tranh Mansour 1974, tâm tư mang nặng Palestine!
Chiếm đóng bằng kỹ thuật digital
Exporting the Technology
of Occupation
Antony Loewenstein, ttt dịch
Sau vụ hạ sát ký giả Lamal Khashoggi tại lãnh sự quán Saudi
Arabia ở Istanbul, Edward Snowden đã nói rằng Saudi đã dùng “dĩa” điệp vụ
(spyware) để theo dỏi sự đi lại của nạn nhân trước khi ra tay. Vua tiết lộ tài
liệu an ninh quốc phòng Mỹ này thêm rằng công ty NSO Group Technologies đã hoàn
tất software Pagasus và bán cho Saudi để theo chân Khahoggi bằng cách cấy vi
khuẩn vào điện thoại của một thân hữu của nạn nhân, một đồng hương bất đồng
chánh kiến, cư ngụ tại Canada.
Ông này tên Omar Abdulaziz cuối 2018 đã đâm đơn kiện
Do Thái, nại rằng NSO đã vi phạm luật quốc tế bán kỹ thuật cho các chế độ đàn
áp. Luật sư của bên nguyên tuyên bố: "NSO chịu trách nhiệm về sự an toàn của ký
giả, những người hoạt động nhân quyền”. Theo tin báo chí, NSO thuộc quyền sở hữu
của một công ty Mỹ, Francisco Partners có sự đầu tư của hai tổ hợp tài chánh HK
là Goldman Sachs và Blackstone. Bĩnh bút David Ignatius, The Washington Post, người
xưa nay ủng hộ Saudi, xác nhận lời cáo buộc của Snowden về mậu dịch giữ công ty
và vương quốc nầy.
Nhưng đấy chỉ là một trong những thí dụ kinh hoàn của
một loại doanh nghiệp nhiều lời. Theo báo Jerusalem Post, Do thái vừa bán cho
Saudi các trang bị thám sát hảo hạng trị giá 250 triệu MK; báo điện tử Haaretz
tiết lộ rằng Saudi mua của NSO những software xâm nhập điện thoại, ít lâu trước
khi Đông Cung Thái Tử Salman bắt đầu thanh trừng đối thủ năm 2017. Do Thái và
Saudi cùng xem Iran là mối đe dọa duy nhất, và dùng đó để biện minh sự hợp tác
song phương.
Bên cạnh các dĩa gián điệp và các dụng cụ điều khiển,
Do Thái phát triển một kỹ nghệ đang lớn mạnh trong lãnh vực thám sát, gồm gián
điệp, tâm lý chiến, và thông tin sai lệch. Một trong những tổ hợp nầy là Black
Cube, công ty tình báo tư nhân nhiều liên hệ với chính phủ Do Thái. Black Cube
nổi tiếng trong việc bám sát các phụ nữ tố cáo vua điện ảnh ở Hollywood, Harvey Weinstein, quấy nhiễu tính dục. Công ty nầy đã tiếp tay chính phủ độc tài Hungary; giúp Romania đối phó với nhà điều tra tham nhũng. Các công ty loại nầy
đã thuê mướn các cựu nhân viên tình báo trong chính quyền Do Thái.
Với thời gian dài hơn nửa thế kỷ chiếm đóng, Do Thái
đã nắm vững nghệ thuật theo dõi, thám sát hằng triệu người Palestine ở West
Bank, Gaza và trong nước. Do Thái bây giờ đang “đóng kiện” gởi sự hiểu biết và kinh
nghiệm nầy đến các chính phủ khâm phục khả năng dẹp kháng cự. Việc chiếm đóng của
Do Thái đã thành quốc tế hóa. Xuất cảng quốc phòng đạt 9,2 tỷ năm 2017. Đa số thương
vụ hướng về Á Châu và Thái Bình Dương, gồm súng đạn, hỏa tiển và các
software điện tử.
Mặc dầu thỉnh thoảng phản đối Do Thái chiếm Palestine,
nhiều quốc gia trở thành khách hàng của Do Thái muốn mua các vũ khí cyber, kinh
nghiệm tình báo. Mexico đã dùng dụng cụ của NSO truy tầm đồng nghiệp của một ký
giả đã bị sát hại sau loạt bài điều tra, cũng như tổ chức chống tham nhũng. Tổ
chức Ấn Xá Quốc Tế tố cáo NSO đã theo dõi nhân viên của mình. Tổ chức nghiên cứu
Citizen Lab, Canada, đã ghi nhận điện thoại ở rất nhiều xứ đã bị cấy trùng bởi các sản phẩm của NSO.
Trong thời gian gần đây khi xẩy ra các cuộc biểu tình ở
Gaza, một cựu quản trị viên của công ty Magal Security Systems (xây hàng rào
quanh Gaza) nói với đài TV Bloomberg rằng Gaza là phòng chưng bày “hàng rào
thông minh” thế giới thích mua vì nó được thử trên chiến trường và tỏ ra hiệu
nghiệm chận không cho người Palestine vào đất Do Thái. Magal là một trong những
công ty đang hiến giá đấu thầu bức tường biên giới của Donald Trump và đang mở
rộng doanh nghiệp khắp nơi dựa trên tài năng chận kẻ xâm nhập (tức là người
Palestine).
máu bay tự động thả lựu đạn cay ở Gaza July 27, 2018
Một vũ khí mới khác dùng cho bức tường Do Thái
Palestine là máy bay không người lái mang tên “Biển Nước Mắt” thả lựu đạn cay trên
đầu đám biểu tình. Theo web Ynet, nhà sản xuất mới nhận mấy trăm đơn đặt hàng.
Đức đang thuê máy bay nầy của Do Thái; Sở Frontex của công đồng Âu Châu (EU) đang
thí nghiệm máy bay nầy trong việc canh chừng biên giới Âu Châu để ngăn chận nhập
cư hay tỵ nạn.
Sau 10 năm tại chức, thủ tướng Do Thái Netanyahu đã biến
quốc gia thành một siêu cường kỹ thuật, đã hãnh diện bày bán những dụng cụ chiếm
đóng trên thị trường thế giới và quốc nội. Nói với các đồng nghiệp trong nghị
viện, ông minh định: quyền lực là yếu tố quan trọng nhất trong ngoại giao. Nhiều quốc gia đã xâm chiếm nước khác, đuổi dân bản xứ đi mà cả thế giới
làm ngơ. Ông kết luận rằng mọi giải pháp hòa bình với Palestine chỉ có kết quả
trong quyền lợi chung dựa trên sức mạnh kỹ thuật.
Năm 2017, Do Thái đã nới rộng thể lệ xuất cảng đối với
các nhà chế tạo vũ khí và trang bị tình báo thám sát, với luận cứ điều đó không
trái với nhân quyền. Nhưng giá trị lời nói nầy đã mất khi trong mấy năm qua Do
Thái đã bán vũ khí cho các chính phủ vi phạm trầm trọng như Phi Luật Tân, South
Sudan và Miến Điện. Netanyahu là bạn thân của nhiều nhà độc tài như Idriss
Deby, Chad, Omar al Bashir, Sudan có tên trên danh sách tội ác chống nhân loại
mà Tòa Án thế giới truy nả.
Bộ trưởng quốc phòng Do Thái không cho biết vì sao cấp
giấp phép và cấp như thế nào. Web Haaretz mới đây tiết lộ trang bị gián điệp đã
được bán cho các chế độ phi dân chủ (kể một số ít là Bangladesh, Angola,
Bahrain, Nigeria, Emirates, Việt Nam…); chính phủ các nước nầy sử dụng các hệ thống
nầy nhắm đến thành phần bất đồng chánh kiến, các công dân LGBTQ (homosexual) và
ngay cả ngụy tạo các vụ báng bổ tôn giáo. Đầu năm 2010, web nầy cũng phát hiện công
ty Do Thái Candiru đang đưa ra thị trường các dụng cụ hacking và tuyển dụng nhiều
cựu nhân viên tình báo ngành truyền tin.
Từ khi có cuộc bộc phát kỹ thuật năm 2000, Do Thái đã
khuyến khích các công ty địa phương đầu tư vào kỹ nghệ an ninh và thám sát. Kết
quả là theo báo Privacy International Report năm 2016, thế giới có 528 công ty
loại nầy mà Do Thái đã có 27 xí nghiệp, có tỷ số theo đầu người cao nhất; 20% vốn
đầu tư trong khu vực nầy do Do Thái đóng góp để bắt đầu doanh nghiệp.
Cùng lúc ấy, luật sư nhân quyền Eitay Mack, một trong
những người hiếm hoi dám công khai thách thức Do Thái xuất cảng vũ khí, và bà
Tamar Zandberg chủ tịch đảng tả khuynh Meretz, đã kiện Tòa Tối Cao yêu cầu thu hồi
phép xuất cảng của NSO Group. Chính phủ đã yêu cầu phiên tòa phải được quay
phim và phán quyết của phải được giữ kín không cho công chúng biết. Chánh án
Esther Hayut giải thích rằng: “nền kinh tế của chúng ta dựa không ít vào việc
xuất cảng nầy”.
thiếu phụ ở khu trái độn, ngày đàn áp đẫm máu May 14 2018
Thật vậy, năm 2017 Do Thái chỉ đứng sau HK về vốn đầu
tư vào các công ty an ninh với một tỷ MK. Theo tổ chức thu thập dữ kiện ở New
York, CB Insights, Do Thái cũng chỉ đứng sau Mỹ trong danh sách những người ký
thầu lớn nhất thế giới; dĩ nhiên thua xa Mỹ nhưng đã hơn Anh Quốc đến 7%.
Cuộc chiếm đóng (Palestine) đem lại sinh khí cho việc
thiết lập các chính sách kỹ nghệ và quốc phòng với kết quả kinh tế phát triển
mạnh và nhanh, có lợi cho các công ty xây dựng, quản trị điều hành mọi thứ dùng trong chính sách định cư (người Do Thái). Nhưng theo Shir Hever, tác giả The Privatization of Israeli Security và cũng là chuyên gia nghiên
cứu mua bán vũ khí, việc chiếm đóng nầy lợi ít, hại nhiều. Thương gia vũ
khí tỏ ra thất vọng vì khách hàng không còn thích sản phẩm Do Thái vì chúng không
ngăn chận được sự kháng cự của Palestine. Nga đã mở hội chợ vũ khí, trưng bày “bộ
đồ nghề” đã được thử thách trên chiến trường Syria và bán nhiều cho Thổ Nhĩ Kỳ
và Ấn, xưa nay là hai thị trường chính của Do Thái. Các nhà nhập cảng vũ khí không
còn coi hàng Do Thái có tính cách đặc biệt.
Hever thừa nhận rằng các chế độ độc đoán vẫn còn muốn học
cách Do Thái cai trị và kiểm soát Palestine. Nhưng càng tìm hiểu họ càng thấy
thêm rằng Do Thái thực sự không kiểm soát người Palestine một cách hữu hiệu. Do
Thái hiện được ủng hộ mạnh mẽ từ các đảng và chính trị gia hữu khuynh (với ví dụ tệ hại như tân tổng thống Jair Bolsonaro, Brasil) vì phân biệt chủng tộc và chủ trương quốc gia; Do Thái không
được tán dương là kẻ mạnh nhất về quân sự. Ông hoài nghi lời chính phủ tự xưng tụng thành
công trong lãnh vực tình báo và vũ khí; trái lại kỹ nghệ nầy đang thụt lùi vì
quá tùy thuộc vào các liên minh ngắn hạn trong vùng.
Sự tàn lụi của Nam Phi phân chủng là một lời cảnh cáo
của lịch sử; nếu Do Thái không nghe biết thì vô cùng ngu ngốc. Vào lúc thịnh thời,
Nam Phi là một trong những nơi buôn bán vũ khí lớn nhất thế giới, tài trợ bởi công
quỹ. Mặc dù Liên Hiệp Quốc cấm vận vũ khí, Nam Phi vẫn dành 28% ngân sách quốc
gia cho kỹ nghệ quốc phòng vào cuối thập niên 1980 (theo Apartheid Guns and Money của Hennie va Vuuren). Tuy có nền kinh tế
dựa trên kiến thức quân sự và tài năng kỹ thuật xem như một nguồn sức mạnh phi
thường, chế độ phân chủng Aparthied đã phải cáo chung không đầy 5 năm sau.
Hiên nay, ngày một thêm số người Mỹ gốc Do Thái tách rời Jerusalem, không chấp nhận đường lối quốc gia tộc hệ; họ ủng hộ giải pháp
một quốc gia duy nhất. Do Thái hiện vẫn giữ hình ảnh kép chính trên trên địa bàn
sản xuất chế biến vũ khí và trang bị quan sát và bán các kỹ thuật loại nầy. Do
Thái muốn thế giới nhìn mình dưới các đường nét ấy. Nhưng Do Thái đang gặp sự chống
đối gia tăng của thế giới, với các biện pháp như tẩy chay, rút tiền đầu tư khỏi
kỹ nghê quân sự. Trường hợp rõ nhất là Elbit Systems: tổ hợp tài chánh khổng lồ HSBC đã rút tiền lui. Các công ty nòng cốt chắc chắn sẽ phải duyệt lại bài toán
kinh tế và không thể bỏ ra ngoài các phép cộng trừ nhân chia các phần thua thiệt
về tinh thần và luân lý do cuộc chiếm đóng tạo ra.-
xe lừa Palestine và hình vẽ cổ động tẩy chay Do Thái
No comments:
Post a Comment