từ trái:Mussolini, Hitler, thông dịch viên, Chamberlain, Munich 1938 |
Chiến tranh Ukraine chấm dứt kiểu
nào?
Surrendering
land is not the same as defeat – if a stronger Ukraine emerges from the ruins
The
Guardian Opinion Apr 8, 2022
Neal Ascherson * Tôn Thất Tuệ dịch
Cương
nghị, quả cảm, đầy đủ trang phục theo nghi lễ ngoại giao, kẹp nách chiếc nón
hình trụ, đại sứ Anh Quốc bước lên bực thềm Bộ Ngoại Giao Đức. Ông mang theo tối
hậu thư của Anh: Ngưng hành quân ở Ba Lan trước 11 giờ trưa nầy; nếu không, hai
quốc gia của chúng ta ở trong tình trạng chiến tranh. Lúc ấy mới 9 giờ sáng.
Không được ai tiếp, Sir Nevile Anderson đứng một mình trong sãnh đường, đọc chậm
và lớn tiếng tối hậu thư nầy và ra về. Chuyện xẩy ra ngày 3 Sept 1939. (Thời ấy
Hội Quốc Liên, tiền thân LHQ, đang bất lực nhìn các cuộc giành đất, những cuộc
khủng hoãng ở Âu Châu liên quan đến các quốc gia nhỏ yếu).
Ngày
nay các điều gọi là tuyên chiến không còn thấy nữa. Hitler và Staline dạy cho
Putin cách coi thường các kiểu cách giấy mực ấy.
Nhưng
tương hệ giữa các quốc gia ngày nay lồng trong sự khác biệt giữa “độc lập” và
“toàn vẹn lãnh thổ”.
Trong
lúc ấy, nữ ngoại trưởng Anh Liz Truss thì quan niệm rộng rãi hơn. Chính trị gia
người đẹp “diều hâu nhất” nhấn mạnh rằng duy trì nền độc lập của Ukraine không
duy chỉ đánh đuổi quân Nga mà còn tái lập sự toàn vẹn lãnh thổ Ukraine trong
biên giới có trước 2014, bao gồm Crimea và toàn thể vùng Donbas.
Sáu
tháng trước vụ đơn thương độc mã trình tối hậu thư nói trên, thủ tướng Neville
Chamberlain đã làm mọi người kinh ngạc khi ông quay ngược chính sách hòa dịu và
cam kết rằng Anh sẽ giao chiến với Đức nếu Nazi vi phạm nền độc lập của Ba Lan.
Sáu tháng sau, Đức tấn công Ba Lan. Quân Nazi chiếm thành phố Danzig, xe tăng
tràn qua biên giới và phi cơ oanh kích thủ đô Varsovie.
Anh
có bóp cò cây súng cam kết hay không? Sau khi nhận chân các mối hy vọng “hòa
bình cho thời đại” mà ông mơ ước thành mây khói, Chamberlain đưa ra lời tuyên bố
cuối cùng hết sức vô bổ, vô nghĩa: nền độc lập của Ba Lan không bị đe dọa bởi
cuộc xâm lược Nazi, chỉ có sự toàn vẹn lãnh thổ bị thiệt hại (Hitler muốn lấy
toàn vùng Danzig).
Ukraine,
vì đứng ngoài Nato, không được bất cứ sự cam kết bảo vệ nào. Do đó, cuộc chiến
có thể chấm dứt theo một trong ba khả thể như sau:
-
Nga bị đẩy lui về vị trí trước 2014
-
Ukraine thua và bị chia cắt lãnh thổ
-
Ngưng chiến theo “ngõ hẽm” mong manh dọc theo các vị trí đóng quân tại chỗ.
Giải
pháp ngõ hẽm nhiều hy vọng thành tựu nhất; cho phép Nga chiếm giữ một số lãnh địa
của Ukraine trong khi các phe liên hệ thương thuyết hòa bình.
Các
trọng tài quốc tế sẽ chấp nhận vài sự tương nhượng thực tế: Nga tiếp tục giữ
Crimea; Donbas sẽ chia đôi giao cho LHQ quản trị.
Các
nhà hòa giải sẽ phải trả lời một câu hỏi thô bạo: Có phải Putin là Hitler hay
không? Nói khác, phải chăng những tương nhượng nầy sẽ khuyến khích Putin chinh
phục thêm hơn nhiều?
Hội
nghị Munich 1938 giữa Mussolini, Hitler và Chamberlain đã tách vùng Sudenten
Germans khỏi Tiệp Khắc và giao cho Đức đổi lấy hòa bình. Nhưng thực tế, nhượng
bộ nầy đã giúp Hitler trở thành kẻ xâm lược nuốt gọn cả Âu Châu. Trường hợp
Crimea cũng giống vậy. Dân chúng trên bán đảo nầy tự nhận là người Nga và cho rằng
việc Crimea sáp nhập Ukraine là một sai lầm thời Xô Viết. Nhưng cách thức thô bạo
của Putin dùng để sáp nhập bán đảo nầy mà không ai phản đối đã khuyến khích
Putin thực hiện tham vọng thâu tóm các quốc gia trước kia trong đế quốc Liên Xô
(USSR).
Liz Truss |
Trở lại chủ trương “tối đa” của nữ ngoại trưởng Truss, theo đó độc lập và toàn vẹn lãnh thổ không tách lìa. Thực tế lịch sử không đi đúng theo con đường ấy. Ba Lan đã mất rất nhiều thành phố xưa cổ và một phần ba lãnh thổ năm 1945. Nhưng sau khi tự do, thoát khỏi ách gông cùm của Liên Sô, Ba Lan đã có nền độc lập toàn vẹn. Hiệp ước Triannon 1920 đã lấy các lãnh địa của Hung Gia Lợi chỉ cho quốc gia nầy còn giữ chưa được một phần ba lãnh thổ trước chiến tranh. Georgia luôn chủ trương Abkhazia thuộc chủ quyền của Tbilisi nhưng nước tí hon ven Bắc Hải nầy không chịu thống thuộc Georgia năm 1993. Georgia mất Abkhazia nhưng không mất độc lập.
Ngày
mai, trong buổi diễn hành Chiến Thắng, rất có thể Putin bảo rằng “sứ mệnh hầu
như đã hoàn tất”. Nhưng chưa biết ông quan niệm sứ mệnh rộng hẹp thế nào. Hòa hội,
nếu có xẩy ra và khi xẩy ra, sẽ chú tâm đến biên giới mới sẽ chạy từ đâu đến
đâu; nói khác, tuy đau lòng, đâu là phần đất Ukraine sẽ phải cắt bỏ.
Nhưng
nguy hiểm cũng nằm ở đó. Từ khi có độc lập 1991, Ukraine vẫn theo đường lối
chính trị không tha thứ quá khứ. Qua cách điều dẫn chiến sự hiện nay, TT Zelensky
tách khỏi chính trường thành phần tài phiệt tham nhũng và đám chính trị mỵ dân
xôi thịt. Nhưng nay nếu ông muốn chấm dứt chiến tranh bằng thương lượng thêm bớt
như chấp nhận Crimea thuộc Nga, rất nhiều kẻ có tham vọng chính trị sẽ đâm vào
lưng ông như một kẻ phản bội nền độc lập. Họ sẽ kêu gọi thành phần quốc gia quá
khích xuống đường biểu tình phản đối. Những gì xưa nay Zelensky cố công tạo dựng
sẽ sụp đổ, ví dụ sự đoàn kết dân tộc và thay vào đó sự bất an xã hội.
Tuy
nhiên vẫn còn nhiều kỳ vọng ở những thế hệ trẻ, số người hiện đấu tranh cho xứ
sở. Thế giới quan của họ bắt nguồn miền Tây của Ukraine. Một thế giới quan theo
đó có một nước Ukraine mang tính chất Âu Châu, một quốc gia tự do và dân chủ xã
hội, trong đó nền pháp trị và chính quyền trong sạch là những thực thể chứ
không phải là các khẩu hiệu suông. Bán phần miền Tây nầy kiến tạo và duy trì ngôn
ngữ Ukraine, và văn hóa Ukraine.
Thế
hệ trẻ nầy với tầm nhìn mới vẫn không quên hằng triệu người U nói tiếng Nga tự
nhận có nguồn gốc chủng tộc Nga nhưng sinh trưởng tại Ukraine và hiện đang chứng
kiến Nga đang tàn phá quê nhà của họ, họ đã trở thành người Ukraine. Xứ sở điêu
linh hư nát nhưng vẫn là một xứ sở chung.
================================
===============
No comments:
Post a Comment