Mohajer 6
Iran nhờ kỹ thuật Âu Mỹ
Jorg Romer Der Spiegel Nov 11, 2022 * Tôn Thất Tuệ dịch
Từ
mấy tháng qua cho đến nay, Nga tiếp tục khủng bố Ukraine bằng drone (máy bay không người lái)
của Iran. Mổ xẻ những drone nầy, người ta tìm thấy rất nhiều bộ phận quan yếu làm
bởi Tây Phương mặc dù lệnh cấm chỉ được la oan oan. Từ trên không, Nga đã tàn
phá hạ tầng cơ sở của Ukraine đưa đến muôn vàn hậu quả khốc hại: không điện, không
nước, không sưởi ấm, không việc làm...
Tình
báo cho biết Nga đã dùng gần hết kho vũ khí mà oanh kích. Một tuần trung bình Nga
bắn 70 hỏa tiển tầm xa (cruise missile) song song với các drone liều mạng mang
theo những khối nổ với tầm sát hại vô cùng rộng lớn.
Drone
lại rẻ trong lúc một hỏa tiển mất năm bảy triệu đô, mà sức phá hoại không kém.
Iran
phủ nhận cung cấp drone cho Nga, chỉ nói đã chuyển một số ít trước khi xẩy ra
chiến tranh ở Ukraine. Nhưng giới quan sát cho rằng Nga đã mua của Iran hai kiểu
drone rồi sửa chút ít về quang tuyến.
Giống
như Iran, Nga phủ nhận việc dùng drone của Iran, loại Shahed 136 và 131. Tuy vậy, theo hiệp hội Conflict Armament Research (CAR) Iran nói sai sự thật. CAR (chuyên dò xét việc chuyển vận vũ
khí) đã cử một nhóm chuyên gia đến Ukraine tháo mở các loại drone của Nga bị
Ukraine bắn hạ để nghiên cứu cấu trúc và cách vận hành các kiểu drone khác nhau
của Iran: các kiểu drone liều mạng Shahed 136, Shahed 131 và Mohajer 6. Kiểu cuối
mang theo hai quả bom do tia laser điều khiển.
Một
quả bom không nổ dài 1,2 met, mang nhãn hiệu Qaem5, cho biết đã được chế tạo trước
ngày May 22, 2022. Rõ ràng Iran đã chuyển giao sau khi Nga nổ súng. Hay ho hơn
nữa, nhiều bộ phận rời đã chế tạo trong những năm 2020 và 2021. Thời gian nầy Tây
Phương đã cấm chuyển giao cho Iran hàng điện tử làm vũ khí. Nhưng Iran vẫn mua được
rất nhiều!!!!
Các
bộ phận rời nầy được nhập cảng từ Á Châu, Âu Châu và nhiều nhất từ Bắc Mỹ. Tường
trình của CAR cho biết 82% hàng bán cho Iran được làm tại Hoa Kỳ, USA. Phái bộ
CAR đã lập xong danh sách 13 quốc gia sản xuất nhưng chưa tiện nêu danh tánh.
Duy chỉ nêu Áo (Austria) đã sản xuất động cơ vận hành của drone Shahed 136 và Mohajer.
Kỹ thuật chuyền dây điện trong các mẫu cho thấy các drone nầy ráp hoàn tất bởi Iran. Kỹ thuật nầy giống như các drone khác của Iran dùng ở Trung Đông.
Phát
giác của CAR nêu lên vấn đề cấm vận, giới hạn, có hiệu nghiệm mức nào. Hoa Kỳ,
Liên Hiệp Âu Châu và LHQ nhiều lần, nhiều lần nhắc nhở cấm đưa vô tay Iran những
món hàng quan trọng để làm vũ khí.
Năm
2015, LHQ đã thông qua quyết nghị đình chỉ chương trình bom hạch nhân của Iran.
Quyết nghị nầy nhắm ngăn chận phát triển và thực hiện hệ thống chuyên chở hỏa
tiển đầu đạn nguyên tử, cruise missile, và các máy bay không người lái trong vòng
300 km. Như vậy, drone Shahed 131 và 136 nằm trong sự ngăng cấm nầy. Chuyển giao
các drone này không có sự thỏa thuận của Hội Đồng An Ninh LHQ vi phạm nghị
quyết nói trên.
Iran
mua những thứ vừa dùng cho dân sự và quân sự để chế biến drone.
Những bộ phận nầy quốc gia thứ ba có thể bắt chước rồi cung cấp cho Iran. Nói vậy
là để chạy quanh. Drone hiện nay đòi hỏi kỹ thuật thượng thừa nằm trong danh sách
cấm vận. Nhưng Iran vẫn có mà dư dùng! Rõ là một thứ chợ đen ngoài vòng kiểm soát (hay a tòng?) của chính quyền.
Chủ
Tịch Liên Hiệp Âu Châu von der Leyen nói rằng việc Iran chuyển nhượng vũ khí gây nguy hại nền an ninh của nhiều quốc gia nhưng bà không nói rõ các trừng phạt dành
cho Iran, đặc biệt đối với công ty hàng không Shaleh.
Lời
nói nầy của bà chủ tịch đáng được chú ý khi một tàu dầu Do Thái bị tấn công. Tàu
Pacific Zircon bị bắn thủng sườn một lỗ đường kính 76 cm khi đang chạy ngoài khơi
Oman. Do Thái nghi drone Shaleh được bắn theo lệnh của Iran. Hải Quân HK cho rằng
drone chế tạo bởi Iran đã gây ra sự thiệt hại nầy.
Xin tham khảo bài tương tự: súng Nga ruột Mỹ
đường Trần Quý Cáp, Saigon 1965 ================================ |
No comments:
Post a Comment