viết vội sáng July 4, 2017
Tôn Thất Tuệ
Tôi cũng như nhiều người trong thế
hệ thất thập, hay quá độ bát thập, rất francais, nghĩa là được huấn luyện trong tinh thần francais,
từ dictée cho đến chiếc xe đạp dò dĩa đuya ra nhôm của tây là số một. Nói qua nói về, dư luận không mấy thiện cảm
với Mỹ. Cuối thập niên 1950, sự hiện diện của Mỹ cũng khá rõ. Nhiều kẻ phiền trách
mấy ông Hoa Kỳ thuê villa kiểu Pháp rồi sơn tường trắng thay cho màu vàng
thổ huỳnh quen mắt, cửa thì sơn xanh lục thay vì màu rượu chát đậm. Mỹ, chúng
rất tồi, uống chai bia còn một nửa đem cất tủ lạnh không dám đổ xuống đất. Tụi
nớ tồi, mời tiếp tân mà chỉ cho ăn bắp rang (thật sự mời ăn "pop corn" khi đang quạt lò
nướng thịt). Thằng cha Hitcock, trưởng phòng thông tin ở Chaffenron cũ, không
dám sai ai, lại đi lấy khăn chùi nước đổ giữa khu trưng bày hình ảnh, mất phẩm
cách giới thượng lưu.
Về học thuật, chỉ có Pháp mới nêu ra
sự phân quyền với luật gia Montesquieu. Nhưng nào biết trước Montesquieu, người
Hồng Mao John Locke đã nói rồi và không những thế, đảo quốc nầy đã đặt những nền
móng căn bản cho các định chế dân chủ, Voltaire đã học đem về cho Thế Kỷ Ánh
Sáng. Thầy dạy luật và chính trị chỉ dùng sách Pháp.
Dẫn nhập cuốn sách mình viết về nước
Mỹ, một tác giả Pháp, không nhớ tên, đại khái viết rằng dân Mỹ là dân ít biết
và ít lo về triết học nhất thế giới (le seul peuple qui s'interesse le moindre
- ou presque non - à la philosophie).
Đúng quá rồi chứ gì. USA không có
những vĩ nhân như Jean Paul Sartre - Wikidepia gọi là a determined communist -
ngồi giữa Paris cùng sư bà Simone de Beauvoir ca tụng Staline, ca tụng công
thức communisme = humanisme. Đúng quá bà con ơi, humasime là một chữ đánh lừa
theo một trong nhiều nghĩa là nhân đạo, nhân bản nhưng đã bỏ quên nghĩa rất tầm
thường là bởi con người. [Đánh lừa như dịch chữ 'dictature du prolétariat'
thành vô sản chuyên chính, sao không dịch quách là độc tài cho dễ hiểu. Công
thức của Staline: socialisme = dictature du prolétariat + électricité)].
Humanisme, người cày thay trâu cũng
là humanisme vậy. Tay người đập đầu người ở Sibérie, ở Suối Đá Mài cũng là
humanisme. Với sức người sỏi đá cũng thành cơm, cấy ni còn humanisme hơn.
Humanisme là nhân đạo như ri: ba người dẫn trâu ra đồng, trời mưa; nếu chỉ có
một chỗ che thì dành cho con vật, ba "human" nầy chịu ướt lạnh.
USA không có những triết gia ba xu
nói phét phố chợ Saigon trong túi lận con dao giết người. Nước Pháp đã tạo nên
một Trần Đức Thảo không giống ai (xin xem Chuyện Vui về TĐT). Nước có hình lục
giác nầy cưu mang một thứ triết lý mà GS Nguyễn Đăng Thục nói phải vất bỏ trước
khi ra phố, đi chợ, không khéo thì cầm nhầm đủ thứ.
Cứ theo sử mà nói, những người Âu lập
nghiệp đầu tiên đã chán ngấy triết học của lục địa cũ đã cùng các thế lực
đời và đạo đày ải con người tuy không đến như nông nô Trung Cổ. Họ muốn đi nơi
khác để sống cùng trực giác tiếp xúc với Linh Thiêng. Dĩ nhiên họ cũng
là người, lầm lẫn, gây thương tổn cho người bản xứ, phá hoại thiên nhiên.
Nói cho cùng có dân tộc nào lại không có
một triết lý. Tác giả Mỹ Richard Hertz viết: Mỗi sáng khi lên núi hái chè, nông dân Tàu hát một khúc nhạc để ca ngợi
công việc làm ăn, họ xem việc xuất hành nầy như cuộc hành hương vào Tây Phương
Thế Giới. Những người chèo thuyền trên sông Volga chấp nhận (sự hiện hữu của)
vũ trụ. Phụ nữ Madagascar làm việc ngoài đồng, cuốc cào nhịp nhàng như các vũ
công hát múa trong đền làm đẹp lòng thần linh.
Những triết lý nầy đâu phải kiểu Descartes của ông tây bà đầm.
Nói lung tung vung vít như trên là sau nầy, chứ khi đọc thì tin như bắp. Nhờ bức mành tre, tôi mới có cái nhìn khác. Số là lúc ấy đất Thần Kinh lậm phong trào làm mành tre giả; những ống trúc được thay bằng giấy cuốn tròn. Nguồn giấy cứng, dày có thêm màu mè là tạp chí Thế Giới Tự Do do Mỹ phát hành. Chút ít nói về Mỹ, tờ báo tường trình nhiều về sự định cư của gần triệu người Bắc, những cuộc kinh lý của Ngô Tổng Thống, nhà cửa giàu sang, bàn tủ cẩm lai ở Hố Nai Biên Hòa, những nhà thờ to lớn mới xây v.v… Tôi đi qua xin một cuốn, đi về một cuốn, góp thành đống. Đến khi muốn ra tay thì phong trào đã xẹp. Tuy còn đang lúc hy vọng vô Nam học, tôi bắt đầu thu dọn sách báo.
Tôi tìm được vài số Informations et Documents. Tạp chí nầy không phân phát như Thế Giới Tự Do; một người nào ở phòng thông tin Mỹ cho.
Vì chỉ biết hai động từ être và avoir, tôi cố đọc thêm bất cứ thứ gì có trước mắt, để học thêm. Ngoài lý
do đó, tôi chú ý nhiều hơn, các tài liệu của I&D giúp ích trong công việc chuẩn bị thi vào một trường chuyên nghiệp; tôi phải tìm
hiểu các thể chế chính trị, nhân quyền và dân quyền; thực tế chính trị các nước
độc tài đối với tự do.
Có một bài trông không liên hệ đến
những chuyện nầy. Bài đề cập đến đô thị hóa, có một câu làm tôi giật mình: tiếng động, ồn ào náo nhiệt là kẻ
thù của tự do tư tưởng.
Lạ quá xưa nay chỉ nghe kẻ thù tự do
tư tưởng là Staline, Castro, Mao, Honecker, Franco ...
Câu nói nầy lại được thốt ra từ một
quốc gia tự do. Có nghĩa tự do tư tưởng cần được bảo vệ trước sự xâm lấn từ mọi
hướng.
khu tập thể Văn Chương
Oang oang khoe tự do tư tưởng của nhà ta, từ những loa sắt khắp nơi, nhất là các khu tập thể, là lối tiêu diệt tự do nầy mà thầy chú nhân quyền Liên Hiệp Quốc, mấy bố dân chủ giả hiệu làm sao mà thấy.
khu tập thể Văn Chương
Oang oang khoe tự do tư tưởng của nhà ta, từ những loa sắt khắp nơi, nhất là các khu tập thể, là lối tiêu diệt tự do nầy mà thầy chú nhân quyền Liên Hiệp Quốc, mấy bố dân chủ giả hiệu làm sao mà thấy.
Sự bảo vệ tự do tư tưởng tinh tế nầy
trong khoa đô thị hóa chỉ được quan niệm trong những đầu óc lấy nhân sinh, lấy
đời người làm quý. Từ những đầu óc không lởn quởn với những thứ như biện chứng,
đạo đức cách mạng, không lởn quởn với những huyễn hoặc như đảng là mẹ bác là
cha.
“Tiếng động, ồn ào giết tự do tư
tưởng”, lời xác quyết nầy không phải là triết lý hay sao? Triết gia trừu tượng
xa vời, vẽ vời không đồng ý. Triết lý Âu Châu trống kèn ca hát chân thiện mỹ.
Chân thiện mỹ đều là hư vọng nếu không dựa trên chỗ dụng. Triết lý Bát Nhã sẽ
là hư vọng nếu không có chỗ dụng là độ nhất thiết khổ ách. Vì chân thiện mỹ, một thực khách đứng lên bục tiệc cưới nói:
“Vì chân trong bộ ba chân thiện mỹ, tôi xin nói cho quý vị rõ cô dâu đã bị hải
tặc hảm hiếp, tôi và cả tàu đều biết rõ”. Vì chân mà người nầy tồi tệ
hơn thằng hải tặc trên biển. Ôi cái chân của chợ Bolsa, cái chân dài thòng lòi ra đủ thứ.
Nhận thấy sự nguy hại của ồn ào
náo nhiệt, chính phủ các cấp đã làm các bức tường ngăn tiếng động để dân chúng
gần các xa lộ sống an lành. Triết lý nhân sinh nầy đã thẩm nhập mọi kế hoạch
đô thị hóa với mục tiêu làm cho cuộc sống chung êm đẹp hơn.
Nhiều bức tường chấn âm thanh là những điêu khắc (bar relief) nghệ thuật. Cỏ hai bên đường đều được cắt sạch;
nhiều khúc là những vườn cây xinh đẹp như ở Florida với những cây palm xếp lối.
South Carolina không kém chi. Georgia đang gia tăng những đoạn đường có hoa
thường niên (annual); trồng nhiều hoa tử vi (myrtle), lily có hoa vào tháng tám
nóng nhất trong năm; California có bông lau (protected grass) hay hoa
trúc đào.
Đặc biệt, ít ai chú ý hằng vạn bảng
chỉ dẫn to nhỏ đều viền trắng quanh có bốn góc bo tròn để khỏi nhức mắt, dù là
hình mũi tên vẫn có chỗ tròn ở đầu mút.
Triết lý nầy còn đòi hỏi sự bình
đẳng giữa người lái xe du lịch và nông cơ, cả hai cần có sự che chở chống nóng
và lạnh, nông cơ phải có cabine và điều hòa không khí; các người chủ trương yêu
cầu chính phủ giúp nhà sản xuất đến chỗ nầy.
Cũng giúp cho tự do tư tưởng, US đã
ấn định một tỷ số giữa diện tích công viên và dân số tiểu bang, để công chúng
có thể thư thả, thảnh thơi ngẫm nghĩ chuyện đời; công viên là phổi
của thành phố.
Để bớt bực dọc cho người xê dịch đi
lại, California buộc các trạm xăng phải có nhà vệ sinh, miễn phí hay thu tiền
tùy chủ.
tiểu bang Connecticutt
tiểu bang Connecticutt
Lâu nay, tiểu đệ chỉ nói chuyện trên
trời như “tiếng thanh la bừng dội sóng Ngân Hà” nay xin nói chuyện dưới đất.
Ngày lễ độc lập nầy và những lễ kế
tiếp, nếu sống trên xứ Cờ Hoa, các thân hữu có thể đánh ngựa sắt thăm bà con,
du lịch trong sự thoải mái do mình đóng thuế xây lên mà không lo thiếu nơi
tránh Tào Tháo rượt, không lo thiếu nơi chống chế áp lực của thủy thần. Hãy
ngừng ở các rest area, chỗ chèn không thơm như Hotel Shearaton, Hillton nhưng sạch sẽ, không hạ phẩm cách của người dùng.--
Chuyện vui về Trần Đức Thảo
Chuyện vui về Trần Đức Thảo
No comments:
Post a Comment