An American backyard
Nam Mỹ xem thường Mỹ
Gordon Chang * Newsweek Nov 19,2024
Perou đã dành cho Tập Cận Bình cuộc đón tiếp trọng thể khi ông đến Lima họp thượng đỉnh hội nghị Liên Á cộng tác kinh tế, có lễ nghi quân cách của một quốc trưởng. Ngược lại khi Air Force One đáp xuống phi trường, Biden được chào đón lấy lệ bởi chính quyền địa phương. Tiếp đến Perou đối xử với TT Mỹ như lãnh tụ của một nước hạng bét. Bức ảnh chụp chung các sếp phó hội cho thấy Tập ở vị trí danh dự bên cạnh nữ TT Dina Boluarte, trong lúc Biden đứng ở góc cuối rất xa.
Nam Mỹ từ xưa được xem là vườn sau (back yard) của HK nay không còn kính trọng Mỹ nữa mà Tàu đã chiếm vị thế trọng yếu trong vùng. Thật vậy, Tàu là tay buôn bán, đối nhân, quan trọng nhất của Perou và toàn vùng Nam Mỹ và Tàu đang thực hiện sự cộng tác đầy đủ trong khối gọi là Global South những nước nghèo đang phát triển.
Hợp tác có nghĩa là Tàu mua thực phẩm như đậu nành, những nguyên liệu như kim loại, dầu thô và đem qua bán những sản phẩm chế biến làm ngưng trệ kỹ nghệ địa phương. Ấy là hình thức thuộc địa mới. Tàu không chịu mua những sản phẩm chế biến tại Nam Mỹ, càng làm cho kỹ nghệ nguy thêm. Chỉ có Mễ không lâm vào tình trạng nầy, nhờ hiệp ước thương mại giữa ba nước Mỹ, Mễ và Canada.
Số lượng đầu tư của Tàu đã củng cố vị trí thượng tôn nầy. Tàu sẽ dùng các sáng kiến về giao thông, đường sá cầu cống làm thay đổi bộ mặt của khu vực. Tàu đã đưa ra quan niệm "nhất đái nhất lộ'' 一带一路 (One Belt one Road), một thuật ngữ hiểu tạm là phát triển đường bộ và đường thủy để thiết lập hợp tác với 150 quốc gia.
Nov 14, 2024, Tập Cận Bình đến Perou khánh thành hải cảng Chancay, xây dựng với kinh phí 1,3 tỷ đô. Thông tin tuyên truyền của Tàu đưa ra khẩu hiệu mới: "Từ Chancay đến Thượng Hải", không chỉ hàm ý liên lạc giữa Perou và Tàu mà giữa Perou với 150 hải cảng đang và đang xây cất với tài trợ của Bắc Kinh. Chancay sẽ biến thành ổ trục tăm xe (moyeu), giao điểm chính của hệ thống tiếp vận trong tay của tổ hợp quốc doanh vĩ đại Cosco, nối liền hai bờ Thái Bình Dương và làm đầu cầu cho Tàu bước vào Nam Mỹ vơ vét nguyên liệu đem về. Hải cảng nầy sẽ làm thay đổi nền mậu dịch giữa Trung Mỹ, Nam Mỹ và Thái Bình Dương. (Cosco: China Ocean Shipping Company).
Perou đã cho Tàu toàn quyền hành động sử dụng Chancay, ra khỏi thẩm quyền quản trị của tổng nha hải vụ Perou.
Hải cảng được thiết kế như một quân cảng mà hải quân Tàu sẽ dùng làm bản doanh dòm ngó Tây Bán Cầu. Giới quan sát quân sự xem đấy là mối nguy hiểm lớn nhất cho HK từ khi có cuộc khủng hoảng hỏa tiển Cuba 1962 thời Kennedy. Đây là sự thách thức của Tàu đối với chủ thuyết Monroe.
Năm 2013, Obama đã từ bỏ chủ thuyết nầy nhưng 5 năm sau, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson trong chính phủ Trump đã làm sống lại khi tuyên bố: 'Không quốc gia nào được phép thiết lập quan hệ thuộc địa cũ hay mới với bất cứ quốc gia nào trong Tây Bán Cầu'.
Hãy nhìn lại thực sự ngày nay. Chiến hạm Tàu có thể dùng cơ sở nầy khi có tương tranh với HK, hay khi bình thường thì yểm trợ các cuộc hành quân nhỏ hơn để quấy phá HK và đồng minh. Bao nhiêu năm nay, chính phủ HK nối tiếp nhau để mặc Tàu thao túng Nam Mỹ.
HK có thể vợi lại phần nào bằng cách tái hoạt các minh ước thương mãi với Trung Mỹ và các đảo quốc trong Biển Caraibe cũng như ký các thương ước mới với các quốc gia quan trọng.
Vẫn còn may là tổng thống mới của Argentine nói ông không chơi với cộng sản, không để xứ nầy gia nhập khối Brics do Tàu chỉ huy.
Chính phủ Trump trong tương lai sẽ gặp mâu thuẩn tự thân. Trump sẽ áp đặt tariff trên mọi sản phẩm nhập cảng gây khó khăn cho nền kỹ nghệ ở những xứ mà HK cần làm đồng minh.
HK khó bề lấy lại phong độ xưa. Perou hiện đi hàng hai. Một mặt cho Tàu uy quyền tuyệt đối sử dụng siêu cảng Chancay, một mặt vẫn là một trong ba quốc gia Nam Mỹ ký kết với HK minh ước mậu dịch tự do.
"Tariff Man Donald" sẽ làm gì để kéo Nam Mỹ trở thành "back yard" như cũ?
No comments:
Post a Comment