add this

Saturday, July 6, 2019

độc lập mình, không độc lập người




Six Day War
Dân Palestine rời West Bank bị do Thái chiếm 1967
Độc lập Mỹ và Palestine
Rashid Khalidi: The Neocolonial Arrogance of the Kushner Plan

“You cannot do without us,” câu nói khinh khi của Lord Curzon dành cho người Ấn Độ có thể dịch một cách bình dân là: các anh chẳng làm được quái gì, đếch gì nếu không có chúng tôi; hơn một thế kỷ nay, khi ông làm phó vương Ấn. Người ta nhớ đến lời nầy, khi vào đầu tháng 6, 2019, người con rể của Donald Trump đến Anh vào lúc thế giới Ả Rập xôn xao về kế hoạch 50 tỷ sẽ đổ vào Do Thái dưới danh nghĩa vì lợi ích kinh tế cho người Palestine. Lý do liên tưởng là hai nhân vật nầy tuy khác nhau quá nhiều điều vẫn mang theo trong người “máu thuộc địa”.
Trước khi đến đảo quốc nầy, Jared Kushner, cố vấn trưởng về Trung Đông, đã dành cho hệ thống TV HBO một cuộc phóng vấn. Tóm lược, chồng của ái nữ Ivinka Trump không thừa nhận một khả thể Palestine có quyền tự trị độc lập. Được hỏi về tự do của Palestine đối với sự can thiệp quân sự và hành chánh của Do Thái, vị cố vấn trưởng Trung Đông của Bạch Cung cho đó là chuyện khó, còn xa (a high bar); người Palestine dần dà sẽ học cách cai trị.

Kushner và Ivinka Trump

Đây không phải lần đầu tiên người Palestine được điểm mặt rằng họ không đủ khả năng tự cai trị, họ phải ở dưới sự giám hộ ngoại quốc và họ không không được hỏi ý kiến về tương lai xứ sở. Năm 1919, thủ tướng Lord Balfour viết thư mật cho Curzon: “ở Palestine, chúng ta không cần nhọc công tìm hiều ý nguyện của dân cư trong vùng. Việc định cư Do Thái (Zionism), đúng sai, tốt xấu, đã đâm rễ trong những truyền thống xa xưa, trong nhu cầu hiện tại, trong hy vọng tương lai; mang tầm vóc quan trọng to lớn sâu xa hơn các mong cầu và thiên kiến của 700 ngàn người Arab trên đất xưa”. Bản tuyên bố 1919 - mang tên Balfour, căn bản tư tưởng và pháp lý cho sự bảo hộ của Anh dẫn đến việc thành lập quốc gia Do Thái – đã loại trừ người Palestine ra khỏi các quyền chính trị và quốc gia dành cho người Do Thái; thậm chí, văn kiện nầy không nhắc đến danh tự Palestine*.
Trong cuộc phóng vấn HBO nói trên, Kushner và phái đoàn mang âm hưởng của Balfour, từ đầu chí cuối gạt bỏ quyền chính trị và quốc gia Palestine. Đồng thời ông muốn giảm căn thẳng bằng cách nói kế hoạch của ông là dự án phát triển kinh tế West Bank và Gaza Strip; có nghĩa là phát triển dưới sự kiểm soát của Do Thái, không có vấn đề quốc gia và chủ quyền, người Palestine; nhờ kế hoạch nầy sẽ có đủ tiền trả nợ xe, nợ nhà, v.v…
Dù ủng hộ hay chống Do Thái, các nhà bình luận thấy rất rõ kế hoạch nầy củng cố sự phân chủng bất bình đẳng giữa người Do Thái và Arab, giống như kỳ thị chủng tộc Nam Phi (apartheid). Nếu biết nhìn thuần túy về kinh tế, Kushner đã phải bết rõ nền kinh tế Palestine đã hoàn toàn tiêu hủy bởi sự chiếm đóng quân sự thì làm sao bây giờ một mặt ủng hộ việc chiếm đóng nầy và một mặt phát triển kinh tế. Vì sao nói chuyện to lớn 50 tỷ, trong lúc hiện nay Mỹ ngưng viện trợ cho West Bank và Gaza và trợ cấp cho một tổ chức Liên Hiệp Quốc giúp người Arab. Mỹ ủng hộ Do Thái phong tỏa Gaza, gây khốn khổ cho 1,8 triệu người thiếu nước, thiếu điện, 50% thất nghiệp, và không tự do đi lại.
Đại sứ Mỹ, ngồi cạnh Kushner trong cuộc phỏng vấn HBO, đã can đảm xem chiếm đóng nầy cần thiết như sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Đức, Nhật và Đại Hàn sau thế chiến 2.
Chiêu bài kinh tế không có gì lạ đã được dùng nhiều lần và đời sống người Palestine không hơn nếu không tệ hơn. Tại hội nghi Oslo 1990, thủ tướng Peres – người cương quyết từ chối quốc gia Palestine – đã nêu ý niệm “hòa bình kinh tế” và đương kim thủ tướng vẫn dùng lại để tranh cử 2009.
Kushner công khai thừa hận ủng hộ sự thường tồn của việc Do Thái chiếm đóng quân sự và việc thuộc địa hóa Palestine đi ngược với chính sách HK trong mấy chục năm nay, trên lý thuyết, được công bố, tôn trọng sự bình đẳng của các dân tộc. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy việc bỏ qua ý nguyện của dân Palestine không đem lại kết quả trong thời giám hộ của Anh quốc, không kết quả từ 1948 đến những năm 1960 khi các nước Arab ủng hộ phong trào độc lập và cho đến ngày nay dù dưới chút phấn son tự trị mà Do Thái lấy làm hảnh diện bên cạnh những hoạt động quân sự.
Đi theo bước chân của phó vương Curzon và Lord Balfour là đi ngược với lịch sử.


Tham lun ngn, ttt

Cái loa đi biểu tình, megaphone, trên vùng đất Palestine được dùng cách khác, gọi nhau hỏi tin tức nhau qua hàng rào kẻm gai. Hãy tưởng tượng bỗng nhiên đường Lê Văn Duyệt Saigon thành một luồng concertina từ nhà ga cho đến Chí Hòa. Chuyện như vậy đã thực sự chia đôi những ngôi làng Palestine. Dân chúng hai bên phải dùng những chiếc loa nầy gọi nhau; dân chúng thì còn xa, mà đây cha con anh em v.v… Ngày nay sự chia cắt còn văn minh hơn, kiểm soát bằng những máy bay không người lái (drone). Sự chiếm đóng quân sự ít nhất từ 1948 được một đại sứ HK xem như quân Mỹ chiếm đóng Đức, Nhật, Đại Hàn sau thế chiến 2.
Sau tuyên bố Balfour, Anh tấn công Plalestine, chiến Jerusalem năm 1922, đô hộ toàn xứ Palestine và sau đó đặt xứ nầy vào quy chế bảo hộ của Liên Hiệp Quốc, nói khác truất quyền độc lập của Palestine và tạo thuận lợi cho việc Do Thái định cư.
Man With Bullhorn — Stock Photo
Hai sự việc không có một chút gì giống nhau, có chăng chỉ là những khẩu súng vô tri. Palestine không phải là quốc gia gây chiến; HK chiếm đóng Nhật làm cho dân Nhật dễ thở hơn dưới thời quân phiệt. HK đã giúp các nước nầy thành giàu mạnh và đã ra về. Mỹ từ đầu công nhận các xứ nầy là các quốc gia tạm thời mất chủ quyền vì thua trận. Kinh tế ba nước nầy và Palestine bắt đầu gần như đồng thời đã đi đến kết quả trái ngược.
Do Thái đã tiêu diệt nền kinh tế địa phương, đưa dân vào các trại tỵ nan. Bao lần, kinh tế được nêu ra để xoa dịu, và thực tế không làm gì ngoài tuyên truyền. Các tổ chức Palestine không chào đón kế hoạch “hoàng tế”, họ đều lập luận kinh tế đi sau chính trị. Thật vậy, trong phạm vi rất nhỏ của nghề cạo giấy, chúng tôi học rằng tài chánh đi sau hành chánh; phải có  quyết định tuyển dụng mới trả lương.
HK đã không những không phản đối mà còn khuyến khích thành lập các quốc nhỏ ở Đông Âu, tách khỏi nhau từ những kết hợp độc đoán như Tchechslovakia, Kosovo v.v… Palestine là một thực thể chính trị đã sống trên vùng đất cổ xưa, nay người Do Thái nói là của họ từ thời Abraham.
Vinh danh Do Thái một chút, họ viết lịch sử Thánh Kinh gồm những điều hay điều xấu. Abraham đã định canh bộ lạc của mình sau thời du mục trên vùng đất của người Philistine, nói khác là đất đã có chủ. Bộ lạc của ông đã làm chủ khu Judea, và hậu duệ của ông là vua David đã lập nên Jerusalem. Người ta kể câu chuyện Abraham có mua một phần đất nhỏ để chôn bà vợ và lấy đó mà nại chủ quyền khắp xứ. Danh tự Philistine có thể đưa đến danh tự Palestine ngày nay.
Palestine giống như trường hợp Kurdistan. Quốc gia nầy đã có lịch sử 5 ngàn năm nhưng sau thế chiến 1 bị cắt nhỏ thành bốn miếng đất tư của Thổ Nhỉ Kỳ, Iran, Iraq và Syrie. Dĩ nhiên cần biết lúc ấy Anh Quốc đang làm vua các xứ Arab sau khi đế quốc Ottoman bại trận, đã thỏa thuận việc chia cắt nầy. Dân Kurd trên bốn vùng nầy là nạn nhân mọi bạo động, đã gánh chịu bom hóa học, tiêu diệt môi sinh. Người Kurd trong vùng Thổ không được nói tiếng Kurd, cấm mặc y phục cổ truyền, cấm hát nhạc Kurd.
Kushner quan niệm dễ dàng kinh tế có thể giải quyết mọi vấn đề, trả tiến nhà xe (home, car mortgage) là cứu cánh của cuộc sống; hạnh phúc là chỉ số  tiêu thụ. Mà nếu có được thì còn may; điều gọi là cải thiện kinh tế nào có giúp gì cho dân Palestine. Khi cấm vận, người Palestine đã đào đường hầm. Nghe nói ai cũng nghĩ là chuyển vũ khí ma túy. Không, họ chuyển những con cá ương.
Do Thái không hiểu triết lý Á Đông: kỷ sở bất dục vật thi ư nhân. Không làm cho kẻ khác điều mình không muốn. Do Thái đã chịu bao tủi nhục. Khi được tử do mà muốn vào Berlin, họ phải dùng ngõ dành cho trâu bò gia súc; sinh hoạt gì cũng phải chịu thuế như hôn nhân, ma chay  … Soạn nhạc gia Wagner đã kỳ thị Do Thái trong lời phê bình một nhạc sĩ như sau: ông ấy đáng lẽ đã thành danh thủ, nhưng ông mó máy các phiếm dương cầm như người Do Thái mó máy đếm tiền.
Lẽ sống của Do Thái có được nhờ Hoa Kỳ. Chính sách định cư Zionism tuy chủ xướng từ Anh đã phải nhờ Mỹ mà thành, khi Churchill thấy không thể duy trì “The British Empire” và thấy vai trò quốc tế của Mỹ. Sơ sơ, vào những năm không chiến tranh với Arab như ngày nay, mỗi năm HK cấp cho Do Thái hai tỷ. Hai năm trước đây, thủ tướng Netanyahu đi chơi New York xài nửa triệu, quá ít so với nửa tỷ Obama xài khi đi Ấn Độ.
Có thể chỉ là một cớ, khủng bố Muslim nói vì tình huynh đệ Palestine bị Do Thái và Mỹ đàn áp mà khủng bố Mỹ và đồng minh.
Những chữ nầy viết vào lúc nước Mỹ mừng ngày độc lập Fourth of July 2019; khá buồn “hoàng tế” đè bẹp độc lập của Palestine. Đây là issue, hầu như duy nhất, mà người viết cách biệt với Donald Trump.-
__________

*Ghi chú: Tác giả Khadili viết không đúng về Balfour. Thư thủ tướng Balfour gởi Lord Rothschild, chủ tịch phong trào định cư, ngày 2 thg 11, 1917 có nói đến sự tôn trọng quyền dân sự và tôn giáo của các cộng đồng không Do Thái trong vùng Palestine.
The Balfour Declaration (Letter from Balfour to Lord Rothschild), 2 November 1917:
 I have much pleasure in conveying to you, on behalf of His Majesty's Government, the following declaration of sympathy with Jewish Zionist aspirations which has been submitted to, and approved by, the Cabinet: His Majesty's Government views with favor the establishment in Palestine of a national home for the Jewish people, and will use their best endeavors to facilitate the achievement of this object, it being clearly understood that nothing shall be done which may prejudice the civil and religious rights of existing non-Jewish communities in Palestine, or the rights and political status enjoyed by Jews in any other country. I should be grateful if you would bring this declaration to the knowledge of the Zionist Federation.

Image may contain: tree, sky, plant, grass, outdoor and nature
chiều quê miền Trung VN

No comments:

Post a Comment