Mùi
Hương Xuân Sắc
Bùi
Giáng dịch
“Sylvie:
Souvenirs du Valois”, Gerard Nerval
1.- Đêm lãng phí
Tôi
bước ra khỏi rạp hát. Rạp hát mỗi đêm tôi tới ngồi ở dãy ghế đầu ngay trước sân
khấu, vận lễ phục xum xuê của kẻ mê gái mơ màng. Đôi phen rạp hát vắng teo. Tôi
chẳng thiết đưa mắt ngó sân xem hát với đôi ba chục tài tử ham chuộng miễn cưỡng
ngồi tại đó, với những chiếc mũ và y phục lỗi thời. Cũng chẳng thiết chi cái việc
chen chúc ngồi chung một phòng với bọn khán giả ồn ào, với những thứ điểm trang
hoa gấm, với những vòng vàng xuyến ngọc sáng ngời, và những khuôn mặt lồng lộng
tươi vui. Tôi hờ hững với cảnh tượng phòng hát. Cảnh tượng trên sân khấu cũng
chẳng thu hút được tôi – ngoại trừ cái xen thứ nhì hoặc thứ ba của một kiệt tác
buồn thiu thuở đó: lúc bấy giờ, một trận xuất hiện kiều diễm quen thân bỗng làm
rạng ngời khoảng không gian vắng vẻ, và bằng một hơi thở, bằng một tiếng ngân,
bằng một nụ cười hây hây, bỗng trả lại linh hồn sinh động cho những khuôn mặt
nhạt nhẽo ở xung quanh tôi.
Tôi
cảm thấy mình rạt rào sống lai láng trong người nàng, và đối với tôi, chỉ duy
có nàng là kẻ sống duy nhất trong thế gian. Nụ cười của nàng mở ra, thì lòng
tôi ngập tràn hạnh phúc; tôi rung động khắp châu thân vì hoan lạc yêu đương,
lúc nghe giọng nói của nàng ngân lên, giọng nói xiết bao êm ái, mace dù cao vút
lanh lảnh pha chút phiêu bồng trọ trẹ cõi Hương Giang. Coi tề, tôi trộm nghĩ
thiết tha, nàng mang trong mình xiết bao kiều diễm, nàng đáp lại xiết bao phấn
chấn chiêm bao trong linh hồn tôi nhảy múa, — đẹp như man mác Vu Sơn, tươi như
ánh vàng nguyên tiêu của nguyệt, xanh xao như đêm mờ ngất tạnh giá băng, giữa
làn ánh sáng lưu ly mờ tỏ, chiếu tỏa bốn bề bằng lộng lẫy dung nhan, như những
Nữ Thần Eirênê giữ cửa Thương Khung hiện ra trên nền màu nâu những bức
bích họa ở cựu thành Herculanum!
Từ
một năm rồi, tôi vẫn không nghĩ tới việc dò xét xem nàng là ai. Nàng từ đâu tới.
Nàng ở đâu về. Tôi sợ sẽ làm hoen mờ cái tấm gương huyền ảo phản chiếu hình ảnh
nàng cho tôi mở mắt ngó hôm nay. Nhiều cho lắm, thì tôi chỉ để tai nghe vài câu
chuyện bàn tán có liên can tới nàng, tới người phụ nữ là nàng, chớ không phải
là tới nàng người ca sĩ nguy nga. Tôi chẳng để tâm dò hỏi làm chi, nghe thì
nghe suông, cũng nghe mơ màng như nghe chuyện phiêu bồng liên can tới Công
Chúa Elide hoặc Hoàng hậu Trébizonde, — một người cậu của tôi,
đã sống qua những năm cuối của thế kỷ 18, có sống thật trong đó thì mới rõ ra
thế nào, cậu tôi đã từng sớm cho tôi biết rằng những cô đào mang linh hồn ca sĩ
, thật ra không phải là đàn bà phụ nữ, vì tạo hóa lúc nặn hình hài các nàng, đã
lãng quên không tạc cho các nàng một trái tim. Chắc hẳn là ông ta nói về những
ca nhi thời xưa, thời đại thế kỷ mười tám, dở dang, những thất vọng, những
ngang trái của ông, và đưa cho tôi ngó bao nhiêu những hình dung trên mặt ngà,
những médaillon mặt ngọc, những hình tượng mặt vàng (mà ông dùng tô
điểm cho những hộp đựng thuốc lá), những tờ thư vàng úa, những ân huệ mưa móc
tàn rơi, kể cho nghe, kể hết, và toán định toàn thể ván bài lỡ dở nhâm nhi, cho
đến nỗi từ đó về sau, tôi đã quen coi mọi ca nhi đào hát là thuộc loại người chả
đáng chi cho lắm, mà quên mất rằng chuyện thời trước rất có thể khác hẳn chuyện
thời nay.
Thuở bấy giờ chúng tôi sống trong một thời đại dị thường, giống những thời đại nối tiếp những cuộc cách mạng, hoặc những suy vong của những triều đại lớn. Không còn nữa cái cốt cách phong nhã oanh liệt như dưới thời Đầu Thạch Đảng. Không còn nữa cái lối trụy lạc thanh tao tội lỗi phong vận điểm trang như dưới đời Nhiếp Chính. Không còn nữa cái điệu hoài nghi, cuồng điên truy hoan như dưới thời Chấp Chính. Mà ấy là thời buổi của hoạt động mơ hồ, pha lẫn những ngại ngùng lười lĩnh, biếng nhác phân vân, những ảo mộng hoàng vân, những hoàng sa ốc đảo, những trăng tỳ hải, những sương phiêu bồng, những ước vọng siêu hình, siêu thể, những ý hướng, siêu nhiên, những phấn chấn mông lung, những chiêm bao bờ cỏ, những tiềm tàng bản tính phục hưng, hồi sinh nơi thạch tượng. Những ưu sầu vì bao cuộc bất hòa quá vãng, những phiền muộn vì linh cảm những tranh chấp tương lai, những hy vọng đi xuôi về ngược, những u tình vãng sự như yên, những mây giang nam, những cành sung cũ kỹ, những con chim từ bỏ nắng chiều… Vâng, có bề giống như những gì của thời đại Pérégrinus và Apulée. Con người vật chất thô lậu tứ chi, vẫn triền miên mơ tưởng tới cái bó hoa tường vi kỷ độ đâm bông sẽ đem nhựa tái sinh đi về làm cho tâm linh mới mẻ, sẽ mang trời sương Hy Lạp về trên làn cánh trắng những phi tuyền tung rơi từ bàn tay Isis trong triều dâng kỷ niệm nhớ mai sau sắp buông cầm xốc áo… Nữ Thần ôi! Em trường sinh trẻ dại! Tiên Tử ôi! Em trẻ dại muôn đời. Hồn trinh bạch em kỳ ảo lôi thôi đi về trong chiêm bao lẽo đẽo trong những tĩnh dạ thâm canh, và kêu gọi mãi cái lời gì xui lòng ta xấu hổ vì những lời truy hoan lãng phí mất xuân xanh. Tuy nhiên, tham vọng lai rai không phải là linh hồn của tuổi trẻ chúng tôi thời đó. Và cái hiệu kèn dón dả vô độ tham lam những vinh quang hão, những tước lộc hờ, hồ dễ đã cuốn hút chúng tôi đi. Chúng tôi còn một chốn cư trú thiết tha, một doanh trại nguy nga là ngọn tháp ngà thi sĩ, để đi về xe mộng thổi thân thể lên trời {theo trận trường phong đổ lộc rung cây, với những mùi hương bốc ôn hinh một thuở Đạm Tiên nàng ấy không chồng. Phụng thần hôn tại phiêu bồng dặm khơi, Thư sinh nhất giới bên trời. Trút nghiên bút mộng trong lời tang du. Đằng Vương gác ngất non mù. Nguồn man mác gọi sương phù du tuôn…} A ces points élevés où nous guidaient nos maîtres, nous respirions enfin l'air pur des solitudes, nous buvions l'oubli dans la coupe d'or des légendes, nous étions ivres de poésie et d'amour… Tại những đỉnh chơi vơi, theo dấu chân của những bậc thầy hướng dẫn, chúng tôi cuối cùng đã hô hấp bầu không khí trong veo ở chín tầng thái hư tĩnh mịch, chúng tôi đã uống vào trong tim máu, niềm quên lãng ở giữa lòng những chén vàng, ly ngọc của những chuyện thần tiên, nương tử hoa đường, chúng tôi đã đê mê với men rượu thi ca và tình ái. Tình ái, hỡi ôi! Ái tình chung đúc vào những hình thể mơ hồ, những màu hồng thanh lục, những bóng ma siêu thể siêu thần. Ngó nhìn gần, người đàn bà thịt da trơn trụi coi có bề rất đáng bực trước con mắt thơ dại thanh xuân; phải làm sao cho các nường biểu hiện trong dáng dấp hoàng hậu hoặc nữ thần, và nhất là đừng có dại mà men lại sát bên tấm quần hoặc tà xiêm của họ. Thì mộng vỡ nhà ma đi đời. Amour, hélas! des formes vagues, des teintes roses et bleues, des fantômes métaphysiques! Vue de près, la femme réelle révoltait notre ingénuité; il fallait qu'elle apparût reine ou déesse, et surtout n'en pas approcher.
Tuy
nhiên một vài đứa trong bọn chúng tôi không chuộng cái loại tư tưởng đăm chiêu
lý tưởng nghịch lý rườm rà nọ, và xuyên qua những cơn mộng canh tân cựu phố
Alexandrie, đôi lúc họ hươi cao bó đuốc của những Tà Thần hang hốc âm u, và
trong một lúc, chớp lóe lên những đường rẽ lập lòe lửa ngân hoa, — Và thế đó,
bước ra khỏi rạp hát với niềm u sầu chát chát do một cơn mộng tan tành để rớt lại
dư hương, tôi liền chân chạy nhập bọn với một hội anh em gay cấn chịu chơi, ồn
ào yến ẩm. Và thế đó, mối sầu chan chứa đành nhường chỗ, rút lui khỏi cõi lòng,
trước sức tấn công của cái cơn cười vui nhiệt hứng cuồn cuộn của một vài bộ óc
tài hoa nổi bật, linh hoạt mãnh liệt vô song, cao nhã tuyệt vời đôi lúc, — những
bộ óc tài-khí-chịu-chơi như thường gặp vào những thời đại canh tân cách mệnh,
hoặc tàn phế suy đồi, và những cuộc bàn cãi ngửa nghiêng xiêu đình đổ quán của
họ dấy lên tới mức rạch đôi sơn hà, nghiêng trời trí dũng nào, mà thỉnh thoảng
vài đứa, thuộc loại e dè chúng tôi, phải chạy tới bên cửa sổ xem chừng ngoài
kia có đầy sông kình ngạc, chật đường giáp binh, những bọn Huns, những
lũ Turcomans, hoặc những phường Cosaques có ì ầm kéo tới, rút
trường kiếm ra, và đập nát những hiên hoa loạn trụy của bọn hùng biện lơ mơ,
quáng gà dấm dớ, ngụy biện rỗng tuếch, ron ren mơ hồ khía bọt.
“Nâng cốc lên, nào thôi, các bạn. Uống cho nhiều, yêu cho lắm, đó là cách điệu hiền thánh chịu chơi, hào hoa số dách, phong nhã một cây, xum xuê tay tổ!”. Đó là ý kiến bọn trẻ tuổi nhất đám. Một trong những đứa đó bảo tôi: “Cũng đã khá lâu, tao gặp mày tại cái rạp đó. Trước sau vẫn chỉ một cái rạp nọ mà thôi, mỗi một phen ta tình cờ lui tới. Thế thì tại cớ mần răng? Mày tới làm chi mà năng đi năng lại như rứa? Mày lần khân lui tới là tại cái tà xiêm hây hẩy của con mẻ nào?”
Tại ai?... Tôi tưởng chừng như ngoài nàng ấy ra, thì nhân gian làm sao có thể tới lui vì một nàng khác? Tuy nhiên, tôi cũng thú nhận một cái tên. Thì thằng bạn tôi lấy giọng độ lượng bao dung mà rằng: “Ê! Thế ư! Nếu vậy thì mày thấy đó kia kìa cái thằng cha diễm phúc vừa dẫn nàng đi, và chiếu theo luật tắc tồn sinh của bang hội chúng mình, nó chỉ trở lại tìm cô nàng có lẽ là sau cái trường dạ thâm canh.”
Lòng không xúc động quá mức, tôi ngoảnh đầu đưa mắt ngó cái nhân vật mà thằng bạn vừa chỉ. Đó là một chàng trai ăn vận đứng đắn, gương mặt xanh xanh, có khí chất, phong thái đoan chính, và hai con mắt đăm chiêu tư lự dịu dàng. Y vãi đồng tiền vàng trên bàn cờ whist, và thua ván cờ mà vẻ mặt vẫn thản nhiên. Tôi nói: “Nó, hay một thằng khác, ta có bận lòng chi. Sau trước gì, thì cũng phải có một thằng đệ đơn, và gã đó xem xứng đáng được chọn lựa lắm. – Còn mày? – Tao ấy à? Tao theo dõi một hình bóng, chỉ có thế thôi.”
Không!
Không thể thế được. Ở cái tuổi của tôi, con người ta không sát hại tình yêu bằng
vàng bạc. Tôi sẽ không bao giờ làm cái gã đem tiền tài mà phá hoại tình yêu. Vả
chăng đó cũng là một ý tưởng thời cũ. Ai nói với tôi rằng nàng gái nọ là một
đàn bà có máu tham mê hơi đồng? Hai mắt tôi mơ hồ đảo vòng tờ nhật báo một lượt,
và tôi đọc: “Hội Đố Lá Lục Tỉnh — Ngày mai những xạ thủ Senlis sẽ trao bó hoa
cho những xạ thủ Loisy“. Những lời đó, xiết bao đơn giản, bỗng đánh thức dậy
trong tôi cả một chuỗi dài hình ảnh, một tràng dài cảm giác bóng vang: một kỷ
niệm vô ngần của mùi hương điền dã, của châu quận cũ từ hang thẳm lãng quên, tiếng
vang xa xôi của những hội hè nô nức của tóc tơ tuổi nhỏ qua rồi. {“Con đường thẳng
con đường cong cỏ mọc. Nhịp mơ màng những quang gánh lên vai. Hồn tuổi trẻ
phiêu bồng trong tơ tóc. Trút tình hoa rụng gió ở bên ngoài…” – Dư vang tiếng
trống tiếng còi. Rập rờn đầu liễu mộng hoài xanh buông. Xa xôi thôn ổ ngậm buồn.
Thanh xuân gái dệt từng guồng hoa bay. Còn nghe điệu hát nghiêng mày. Sử xanh lần
giở bên ngày phù du. Tráng hoa thêu gấm khơi mù. Giòng tuôn thúy lục xuân thu
lên ngàn. Ta về ngóng lại dư vang. Rồi mai ly biệt lên đàng nhớ-nhung…} Le
cor et le tambour résonnaient au loin dans les hameaux et dans les bois; les
jeunes filles tressaient des guirlandes et assortissaient, en chantant, des
bouquets ornés de rubans.
Ra khỏi phòng, tôi đi ngang phòng sách, và bỗng ngó một tờ báo. Ấy là để coi thị giá của chứng khoán thì phải. Trong những mảnh mòn hao của tình trạng phú dụ tôi, có một ngân khoản ngoại tệ khá to. Nghe đồn rằng, từ bao lâu bỏ lấp, giờ đây nó sắp được thừa nhận — ấy là do cuộc cải cách bộ viện… Tôi sắp giàu sang trở lại rồi.
Từ sự vụ đó, một ý tưởng duy nhất nảy ra: người đàn bà tôi yêu từ bao lâu thổn thức, người đó sắp là của tôi rồi, nếu tôi mà chịu muốn. – Lý tưởng vô ngần lục thanh tơ cỏ, tôi đương chạm nhè nhẹ vào hình hài của nó, ở đầu ngón tay tôi. Thật ư? Hay là chả thật? Hay lại là một huyễn tượng nữa? Hay lại do một lỗi ấn loát oái oăm của nhật báo? Nhưng những tờ khác cũng nói hệt như thế. – Cái số tiền đồ sộ bỗng dựng sững hình hài trước mặt tôi như một tượng vàng Moloch. Tôi thầm nhủ: “Gã thanh niên khi nãy sẽ nghĩ thế nào, sẽ ăn nói thế nào, nếu tôi tới bên cô nàng kia mà ngồi vào cái chỗ của gã?”. Tôi bỗng run lên một cái: niềm kiêu hãnh của linh hồn không chấp thuận chuyện kia.
Một
chiếc xe bò ì ạch đón nhận những tặng phẩm kia bên đường, còn chúng tôi, những
đứa con thơ của những miền xứ nọ, chúng tôi kết hợp thành hàng lũ lượt tới lui,
chân bước, chân bồng, gối tròn gối méo, tay ẵm, tay ôm, những vòng cung thánh
thót, những mũi tên mơ mòng, tự ban cho mình cái danh hiệp sĩ cổ sơ hồng hoang
phiêu dạt – không biết rằng mình đang lặp lại giữa những thời đại tiếp tiếp điệp
trùng, một buổi hội nữ vu tháng ba xuân sắc, còn lưu mãi trong cổ lục truyền
qua sóng lớp phế hưng. – Un lourd chariot, traîné par des bœufs, recevait
ces présents sur son passage, et nous, enfants de ces contrées, nous formions
cortège avec nos arcs et nos flèches, nous décorant du titre de chevaliers, –
sans savoir alors que nous ne faisions que répéter d’âge en âge une fête
druidique, survivant aux monarchies et aux religions nouvelles.
No comments:
Post a Comment