộc chạy đua vào hạ viện, DC chỉ chiếm 45 % ghế; cùng năm ấy DC Michigan
có 54% phiếu nhưng được 45% dân biểu và 46 thượng nghị sĩ tiểu bang. Lý do lâu đời
xưa nay giải thích các sự khác biệt nầy là gerrymandering* ấn định lãnh địa
các đơn vị bầu cử thuận lợi cho đảng, hình vẽ trên bản đồ như con kỳ nhông. Từ
2010, DC khốn khổ vì nạn nầy vì CH kiểm soát đa số các ngành lập pháp tiểu bang
và vẽ lại đường ranh bầu cử theo ý riêng, lợi cho mình.
đơn vị kỳ nhông ở Maryland
Tuy vậy, tác giả Rodden đã cho thấy rõ: DC vẫn ở trong
thế bất lợi nầy dù “con kỳ nhông” bị hủy bỏ. Bầu cử giả vô tư computer cho thấy
DC vẫn ít ghế hơn CH dù có số phiếu đồng đều. Theo giáo sư chính trị học nầy,
căn bệnh nguy hiểm nầy của DC phát xuất từ hai yếu tố: a/ sự khác biệt ngày một
gia tăng trong lề lối bỏ phiếu giữa nông thôn và thành thị; b/ qui chế một dân
biểu duy nhất cho mỗi đơn vị bầu cử (giống như ở Anh và các thuộc địa xưa).
DC đã nắm đa số ở Hạ Viện 2018 khi tổng quát có hơn 8%
phiếu. DC thắng hầu hết các đơn vị thành phố; thống kê cho thấy DC không có gì
khả quan ở nông thôn, chỉ cải thiện phần nào ở ngoại ô thành phố. Những khu thuần
túy thành thị hay thuần túy nông thôn kết quả vẫn như cũ.
DC có 14% phiếu trong vùng thuần túy nông thôn và 100%
vùng thành thị. Kết quả nầy đã làm thành đề tài chính cho cuốn sách của Rodden:
mật độ đã thay đổi khuynh hướng đảng phái. Thật vậy, sự xung đột đảng phái hiện
nay đã chia thành hai ngã (lưỡng phân cực) nông thôn – thành thị. Các thành phố
đều được đại diện bởi DC; do đó khi CH cầm quyền thì các đô thị mất ảnh hưởng
chính trị, đóng cửa nằm chờ.
Tip O'Neil và Reagan
So với các nước khác, sư phân chia rõ rệt nông thôn
thành thị ở Mỹ tương đối mới mẽ, nếu nhìn vai trò DC trong lịch sử Miền Nam
(South). Liên minh với người miền nam da trắng, DC mạnh ở nông thôn hơn thành
phố vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Đến thập niên 1930, DC trở thành một đảng
thành phố trong các tiểu bang kỹ nghệ phía bắc. Mặc dù người da trắng miền Nam giúp
CH thắng cử tổng thống từ 1964, DC vẫn giữ các căn cứ nông thôn ở tiểu bang và
Hạ Viện. Với câu nói: “Chính trị do địa phương”, ông nghị ở Boston là Tip
O’Neil đã diễn tả đầy đủ đường lối chính trị đã giúp DC nắm đa số và ông giữ chức
chủ tịch hạ viện từ 1977 đến 1987.
Clinton và Newt Gingrich
Thời đại nầy đã chấm dứt vào thập niên 1990, khi CH dưới
sự lãnh đạo của Newt Gingrich đã thành công trong việc “quốc gia hóa” các cuộc
bầu cử hạ viện và kiểm soát cơ cấu nầy. Từ đó DC đồng hóa với các lập trường tiến
bộ không những về màu da và dân quyền mà còn thêm phá thai và tính dục (sex).
Khuynh hướng bỏ phiếu về các tiêu điểm nầy, theo
Rodden, liên hệ mật thiết với dân số. Bảo thủ nông thôn vẫn giữ nguyên là một
hiện tượng xưa, nhưng nay có thêm điều mới lạ là sự đối cực của các đảng về những
vấn đề văn hóa. CH trong thập niên 1970 chủ trương “pro choice” nhiều hơn DC
nay trở thành hoàn toàn chống phá thai, trong lúc DC đề cao bình đẳng phụ nữ và
quyền đồng tính luyến ái. Sự tách biệt nông thôn thành thị, xưa kia là nét đặc
thù của các tiểu bang kỹ nghệ nay đã hiện diện toàn quốc.
Thật ra sự chia đôi nầy đã có từ thế kỷ 19 tại các đô
thị kỹ nghệ. Để bớt chi phí vận chuyển, cơ xưởng đặt ở trung tâm thị xã gần đường
thủy hay hỏa xa để chở hàng và vật liệu, trong lúc thợ thuyền sống quanh đó
trong khu gia cư xây cho họ. Ngoại ô phụ cận phát triển nhờ giới giàu có trú ngụ
nhưng vẫn xa cách với công nhân kỹ nghệ. Địa dư chính trị thay đổi theo địa dư
kinh tế.
Các đảng tả khuynh tổ chức thợ thuyền tại các đô thị,
trong lúc nhóm bảo thủ thống lãnh các vùng xa trung tâm đô thị. Tuy địa dư kinh
tế thay đổi, các đô thị vẫn giữ địa dư chính trị. Khi các nhà máy cơ xưởng dọn
đi chỗ khác, các khu dân cư xưa trở thành nơi dung thân của người nghèo, thiểu
số, dân nhập cư, và có cả sinh viên và nghệ sĩ… những nhóm nầy đều ủng hộ tả
khuynh.
Ngày nay, khá nghịch lý, phiếu dành cho DC về địa dư,
liên hệ đến việc làm (thâu dụng) một thế kỷ trước, trong lúc phiếu cho CH liên
quan đến sự sản xuất hiện thời. Rodden viết: Ngày nay, DC là đảng của một nước
Mỹ đô thị và hậu kỹ nghệ; và CH được phiếu từ các vùng xưa kia là đô thị và các
vùng quê hiện có các sinh hoạt sản xuất.
Các khu đô thị không có chung địa dư chính trị vì lịch
sử kinh tế khác nhau. Có tiểu bang chỉ có một trung tâm kỹ nghệ chính ví dụ
Chicago, Illinois, nơi ấy DC quây quần trong một khu vực riêng. Connecticut và
Ohio có rất nhiều thành phố hậu kỹ nghệ và do đó DC cũng rải khắp nơi. Trong những
đô thị hậu kinh tế ấy CH có tỷ số phiếu tăng rõ rệt khi có số dân rời khu đô thị.
Phiếu của Trump tăng từ 20 đến 60% ở các đô thị cũ tại Pennsylvania và Ohio. DC
thắng thế trong các thành phố có hệ thống thông tin kinh tế với nhiều dân cư có
bằng cao đẳng ở khắp nơi. Nói chung, các thành phố Mỹ là những khu đông dân của
DC bao quanh bởi các khu thưa dân của CH.
Nhược điểm của DC là tập trung vào một khu vực trong
thành phố. Độ thị không đồng nhất về xã hội nhưng về chính trị thì khác, rất đồng
nhất. Do đó, trong khu vực CH thắng thế, vẫn có những hòn đảo DC ví như các “thị
xã đại học”.
Nếu HK có hệ thống đại diện theo tỷ lệ thì DC sẽ chiếm
đa số hạ viện, căn cứ vào tổng số phiếu của cả tiểu bang. Nhưng thay đổi thể lệ
rất khó thực hiện; vì CH đang có quyền lực thì cớ gì lại thay đổi cách bầu cử
hiện có lợi cho mình. Vì vậy DC đang theo chiến lược nhắm vào vùng phụ cận ngoại
ô từ năm 2018 nhưng vẫn không thành công như ý muốn.
ngoại ô Charlotte, North Carolina
Kiểm kê dân số cho thấy đã hai thập niên rồi, dân
chúng ngoại ô chiếm đa số lần đầu tiên trong lịch sử. Số phiếu dành cho CH cũng
tăng theo tỷ lệ. Việc “ngoại ô hóa” bầu cử làm cho DC điêu đứng. Phân tích gia
William Schneider nhận định rằng người ngoại ô tự cho mình là chủ nhân, là người
đóng thuế không những mua nhà mua vườn mà còn mua “chính quyền nho nhỏ”. Hướng
về ngoại ô có nghĩa là coi trọng riêng tư hay công cộng”. DC đã phải đưa ra các
ứng cử viên ôn hòa nhưng vẫn không địch lại CH. Ý kiến bi quan cho rằng DC đã tự
hủy bằng cách theo đuổi vùng ngoại ô giàu có sung mãn. Hai sử gia tả khuynh
Lily Geismer và Matthew Lasiter lưu ý DC rằng kết quả nhỏ nhoi trong việc “làm
xanh” vùng ngoại ô sung mãn không đáng, không đủ để bù vào việc hy sinh những
chủ trương tiến bộ. “DC không thể vừa ve vãn cử tri đổi ý trong khu ngoại ô
giàu có vừa xúc tiến các chính sách chống đối tận cùng các vấn đề lợi tức bất đồng,
gia cư phân chủng, học đường bất đồng, cảnh sát bạo tàn, cầm tù tập thể...
Nhưng nếu DC đã theo ý kiến nầy thì đã không có đa số
Hạ viện hiện nay. Tầm quan trọng của khu ngoại ô đã làm giới lãnh đạo DC phải tự
kiềm chế như Pelosi đã phải gọi bốn dân biểu hung hăng là The Squad (tiểu đội
xứ bắn) mà Trump cố sức chứng minh là hình ảnh thực sự của DC.
DC muốn có kết quả mong muốn trong kỳ bầu cử 2020 thì
phải chăm sóc o bế các ứng cử viên ôn hòa, hướng về “lối giữa” (center), cầm chân
nhóm tả khuynh quá khích. DC cần khai thác tình hình mới, do Trump tạo nên. Những
người ôn hòa ở giữa của CH đã mất dạng trong đấu trường nầy, Trump đã để hở khu
ngoại ô để chú tâm củng cố chủ trương bảo thủ đã ăn sâu vào tỉnh nhỏ và nông thôn.
Nếu thành công trong việc nối kết khu ngoại ô và trung tâm thành thị, DC sẽ nắm
hạ viện.
Cả hai đảng cần ý thức ôn hòa thực tế là đường lối chính
trị thích hợp. The Battle for the Suburbs
======================================
chợ hoa Tết Saigon năm xưa
No comments:
Post a Comment