nữ sinh trung học đệ nhất cấp Huế, 196...
Nếu không nhầm, thời của tui, tiểu học thì học số học, lên trung học thì học đại số; tròm trèm tiếng nước người mới phân biệt arithmetic và algebra. Không nhớ ở giai đoạn nào thì có những danh từ như số nguyên, số lẻ, số chẳn, lại có số nguyên tố. Cái nhà anh “số lẻ” gây hiểu nhầm vì nó có hai nghĩa: vừa là số không nguyên như 3,75 hoặc là số không chia chẳn cho hai ví như số nhà bên ni bên kia đường. Số chẳn cũng lộn xộn, vừa có nghĩa số tròn số nguyên như 1 và có thể chia với kết quả số tròn như 10, 11... Có câu hát đánh thẻ của con gái: một đôi hai đắn ba thìn chín chăn chẳn chục. Lại nữa, số nguyên khác với số nguyên tố. Số nguyên tố chỉ có thể chia chẳn bởi chính nó hay số 1 ví dụ 3, 5, 7, 11, 13, 17, 19…
Rối ren như vậy, mà còn có câu hỏi ‘số không’ (zero) chẳn hay lẻ; hiểu theo số nhà hai bên đường; even numbers: 2, 4, 1000, 70782…; odd – uneven - numbers: 1, 3, 1001, 70783….Muốn biết nó là odd hay even (pair / impair) thì đem chia cho hai. Nếu kết quả là số nguyên thì nó là even: ví dụ 14:2=7; 16:2=8. Nếu kết quả kèm theo bầu đoàn thê tử, nồi niêu thúng mủng thì là odd, ví dụ: 15.2=7,5; 261:2= 130,50.
Lắm người cho rằng việc chia nầy không thành vì zero không phải là con số; đấy mới ngụy biện vì bạn nghĩ sao khi thấy 0,45 dollar; 0,74 tỷ? trong hàm số hyperbole có chỗ x:0 = vô cực lớn. Trong hàm số y=2x; muốn vẽ biểu đồ nầy thì lấy điểm có hoành là 4 và tung 8 tức là A(4,8), vẽ đường thẳng từ đó qua giao điểm O của hai trục tung hoành. Vậy điểm O vẫn có hoành độ và tung độ O(o,o).
Nói theo triết học, O vẫn hiện diện không hình tướng, nhưng bảo đảm cho sự hiện diện của hai trục tung hoành.
Tibor Mende là ký giả Pháp viết rất nhiều sách, phần lớn về các nước đang phát triển, kể cả Ấn và Tàu. Câu nói trên Tibor Mende nhắc lại trong cuốn Thảo Luận với Nehru (Conversation avec Nehru) cuốn sách tôi mua 1962 và đọc như tụng chú Đại Bi, nghĩa là đọc mù, chữ được ít hơn chữ mất.
Zero của Gandhi khác với Zero của Arthur Koestler. Dịch giả Pháp đã dùng Le zéro et l'infini làm đầu đề cho Darkness at Noon, tuy nó tên một phụ đính. Nhà nước là cực đại, con người là số không, danh xưng ‘người’ chỉ là một ảo tưởng văn phạm. Bán hết gia sản làm việc lành khác với bị bóc lột hết gia sản, ra ngủ vĩa hè.
đường Gia Long, 1969 |
Tôi
đang viết giữa buổi giao mùa, vào lúc hai chữ “áo ấm” và “áo lạnh” có hai nghĩa
khác nhau, không giống nhau. Thấy con lạnh lên phố mua cái áo lạnh cho con; con
mặc vô thấy ấm, khoe với bạn bè “áo ấm mạ tau cho”.
Dạ,
tôi còn nhớ những lần đi qua Ngả Giữa nhìn vô cửa kính Mỹ Thắng, tiệm của anh
Ngọ đi xe Vespa, tiệm Tân Hợp Mỹ v.v... mà thèm cái áo len. Lúc ấy tôi đang
nghĩ đến cái áo ấm; dì tôi, thay mẹ tôi nuôi tôi, đang gom góp từng đồng, đang
nghĩ tới cái áo lạnh nơi đường Gia Long. Cái áo lạnh không hồn vô chủ sẽ thành
cái áo ấm, thành một phần thân thể của tôi, cũng có thân nhiệt như tôi.
Tôi đang nghĩ đến những giờ bơ vơ, phất phơ trên Phố Huế với những ước mong nhỏ nhoi mà không vời đến được, ngoại trừ ước mơ mặc cái áo len. Có ít còn hơn không. Huế có chi nhiều mà cho.! (Sáng 30.04.2019)
=========================================================
No comments:
Post a Comment