add this

Monday, March 11, 2019

Hoàng Văn Hoan, Tầu và Việt





Hoàng Văn Hoan, Tầu và Việt
Dương T Lp

Thằng Thực trả phép. Có mỗi mình nó là trường hợp đặc biệt được châm chước vì hoàn cảnh nhà điện lên báo tin bố mất. Tiện thể, đơn vị có mấy việc quan trọng muốn nhờ nó, nên đại đội xin ý kiến tiểu đoàn cho về hai tuần chịu tang bố.
Chiến sự nóng bỏng chưa yên nên cả trung đoàn pháo cao xạ của chúng tôi đang trong lệnh giới nghiêm nội bất xuất, ngoại bất nhập, thay nhau trực chiến.
Nó vừa bước chân vào lán, cả trung đội lao tới nói lời chia buồn và đòi nghe kể chuyện gia đình, chuyện Hà Nội. Quà thì chỉ có mấy bao thuốc lá Tam Đảo, mấy gói thuốc lào Tiên Lãng, mấy gói trà Thái, vài thanh kẹo vừng, túi kẹo bột Mễ Trì, một túi sấu chua, cùng xấp báo cũ.
– Cảm ơn, bố tao đã mồ yên mả đẹp rồi, cụ 69 tuổi, 45 tuổi ông mới sinh tao. Thôi cũng gọi là tạm thọ. Chuyện thì nhiều chuyện để kể cho bọn mày nhưng có chuyện này dính dáng đến quê hương thằng Tự Lập đấy.
Anh em lấy thuốc lá thuốc lào hút, lấy kẹo ăn và nhao nhao đòi Thực kể cho nghe.
– Bọn mày biết tin Hoàng Văn Hoan “chẩu” sang Tầu chưa?
– Chưa, chưa? Hoan té sang Tầu lâu chưa? Hồi nào hả Thực? Hồi nào hả anh Thực? Đứa nào cũng nhao nhao hỏi.
– Thế sinh hoạt đơn vị hàng tối mà chính trị viên không thông báo gì à?
– Không.
– Đ. mẹ, dân Hà Nội đồn ầm Hoan “chẩu” sang Tầu cả tuần nay rồi. Mấy trường cấp một cấp hai trong quận Đống Đa nhà tao bị bọn công an quây lại lùng sục đông lắm vì học sinh báo hiệu trưởng thấy trong ngăn bàn lớp học có những mảnh giấy bằng bàn tay ghi: “Tổ quốc đang lúc rối ren lâm nguy nên Hoàng Văn Hoan bỏ đi tìm đường cứu nước”. Mấy thân cây và cột điện xung quanh sân vận động Hàng Đẫy, trước cửa bệnh viện Xanh-Pôn, Quốc Tử Giám, Văn Miếu chúng nó dán giấy cần bán gấp nhà số 6 Hoàng Diệu. Ai có nhu cầu xin đến hỏi trực tiếp chủ nhà Lê-ba, nhà không có số điện thoại.
– Lê-ba là ai?
- Là Lê Duẩn, Ba Duẩn ấy chứ còn ai nữa.
Cả bọn cười tóe, kẻ bán tín người bán nghi hỏi: Có đúng không hả Thực?
– Tao làm sao mà biết đúng hay không? Cứ đến đấy mà hỏi thì chính xác nhất.
Vừa nói, Thực vừa rút mảnh giấy gấp nhỏ xíu nhầu nát nhét ở viền mép ba lô ra. Hắn đảo mắt ngó quanh có vẻ quan trọng rồi mở tờ giấy nói: Tao xin của đứa trẻ hàng xóm nhà tao bài thơ này, nó bảo cũng thấy ở ngăn bàn trường nó học trong ngõ Cẩm Văn, Hàng Bột.
Thằng Ánh “loe” quành tay lấy từ tay Thực mảnh giấy đọc nho nhỏ bài thơ cho anh em đủ nghe vì sợ đại đội trưởng, chính trị viên thấy thì phiền.
Chung Quy Chỉ Tại Thằng Tầu Bạn Ta
Ba Duẩn đòi triệu Trần Hoàn
Cớ sao để sổng thằng Hoan sang Tầu
Trần Hoàn run sợ quỳ tâu
Cái tội sang Tầu phải hỏi ông Chinh
Trường Chinh nghe nói giật mình
Rằng tôi có biết sự tình sao đâu
Ông Đồng bực dọc lầu bầu
Chung quy chỉ tại thằng Tầu bạn ta
Sáu Thọ tức tối vào ra
Tao thề giết hết mả cha thằng Tầu.

Đọc hết bài thơ, mọi người cười. Ánh “loe” không cười. Mấy tháng trước khi nghe chính trị viên đại đội nói tình hình chiến sự phía bắc, rồi nhắc lại câu nói của Đặng Tiểu Bình: “Sáng ăn cơm Bắc Kinh, trưa ăn cơm Hà Nội”.
Ánh ta nghe bỗng nổi dóa chửi lại: “Sáng ăn cơm Hà Nội, trưa ỉa giữa Bắc Kinh, mát đít”. Cả đại đội cười ầm. Chính trị viên Kiệm pha thêm: Để xem đồng chí Ánh có thực hiện được như ước mơ mát đít không?

See the source image

Cả nước đang sục sôi trước lệnh tổng động viên, thì Hoàng Văn Hoan lấy lý do tới Đông Đức chữa bệnh để đào tẩu sang Tàu mấy tháng ngay sau đó vào ngày 11/6/1979, qua ngả sân bay Karachi (Pakistan) có sự hỗ trợ của cục tình báo Hoa Nam; theo cuốn hồi ký (Thiên Thu Định Luận) của chú sử học Hoàng Nhật Tân, con Hoàng Văn Hoan.
Chú Tân là bạn thân của cha tôi từ ngày còn chăn trâu. Chú Tân tặng tôi cuốn đó năm 2009, sau này đọc mới biết: tới Karachi ông Hoan kêu mệt. Nhập viện xong, tối đêm, Hoan chuồn cửa sau gọi xe tắc- xi đến thẳng Lãnh sứ quán Tầu trong thành phố. Bấm chuông, cửa mở, Hoan đi thẳng vào rồi thản nhiên nhấc điện thoại gọi trực tiếp cho thủ tướng guốc vụ viện Lý Bằng đem máy bay đến đón Hoan. Hoan thông thạo cứ như nhân viên của sứ quán. Xuân Thủy đi kèm Hoan lần ấy trở về bị lụy rồi hạ cấp còn anh phụ tá của Hoan tên Thuần bị bắt ngay tại sân bay đi suốt tám năm tù. Người y tá thì bị nhẹ hơn.
Cái ác là vừa tới Bắc Kinh, Hoan đã cho họp báo quốc tế ủng hộ cuộc chiến tranh Tầu đánh Việt Nam vừa xảy ra. Cái ác hơn nữa là Hoan chạy đâu không chạy lại chạy sang nước Tầu.
Bác họ, Dương Văn Lan, nguyên cục trưởng Hối Đoái Ngân Hàng Việt Nam và ông ngoại tôi Hoàng Văn Hợp cùng rời làng ra đi hoạt động với Hoàng Văn Hoan. Hồi ký của Hoan đã mấy lần nhắc đến tên ông tôi. Không may cho ông tôi bị bắt trong cuộc chỉ huy biểu tình Xô-viết Nghệ-tĩnh huyện Quỳnh Lưu. Ông bị tử hình ba ngày sau đó giữa sân huyện lỵ đầu năm 1931.
Trong Bộ Chính trị đảng CSVN, có thể nói Hoàng Văn Hoan là người duy nhất, may mắn nhất, không bị bắt bớ tù đày lấy một ngày dù mang tiếng đi làm cách mạng. Hoan lại là đại sứ của Việt Nam ở Bắc Kinh lâu năm nhất khi các chiến hữu của ông còn nếm mật nằm gai, chui bờ nấp dậu trong bưng biền, hay bị tù.
Tôi biết Hoan nói tiếng Tầu như người Tầu, không ai phân biệt được, kể cả phong cách, lối sống. Cảm nhận điều đó là vì khi làm đại sứ, ông đã có hai lần tạt vào chơi với cha mẹ tôi ở khu tập thể Nhà Hát Nhân Dân – Trần Hưng Đạo, Hà Nội, chỉ khoảng mười lăm, hai mươi phút mỗi lần. Có tay cận vệ, hai mắt như mắt rắn, người dân tộc đứng canh chừng sát bên nhìn rất gớm mặt.
Ngày Hoan chạy theo Tầu, cả nước lên án phỉ nhổ, mạt sát, nguyền rủa. Người chửi nặng nề nhất chính là bác Dương Văn Lan của tôi, bác có ảnh chụp chung với Hoàng Văn Hoan khi đi hoạt động trong hồi ký Thiên Thu Định Luận của chú Hoàng Nhật Tân.
Năm 1991, Hoan mất tại Bắc Kinh. Thể theo nguyện vọng di chúc, đảng cộng sản Tàu chia ba phần hài cốt để tro trong ba hộp nhỏ rất đặc biệt. Một hộp chôn tại nghĩa trang Bát Bảo Sơn ở Thạch Cảnh Sơn, một quận nằm phía tây Bắc Kinh. Nghĩa trang này dành cho các cán bộ cao cấp của đảng giống như nghĩa trang Mai Dịch của ta vậy. Một hộp thì được mang tới Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam. Tại đây tro được rải xuống đầu nguồn con sông Hồng đổ vào nước Việt. Hộp thứ ba, gia đình chú Hoàng Nhật Tân xin đem ông Hoan về chôn cất tại nghĩa trang quê nhà làng Quỳnh Đôi, nơi sinh Hoàng Văn Hoan.

See the source image

Năm 2008 tôi trở về thăm quê hương cha mẹ làng Quỳnh Đôi biền biệt mấy mươi năm xa cách. Sau khi thắp hương nhà thờ tổ họ Dương cho cha, cậu họ Hoàng Duy Hùng, em mẹ tôi, tôi vào thắp hương cho ông ngoại ở nhà thờ tổ họ Hoàng cách đó không xa. Nhìn lên bảng vàng vinh danh tôi ngỡ ngàng đọc các hàng chữ khắc trong tấm đá quí ghi tên các danh nhân họ Hoàng từ nhiều đời ở làng Quỳnh. Có cả tên ông ngoại tôi – Hoàng Văn Hợp, sinh năm 1902, nguyên huyện Ủy viên huyện ủy Quỳnh Lưu… Ngỡ ngàng hơn, có cả Hoàng Văn Hoan, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSVN; nguyên Phó chủ tịch Quốc Hội; nguyên ủy viên Trung ương; nguyên đại biểu…
– Ơ cậu ơi, sao họ Hoàng ta lại đi vinh danh kẻ phản quốc được? Ngay cả cuốn hồi ký (Giọt Nước Trong Biển Cả) của ông Hoan xuất bản tháng 7/1986 ở Bắc Kinh, cháu đọc được gần trang cuối sách, ông Hoan trả lời phỏng vấn với phóng viên báo chí về việc Lê Duẩn và đồng bọn đã đưa Hoan ra tòa án Tối cao Hà Nội xử tử hình vắng mặt ngày 10/7/1980 rồi. Họ Hoàng làng ta liều thế hả cậu? Không sợ chính phủ huy động quân đội, công an về lùa cả làng vào ngồi tù sao? Cả làng Quỳnh Đôi phản động quá rõ như ban ngày – Tôi khẳng định.
– Vì là chốn đông người tới thắp hương vào ra ồn ào, tí nữa về cậu kể cho nghe. Đừng vội vã hồ đồ như thế, cháu sai đó.
Trên đường về cậu Hùng tôi chậm rãi: Họ Hoàng làng ta đã nhiều lần ngồi họp vấn đề ông Hoan, thực hư trắng đen thế nào cho nó rõ. Họ quyết định để anh trưởng tộc Hoàng Ninh thay mặt họ Hoàng làng Quỳnh năm 1995 năm 2000 và lần cuối đầu năm 2008 mới đây dẫn đoàn họ Hoàng ra Hà Nội xin trung ương bản án tử hình ông Hoàng Văn Hoan bị xử vắng mặt năm 1980 để sao y đem về họ Hoàng của làng làm chứng cho lịch sử sau này. Nhưng cả ba lần họ trả lời ở tòa án Tối cao không có bất kỳ bản án nào như thế đối với ông Hoan. Chẳng qua Lê Duẩn, Lê Đức Thọ … lúc đó tức tối Hoàng Văn Hoan qua mặt họ, qua mặt cả bọn công an Trần Quốc Hoàn, nên mới phịa ra thế thôi. Bọn lãnh đạo nước ta thế hệ sau này rất sợ thằng Tầu. Các cậu biết tỏng ruột gan chúng nó nên mới quyết định khắc tên Hoàng Văn Hoan lên bảng vàng, vinh danh như thế làng ta vừa có thêm danh nhân họ Hoàng, vừa có tiếng là làng yêu nước, không chống đối chúng nó, không bị gọi là phản động mà vinh danh Hoàng Văn Hoan tức là vinh danh… [Cậu đưa tay che miệng nói nhỏ gần kề tai tôi rồi cười rất mỉa mai]. Chúng nó càng thích, thậm chí chúng còn khen và ủng hộ làng Quỳnh Đôi nếu như làng có việc gì cần trung ương giúp đỡ sau này.
– Tôi nghe thấy nóng gáy ông cậu, nhưng vì bề con cháu nên tôi ghìm cục máu ứa trong cổ gằn giọng hỏi lại: Làng Quỳnh Đôi có việc gì cần giúp đỡ nữa hả cậu?
– Cháu cậu còn non lắm, cậu đi với chúng nó đã sáu mươi nhăm năm tuổi đảng, cậu rành bọn này như lòng bàn tay mình.
– Chúng nó bẩn thỉu khốn nạn thế sao cậu vẫn theo là sao? Tôi bắt đầu hơi nóng.
– Có câu: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, cháu từng nghe. Vả lại cậu còn vướng mấy đứa em cháu đang làm. Lỡ chuyện gì bọn nó mất việc lúc này thì khốn, cậu phải tội. Họ Hoàng làng Quỳnh chưa dừng lại đâu. Cháu chờ xem, tới đây các cậu còn đòi lấy một đường phố ở Hà Nội gắn tên Hoàng Văn Hoan.
– Lại thế nữa, cậu có bị…
– Không, cậu không bị tâm thần như thằng cháu của cậu đâu?
Cậu tôi nhỏ nhẹ. Chính cái nhỏ nhẹ lúc này của cậu làm tôi càng điên máu, lộn ruột. Cậu bồi tiếp:
- Rồi cháu của cậu cứ chờ đấy, nhớ lấy lời cậu.
– Nhưng Hà Nội đã kín bảng tên đường rồi, lấy đâu ra chỗ mà nhét Hoàng Văn Hoan thêm nữa, tôi gân cổ.
Cậu vẫn từ tốn nhỏ nhẹ: “Không, ối kẻ không bằng Hoàng Văn Hoan, chẳng hạn phá hoại như tay Tố Hữu mà cũng có tên phố; Lê Duẩn, Lê Đức Thọ …. Khi các cậu đề nghị vinh danh tên phố cho ông Hoan chắc chắn bọn nó phải bóc bớt bỏ đi một kẻ nào đó để thế Hoàng Văn Hoan vào.
Tôi ngán ngẩm không muốn tranh luận nữa.
Bẵng đi mấy năm sau, trong lần gọi điện về thăm cậu đã gần 90 tuổi, nhưng còn minh mẫn lắm, mắt sáng tai tinh.
– Thằng Lập hả, có nhớ lời cậu Hùng nói không?
-  Cháu nhớ chứ cậu.
– Cái Hoa đọc cho cậu nghe trang Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam. Cậu bảo nó nhắn cho thằng Lập ngay, chẳng biết nó nói với cháu chưa?
– Hoa có nhắn và cháu cũng đã xem rồi cậu ạ.
– Đã sáng mắt chưa?
– Sáng lắm rồi cậu ạ.
Hồi Hoa nhắn tin sang cho tôi, tối đó tôi vào mạng mở ngay trang “Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam” – Cơ quan trung ương đảng cộng sản Việt Nam. Tiếng nói của đảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam”.
Các ủy viên Trung ương đảng
Đồng chí Hoàng Văn Hoan
cập nhật lúc 9h 37 ngày 24 / 03 / 2016
Họ và tên: Hoàng Văn Hoan
Tên gọi khác: Hoàng Ngọc Ân
Ngày sinh: 1905
Quê quán: xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Cậu tôi dự đoán cực kỳ chính xác. Đảng cộng sản Việt Nam tuân thủ vâng dạ một lòng theo đảng cộng sản Tầu cứ từ từ, từ từ, âm thầm trả lại tất cả những gì mà Hoan đã phản bội, tự đánh mất nhân cách của mình bốn mươi năm về trước, ghê thật, bọn đảng này cáo già thật. Bọn trộm cướp.
Đọc xong tôi thầm nghĩ: Cậu Hoàng Duy Hùng của cháu Lập thật tài tình, cậu của cháu tài tình lắm, cháu sáng mắt rồi cậu ạ. Giờ thì cháu bái phục cậu.
Phố Hoàng Văn Hoan ở đâu đó trong Hà Nội đã lờ mờ hiện ra trước mắt tôi, không thể là chuyện đùa bỡn nữa.
Munich Germany 2019

A-Celebration-of-Women-Feature-Banner-e1352628808407 (1) 512



No comments:

Post a Comment