add this

Wednesday, September 22, 2021

cuốn sách cách mạng









Rất chi là cách mạng

The Most Revolutionary Texte Book in Vietnamese History

Lê Minh Khai * ttt dịch

Năm 1906, người Pháp đã soạn xong kế hoạch canh cải nền giáo dục ở Đông Dương, giao cho triều đình nhà Nguyễn thực hiện. Trước thời điểm nầy đã có những trường Việt Pháp, dạy chữ quốc ngữ và tiếng Pháp. Kế hoạch nầy không nhắm vào các trường nầy mà nhắm vào các trường học theo lối cũ.

Đặc biệt làng xã nào có 60 trẻ em từ 6 đến 12 tuổi, phải thiết lập một “ấu học công trường 幼學公場, là trường công cho trẻ em. Chương trình học gồm tiếng Việt và chữ Hán. Cả hai phần vụ nầy đều có sách giáo khoa.

Bài nầy chi nói về sách giáo khoa Hán Tự.

Sách nầy là Ấu Học Hán Tự Tân Thư 幼學漢字新書 (sách mới dạy chữ Hán cho trẻ em). Sách được biên soạn bởi ba giới chức của triều đình; có phẩm trật cao nhất là Dương Lâm  陽琳, thái tử thiếu bảo 太子少保 (thầy cấp hai của thái tử), thự hiệp đại học sĩ 署協辦大學士,phụ chánh.

Chắc gái của Dương Lâm – Duong Van Mai Elliot – đã viết về gia đình trong hồi kýThe Sacred Willow: Four Generations in the Life of a Vietnamese Family” như sau.

“Ông từ nhiệm năm 1902 khi mẹ mất và sau đó không lâu đã trở lại làm việc năm 1907 để viết sách dạy Hán tự cổ điển. Mặc dù chức vụ mới rất thấp so với các chức vụ cũ, ông rất hăng say vì đó là cơ hội giúp ông đóng góp duy trì nền học thuật xưa mà ông tôn quý. Nhưng năm 1910, người Pháp đã ra quyết nghị chỉ cho phép tổ chức lần cuối các kỳ thi của triều đình trước khi hủy bỏ toàn diện. Quyết định nầy đã chấm dứt nhiệm vụ của cố tôi. Và ông về hưu năm đó”.

Sự mô tả việc Dương Lâm soạn sách cho thấy khung cảnh văn hóa của thời đại. Cho thấy những ngày tàn của nền học vấn cũ vào lúc thế kỷ 20 mới bắt đầu. Quả là một hình ảnh bi sầu: một học giả theo truyền thống xưa, lúc về già, vẫn ra sức viết sách giáo khoa ngõ hầu gìn giữ một nền học thuật mà ông sùng kính vào lúc người Pháp đã quyết định chấm dứt nền học thuật nầy.

Nhưng cuốn sách của bà Elliot chưa phải là một hình ảnh đầy đủ và chính xác. Cuốn sách chữ Hán cho trẻ con của Dương Lâm mang một nội dung khác.

Từ hình ảnh của một trong những học giả cuối cùng trong cố gắng duy trì nền học thuật cổ, Dương Lâm đã trở thành một học giả cổ điển đầu tiên muốn tiêu diệt nền học thuật ấy.

Thật vậy, “Ấu Học Hán Tự Tân Thư” là tuyên ngôn khai tử của nền học thuật xưa.

Cuốn sách bắt đầu dạy từng chữ một, sau đó mới học từng câu. Những câu đem ra dạy không thể tìm thấy trong Tứ Thư Ngũ Kinh, hay các bài viết khác từ xưa của các tác giả VN.

Những câu ấy mang những tư tưởng đang luân lưu trong giới trí thức chủ trương cải cách ở Đông Á, những tư tưởng quốc gia, thuyết tiến hóa xã hội kiểu Darwin…

Bên dưới có phần trích vài đoạn mà Dương Lâm (cùng hai đồng tác giả Đoàn Triển 段展 và Bùi Hướng Thành 裴向誠) đã dạy trẻ con lòng yêu nước và hãnh diện giống nòi. Ngôn tự và cách diễn tả, so với thời bây giờ, còn đơn sơ nhưng đủ để nói lên các mấu chốt quan trọng của chủ nghĩa quốc gia VN.

河有源,源遠支流繁。
人有祖,祖肇山河固。

hà hữu nguyên,  nguyên viễn chi lưu phồn 
nhân hữu tổ
, tổ triệu san hà cố.

(sông có nguồn; nguồn xa mở thêm nhiều nhánh nữa; người có tổ [tổ ], những tiền bối khai quốc làm sông núi vững bền).

我為南國人,生長南國土。飲河當思源,愛國莫忘祖。
吾祖鴻龎氏,肇始經陽王。丁皇一統後,南族帝南方。
昔經北屬辰,舊恥已難忘。況念締造功,子孫宜自强。

Ngã nam quốc nhân, sanh trường nam quốc thổ.

Ẩm hà đương tư nguyên, ái quốc mạc vong tổ.

Ngô tổ Hồng Bàng thị, triệu thủy Kinh Dương Vương

Đinh hoàng nhất thống hậu, nam tộc đế nam phương.

Tích kinh Bắc chúc thần, cựu sỉ dĩ nan vong.

Huống niệm đế tạo công, tử tôn nghi tự cường.

Tôi là người nước Nam; tôi sinh trên đất của nước Nam. Khi uống nước, em hãy nghĩ đến nguồn. Yêu thương vương quốc, ta không thể quên tổ. Tổ của chúng ta [Ngô tổ 吾祖] là bộ tộc Hồng Bàng; người lập ra vương quốc là Kinh Dương Vương. Sau khi vua nhà Đinh thống nhất quốc thổ, các triều đại kế tục (Nam tộc 南族) đã cai trị miền Nam. Sau thời gian Bắc thuộc, sự tủi hổ không thể quên được. Nghĩ đến công trạng của tổ tiên khai mở xứ sở, con cháu phải tự lực tự cường.

木有種,一種枝條分,
人有類,氣血親同類。

mộc hữu chủng, nhất chủng chi điều phân 
nhân hữu loại
, khí huyết thân đồng loại.

Cây có giống, [chủng ] một cây giống sinh nhiều nhánh nhỏ.

Người có loài [loại ] cùng chung khí huyết.

我為南國種,我愛南國民。吾種同一胞,出自貉龍君。
歡言合保種,莫傷同類人。世代有更換,同類原相親。
南北有疆界,肥瘠非越秦。疴癢同分痛,榮辱聯一群。
吾族本非夷,吾種亦非卑。文風軋中國,武略開邊陲。
支稜走宋兵,白藤破元師。黎祖陳興道,赫赫聲名垂。

Ngã vi nam quốc chủng, ngã ái Nam quốc dân.

Ngô chủng đồng nhất bào xuất tự Lạc Long Quân.

Hoan ngôn hợp bảo chủng, mạc thương đồng loại nhân.

Thế đại hữu canh hoán, đồng loại nguyên tương thân.

Nam Bắc hữu cương giới.

A dưỡng đồng phân thống, vinh nhục liên nhất quần

Ngô tộc bổn phi di, ngô chủng diệt phi ti

Văn phong yết Trung Quốc, vũ lược khai biên thùy.

Chi Lăng tẩu Tống binh; Bạch Đằng phá Nguyên sư
Lê tổ Trần Hưng Đạo hách hách thanh danh thùy.

Tôi thuộc chủng tộc xứ Nam; tôi thương mến dân chúng xứ Nam. Toàn thể chủng tộc của tôi sinh ra từ một bào thai mẹ, xuất hiện trước tiên là Lạc Long Quân. Nam Bắc có biên giới riêng. Khi khổ cực thì chia sẻ niềm đau; dù vinh hay nhục, chúng ta hãy đoàn kết. Tộc loại của chúng ta không man rợ, giống nòi không thấp hèn.

Văn học làm Tàu phải kính nễ; sức mạnh quân sự mở mang bờ cõi. Chi Lăng đuổi quân Tống; Bạch Đằng dẹp tướng Nguyên. Lê Thái Tổ, Trần Hưng Đạo để lại tiếng thơm cho hậu thế.

***

Các sử gia thường lập luận rằng những tư tưởng quốc gia vào thời kỳ đầu đều do các nhà cách mạng như Phan Bội Châu đề xướng và quảng diễn. Phan Bội Châu quả có nói những điều như vậy, nhưng ông ở xứ người trong suốt phần đầu của thế kỷ 20.

Trong khi Phan Bội Châu lưu trú ở Tàu và Nhật và nói những lời nầy thì ngay trong xứ Việt có nhiều học giả như Dương Lâm bỏ hết tâm lực để cách mạng hóa lối suy nghĩ của giới trẻ. Những vị nầy không được gọi là nhà cách mạng vì họ không chú tâm đến việc lật đổ chính quyền, nhưng họ muốn lật đổ một hệ thống giáo dục thì có phải là làm cách mạng hay không?

Lối học cổ truyền vẫn còn muốn ảnh hưởng vào thời gian gần chết nhưng các quần thần triều Nguyễn – tuy đã thấm nhuần trong đó – không muốn cho nó tiếp tục hoành hành.

Dương Lâm là một trong những triều thần đó. Cuốn Ấu Học Hán Tự Tân Thư của ông không duy trì những thứ xưa cũ lỗi thời. Trái lại nó tìm cách mở ra con đường mới.

Với viễn tượng ấy, Ấu Học Hán Tự Tân Thư quả thực mang đầy tính chất cách mạng; không như cô chắc gái đã nói là duy trì nền học thuật cũ.

Duong Van Mai Elliot không đọc được Hán Tự. Nếu bà làm được việc nầy thì bà đã viết về ông cố một cách khác, chính xác hơn.---

nguyên bản The most revolutionary book


Phần ghi thêm của người dịch

Chúng tôi đã dịch khá nhiều bài của Lê Minh Khai.

Lê Minh Khai đã dùng mọi khả năng chứng minh sự nguy hiểm viết lịch sử theo lối hướng Việt (Vietcentric) cái gì VN cũng nhất và đưa đến những ngụy tạo. [Hơn mươi năm trước chúng tôi nhận được một cuốn sử từ một người không bao giờ đọc sử chứ đừng nói viết sử. Tác giả nói khi VN đã là một quốc gia có thể chế và tổ chức thì Nhà Chu bên Tàu còn là du mục. Bằng chứng là vua Chu tương lai đã họp các tù trưởng trên một cánh đồng cam kết diệt Trụ, gọi là mục thệ. Tôi hy vọng đoán đúng ông lấy tài liệu của ai. Nhà Chu bắt đầu năm 1046 trước TC, tiếp nối văn minh của nhà Thương đã định cư từ lâu. Vua Trụ thua trận cuối cùng gọi là Mục Giả, sử không ghi vụ thề thốt, mục thệ].

Lê Minh Khai cho rằng đa số các bản dịch từ Hán Tự các tài liệu về Nhà Nguyễn đều sai lạc vì dịch giả không hiểu chữ Hán. Nhiều sử gia trên thế giới không biết chữ Hán mà viết về VN. Vui nhất là Chandler, vua có sách về sử Đông Dương đã viết tháng sáu (Lục Nguyệt) là June; âm lịch và dương lịch trẻ con cũng biết khác nhau.

Lê Minh Khai cho rằng những cố gắng cải cách của các vua Nguyễn và triều thần không được đề cập. Giới học thuật VN tuy không bằng Nhật, không thua kém Tàu. Có lẽ vì vậy Dương Lâm đã viết: văn phong yết Trung Quốc. Người Nhật thì không nói rồi, chính họ là cô mụ sinh hầu như 80% những thuật ngữ hiện nay như các chữ triết lý, xã hội, dân tộc. Những tác phẩm của một số học giả VN trong triều không kém chi của Nhật nhưng bị ém vì nhiều lý do, nhất là hệ thống tuyên truyền “cách mạng”.

Trong bài nầy Lê Minh Khai cho biết Phan Bội Châu và nhiều nhà cách mạng không ở trong nước; trong lúc ấy Dương Lâm và các đồng nghiệp chung dụng với dân chúng và trực tiếp truyền bá các tư tưởng mới. Chúng tôi liên tưởng trường hợp Hồ Chí Minh là người đầu tiên và duy nhất về nước hoạt động tại Pac Pó. Giới nghiên cứu chính trị và quân sự cho đó là một trong những yếu tố thành công của HCM tuy lúc ông về chỉ có một nhóm nhỏ thổ dân ủng hộ, và được Chu Tấn, một tù trưởng, giúp sức. Đây là một nhận định thuộc khoa học xã hội, đứng ngoài thương ghét.

Dù muốn dù không, nghiên cứu của Lê Minh Khai đã giúp sức cho thấy những việc làm của nhà Nguyễn. Như ai thành lập trường Quốc Học. Đã một thời chính thức nói là ông Ngô Đình Khả, rồi đến toàn quyền Rousseau. Tác giả đưa bằng chứng là vua Thành Thái, tuy hai ông Khả và Rousseau thi hành kế hoạch.

Về phần bài dịch, chúng tôi không biết chữ Hán nên dịch từ phần dịch của tác giả; chúng tôi dùng từ điển Thiều Chửu phiên âm chữ Hán. Nếu có chỗ sai về phần chúng tôi hay của tác giả xin chỉ giáo và có thể comment trên blog của Lê Minh Khai.

 ♪ ♪ ♪ ♪ ♪ ♪

Violin Romance Beethoven


những ngày tháng cu



1 comment:

  1. "Vui nhất là Chandler, vua có sách về sử Đông Dương đã viết tháng sáu (Lục Nguyệt) là June; âm lịch và dương lịch trẻ con cũng biết khác nhau."

    Thưa bác Tuệ !
    Tháng Sáu âm-lịch thì không phải là tháng June dương-lịch, nhiều người biết điều này ! Nhưng ... không phải là ai cũng biết rằng loại lịch được gọi là (so-called lunar calendar) âm-lịch, tức là lịch Vạn-Niên của Nhà Thanh, mà hiên nay VN, TH, và một số cộng-đồng người Hoa trên thế-giới còn dùng, không thuần là âm-lịch ! Vì loại lịch này có dựa vào mốc 4 mùa của dương-lịch, dựa theo sự chu-kỳ tuần-hoàn của mặt trời, đó là các ngày, Vernal Equinox = Xuân-Phân, Summer Soltice = Hạ-Chí, Autumnal Equinox = Thu-Phân, và Winter Soltice = Đông-Chí. Các quan Nhà Thanh đảm-nhiệm soan-thảo lịch là những người Âu-châu, họ dùng cả hại loại lịch lunar và solar, thí dụ : Ngày được chọn làm ngày đầu năm "âm-lịch" là ngày không trăng no moon (hay còn gọi là new moon) gần nhất trước hay sau Tiết Lập-Xuân. Tiết Lập-Xuân là 1 trong 24 Solar Terms (Nhị Thập Tứ Tiểu Thời). Nên lịch "gọi là âm-lịch" thực ra là Âm-Dương Hiệp-Lịch = Luni-Solar Calendar .
    Tạp-Học-Sanh
    Trò Tê

    ReplyDelete