add this

Thursday, July 27, 2017

bảo vệ phẩm giá con người


See the source image


Bo v phm giá con người

Manas Journal 1948, ttt dịch

Đã đến lúc cần vận dụng linh hồn của mọi người”. Thomas Paine đưa những chữ nầy đến dân chúng Mỹ trong giờ phút đen tối nhất của cuộc đấu tranh tự do quyết định định mệnh cho chính mình. Paine không tạo nên lòng thương yêu tự do vì nó là một giá trị căn bản tự nhiên ai cũng có. Paine chỉ nêu ra một đường hướng hữu hiệu. Paine miêu tả rõ ràng dễ hiểu thế nào là thứ tự do con người đang tha thiết. Ý niệm tự do, như Paine xác định, đã trở nên ngọn lửa quyết chí trong lòng người. Ông thu tóm ý nguyện của nhóm người cách mạng Mỹ đối đầu những trở lực phải vượt qua nhằm thâu đạt tự do đang tìm kiếm.

thomaspaine
 Năm 1776, Thomas Paine đủ sức hình dung tự do để trình bày với những người ái quốc, cho tự do một hình thái rõ ràng và đánh dấu các bước tiến, trên đoạn đường đến mục tiêu nầy.

Thời nay, giống như 1776, là thời gian cần vận dụng linh hồn người; nhưng công việc xác định tự do thời nay hoàn toàn khác biệt. Theo Paine, kẻ thù rất dễ nhận diện: vương quyền Anh, đại diện quân sự và dân sự cùng các chính sách Hồng Mao. Chữ nghĩa câu kéo đấu tranh rõ ràng, xác quyết, đủ sức khơi động lòng dân. Không có chỗ nào để hoài nghi. Đọc Paine, ai cũng có một lập trường và bắt đầu hành động tức khắc; có thể bắt đầu phục vụ chính nghĩa quốc gia mới thành hình, và chống đối người Anh tàn bạo.


Nhưng ngày nay, năm 1948 nầy, ai, cái gì là kẻ thù? Tự do là gì? Bằng phương cách nào mà có tự do? Hằng triệu người ở Mỹ, Âu, Á, Phi – nơi nơi trên quả đất – khao khát biết lời giải đáp. Nhưng họ nghe được gì? Họ nghe những lời tranh biện loảng choảng vào nhau; những chữ ồn ào, những tiếng rỗng tếch dư âm tiếng thúc quân lỗi thời, tiếng rổn rản của mớ khẩu hiệu đã vứt đi. Lời kêu gọi khơi mào của Paine (Đã đã lúc cần vận dụng linh hồn của mọi người) giờ đây rơi thỏm vào sự thờ ơ của đại chúng; bởi lẽ “linh hồn” của năm 1948 không mang ý nghĩa của thời 1776. “Linh hồn” ngày nay là một tạo phẩm của thần học, chứ không phải là yếu tính tối thượng của người đối thoại với người (nói chung là loài người) bằng một ngôn ngữ không hàm hồ và đầy ắp những tin tưởng luân lý. Ngày nay, hai chữ nầy khi được phát âm chỉ khơi nơi người trung bình những ký ức tôn giáo đã quên một nửa, và được thưởng bằng nụ cười yên lặng phần nào cao ngạo của giới học thức xem ý niệm linh hồn là đồ dư thừa phế thải từ thời Trung Cổ.

Nhìn sơ qua cũng thấy rằng ngày nay không có chung một ngôn ngữ dành cho khuynh hướng lý tưởng. Người ta không đề cập những mục đích chung cao cả, người ta chỉ nói về sự sợ hãi. Paine nói với những linh hồn, những tâm thức. Nhưng các lãnh tụ thời nay hướng về sự yếu kém của con người, về sự ghét bỏ một giai cấp nào hay một quốc gia nào; hai điểm nầy là những thành tố không thể tách rời khỏi đám đông. Các diễn giả đã được huấn luyện sành sỏi về tâm lý quần chúng và cố ý dùng các kỹ thuật tuyên truyền. Hằng triệu người như còn nghẹn trong cổ những câu hỏi: chúng ta sẽ tin tưởng những gì? Đâu là điều có ý nghĩa lâu dài cần làm?
Biết bao nhiêu câu trả lời mà đếm xuể, nhưng khó tìm những thứ tin được. Cả ngàn tổ chức rêu rao đã tìm ra lời giải đáp đúng. Khổ nỗi chúng ta đã nghe từ lâu. Diễn từ nào nhân danh một chính nghĩa đều như một dĩa hát chạy lui chạy tới đến khi mòn rè mới thôi. Lòng thành của người nói là chuyện khác, nhưng người nghe thì quá chán; kế hoạch, chương trình được mô tả theo dòng nước không ngưng đầy những sáo ngữ, gạt bỏ các sự kiện hiển nhiên.

Nói gọn, ngày nay không có tư tưởng sáng tạo; không có nguồn cảm khái tôn giáo chân chính mà chỉ có những giáo điều. Không có khoa học chân chính theo nghĩa cao đẹp nhất mà chỉ có những kỹ thuật tân tiến. Không có sự đồng nhất trong cảm nghiệm luân lý như bối cảnh trong đó Paine đặt vấn để cấp thiết của thời đại. Ngày nay, chúng ta cần một Paine, đồng thời cần thêm nhiều thứ khác. Chúng ta phải nhận chân thực tại luân lý trong đời sống để có thể hiểu Paine trong hoàn cảnh mới.

Khá xưa trong lịch sử loài người, có một nhà cách mạng khác, vô úy, không sợ hãi như Paine. Người ấy là Socrates. Đô thị Athens của Socrates giống xã hội ngày nay ở nhiều điểm. Trước nhất, đó là thời tàn lụi các tin tưởng chung; nhiều người đã lầm những ý kiến cá nhân, những tiêu chuẩn và giá trị nhất thời thay cho sự hiểu biết đã được thử thách và bền vững trong dòng thời gian. Athens đầy những tệ hai, mỵ dân, phĩnh lừa công chúng.
Người Athens giống như chúng ta ngày nay là lớp người có học, người trí thức. Họ nghĩ rằng họ biết mọi thứ. Nhưng Socrates khởi xướng cuộc cách mạng cần soát xét quan niệm về tri thức.
Người Athens phải giết Socrates vì ông làm họ bực bội và mang nhục. Ông nêu rõ sự ngu dốt của họ bằng những câu hỏi. Ông không thấy gì gọi là điều được chấp nhận vĩnh cửu; ông lưu ý mối nguy hiểm của sự ù lì làm biếng suy nghĩ. Vì vậy ông phải chết.

Socrates tự nhận là người ngu dốt nhất, nhưng ông giữ một niềm tin, một số nguyên tắc với mức độ cao hơn những người khác trong xã hội đương thời. Đời sống của ông được đặt để trong lý trí, được khơi động bởi một thứ linh thiêng huyền bí, không có nơi các đối tượng thờ phụng của các tôn giáo có tổ chức. Đức tin của ông chỉ có thể được thông truyền bằng suy nghĩ cam go. Ông không có thứ tôn giáo dựa tên xúc động, nhưng những gì ông nói ra đều mang tính chất thánh thiện.

Nghệ thuật của Socrates làm cho người khác tự hỏi hiện đang tin tưởng gì, và vì sao tin như vậy. Khi xét lại những tín điều, thế nhân cũng xét lại hành động của mình và thay đổi nếp sống. Soctates không trau chuốc một giáo điều nào, không đặt ra một quy lệ tôn giáo nào. Ông không để lại bất cứ lối hành đạo nào. Ông chỉ để lại thói quen đặt những câu hỏi. Cốt lõi lòng tin của ông nằm trong sức lực cá nhân tinh luyện lương tâm chính mình và không bị lương tâm cấu xé. Sự nghiệp của ông là sự tìm kiếm tri thức.

Ngày nay chúng ta cần hai thứ: ý thức xã hội trong sáng của Paine và sự phán xét sắc bén của Socrates. Làm sao đạt được?
Lòng yêu nước năm 1776 nằm chính trong ruột triết lý lý tưởng. Chủ thuyết nhân quyền là đứa con trực hệ từ chủ thuyết nhận linh hồn con người là một thành tố bất khả phân của nền móng luân thường và lý do hiện hữu. Tùy theo cách nhìn con người là gì, chúng ta sẽ ấn định hình thái của tự do và cách thức đến đó. Và trong những điều kiện như vậy, không có một uy quyền hiến định nào, không có một uy quyền thần giáo nào có thể thay cho tiếng nói của tâm linh con người. Lối suy nghĩ độc lập của tiếng nói ấy đã cho thấy đâu là tà giáo và vì sao phải chết dưới uy quyền giáo điều, dù của giáo hội hay của nhà nước.

Hãy cố gắng khai quật nơi Socrates tinh thần soát xét cật vấn các điều, các sự việc mà trí óc con người đang phải trực diện; sau đó, hãy kết hợp kết quả tìm kiếm nầy với những gì Paine đã làm vì tự do. Chỉ có đường lối nầy mới giúp chúng ta tái lập phẩm giá con người. Nhưng không nên hiểu thành ngữ phẩm giá con người qua lăng kính chính trị. Phẩm giá con người không phải là một thứ gì đem ra mổ xẻ bình luận, hay được cho phép có, cho phép mang theo. không phải là một ân huệ, một phần thưởng.

Giá trị con người là tinh lý tự tại mà con người có tự do cảm nhận; các thế lực bên ngoài không được quyền quấy phá bằng những xảo quyệt tuyên truyền, những kỹ thuật tinh vi đưa con người vào tình trạng hôn mê mà tưởng là tĩnh táo.-
Bản tiếng Anh: The Unfinished Revolution


Massenet, Anne-Sophie Mutter

Meditation - flute





No comments:

Post a Comment