add this

Monday, July 11, 2022

Merkel, năng lượng xanh và Đức Quốc


    trạm thu năng lượng mặt trời bị tuyết phủ

Angela Merkel và kinh tế Đức

Stephen Moore * Washington Examiner 7/7/2022,

Tôn Tht Tu tóm lược và tham luận 

Sự ngưỡng mộ Angela Merkel trùm khắp thế giới. Năm 2015, Time đã chọn bà là Person of the Year và gọi bà là “thủ tướng của Thế Giới Tự Do”.

Tuần báo nầy ắc phải trịnh trọng xin lỗi độc giả vì ngày nay, người Đức phải gánh chịu mọi hậu quả cay nghiệt của mọi quyết định của nữ thủ tướng nầy về kinh tế và chính địa. Merkel cố công sắp xếp chỉnh đốn nền kinh tế cho thế kỷ 21 nhưng kinh tế Đức hiện tả tơi.

Business Insider đã tóm lược sự hổn loạn nầy ngắn gọn như sau: Đức sẽ sụm bà chè khi Nga ngưng cung cấp khí đốt. Trong lúc ấy The Daily Telegraph gọi Đức là một anh chàng bệnh hoạn của Âu Châu. Bằng chứng là Đức đang suy tính chia phần (rationing) khí đốt cho từng ngành kỹ nghệ để có thế thoi thóp.

Angel Merkel

Tại sao một trong năm nước giàu nhất thế giới lại chìm nhanh trong vũng lầy kinh tế nầy? Không có lý do nào ngoài quan niệm của Merkel về một nước Đức mới. Merkel chính là nhân vật cách nay hơn thập niên đã quyết định Đức xa lánh việc dùng năng lượng hóa thạch (dầu mỏ) và năng lượng nguyên tử để thi hành chính sách “xanh lục” (green). Cuộc vận động “xanh” nầy được giới môi sinh ca ngợi như một khuôn mẫu mới cho thế giới nhưng làm cho nền kinh tế Đức sạt nghiệp, cho đến khi phải hủy chính sách năng lượng gió và mặt trời.

Mặc dù Trump phản đối, Merkel quyết định thực hiện hệ thống dẫn Nord Stream. Năm 2018, Trump đã thẳng thừng nói Đức sẽ sẽ hối tiếc, quay lại không kịp, một khi hoàn toàn lệ thuộc vào chính sách năng lượng của Putin. Chính phủ Merkel đã công khai châm biếm, xỉ xỏ HK.

Putin không phải là kẻ duy nhất hưởng lợi. Merkel đã giao thương với Tàu, phá hủy chiến lược của Trump là dùng kinh tế đối đầu sự đe dọa của Bắc Kinh. Bà quyết định đưa nước Đức vào hàng ngũ của các quốc gia hiếu chiến như Tàu, Nga và Iran. Bà làm hỏng vai trò của Nato và cắt đứt các mối liên lạc hậu chiến (thế chiến 2) với HK. Bà không chịu đóng góp 4% tổng sản lượng vào quỹ phòng thủ Âu Châu của Nato. Nếu Đức và các nước Âu Châu để ý đến các chính sách của Trump thì bi thảm hiện nay của Ukraine đã không xẩy ra.

Báo chí HK đã theo Merkel kèn cựa với Trump tuy Merkel đang đứng trên bờ vực thẳm “năng lượng xanh”, đồng Euro xuống giá và kinh tế toàn lục địa đang đi xuống. Merkel đã trói chân kỹ nghệ Đức trong chính sách năng lượng tái tạo như khí đốt thiên nhiên và không dùng năng lượng nguyên tử. Tuy thực tế, Đức dùng than đá ngày một nhiều hơn, ảnh hưởng bất lợi, khí hậu thay đổi. Những tưởng dưới sự lãnh đạo của Merkel, đồng Euro sẽ thay thế đồng dollar trong mọi giao hoán trên thế giới. Nhưng Euro sụt giá và còn thua đồng ruble của Nga.

Chủ nghĩa merkelism của Merkel – thủ tướng của thế giới tự do, thế giới của tuần báo Times - là ôm thù lìa bạn, đưa đến một thế giới hổn loạn và một nước Đức thụt lùi.---

Nói thêm …. ttt

Green energy (GE) tại nó không tác hại cũng như Phật nói kinh của Như Lai vừa là thuốc độc vừa là thuốc bổ. Hết sức ngạc nhiên khi chương trỉnh GE của Đức thảm bại để đi đến kết quả đối nghịch là càng lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch mà chương trình chủ trương bài xích. Không có nhiên liệu của Nga thì Đức chét cứng, và nay phải dùng dirty fuel là than đá. Đối với dân Đức, giá điện tăng đều đều và điện mắc nhất ở Âu Châu.

Tuyết đã đánh bại đại quân Napoleon ở Nga và tuyết đánh bại GE của bà Merkel, đã phủ kín hằng triệu tấm tiếp nhận ánh nắng.

GE gồm cả thủy điện. HK đã xây rất nhiều đập, nổi tiếng là Hoover Dam nhưng ngày nay HK đã phá một số đập vì trái với thiên nhiên tạo ra nhiều vấn đề môi sinh. Trong lúc ấy Tàu đã xây thêm nhiều đập và nhiều vùng rộng lớn đã nằm dưới nước mang theo mọi thứ của một nền văn minh mấy ngàn năm. Tàu đã xây chận nhiều đập trên sông Mekong gây thiệt hại cho các quốc gia ven bờ và sẽ làm cho miền Nam VN suy sụp, không có đất bổi giữ đất đã có, nhiều khu nhà mé sông đã sập, lúa không có màu mỡ, cá tôm đều bớt sinh sản, thiếu thức ăn; đó là sự diệt môi sinh ecocide. Cũng như Nga đã giúp Ai Cập xây đập Assam mà Kroutchev đến dự khánh thành gọi là kỳ quan thứ tám của thế giới; đã thay đổi nếp sống quanh sông Nil.

Thủy điện VN còn ghê gớm hơn nữa, đã phá hủy các rừng làm cho thêm lụt, các đập xả lũ tự nhiên như người Hà Nội. Khốn nạn nhất là tại Huế nhiều vụ lụt bất thường mà thực ra là xả lũ. Mỗi lần như vậy thì có một lũ bồi bút, kêu khóc thương la: trời hành cơn lụt.

năng lượng gió, Midwest, USA

Đi xa quá rồi. Tôi phải đấm ngực, lỗi tại tôi ‘me culpa’ đã viết cô bé khăng đỏ năm xưa ở Đông Đức ‘đít còn cay’ như con cà cuống, vẫn giữ nòi CS vọng tưởng về quê hương vô sản nên đã không thấy vũ khí chiến địa (geopolitic weapon) của Putin để tự móc vào lưỡi câu Mát xì cô va. Không bằng một nữ lưu khác là tổng thống Lithuania đã mười năm qua lo xây các trạm nhận khí đốt hóa lõng. Thật ra Putin và Merkel bước vào chính trường gần như đồng thời vào theo hai con đường riêng. Có lẽ Merkel đã thấy thế giới CS không tôn trọng thiên nhiên và đời sống, cứ làm cho được việc nên bà đã chú trọng tới GE, bà đã biết thảm cảnh lò nguyên tử Chernobyl còn nguy hại đến nay. Đức không làm thêm lò điện nguyên tử nhưng ngưng tháo bỏ các lò hiện có.

Mắt khác, phải công tâm mà nói chương trình GE đã bắt đầu từ năm 2000 mà Merkel làm thủ tướng từ 2005, nhưng bà đã thúc đẩy cho đến kỳ cùng.

Người đi sâu vào đường hầm Kremlin không phải là Merkel mà là Gerhard Schroder. Vị tiền nhiệm của Merkel rời chính trường để nhảy vào kỹ nghệ dầu hỏa của Nga, đã là quản trị viên hàng đầu của công ty Rosneft, đại diện quyền lợi Nga trong vùng. Theo tin báo, ông bà Merkel hồi hưu rất nghèo, không như tài phiệt Schroder.

Tuy ở rất xa, đọc lại tài liệu đính kèm, tôi khá buồn vì tôi cho rằng GE sẽ cứu quả đất nầy khỏi thiếu nước vì thay đổi khí hâu. Năm nay Ý đã tuyên bố khẩn cấp cả một miền Bắc khi sông Po chỉ còn 10% dung lượng; nhiều hồ ở Mỹ đã lòi đáy để lộ một thành phố xưa ngập nước, những dấu tích án mạng như xe nhấn chìm, súng, xương cốt nạn nhân. California sẽ chết khô, đang vô vọng mong cầu xẻ nước từ sông Colorado.

GE làm nhớ lại Green Revolution (cải cách canh nông) đã thất bại và gây nhiều hệ lụy vào thập niên 1960. Du nhập lúa ngắn hạn nhưng cần nhiều phân bón hóa học, làm cho khô đất và nông dân cụt vốn. Ấn Độ đã quay về cái ‘green’ thật sự, tự nhiên, dùng cái hay của ngàn xưa bỏ đi những râu ria tân thời vô lối.

GE của Mỹ cũng thê thảm. Mấy chục năm trước Bob Dole, thủ lãnh CH thượng viện như McConnell, đã lobby cấp cho công ty nông nghiệp Archer Daniels Midland hai tỷ để nghiên cứu nhiên liệu hữu cơ nhưng công ty nầy đã dùng tiền để chế biến các sản phẩm từ bắp, nhất là corn syrup hiện nay thay đường trong nước ngọt, nguyên do của phì lũ. Một công ty năng lượng mặt trời đã năn nỉ ỉ ôi TT Obama cho vay nửa tỷ, để rồi tuyên bố phá sản phủi tay hai tháng sau. Đấy là đường lối corporate welfare cho đại công ty bên cạnh welfare food stamp cho người nghèo.

Xưa lắm, sấm của Đức Thầy Tây An có nói về sau xứ nào nhiều mặt trời sẽ giàu và nhiều thế lực. Có ở đây nên hiểu là có chế biến năng lượng mặt trời. Nhưng hiểu cách khác, các quốc gia nhiều mặt trời hiện là các xứ muslim, được phép có bốn vợ; con cháu sẽ chiếm cả thế giới; trong lúc các nước phát triển thì lão hóa, nhiều người già không chịu chết và sinh suất rất thấp.

GE không nghĩa là không đụng tới thiên nhiên. Hằng triệu tấm thu (solar panel) chiếm không gian của những cánh rừng cũ, thay đổi hệ thống môi sinh (ecosystem). Các cánh đồng trồng bắp ở Midwest ngưng sản xuất vì chủ đất cho thuê để đặt trụ gió biến điện; tiền thuê mới gồm cả tiền chính phủ tài trợ (subsidy), ngồi không mà ăn. Việc nầy ảnh hưởng tốt cho môi sinh vì không trồng bắp ở Midwest thì không có phân bón hóa học chảy vào sông Mississippi để vào vịnh dưới sâu nhưng làm kỹ nghệ phân bón mất thị trường, giảm sản lượng của bắp mà giúp chính phủ tiết kiệm ngân quỹ.

Với kinh nghiệm Đức về GE có lẽ nên theo chương trình “Small but Beautiful” dựa theo lý thuyết Buddhist Economics của Schumacher. Chừng mực trong khả năng từng cộng đồng, không bị ảnh hưởng quá mạnh mỗi khi có thay đổi. Kinh nghiệm Đức và cục diện chiến tranh hiện nay cho thấy thế giới là một sự nối kết giữa mọi yếu tố; thế giới cực đại hay cực tiểu đều giống nhau trong sự tương sinh tương hợp. Nói theo triết học tây phương là interconnectedness, một lối diễn đạt quan niệm trùng trùng duyên khởi trong Phật học.-

Xin tham khảo về năng lượng xanh của Đức ở đây

==================================================

Sebastian Bach Music

No comments:

Post a Comment