Bảo Đại Hoàng Đế Thuộc Địa
Bảo Đại, Monarque Colonial
Christopher Goscha*** Tôn Thất Tuệ dịch
Giống
như Sihanouk, hoàng đế Bảo Đại (BĐ), đã bị đặt để nhằm phục vụ quyền lợi của
thuộc địa. Nhưng năm 1954, BĐ không biết cách biến mình thành nhân vật sáng chói
trên trường chính trị quốc gia.
Đến
cuối thập niên 1880, Pháp đã thống trị hoàn toàn đế quốc VN và chia nước thành
ba vùng (Nam Kỳ, An Nam và Bắc Kỳ) để sáp nhập vào một quốc gia thuộc địa Đông Dương
bên cạnh Lào và Miên. Pháp đặt vương triều VN dưới quyền bảo hộ của mình. Nhưng
đó chỉ là một chế độ quân chủ trên lý thuyết. Thuộc địa đã tuốt hết các uy quyền
thực sự, và giảm thiểu sự kiểm soát lãnh thổ chỉ dồn về miền trung.
Với
con số ngày một thêm nhiều, các quan cai trị thuộc địa không ngừng biến nền quân
chủ VN như một công cụ chính trị.
Pierre
Pasquier đến Đông Dương 1898, làm khâm sứ ở Trung Kỳ sau thế chiến I và thành
toàn quyền từ 1928 đến 1935 đã viết một tập kỷ yếu rất uyên thâm về nền quân chủ
xưa của VN.
Trong
thập niên 1910, ông cộng tác chặt chẽ với Albert Sarraut, khuynh hướng xã hội cấp
tiến, hai lần làm toàn quyền Đông Dương (1911-1913 và 1916-1919) và được chính
thức công nhận là lý thuyết gia ý thức hệ về thuộc địa của chính phủ Đệ Tam Cộng
Hòa Pháp, tiếp nối “lão Bắc Kỳ” Jules Ferry. Người Việt tiếp tục chống đối quyền
lực của Pháp. Hai bên đều biết ý của nhau.
Trong
thời gian thế chiến I tiếp diễn, Pasquier và Sarraut đã phá tan các âm mưu chống
thuộc địa muốn kéo các vua thuộc địa vào chính nghĩa quốc gia.
Cuộc
nổi dậy của Duy Tân năm 1916 đã làm cho hai ông đứng ngồi không yên. Việc quảng
bá chủ nghĩa Cộng Sản cũng làm họ lo âu không kém. Từ cuộc chính biến 1917 và sự
thành lập Đệ Tam CSQT hai năm sau, Sarraut theo sát các âm mưu của Nga xúi dục
nổi loạn tại các thuộc địa trên thế giới.
Sarraut
và Pasquier cấu kết ăn nhịp trong việc tạo dựng một lãnh chúa thuộc địa trung
thành nơi cá nhân của vị hoàng tử trẻ nhà Nguyễn, Bảo Đại.
Hoàng
đế tương lai, sinh năm 1913, phải thấm nhuần triệt để chính sách “hợp tác Pháp
Việt” mà Sarraut đã công khai trình bày ở Hà Nội năm 1919. Hằng ngàn người Việt
đã ủng hộ Pháp trong thế chiến và mong chờ các cuộc cải cách. Mục đích công
khai là cải cách công quyền và gia tăng sự hợp tác chính trị của người Việt nhằm
xây dựng một Đông Dương mới. Mục đích ngầm là dựa vào nền quân chủ để chính thống
hóa chính sách hợp tác, đẩy lui các phe phái chống đối và kết hợp dân chúng nông
thôn với Pháp qua biểu tượng trung gian là hoàng đế.
Năm
1922, Pasquier đã soạn thảo những chỉ thị rất chi tiết cách thức dạy dỗ hoàng tử
trẻ; chương trình nầy, ông nhấn mạnh, phải thực hiện ở Pháp và kết thúc ở An
Nam. BĐ phải theo tân thời (tính chất Pháp) và theo cổ truyền (tính chất An
Nam). Với sự đồng ý của vua cha bệnh hoạn gần chết là Khải Định, Sarraut và
Pasquier đã tách hoàng tử xa cách thân nhân và giao cho một gia đình người Pháp
chăm sóc và được đưa đến Paris để tiếp nhận một sự giáo dục quí phái.
Khi
vua Khải Định chết, ông về nước lên ngôi rồi trở lại Pháp sau một thời gian rất
ngắn năm 1926.
Tại
mẫu quốc, chính quyền Đệ Tam Cộng Hòa đã thúc đẩy hoàng đế trẻ tham dự các mục
tiêu thuộc địa rộng lớn hơn. Nhân dịp Triển Lãm thuộc địa toàn thế giới năm
1931, Pháp tổ chức cho BĐ một buổi ra mắt công cộng hết sức đặc biệt chưa từng
có. Vị vua trẻ mặc long bào đóng vai cổ truyền và xa mới giữa một buổi lễ công
cộng để vinh danh đế quốc Pháp.
BD
ngồi chính giữa lễ đài khánh thành, ở vị trí yếu nhân có thống tướng Lyautey,
toàn quyền Maroc, trong khi tổng thống Gaston Doumergue đọc diễn văn khai mạc;
Sarraut và Pasquier, mặc đại lễ phục, đi hai bên hoàng đế bước xuống các bực cấp.
Không có một vương lãnh thuộc địa nào khác được mời trình diễn uy quyền bảo hộ
một cách uy nghi trọng thể như vậy. Hoàng đế VN không những là hiện thân của hợp
tác Pháp Việt mà là một biểu tượng của đế quốc Đệ Tam Cộng Hòa Pháp. Nhưng có điều
BĐ không một lời nói với thần dân muôn loại; dễ hiểu, người Pháp đâu phải thần
dân của ngài. Trớ trêu chính ngài là một thần dân của đế quốc Pháp.
Sau
các cuộc nổi dậy ở Bắc và Trung Kỳ vào lúc khủng hoảng kinh tế thế giới,
Pasquier, lúc nầy là toàn quyền Đông Dương liên minh trở lại với Sarraut, vừa lên
chức tổng trưởng thuộc địa. Chính lúc nầy phải đưa hoàng đế về Huế để trị các
nhóm làm nguy hại trật tự thuộc địa. Trong thư riêng gởi Pasquier, Sarraut nhấn
mạnh toàn quyền phải cấp thiết thúc đẩy hoàng đế dùng thiên mệnh kết hợp dân chúng
thành một khối và không để dân chúng nông thôn chống lại Pháp. Phải làm cho BĐ
nhận chân những điều chúng ta muốn: thấy sự vĩ đại của triều chính; chứ không
phải bù nhìn, đừng để cho công chúng chán ghét cho là quá phục tùng Pháp, điều
mà lòng kiêu hãnh của vua không chấp nhận. “Tôi gởi thư cho ông với sự xúc động
nầy: tôi không thể vui mừng nếu phải nói: chúng ta đã sẩy mất cơ hội quý báu đang
đến trước mắt nhà vua”.
Khi
BĐ về nước năm 1932, Pasquier thúc dục BĐ ra khỏi cung điện, thực hiện một loạt
kinh lý, được sắp xếp hoàn bị, ở các vùng vừa loạn lạc.
Sarraut
lẫn Pasquier tin rằng dân quê nổi dậy vẫn là những kẻ bảo thủ khắng khít với nền
quân chủ. Paul Reynaud, tân tổng trưởng thuộc địa ủng hộ ý kiến để BĐ với đầu óc
cải cách cầm đầu chính phủ hoàng triều, cặp chung với một người thủ cựu là Phạm
Quỳnh và một quan lại Thiên Chúa giáo trẻ và muốn cải cách, có tên Ngô Đình Diệm.
Nhưng khi BĐ và NĐD đưa ra các đề nghị cải cách Pasquier gạt ngang. NĐD từ chức
vì tin rằng sự hợp tác Việt Pháp là trò bịp. Khi Pasquier chết năm 1934, hoàng
thượng dửng dưng tiếp nối các cuộc đi săn bất tận trong rừng sâu. Về phần quân
chủ thuộc địa, chính phủ Vichy có làm ít nhiều những gì Đệ Tam Công Hòa đã hứa.
Đối đầu việc chiếm đóng của Nhật và áp lực từ phía người quốc gia, toàn quyền mới
Jean Decoux theo vết cũ muốn dựa vào vương quyền để kết nối người Việt theo lập
trường của Pháp. Tuy nhiên, kết hoạch nầy thất bại một phần thiếu điều mới lạ và
phần lớn vì BĐ chẳng tha thiết gì.
Nhà
vua khéo léo tránh né Decoux bằng cách đi khắp Cao Nguyên trong những chuyến săn
bắn dài ngày hay ra khỏi kinh thành khi Decoux muốn gặp. Năm 1942 Decoux đã
than vãn riêng rằng BĐ không ngó ngàng gì đến các cố gắng của chính phủ Vichy
nhằm gia tăng uy tín của vương triều. Như những người (của chính phủ) cộng hòa
trước và sau, Decoux quên rằng vương triều không có thớ gì chống với phe cách mạng,
chừng nào Pháp không chịu thống nhất các miền và cho vương lãnh đủ quyền năng
thông thường của một thủ lãnh quốc gia.
Tình
hình ở VN khá khác với tình hình Miên và Lào. Ở hai xứ nầy Decoux lần đầu tiên
phát động hợp tác Pháp-Lào và Pháp-Miên để cầm chân người Thái Lan đã chiếm miền
tây Đông Dương từ 1941 với sự hậu thuẩn của Nhật.
Decoux
hướng về một hoàng tử trẻ và năng động, Norodom Sihanouk, chủ trì lễ đăng quan
năm 1941 và thúc đẩy ông ta rời cung điện thực hiện một loạt kinh lý các tỉnh.
Vị vua trẻ biết dân chúng ra sao và dân chúng có dịp chiêm ngưỡng ngài ngự.
Sihanouk không quên bài học làm sao canh tân vương triều và huy động tiềm năng
của xứ sở. Toàn quyền cũng đến Luang Pravang gặp vua Sisavang Vong. Để vô hiệu
hóa việc Thái Lan đòi chủ quyền các vùng phía Tây, Decoux giao cho vua Lào quyền
cai trị một số lãnh thổ mà Pháp đã giữ làm thuộc địa hơn nửa thế kỷ trước. Từ đó
nước Lào thống nhất hơn thời trước khi Pháp chiếm. Làm việc nầy, Decoux cho biết
ông không có ý định để cho vua VN có sự thống nhất nầy, tuy VN khác với Lào đã
thống nhất trước khi bị Pháp chiếm.
Sống
lưu vong ở Hongkong, năm 1948, BĐ biết người Pháp sẽ đến gõ cửa. Ông biết người
Pháp sẽ không bị ngăn cản bởi những sự kiện: - BĐ đã thoái vị 1945; - BĐ đã yêu
cầu de Gaules đừng tái chiếm VN bằng vũ lực; - BĐ tham gia chính phủ HCM; - BĐ
hiện đang qui tập các nhóm quốc gia không CS để thành lập Lực Lượng Thứ Ba.
BĐ
biết rõ các “nhóm mới” cầm đầu chính quyền thuộc địa, tinh thần ra sao, ý thức
hệ thuộc địa ra sao. Nhóm nầy đứng đầu là Cao ủy Léon Pignon và các cố vấn bổ
nhiệm vào thời Pasquier và Decoux.
Nhóm
cộng hòa mới nầy cũng như các nhóm cũ đều tin tưởng rằng nền quân chủ có thể được
sử dụng lại như một phương cách chính trị để đối đầu các lực lượng chống thuộc địa,
thể hiện sự hợp tác Pháp Việt và qui tụ dân chúng vào lập trường của Pháp và
cung cấp cho chính quyền thuộc địa một công cụ cai trị gián tiếp. De Gaules muốn
đưa Duy Tân về; BĐ chống lại. Nhưng khi người Pháp đồng ý thống nhất năm 1949,
khi Hồng Quân Tàu gần chiếm hết Hoa Nam, và khi Mỹ ủng hộ Pháp, BD chấp thuận
trở lại làm Quốc Trưởng quốc gia liên hiệp ba miền.
Tuy
nhiên, thay vì thúc dục Pháp chấp thuận nền độc lập chân thật đầy đủ, BĐ rút
lui về Đà Lạt, hủy bỏ các cuộc kinh lý hoàng triều và không chấp nhận ý kiến
cho rằng để cho dân chúng thấy mình là một phương pháp cai trị hữu hiệu. Sự thoái
thác nầy làm cho người Pháp và người quốc gia không còn nghĩ như trước BĐ có khả
năng chống lại Pháp và CS, là khẩu súng lệnh của vương quyền. Cuộc sống ăn chơi
của BĐ không gây chút gì hy vọng. Từ giây phút đó hình ảnh của BĐ ghi khắc vào
lịch sử là một con bài thuộc địa.
…..phần
nói về Sihanouk ……………..
Sau
chiến tranh Đông Dương, VN chia đôi, BĐ bị Ngô Đình Diệm hạ bệ, tiếp tục lưu
vong ở Pháp và “tắt nến” 1997 trong lãng quên hầu như tuyệt đối. Năm 2006, trước bia mộ cẩm thạch của BĐ tại
nghĩa trang Passy tề tựu những người sau đây: bà vợ thứ hai, thân hữu quý tộc,
những kẻ bảo hoàng, những cựu chiến binh chiến tranh Đông Dương. Trong một bài
diễn văn, “công chúa An Nam” gốc Pháp, đã đọc lớn tiếng lời của Pasquier trong
lễ đăng quan năm 1922 của thái tử Việt Pháp như sau: Ngày Ngài nhận lãnh quốc ấn
dùng trong định mệnh tương lai của Ngài, hai khuôn mặt uy danh đã nghiêng mình,
cười mừng và bảo vệ Ngài: đó là người nhiều trí huệ và già tên An Nam và người
dịu hiền và đẹp tên Pháp Quốc”.*
Thế
rồi nước Pháp thuộc địa trở thành tro bui và tiếp tục quay cuồng trong cơn lốc.— Bao Dai, Monarque Colonial
Ghi chú của người dịch
Đây là một bài khảo luận trong tuyển tập Le Vietnam depuis 2000 ans, xuất
bản bởi đại học Montreal, Canada; bằng tiếng Anh và được dịch ra Pháp văn.
Goscha so sánh hai khuôn mặt trái ngược Bảo Đại và Sihanouk, tuy hai ông đều là
vương lãnh thuộc địa, và đồng là dân chơi. Chúng tôi không dịch phần về
Sihanouk vì nó chỉ đúng ở giai đoạn đầu, về sau Sihanouk không còn giữ thái độ
trung lập 1953 và ảnh hưởng quân bình lực lượng ở Đông Dương. Nhiều bài điểm
sách cho biết Sihanouk là con cắt kè đổi màu.
Câu cuối nhận định về BĐ có thể làm độc giả, nhất là độc
giả Huế, không vui lòng là: Từ giây phút đó, hình ảnh của BĐ ghi khắc vào lịch
sử là một con bài thuộc địa. Nhưng từ giây phút nầy là lúc BĐ về Đà Lạt hưởng
thụ sau khi đã tuyên bố độc lập thống nhất tại Vịnh Hạ Long và sau khi đã chỉ định
Trần Trọng Kim lập chính phủ. Duy Tân cũng được huấn luyên như BĐ, tại Huế Duy
Tân học tiếng Pháp với một giáo sư danh tiếng Tòa Khâm đưa đến. Duy Tân chỉ biết
tiếng Tây, hiệu triệu dân Việt bằng tiếng Tây.
Christopher Goscha được giới phê bình cho là khách
quan khi viết về Đông Nam Á. Chúng tôi không có dịp đọc các sách của ông; chúng
tôi đã dịch bài điểm của ông về Đông Dương. Goscha có cái nhìn chính địa rộng rãi.
Riêng bài nầy chúng tôi không đồng ý khi Goscha viết: Bao Dai, même dans la
mort, conserve son statut d'«empereur colonial ». [ngay đến khi chết BĐ vẫn
còn giữ quy chế "hoàng đế thuộc địa"]. Có lẽ Goscha chia sẻ lối nhìn
của Pháp, không muốn tách BĐ khỏi nước Pháp, vẫn là ông vua thời nước Pháp có
"la grandeur" là một đế quốc thuộc địa.
Nhưng không nên viết sử theo cảm tính. BĐ đã thoái vị,
và làm quốc trưởng một nước VN thống nhất; qui chế hoàng đế thuộc địa chấm dứt
khi thành lập "Etat du VN". Chúng tôi tôn trọng tác giả nên vẫn giữ đầu
đề vì nó tương ứng với nội dung, nhưng tùy tiện không dịch câu nói trên
của Goscha.
nơi an nghỉ của Cựu Hoàng Bảo Đai, nghĩa trang Passy, Paris |
==============================================
No comments:
Post a Comment