hình dáng xưa
qua nét họa Mori
Izumi
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Túp lều trống vốc, ngoại cảnh, nội tâm
đều nằm hoàn toàn trong quyền thống trị
của ba hiện hữu liên hệ mật thiết dính bó với nhau:
quan tài phủ cờ vàng ba sọc đỏ
thiếu phụ vọc đất,
lon sữa bò có cắm mấy chân nhang đỏ.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Con chó vàng gầy ốm chạy nhanh vào nhà, nét sung sướng ngoắt đuôi mừng rỡ. Vợ hắn đi chân đất từ ngoài vào, tay cầm chiếc nón lá
rách tơi, mặc chiếc áo trận hoa dù
hoen ố, vá chằng chịt nhiều lớp. Hắn có cảm nghĩ bà ta vá
thêm cho dày, vì chiếc áo thô
dùng ngoài chiến trận không đủ sức chống lại các tia nắng chỉa vào vai gầy của cô học trò năm xưa.
Nếu xưa kia một ai đó đã nẩy sinh ý nghĩ vẽ rằn ri trên
loại vải ấy để dễ hòa đồng với thiên nhiên hầu tránh
con mắt của địch, thì nay chiến y nầy lại lạc lõng nổi bật ra. Nếu nó
không bị lộ ra trong
khung cảnh rừng núi nầy, thì nó cũng lộ ra đầy đủ trong thời gian. Chiếc áo ấy lưu dấu một khoản đời đã qua, một cuộc chiến tàn lụi than tàn chưa lạnh hẵn.
Người ta đi mua những thứ áo ấy trên vĩa hè, trong chợ trời vì nó đủ dày, đủ bền cho
công việc nhọc nhằn. Vợ hắn cũng làm như vậy, mua
cho hắn cả năm rồi nhưng không mặc nên cứ trần trụi suốt ngày,
nghĩ rằng thịt da hắn còn bền hơn chiếc áo dù kia; cứ để dành vợ chiếc áo đàn ông,
chiếc áo phản lại ý hướng ngụy trang của tác giả, đặt trong
thời gian.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Vài nét về tác giả Tiger Mori Izumi
Một thân hữu đồng nghiệp gởi cho chủ vườn gà tre một số tranh vẽ
của Tiger Mori Izumi, ông chỉ nói vì đã lâu năm làm cho Cục Quân Nhu VNCH, ngành
may mặc ông thấy Mori đã nghiên cứu rành rõi quân phục của Quân Lực VNCH, không
có chi tiết nào sai lạc. Thật vậy, họa sĩ xứ Phù Tang nói ông đã từ nhỏ say mê
thương mến QLVNCH và tìm hiểu càng nhiều càng tốt. Khuynh hướng tình cảm nầy được
xây dựng và nuôi dưỡng bởi lòng thương mến dành cho người Việt và sự tôn trọng
tính chất nhân bản chi phối mọi hoạt động của miền Nam.
Vị cựu sĩ quan Quân Nhu nói trên không nói gì thêm về ngưởi vẽ, ông chỉ bày tỏ một nỗi sầu vạn kiếp:
Vị cựu sĩ quan Quân Nhu nói trên không nói gì thêm về ngưởi vẽ, ông chỉ bày tỏ một nỗi sầu vạn kiếp:
Nhìn vào nước mắt
rưng rưng
Một thời dĩ vãng tưởng chừng hôm qua.
Ông
biết rõ lẽ vô thường không hơn thì cũng bằng người khác, nhưng ông vẫn buồn vì còn là người. Cách nay chừng một tháng vị hiền thê đã qua đời tại thị xã
San Clemente, California. Ông im lặng dấu nước mắt, chỉ thông báo cho một số rất
ít người quen; ông cũng nói lẽ sống chết là vậy, thành trụ hoại không ... nhưng vẫn buồn vì mình không phải
là cỏ cây. Kinh nghiệm tâm linh ấy cho thấy nỗi sầu theo hai câu thơ trên
không phải là đầu môi. Người đời và đời người có khác chi nhau.
Tranh
Mori linh hoạt, năm cô mặc đại lễ như đang đi, diễn hành qua khán đài; làm tôi nhớ đến một lời bình phẩm của Los Angeles Time về một cuộc triển lãm tranh xưa của Tàu biểu hiện sự vận
chuyển của đời sống và thiên nhiên như có khuôn mặt không đứng yên. Mori dùng
chính một đề tài, một khuôn mặt, đi theo những hình trạng khác nhau của các bộ
quân phục. Ông có rất nhiều bức vẽ loại nầy với nhung phục các nước như Thái
Lan, Lào, và cả Pháp.
Nếu
không nhầm, trước đây Viêt Nam mình Lê Trung có nét vẽ riêng dành cho cùng một
người đẹp rất chi là Nam Kỳ, mọi người biết nhờ tranh làm bìa các báo Xuân; khi thì hái sen, ghe nhỏ cày lên mặt hồ hoa lá chen nhau; khi thì mơ màn trong vườn cau như đang chờ nhà chàng đem khay trầu đến cưới. Tàm tạm, có
thể gợi lên phần nào bởi tranh quảng cáo xà bong Cô Ba.
Mori
nằm trong Hội Bảo Vệ Truyền Thống QLVNCH tại Nhật và hằng năm trình diễn cảnh
sinh hoạt nhà binh. Mori thường đóng vai người lính tên Thanh.
Một đoạn tự sự của tác giả trên blog riêng:
Từ
lúc còn nhỏ, tôi đã chú ý đến đồng phục quân sự nói chung. Đến tuổi 17, tôi khởi
sự sưu tập đồng phục QLVNCH và tự học về lịch sử chiến tranh VN. Một sự tình cờ
lạ lùng, tên trường trung học của tôi lúc ấy viết tắt là Koshi Nam 越南,
đọc theo Hán Việt là Việt Nam. Tiếp
theo, trong suốt 10 năm tôi cùng bạn bè tham dự các cuộc trình diễn lại cảnh
sinh hoạt của QLVNCH, trong vai người lính Bộ Binh, Pháo Binh, Kỵ Binh, Quân
Cảnh, Nhảy Dù, Biệt Động Quân, Địa Phương Quân, Lực Lượng Đặc Biệt, Nha Kỹ Thuật,
Cảnh Sát Quốc Gia. Đam mê dành cho QLVNCH không bao giờ dứt. Đồng thời tôi nghe
tiếng nói của các cựu binh sĩ trên internet và hiểu sự khổ đau của dân Việt
dưới ách CS.
Có chừng 10 ngàn người Việt tỵ nan
ngay sau ngày 30.4.75. Đa số dân Nhật không hiểu chiến tranh VN và không hiểu
tại sao “giải phóng” đã dồn hơn triệu người vào đường trốn chạy. Tôi cảm thấy mình có nghĩa vụ giúp đỡ những nạn nhân nầy.
(I've interested in a military uniforms from child age.
When I was 17, I started to collect uniforms of the QLVNCH, and study the history of Vietnam War on an individual basis. (By a curious coincidence, my old high school which I attend in that time called "越南(Koshi-Nan)" as an abbreviation, it's a same Chữ Hán with "Việt Nam".
Then I've joining a Vietnam War re-enactment event in Japan with my friends over 10 years. Through that, we have playing a part of the QLVNCH soldiers, such as Bộ Binh, Pháo Binh, Kỵ Binh, Quân Cảnh, Nhẩy Dù, Biệt Động Quân, Địa Phương Quân, Lực Lượng Đặc Biệt, Nha Kỹ Thuật and Cảnh Sát Quốc Gia. Our passion for QLVNCH never decline.
At the same time, I've reading a voice of QLVNCH veterans on Internet to learn the history of that war deeply. Through that, I learned a hardship of the Vietnamese people who are repressed by the Communist Party of Vietnam.
In actuality, over 10,000 Vietnamese refugees came to Japan after 1975. However, most Japanese people don't know the true history of Vietnam War and why the "liberation" by Ho Chi Minh made over one million refugees.. I feel so sorry about them as a Japanese. So I decided to be helpful for them, as a person who knows their hardship). ttt
sayonara daisukina hito tạm biệt người tôi yêu |
No comments:
Post a Comment