Hứa lèo * Budapest
Memo
Tôn Thất Tuệ
Trong thời gian còn là USSR (Liên Xô, Union of Soviet
Socialist Republics), Nga đã tồn trữ tại Ukraine 1/3 vũ khí hạch nhân, giao cho
Belarus giữ một số dàn phóng lưu động và Kazakhstan một số rất ít đầu đạn
nguyên tử. Khi Liên Xô giải tán, ba cộng hòa nầy độc lập và tiếp tục giữ những
vũ khí trên. Họ trở thành những quốc gia có nguyên tử (nuclear nations).
Nga Anh Mỹ đã vận động để ba nước nầy trở thành nước
không hạch nhân và ký hiệp ước không phát triển bành trướng hạch nhân.
Để thi hành việc giải trừ hạch nhân, Belarus sẽ trao lại
cho Nga những dàn phóng lưu động; Kazakhstan từ lâu đã tự động chuyển giao các
đầu đạn cho Nga; Ukraine đồng ý cho tháo gỡ và hủy bỏ vũ khí hạch nhân và từ bỏ
vị trí quốc gia thứ ba về hạch nhân.
Để bù đắp việc giải trừ nầy, Anh, Nga và Mỹ cam kết
tôn trọng độc lập và chủ quyền của ba nước nầy trên lãnh thổ ấn định bởi biên
giới hiện hữu. Tại Budapest, Hungary, ngày 5 tháng 12, 1994, tổng thống Nga
Yelsin, tổng thống Mỹ Clinton và thủ tướng Anh Major đã ký ba thỏa ước giống
nhau đều gọi là Budapest Memorandum nhưng ký riêng với thủ lãnh từng nước Belarus,
Ukraine và Kazakhstan. (Xin xem một trường hợp là Ukraine bên dưới).
|
từ trái, Yelsin, Clinton, Major ký Budapest Memorandum |
Sau đó, bằng những văn kiện riêng, Pháp và Trung Cộng,
hai quốc gia hạch nhân, xác nhận ủng hộ và tự xem như đã ký kết các memo nầy.
Chúng tôi sao lục thỏa hiệp quốc tế ấy để chứng minh
các cường quốc hạch nhân Âu Mỹ đã ngậm miệng để Nga sáp nhập bán đảo Crimea một
cách công khai (Thực tế có vài phản ứng lấy lệ). Nga còn ủng hộ các vùng ly
khai. Hai hành động nầy đã quá rõ rệt không tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của U.
Nga đã đe dọa bằng cách đồn trú dọc biên giới 200 ngàn quân, chuẩn bị cuộc chiến hiện nay.
Trước và sau khi điều quân, Nga viện cớ rằng Nga không
dùng nguyên tử như Memorandum đã cấm và Nga nói U nguy hại an ninh của mình nên
phải tấn công. Ngoại trưởng Nga cho rằng U đã vi phạm memorandum nầy khi cho
phép phong trào homosexual hoạt động, dung dưỡng và dùng nhóm phát xít. Lời cáo
buộc nầy viễn vông không ăn nhập với thỏa ước Budapest.
Dự thảo văn kiện quốc tế nầy không được nồng nhiệt tiếp
đón ở Ukraine; một số chính trị gia chủ trương giữ lại một số vũ khí hạch nhân
để làm vốn nhưng thực ra U không thể xử dụng mà phải cưu mang như của nợ, thôi
thì cho tháo gỡ để đổi lấy bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; hoặc sẽ phải
bỏ ra rất nhiều tiền để tìm cách dùng các vũ khí ấy, U đủ khả năng thông minh
trí tuệ để làm. Ở khía cạnh khác, dân chúng còn nhớ lò nguyên tử Chernobyl ở
ngay trên đất U đã hư hại, hiện còn nguy cơ phóng xạ.
TT Mỹ Clinton phải ghé U trên đường từ Nga về nước để
dàn xếp. Nhưng có lẽ lý do U ngần ngại là điều khoản chỉ cấm các nước xâm phạm bằng
hạch nhân như hiện nay Nga đã lợi dụng.
Budapest memo cũng như mọi hiệp ước trong lịch sử
không bao giờ được thi hành, nói cũng bằng thừa.
Tin mới nhất TT Kazakh trong tháng 6 nầy đến Moscou dự
hội nghị kinh tế đã không đồng ý công nhận hai nước mới thành lập tách từ đất U,
ông nói gián tiếp đó là không tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của U. Kazakhstan cũng
được hứa độc lập trong một Budapest Memorandum. Putin đã giúp xứ nầy bằng
quân đội để dẹp nội loạn nhưng ông vẫn còn gián tiếp đe dọa bằng một sử quan vô
lối: Kazakhstan y hệt như Ukraine là một sản phẩm của CS Bôn sê vit Nga. Kazakhstan
là cộng hòa cuối cùng tuyên bố độc lập và cho đến nay vẫn ở trong quỹ đạo của
Nga. Nhưng đây là một quốc gia cổ đại, lâu đời hơn Nga. Xứ nầy đã thành một quốc
gia muslim sau khi bị xâm chiếm bởi Mông Cổ thế kỷ 13. Vào thời nầy Mông Cổ cũng chiếm
vùng Rus để Rus tách riêng thành Nga và Ukraine. Bải học nầy cho thấy từ việc lớn
đến việc nhỏ, đi theo CS thì chóng hay chầy sẽ tróc da nát thịt.
Sự kiện Nga xâm chiếm và sự kiện bốn nước ký kết thỏa
hiệp để cho Putin tự do hành động có ảnh hưởng sâu rộng đến việc tài giảm binh
bị. Budapest Memo bù đắp việc ba nước gia nhập hiệp định không phát triển hạch
nhân. Ukraine cho biết Budapest Memo không còn hiệu lực và có nghĩa U được quyền
phát triển hạch nhân.
Công tâm mà nói, U đáng được ca ngợi vì thỏa thuận
tháo gỡ 1/3 kho vũ khí của CS Liên Xô. Đó cũng là công lao của Bill Clinton. Trong
xứ Mỹ, Clinton đã vận động kiểm soát vũ khí cá nhân. Ông cũng đã gần đến thỏa
thuận của Bắc Hàn hủy bỏ chương trình hạch nhân để đổi lấy phát triển kinh tế.
Nhưng người kế nhiệm, Georges Bush không tiếp tục, đến độ một số nhân viên cũ
đã gởi thư cho Bush Senior lưu ý Bush Junior đừng quên chuyện nầy. Bush con thì
lo theo đuổi vũ khí hạch nhân của Saddam Hussein, làm cho Irak sập nát hơn U hiện
nay; tuy vũ khí sát hại hằng loạt là một tiểu thuyết hoang đường (Saddam
Hussein’s mass destruction weapon is a fiction).
Học giả Marianna Budjeryn, chuyên về tài giảm binh bị,
cho rằng:
HK và các quốc gia có vũ khí hạch nhân cần tái lập tin
tưởng của các nước không có vũ khí chiến lược nầy, ngõ hầu các nước nầy tin rằng
họ sẽ không thiệt thòi khốn khổ vì đã từ chối mua hay chế các vũ khí tác động
mãnh liệt nầy. Đối với HK và Anh Quốc, một trong những phương cách thực hiện mục
tiêu nầy là duy trì cũng cố Budapest Memorandum và hậu thuẫn những chế độ phi hạch
nhân, và cụ thể là tìm cách chấm dứt chiến tranh hiện nay và thi hành thỏa ước
nầy để tái lập toàn vẹn lãnh thổ cho Ukraine.
Budapest Memorandum of 1994 / Ukraine
Hoa Kỳ, Liên Bang Nga và Anh Quốc (Liên Hiệp Vương Quốc
Anh và Ái Nhĩ Lan),
Hoang nghênh chào mừng Quốc Gia Ukraine chấp thuận Hiệp
Định Không khuếch trương vũ khí hạch nhân với tư cách một nước không có vũ khí
hạch nhân;
Xét vì Ukraine cam kết loại trừ vũ khí hạch nhân ra khỏi
lãnh thổ trong một hạn kỳ ấn định;
Xét rằng những sự thay đổi trong tình hình an ninh thế
giới, gồm cả việc chấm dứt Chiến Tranh Lạnh, đã đưa đến những điều kiện thuận lợi
để giới hạn sâu đậm lực lượng hạch nhân,
Xác định những điểm sau đây:
1.- Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Anh Quốc tái xác nhận cam kết
hậu thuẩn Ukraine, trong tinh thần nghị quyết cuối cùng của Ủy Ban An Ninh và Hợp
Tác Âu Châu, bằng cách tôn trọng độc lập, chủ quyền và biên giới hiện hữu của
Ukraine.
2.- Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Anh Quốc tái xác nhận có
nghĩa vụ từ chối đe dọa hay dùng vũ lục chống lại sự vẹn toàn lãnh thổ và độc lập
chính trị của Ukraine và không dùng vũ khí của mình chống lại Ukraine trừ trường
hợp tự vệ hay theo đúng hiến chương Liên Hiệp Quốc.
3.- Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Anh Quốc tái xác định cam kết
hậu thuẩn Ukraine, trong tinh thần nghị quyết cuối cùng của Ủy Ban An Ninh và Hợp
Tác Âu Châu, bằng cách từ chối dùng cưỡng ép kinh tế để đặt quyền thi hành chủ
quyền của Ukraine dưới quyền lợi riêng trong mục đích trục lợi dưới mọi hình thức.
4.- Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Anh Quốc tái xác nhận cam kết
sẽ tức khắc vận động LHQ có hành động trợ giúp Ukraine – một quốc gia thành viên
không có vũ khí hạch nhân trong Hiệp Định không khếch trương vũ khí hạch nhân-
nếu Ukraine trở thành nạn nhân của một sự xâm chiếm, hay đe dọa xâm chiếm có
dùng vũ khí hạch nhân.
5.- Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Anh Quốc tái xác nhận – kể
cả đối với Ukraine – cam kết sẽ không dùng vũ khí hạch nhân chống bất cứ quốc
gia nào không có vũ khí hạch nhân mà là hội viên kết ước hiệp định không khuếch
trương vũ khi hạch nhân trừ trường hợp bị tấn công vào dân chúng, lãnh thổ,
quân lực và đồng minh, bởi chính quốc gia ấy hợp tác với một quốc gia có vũ khí
hạch nhân.
6. Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Anh Quốc sẽ tham khảo hội ý
khi có những vấn đề liên quan đến những điều cam kết trên.
Thỏa hiệp nầy có hiệu lực khi ký, lập thành bốn bản có
giá trị như nhau bằng tiếng Anh, Nga và Ukraine.
Ukraine: The Budapest Memorandum of 1994
The following is the text of the Memorandum on
Security Assurances, known as the Budapest Memorandum, in connection with
Ukraine’s accession to the Treaty on the Non-Proliferation of Nuclear Weapons,
signed Dec. 5, 1994. The United States of America, the Russian Federation, and
the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland,
Welcoming the accession of Ukraine to the Treaty on
the Non-Proliferation of Nuclear Weapons as a nonnuclear-weapon state,
Taking into account the commitment of Ukraine to
eliminate all nuclear weapons from its territory within a specified period of
time,
Noting the changes in the world-wide security
situation, including the end of the Cold War, which have brought about
conditions for deep reductions in nuclear forces,
Confirm the following:
1.-The United States of America, the Russian
Federation, and the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland,
reaffirm their commitment to Ukraine, in accordance with the principles of the
CSCE [Commission on Security and Cooperation in Europe] Final Act, to respect
the Independence and Sovereignty and the existing borders of Ukraine.
2. The United States of America, the Russian
Federation, and the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland,
reaffirm their obligation to refrain from the threat or use of force against
the territorial integrity or political independence of Ukraine, and that none
of their weapons will ever be used against Ukraine except in self-defense or
otherwise in accordance with the Charter of the United Nations.
3. The United States of America, the Russian
Federation, and the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland,
reaffirm their commitment to Ukraine, in accordance with the principles of the
CSCE Final Act, to refrain from economic coercion designed to subordinate to
their own interest the exercise by Ukraine of the rights inherent in its
sovereignty and thus to secure advantages of any kind.
4. The United States of America, the Russian Federation,
and the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland, reaffirm their
commitment to seek immediate United Nations Security Council action to provide
assistance to Ukraine, as a non-nuclear-weapon State Party to the Treaty on the
Non-Proliferation of Nuclear Weapons, if Ukraine should become a victim of an
act of aggression or an object of a threat of aggression in which nuclear
weapons are used.
5. The United States of America, the Russian
Federation, and the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland,
reaffirm, in the case of the Ukraine, their commitment not to use nuclear
weapons against any non-nuclear-weapon State Party to the Treaty on the
Non-Proliferation of Nuclear Weapons, except in the case of an attack on
themselves, their territories or dependent territories, their armed forces, or
their allies, by such a state in association or alliance with a nuclear weapon
state.
6.The United States of America, the Russian
Federation, and the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland will
consult in the event a situation arises which raises a question concerning
these commitments.
This Memorandum will become applicable upon signature.
Signed in four copies having equal validity in the English, Russian and
Ukrainian languages.
|
tranh hoa lyli, Hòa Lan, mừng Budapest Memo 1994 |