add this

Wednesday, May 27, 2020

Bố tát nhiều tay và ánh trăng





Bồ tát nhiều đầu nhiều tay
và ánh trăng * Nguyn Hoài Văn

Các bạn hãy hình dung một vị bồ tát có nhiều cái đầu, và nhiều cánh tay. Tất cả các cái đầu đều suy nghĩ, đều có những ý niệm, cảm quan. Tùy trường hợp, cảm xúc, kinh nghiệm, hay nói chung là "tùy duyên". Khi ấy, khi mà mỗi cái đầu có những ý nghĩ, tư tưởng, lý thuyết khác nhau, thì đâu là lý thuyết, là tư tưởng của cái "tôi"? Không có cái đầu nào "hơn" cái đầu khác, không cái đầu nào nói được rằng: "tao mới thực là chân lý, chúng bay là tà ngụy". Vì nếu có như thế, thì chỉ còn lại một cái đầu, những cái đầu kia không còn lý do gì để hiện hữu (hay chỉ để trang trí!). Tức là mỗi cái đầu đều ứng cảnh, tùy duyên mà hiện hữu, một cách độc lập nhằm đáp ứng với mỗi hoàn cảnh, với với sự thôi thúc bên trong của tâm từ bi, rộng mở đến mọi chúng sinh.
Chính vì tâm từ bi ấy mà vị bồ tát nhiều đầu kia cũng có nhiều cánh tay, để sẵn sàng can thiệp, nâng đỡ, cứu giúp. Những cánh tay được điều khiển bởi nhiều cái đầu, cũng không thể nào phân biệt được, đâu là "cái tôi" điều khiển chúng. Một cánh tay có thể hành xử như một người TCG trong vài trường hợp, như người PG trong trường hợp khác, như người vô thần trong trường hợp khác nữa. Nó không phân biệt đâu là "chân lý", cái này "hơn" cái kia ... mà chỉ tùy duyên, tùy thời phản ứng.
Ý tưởng vô ngã cũng có thể được thấy qua một hình ảnh khác. Đó là hình ảnh mặt trăng chiếu trên những cái chén. Chén đựng trà, đựng rượu hay nước, chén đầy hay vơi, hoàn toàn không quan trọng. Mặt trăng vẫn hiện lên trong ấy. Chén hoàn toàn trống, thì trăng vẫn hiện diện để khi có nước sẽ chiếu vào. Mặt trăng không thay đổi, không có « ý kiến », không phê phán, không có « ngã », chỉ hiện diện, một cách vô tư.
Bạn ngồi bên giường một người đang hấp hối. Bạn không có thời gian để "cải tạo" người ấy theo tôn giáo hay triết lý của bạn. Giả sử nếu bạn làm chuyện ấy thì sẽ hoàn toàn bất nhân, vì hủy diệt niềm tin của một người trong giây phút mà người ta cần nó nhất. Tức là bạn chỉ có một chọn lựa "nhân đạo" và có ích là hiện diện, lắng nghe, cho thấy sự cảm thông của bạn, và trao tặng sự bình an của chính tâm hồn mình, trước một tình cảnh mà ai cũng biết là một ngày nào đó, chính bạn cũng sẽ trải qua. Người sắp chết có thể đón nhận sự bình an này, hay không đón nhận nó, điều ấy không quan trọng. Bạn không mong cầu một sự thành công. Bạn không có gì để công bố, để khoe khoang, dạy dỗ cho bất cứ ai. Bạn chỉ hiện diện, với tất cả những cái đầu và những cánh tay của mình, như ánh trăng, hiện diện với mọi bờ ao, mọi dòng sông, với đại dương, với những cái chén đầy vơi muôn vẻ ...
Chấp ngã, và càng ngày càng thêm chấp ngã ...
Nhiều người, kể cả những "bậc thầy", nói chuyện tâm linh, thực hành những kỹ thuật "tâm linh", nhưng thật ra chỉ sử dụng những thứ ấy để tăng cường bản ngã của mình. Tôi "tâm linh" thế này, tôi thực hành pháp môn kia, Tôi kế thừa truyền thống, "chân lý", của đạo sư này, "tiên sư" khác v.v... tất đều cả chỉ là chấp ngã, và càng ngày càng thêm chấp ngã.
Thực ra điều ấy cũng chẳng quan trọng gì, có thể mặc kệ họ, nếu sự chấp ngã càng ngày càng to lớn kia không thôi thúc họ phải không ngừng quảng bá những sự "tuyệt vời" của bản ngã của họ, phải chiêu mộ đệ tử, giảng dạy, truyền rao vung vít ... Họ tạo nên những nhóm người chui rúc trong những lý thuyết mờ tối, mù quáng trong niềm tin không lay chuyển vào các vẽ vời của cái "tôi" cá thể cũng như tập thể đến từ những người thầy đã tiêm chúng vào đầu óc họ.
Họ không quan niệm được rằng mọi kiến thức đều không phải là "chân lý", đều sẽ bị phủ định bởi kiến thức khác, và không biết tự đặt mình trên con đường vô tận của hiểu biết. Họ luôn phán bảo những lời "thần thánh", đóng mình trong thành trì giáo điều, để nhổ ra nhai lại những thứ lây lất từ nhiều ngàn năm. Những kẻ ấy tự đặt mình ra ngoài con đường của hiểu biết, xây những đền đài bên cạnh con đường ấy, rồi "ngự" vào để dụ người khác, cũng rời bỏ con đường hiểu biết, đến tôn thờ họ.
Họ chê bai, chối bỏ những gì không phù hợp với cái "tôi" của họ, tự cắt đứt với thực tại, với tha nhân, trong khi vẫn mang ảo tưởng về một tình yêu đại đồng, không biên giới !
Họ hy sinh đời sống hiện tại, cho một tương lai giả định được dựng lên, như thật, bởi cái "tôi" tăm tối của họ, kế thừa từ những cái "tôi" mờ ảo khác ...
Những thứ ấy không tốt cho con người, và cho xã hội.
NHV 7/8/2014

===========================================

Phụ biên * Tôn Thất Tuệ
30 năm trước, tôi có quen với một vị tỳ kheo ở Atlanta, sư nầy là huynh đệ của một tỳ kheo khác ở California, nguời mà tôi cho rất hiếm trong thị trường tôn giáo. Vị sư ở Atlanta kể chuyện đã theo thầy cả (bổn sư) ở VN được mời làm nghi lễ tống táng cho một người rất đặc biệt. Người chết là thành viên duy nhất trong một gia đình PG đến mấy chục đời, ông đã theo đạo vợ lúc 20 tuổi. Đường tình duyên chăn gối không ra gì, ông một mình trở về sống với, và sống nhờ, gia đình cha mẹ. Ông không tỏ ra một roman catholic như nhiều người nói chi cũng đem Chúa ra làm chứng; ông âm thầm đi lễ nhà thờ xa.
Chính vì vậy gia đình đã mời thầy về làm lễ cho đúng truyền thống, tuy không nói ra là có ý "chiêu hồi", tung cánh chim tìm về tổ ấm.
Đến nơi mới biết sự tình, vị tỳ kheo của chúng ta không chịu làm lễ mà người thường cho là "làm lẫy", một thứ visceral. Không đúng như vậy. Nhà tu nầy muốn cho người thân vừa lìa đời đi trót lọt trên con đường đã quen để về với huyền nhiệm. Nghi thức PG sẽ là những cản trở, như một chiếc xe mới chưa quen cần phải một thời gian rodage, cho máy trơn và lái quen.
Rất may trong đám người đến dự lễ có hai người TCG; nhà sư yêu cầu họ đọc kinh và ông kính cẩn nghe theo. Gia đình đã dung hòa bằng cách cho rứa là đủ và không làm gì thêm từ phía TCG.



Image may contain: 1 person, outdoor
bà ngoại ở Miền Tây




Monday, May 18, 2020

Lạc đà gầy và heo mập / counter banana policy





Lạc đà gầy và heo mập / 
counter banana policy


Tôn Tht Tu
Nói về thập niên 1980 California, các tư nhân Mỹ luôn dùng những dịch vụ cung ứng tại nhà như cắt cỏ, nầy nọ v.v…của nhiều giống dân. Nhưng chỉ có người da trắng mới làm việc chùi dọn hồ tắm, dĩ nhiên không có da đen. Họ cho da đen không vệ sinh. Xin lỗi lập lại một định kiến xã hội không mấy tốt lành.
Nhưng bây giờ một điều tương tự đã đang xẩy ra. Thiên hạ đang loan tin thuốc (dược phẩm) từ Tàu nhập cảng có tẩm các loại virus nguy hại; dân chúng trong vùng tôi đã đem trả lại các thứ made in China. Cũng như người CS không để cho bác sĩ không CS chữa trị; Mậu Thân Huế bác sĩ đã cấy được dùng, còn không thì đem giết như các giáo sư Đức.

Việc nầy đã làm nhiều người đoan chắc China đang chìm trong vũng lầy, càng động đậy càng lún sâu. In the quagmire / en plein bourbier. Chắc như bắp, China sẽ tiêu tùng, mậu binh xập xám chướng, mậu lúi không tiền, ít tháng nữa Hoàng Sa Trường Sa sẽ được trả lui.

Nói chung trong mọi lãnh vực kể cả tình yêu, đừng bao giờ khinh địch; ngay cả khi địch yếu xịu mà dồn vô chân tường thì trở đòn không kịp.
See the source imageCorona sẽ và đang gây nhiều hậu quả mà xấu nhiều hơn tốt cho China. Nhưng đây là trí khôn của Tàu, một câu nói trong Tây Sương Ký: con lạc đà gầy (ốm theo Huế) vẫn to hơn con heo mập. Với số tiền công khai và tiền đưa lòn "dưới mặt bàn" (sous la table) cho mọi giới khắp nơi, Tàu chính là trong trường hợp: qui paie qui commande; đồng tiền chi phối mọi thứ. Số tử vong ở Belgium cho thấy Tàu đầu tư vào tiểu quốc nầy như thác đổ. Chính quyền Obama đã vay nợ của Tàu đến mức kỷ lục; đến độ Tàu không cho đi cửa chính mà đi cửa hậu chiếc máy bay đáp xuống Beijing, coi rẻ lắm. Con lạc đà gầy nguy hiểm hơn cà cuống chết, cái đít còn cay.
Bản tin luân chuyển về nguy cơ Tàu thêm các loại virus trong dược phẩm là của Fox News. Cái bậy của Fox News là quá khích, một chiều và lắm lúc làm tin thay vì truyền tin. Do đó bài nầy cũng bị nhìn với dè dặt. Tôi đã không tìm ra bức hý họa hai tay của Uncle Sam bị còng bởi xích sắt với phụ chú là: pharmaceutical chain made in China; chain vừa là xích còng vừa là hệ thống thương mãi. Thực tế thuốc, nhất là thuốc có toa Rx, không bao giờ bệnh nhân thấy nhãn hiệu vì bỏ vào các hủ riêng, không bao giờ biết xuất xứ.
Các thứ không cần toa (over counter), đặc biệt tại Walmart, chỉ ghi "distributed by... W", phân phối bởi, cũng như thực phẩm nhập cảng từ Tàu được bán ra dưới danh nghĩa như vậy: distributed by ... Los Angeles.

Image result for alexandre adlerNgay khi tạm gọi là an lành, năm 2005, CIA đã công bố một tường trình dự phóng những gì xẩy ra cho Mỹ và thế giới vào năm 2025. Việc làm định kỳ nầy đã không được chú ý, nhất là tại HK. Bên Pháp Alexandre Adler đã phân tích chú giải report nầy trong một cuốn sách.
Tường trình nói rõ coronavirus Vũ Hán sẽ tạo ra vài triệu người chết; tường trình có lẽ vì bí mật, chỉ nói dân Tàu sống gần với súc vật cần thiết cho canh tác và thực phẩm nên dễ mang những mầm bệnh nguy hại.
Tường trình lưu ý nhiều nguy hại do Tàu làm ra, cho môi sinh v.v... nhưng nhấn mạnh nguy cơ thiếu phẩm chất cho thuốc uống mà hiện nay Tàu sản xuất cho Mỹ và thế giới gần mức 100%, đó là chưa nói đến đầu độc nếu cần.

China đang lún dần, nhưng nó vẫn còn sức chém mình mấy phát.
Rút cả một hệ thống sản xuất khỏi Tàu không phải là chuyện thực hiện ngay. Giày Nike vẫn sản xuất bên Tàu, và kinh doanh thời trang của con gái của Trump vẫn bán các thứ làm bên Tàu. QVC là hệ thống bán hàng trên TV, số thương vụ năm 2019 là 11 tỷ MK chuyên bán hàng Tàu. Bà Melanie Trump nay không đứng bán trên màn hình nhưng bà vẫn làm chủ một franchise của QVC.

Nước Tàu nín thở qua sông rất giỏi qua các thịnh suy và có nền văn minh lâu dài nhất trong lịch sử. Thế giới đánh trống rùm ben mà không làm chi được ở Tây Tạng và nay Tân Cương vẫn tiếp tục cưởng bách lao động và tẩy não người Muslim Ughurs. Ngoại trưởng Mỹ Pompei đã đến các nước Muslim quanh vùng biên giới nhưng không đụng tới Tân Cương.

Tinh thần lạc quan chỉ dựa vào một tiền đề là thế giới không nhờ Tàu sản xuất như bây giờ nữa; đem về nước hay đem qua Ấn Độ. Cứ xem tiền đề nầy là đúng, thì hỏi China có sụm không?
China đã học rất nhiều ở Mỹ và nhất là ngành tương lai học (futurism) và sự quan trọng của các research to nhỏ. Tàu cũng như Mỹ là kẻ giàu làm đủ thứ mà có khi dùng hay không dùng. Bạn đi phố thấy cái búa xinh xinh mua chơi, đem về cất, có khi dùng khi không dùng. Mỹ đã nuôi rất nhiều con bài ở VN, thầy chú tưởng mình là duy nhất sẽ nắm vận mệnh đất nước.

Hongkong là viên ngọc quý nhưng Tàu không tha thiết, cố xây dựng một Thượng Hải để thay thế New York. Cho đến bây giờ kinh tế của Tàu đặt trên hệ thống “outsourcing” từ sản xuất xe hơi, cho đến cái áo cái quần, đôi giày; vì vậy đã sinh lạc quan Tàu sụm khi nhân công Tàu không được thuê dụng, nếu thế giới không mua hàng sản xuất tại Tàu.
Ngay khi bắt đầu đường lối này, futurist Tàu đã lưu ý CS Tàu rằng con đường sẽ bất ổn và không cách gì hơn là học bài của Mỹ làm sao trở thành giàu có phồn vinh mà không cần “outsource" hay đánh chiếm thuộc địa. CS Tàu đã nghe lời và đã bắt đầu chú trọng đến sản phẩm cho dân chúng dùng. Tàu đã bắt đầu chủ trương tiêu thụ, có những đội bóng đủ loại mà cầu thủ được trả lương chục triệu đô một năm như ở Mỹ.

Henry Ford (1863-1947)
Henry ford 1919.jpgTriết lý nầy là triết lý của Henry Ford cho rằng người tiêu thụ, tức là kẻ mua, xe Ford là công nhân hãng Ford. Lương được tăng gấp ba, đã tạo ra một loạt phản ứng dây chuyền và làm nước Mỹ tôn thờ consumerism như một tôn giáo thế tục. Dân Mỹ lúc ấy không bao nhiêu và ngay bây giờ cũng vậy. Do đó dân số quá tỷ người Tàu quá dư quá thừa để tạo ra một mạch điện kín (un circuit fermé).

Tàu đã thụ hưởng hệ thống tiền tệ thả nổi khi Nixon bỏ kim bản vị năm 1972 làm cho đồng dollars thành một thứ fiat money, đủ chi dụng cho mọi chương trình, nhất là ngoại viện. Fiat money nói bình dân theo chợ búa là tiền chùa, mặc sức tung vô Tàu bên cạnh quy chế tối huệ quốc, kể cả cho VN 20 năm sau. Mà Tàu là nơi xuất phát Fiat money trong lịch sử với tờ chỉ tệ đời Tống thế kỷ 11.
Hãy tưởng tượng circuit fermé trong thôn ấp; mọi người đều nợ nhau, tức là vừa chủ nợ và con nợ, một số tiền như nhau ví dụ 100 đô. Đột nhiên có người trên tỉnh xuống mua hai con bò trị giá 100; người chủ đem tiền trả cho ông A, ông A có tiền trả cho ông B cho đến ông X bà Z. Số tiền vận hành là 100 x 24 chữ cái ABC…mà gốc 100 đó nhà băng cho vay từ số không.

Tuy không dùng ý niệm fiat money, sử gia cho rằng New Deal có quan niệm kinh tế rất tiến bộ để thắng cuộc chạy đua với các kế hạch năm năm mười năm của Nga; Gorbachev phải công nhận như thế.
Xuyên qua câu chuyện tiếng Anh, người ta thấy sức tiêu thụ của dân Ấn vùng thôn quê rất cao rất nhanh so với thành thị. Tuy tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức và Ấn có tờ báo tiếng Anh nhiều ấn bản nhất thế giới, kỹ nghệ nầy đã bỏ vốn đầu tư các báo có ngôn ngữ khác biệt từng vùng để quảng cáo cell phone, xe máy dầu, TV, tủ lạnh.
Theo kinh nghiệm nầy, nông thôn Tàu sẽ là khối người tiêu thụ theo kiểu Henry Ford, đủ sức làm cho nền kinh tế Tàu đứng vững.
Lịch sử kinh tế cho thấy nhiều trường hợp nghịch cảnh tạo ra điều lợi. Tre là nguyên liệu làm giấy tốt nhất. Thập niên 1950, chưa có internet nên giấy vô cùng quan trọng. Nhưng xứ Ấn Độ nhiệt đới thì tre thiếu gì. Tại một tiểu bang nhiều tre; ngoại viện đã giúp xây một nhà máy giấy, nhưng nhà máy gần xong thì tre có hoa; một hiện tượng rất hiếm đã làm cho phẩm chất tre mất gần hết và không còn sức sản xuất thêm tre. Ấn đã biến rừng tre thành những khu trồng thứ khác làm giấy và khu vực có thêm nhiều sinh hoạt ích lợi khác không chỉ một việc chặt tre; một cộng đồng kinh tế xã hội đa diện.
Trước bất lợi vì corona  -  bất cẩn hay phù thủy không điều khiển âm binh,  không quan trọng – China sẽ có những cải cách chính trị kinh tế. Theo báo Đức Der Spiegel, qua vụ corona, người Tàu đặt lại vấn đề tương thuận xã hội (a social contract) thay cho tương thuận cũ. Tương thuận cũ là bạn làm gì thì làm tự do với điều kiện tôn trọng sự lãnh đạo linh thiêng của đảng CS.
Các tỉnh của Tàu sẽ trở thành những tiểu bang de facto như các tiểu bang tự trị của Mỹ trong một liên bang; họ biết nhu cầu địa phương, bảo tồn văn hóa địa phương như tiếng nói, tuy vẫn công nhận quan thoại mà ngôn ngữ chính thức; Hongkong muốn dạy tiếng Quảng Đông song song với Mandarin.
Tổng tắt mà nói, dân chủ đã giúp kinh tế phát triển mà thế kỷ 20 đã chứng minh qua lịch sử cộng sản. Khi một nước phát triển kinh tế nhờ và qua dân chủ, thì sức mạnh nước nầy có thể dùng cho hòa bình hay chiến tranh mà không sợ bị đâm trong sân nhà.

See the source image
Hiện nay với số tiền đút lót (sous la table) ở Mỹ, ở Úc và khắp nơi, China đã thành công trong chính sách “counter banana”. Trước đây, người da trắng muốn da vàng bề ngoài mang màu vàng như vỏ trái chuối nhưng suy nghĩ hành động có lợi cho trắng như ruột trái chuối màu trắng. Ngày nay tiền bạc dư thừa Tàu đã làm cho mấy ông trắng suy nghĩ rất vàng. Các trường đại học danh tiếng như Harvard đã dấu diếm tiền bạc; các Confucius Foundations là công cụ của Beijing; nhiều chính khách quan trọng của Úc đã có thông gia Tàu, bên Canada cũng vậy. China làm ngược đường lối banana và đã thành công.

Trở về nội địa, với hạ tầng cơ sở sản xuất, những tiện nghi đạt được từ khi Nixon qua Beijing, China chỉ điều chỉnh, sửa sai nhỏ để vẫn giữa địa vị kinh tế. Dù bằng dân chủ hay không, những nguy hiểm bên ngoài vẫn còn như cũ ví dụ các đập Mekong làm cho ba nước Việt Khmer Lào và Thái Lan nguy hại mọi phương diện. Và China không mắc mớ gì phải trả Hoàng Sa, quần đảo mà HCM và PVĐ công nhận chủ quyền của Đại Hán.

=============================================================

về nguy cơ thuốc làm bên Tàu

Image result for saigon photos before 1975

 ==============================


Sunday, May 10, 2020

Cô Vi nị mặc áo mới



See the source image
tranh Edward Hopper (1982-1967)
Cô Vi "nị hảo" mặc áo mới
Chúng tôi vừa nhận qua email ngày 9 thg 5, 2020 một bản tin tiếng Pháp từ bên Tây (@gmx.fr; không ghi xuất xứ và ngày phát hành, do máy dịch: traduction par un appareil automatique, nhưng accord grammatical rất tử tế. Xin xem bên dưới.
Nếu những điều mới phát giác là đúng thì mọi cố gắng chữa trị corona sai lạc, vô ích.
Theo giới y khoa Italy, đây không phải là bệnh phổi mà bệnh đông máu trong mạch tim. Có ảnh hưởng đến phổi nhưng chỉ là hậu quả. Các bác sĩ Ý đã mổ giảo nghiệm 50 tử thi để đi đến kết luận: máu đông ở mạch tim. Có điều lạ; đã mấy trăm ngàn người chết mà chỉ có Ý thực hiện 50 lần giảo nghiệm (autopsy). Tàu có làm ba vụ nhưng không cho biết kết quả.
Tài liệu rất dài và nhiều danh từ chuyên môn, nhưng người tay mơ như chúng tôi cũng hiểu vài điều chính như sau:

Số dách: Cô Vi đã được định cư ở vùng tim, thiệt tốt, chỗ của tình yêu. Cô tạo ra đông máu mạch tim (coagulation vasculaire) chứ không phải bệnh phổi pneumonie, kéo theo sưng tim inflammation.
Số dì: như vậy thì phải trị với thuốc chống đông máu, và chống sưng. Ý đã thay đổi phương pháp, và đã bắt đầu “trưa nay” (ce midi) nhưng không biết chính xác ngày. Vì vậy những chữa trị mạnh mẽ (intensive cares) và máy thở, máy quạt không hữu ích gì.
Vậy nếu đúng, các kết quả được quảng cáo về chữa trị và chủng ngừa đều vô bổ và ai mua chứng khoáng sẽ ôm đầu máu vì tất cả đều dựa vào gốc chính là phổi. Lại có người cho rằng ai đã chủng ngừa lao BCG thì phổi đã thành ấp chiến lược mà cô Vi vô thì sẽ bị gậy đùi lựu đạn súng trường giết ngay theo đường lối của Ngô Ganh Huế.
Chúng tôi không biết y học, chỉ bán thuốc Sơn Đông; đau cái tay xức cái tay, đau cái chân xức cái chân; chỉ trị các nơi thân thể mang chữ “cái” và chịu thua những chỗ mang chữ “con”, dành đất dụng thuốc cho Kim Hoa Bà Bà và Mai Siêu Phong lẫn Hoàng Dung trị nơi mang chữ “con”; chữ “cái” để tui.
Nhưng về phương pháp luận (methodology) tôi có thể chỉ điểm. Một nhà khoa học trứ danh Pháp đã đem danh dự mà nói rằng “the Chinese virus” do người huấn luyện theo ý muốn. Bill Gates đã đóng góp rất nhiều cho Viện Vi Trùng VH4 và hiện là một trong 62 vị hàn lâm khoa học của Tàu. Thế nào ông cũng biết cái dụng của corona, nó hoành hoành hành ở chỗ mô, cái… tay, cái chân, con… mắt. Huấn luyện con chó berger tìm nạn nhân nhà sập khác với huấn luyện con chó tìm ma túy, hay giống cây nhét trong hành trang.
Bill Gates cam kết sẽ có vaccine; vậy vaccine nầy chống cấy chi và ở chỗ mô. Vac ho lao khác với vac tệ liệt. Gates Foundation đã không biết gì nên đã làm tê liệt 400 ngàn trẻ em Ấn Độ; nhưng nay Gates biết cô Vi hành tung ra sao. Chúng em đã khen đàn anh là một nhà viễn tượng, visionary; té ra anh biết trước, chuẩn bị làm giàu. Y học hãy đến đó mà hỏi thì ra.



New York City 2020


Grave ERREUR de diagnostic 
de nos EMINENTS médecins…. !!
🎯Dernières nouvelles sur Covid19.
Il semble que la maladie soit attaquée dans le monde entier.
Grâce aux autopsies pratiquées par les Italiens ... il a été démontré que ce n'est pas une pneumonie .. mais c'est: une coagulation intravasculaire disséminée (thrombose).
Par conséquent, la façon de le combattre est avec des antibiotiques, des antiviraux, des anti-inflammatoires et des anticoagulants.
Les protocoles sont modifiés ici depuis midi !
Selon des informations précieuses de pathologistes italiens, des ventilateurs et des unités de soins intensifs n'ont jamais été nécessaires.
Si cela est vrai pour tous les cas, nous sommes sur le point de le résoudre plus tôt que prévu.

Important et nouveau sur le coranovirus:
Partout dans le monde, COVID-19 est attaqué à tort en raison d'une grave erreur de diagnostic physiopathologique.
Le cas impressionnant d'une famille mexicaine aux États-Unis qui prétendait avoir été guérie avec un remède à la maison a été documenté:
trois aspirines de 500 mg dissoutes dans du jus de citron bouilli avec du miel, prises à chaud.
Le lendemain, ils se sont réveillés comme si rien ne leur était arrivé!
Eh bien, les informations scientifiques qui suivent prouvent qu'elles ont raison!
Ces informations ont été publiées par un chercheur médical italien:
Grâce à 50 autopsies effectuées sur des patients décédés de COVID-19, les pathologistes italiens ont découvert qu'il ne s'agit PAS de PNEUMONIE à proprement parler, car le virus non seulement tue les pneumocytes de ce type, mais utilise une tempête inflammatoire pour créer une thrombose vasculaire endothéliale.
Comme dans la coagulation intravasculaire disséminée, le poumon est le plus touché car il est le plus enflammé, mais il y a aussi une crise cardiaque, un accident vasculaire cérébral et de nombreuses autres maladies thromboemboliques.
En fait, les protocoles ont laissé les thérapies antivirales inutiles et se sont concentrés sur les thérapies anti-inflammatoires et anti-coagulantes.
Ces thérapies doivent être effectuées immédiatement, même à domicile, dans lesquelles le traitement des patients répond très bien.
Ce dernier s'est révélé moins efficace.
En réanimation, ils sont presque inutiles.
Si les Chinois l'avaient dénoncé, ils auraient investi dans la thérapie à domicile, pas dans les soins intensifs!
COAGULATION INTRAVASCULAIRE DIFFUSÉE (THROMBOSE):
Donc, la façon de le combattre est avec des antibiotiques, des anti-inflammatoires et des anticoagulants.
Un pathologiste italien rapporte que l'hôpital de Bergame a fait un total de 50 autopsies et une à Milan, 20, c'est-à-dire que la série italienne est la plus élevée du monde, les Chinois n'en ont fait que 3, ce qui semble confirmer pleinement les informations.
Auparavant, en résumé, la maladie est déterminée par une coagulation intravasculaire disséminée déclenchée par le virus; il ne s'agit donc pas d'une pneumonie mais d'une thrombose pulmonaire, une erreur diagnostique majeure.
Nous avons doublé le nombre de places de réanimation à l'USI, avec des coûts déraisonnables, inutilement.
Rétrospectivement, nous devons repenser les radiographies pulmonaires qui ont été discutées il y a un mois et qui ont été administrées comme pneumonie interstitielle; en fait, elle peut être entièrement compatible avec la coagulation intravasculaire disséminée.
Le traitement en USI est inutile si la thromboembolie n'est pas résolue en premier. Si on ventile un poumon où le sang ne circule pas, cela ne sert à rien, en fait, neuf (9) patients sur dix (10) meurent.
Parce que le problème est cardiovasculaire et non respiratoire.
C'est la microthrombose veineuse, et non la pneumonie, qui détermine la mortalité.
Pourquoi les thrombus se forment?
Parce que l'inflammation, selon la littérature, induit une thrombose par un mécanisme physiopathologique complexe mais bien connu.
Malheureusement, ce que la littérature scientifique a dit, en particulier chinois, jusqu'à la mi-mars, était que les anti-inflammatoires ne devaient pas être utilisés.
Maintenant, la thérapie utilisée en Italie est avec des anti-inflammatoires et des antibiotiques, comme dans la grippe, et le nombre de patients hospitalisés a été réduit.
De nombreux décès, même dans la quarantaine, avaient des antécédents de fièvre pendant 10 à 15 jours, qui n'étaient pas traités correctement.
L'inflammation a causé de nombreux dommages aux tissus et a créé un terrain propice à la formation de thrombus, car le problème principal n'est pas le virus, mais l'hyperréaction immunitaire qui détruit la cellule où le virus est installé. En fait, les patients atteints de polyarthrite rhumatoïde n'ont jamais eu besoin d'être admis aux soins intensifs parce qu'ils sont sous corticothérapie, ce qui est un excellent anti-inflammatoire.
C'est la principale raison pour laquelle les hospitalisations en Italie diminuent et deviennent une maladie traitable à domicile. En la traitant bien à la maison, non seulement l'hospitalisation est évitée, mais aussi le risque de thrombose.
Ce n'était pas facile à comprendre, car les signes de microembolie ont disparu!
Avec cette découverte importante, il est possible de revenir à la vie normale et d'ouvrir des accords fermés en raison de la quarantaine, pas immédiatement, mais il est temps de publier ces données, afin que les autorités sanitaires de chaque pays fassent leur analyse respective de ces informations et préviennent de nouveaux décès inutile!

Le vaccin peut arriver plus tard.
Nous pouvons maintenant attendre.
En Italie, à ce jour, les protocoles changent.
Selon des informations précieuses de pathologistes italiens, les ventilateurs et les unités de soins intensifs ne sont pas nécessaires.
Par conséquent, nous devons repenser les investissements pour bien faire face à cette maladie.
(Traduction par appareil automatique).
MERCI A MES AMIS MEDECINS EN ITALIE
PUBLIONS D'URGENCE!


Hai tay chắp lại vì ...


See the source image
Hai tay chắp lại vì ...
Tôn Tht Tu 

* Hồi đáp email chuyển tiếp bên dưới.*

Chấp tay là hai tay con ếch khi bị làm thịt, cho nên ếch nhái là con vật được ưu tiên không đem chiên bơ. Theo truyền thuyết đó là thoái thân vị hòa thượng gây khó khăn cho một đồ tể bỏ dao đi tu. Hai tay chắp lại là hành động tự nhiên của mọi người đưa mắt hướng lên không, tương tác với thiêng liêng nhưng hành vi nầy đã thành một biểu tượng của PG ngoài xã hội hay nơi hành đạo.

Thái Lan ảnh hưởng PG rất rõ và cách chào nhau là chấp tay. Nếu nhìn một cô Thái trong gia đình truyền thống và nhất là khi mặc xà xông mà cô chấp tay chào bạn thì không đơn giản như hai bàn tay thái tử Charles làm "namast" nam mô. Trước tiên chân trái lùi một tý cho toàn thân nhủng xuống dễ dàng, đưa tay lên mặt, ngón tay chấm đến trán, cúi đầu với một góc gần như không thấy. Đó là một dung hiện của tâm qua thân và lời ngọt ngào Sawadika, em xin chào mừng (nữ: sawadika; nam: sawadikap).
Nếu hành động được hướng dẫn bởi ý thức hiện diện của kẻ khác thì hành vi cô Thái nầy là thiên đàng, không như Jean Paul Satre: l'enfer c'est les autres; địa ngục là tha nhân trước mặt.

See the source imageHành động tự nhiên ấy có thể dùng làm biểu tượng một số ý nghĩa, không nhất thiết cái gì ra cái gì. Một số người Phật Giáo HK cho đó là thập giới, mười tâm thái (life conditions) có chung trong một thực thể tâm linh, ảnh hưởng nhau nhưng kẻ hành đạo luôn hướng đến chỗ cao nhất: Phật, bồ tát, duyên giác, thanh văn, thiên, nhơn, a tu la, ngạ quỷ, súc sanh và địa ngục. Có người cho là thập như thị chứng tỏ sự phân tích và tổng hợp các yếu tố sinh thành vạn pháp vạn hữu (như thị: tướng, tánh, thể, lực, tác, nhân, duyên, quả, báo và bổn mạc cứu cảnh đẳng).
Nhưng tổng quát hơn áp dụng cho mọi tín ngưỡng, biểu thị dễ hiểu qua thành ngữ: "embracing the faith - embrasser la foi”. Tiếp nhận đức tin vào lòng. Hiểu biết dù đến tận cùng mọi khía cạnh về một tôn giáo không có nghĩa là có đức tin của tôn giáo nầy. Một nhà đại Phật học chưa phải là một buddhist nếu không embrace the Budha's creeds, khác với mẹ tôi không biết chữ, chỉ biết A Di Đà Phật.

Lối nhìn theo cơ cấu luận tân thời nầy đã được dùng để giải thích phẩm Hiện Bảo Tháp trong Pháp Hoa. Phẩm nầy rất "ngộ" (trong Nam ngộ là kỳ lạ). Đa Bảo Như Lai là vị Phật trong tam, tam, tam thế có lời nguyện khi vị Phật nào giảng Pháp Hoa thì Ngài sẽ đến với bảo tháp mà làm chứng và hộ niệm. Tháp xuất hiện lừng lựng giữa hư không, Đa Bảo Như khen ngợi và mời Thích Ca vào ngồi chung trong tháp. Dĩ nhiên phải hiểu chương nầy theo ý tại ngôn ngoại, mà dùng theo tây phương là ẩn dụ (allegory). Ở nơi đây Đa Bảo tượng trưng chân lý khách quan (kiểu học giả) và Thích Ca đại diện cho hành giả, chủ quan, thực tại chúng sinh (human being) để cùng đến giác ngộ và giải thoát.

No photo description available.Vì nhu cầu phân tích, chúng ta có những thuật ngữ tân thời như chân lý khách quan... làm nhiều người cho là phỉ bán Phật vì chỉ có một chân lý; nhưng Phật đã dùng song song hai thứ chân lý: tục đế và chân đế. Phái quá khích ở Nhật trong khynh hướng tệ hại là hướng Nhật (Japanocentric) cho rằng Nhật Liên Đại Thánh Nhân (thế kỷ thứ 12) mới là real budha cho nên không đề cập đến Thích Ca nhưng vẫn dùng Kinh PH. Cho nên họ không đủ sức hoặc cố không hiểu sự thông suốt của vị tổ khai sáng khi ngài viết Ngự Bản Tôn để thờ phụng. Ngự Bản Tôn gồm chữ chính: Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, là pháp thân, là mọi chư Phật và là Phật trong mỗi người. Bên phải bảy chữ hàng đọc nầy là Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật; bên trái là Nam Mô Đa Bảo Như Lai; hai Ngài đã biểu thị cái đã có và sửa soạn cái sẽ có cho chúng sinh.
Hai Ngài như hai bàn tay chắp lại.

=========================================================================================

See the source image

chp tay ly người
Tôn Tht Tu * 2014

Cảm ơn các bạn đã tiếp nhận với hảo ý bài Tình Yêu. Nhân các email liên hệ, tôi sực nhớ đến hình ảnh của người chị trong câu: vòng tay chị chấn ngang vùng sợ hãi. Chị sinh 1930 Canh Ngọ vừa qua đời trước Tết Con Rồng 2012, một ngày trước khi ông Táo về chầu trời.
Chiến tranh Việt Pháp 1946 đã đưa anh chị em tôi vào tình trạng các bạn cứ tưởng tượng như bỗng dưng con cái ra đường sống cuộc đời homeless. Chị không đi học tiếp mà sống nơi nhà thờ họ ngoại với ông trưởng tộc nghèo, chung nhau tìm cách sống qua ngày. Rồi chị cũng lớn lên sống với nhà chồng gần Đàn Nam Giao. Còn nhớ ông cha chồng có nói với dì tôi: Thưa bà Lãnh (chồng lãnh binh), nếu không có sự đảo lộn thì làm sao tôi có thể đến nhà bà xin cưới dâu.

Hão huyền xã hội ấy không phải là điều tôi muốn ghi lại. Điều chính yếu muốn nói là nhờ những đổi thay xã hội ấy, chị tôi vì nghèo, ít học, đã không làm gì có thể hại ai, mắng chưỡi ai, tống tiền, cho vay cắt cổ, gạt gẫm, kể cả không có dịp làm những sai lầm ngoài ý muốn như phạt tù kẻ vô tội. Chị tôi hay cúi nhìn xuống đất, nghĩa bóng và đen. Chị luôn hất cục đá vô lề, lượm những cành gai, những mẻ chai mẻ sành, đinh… sợ người ta đạp què giò.
Thỉnh thoảng chị gánh xuống chợ Bến Ngự bán những sản phẩm nhà vườn. Nghe ghê quá. Nhưng chỉ có: một trái mít non, một mụt măng tre pheo, vài mụt măng cán dáo, mươi trái vả, vài bó chè xanh, trái thơm non.
Trái thơm là trái thơm non, đem về trộn mắm ăn chon như dừa.

Quan trọng và đầy màu sắc là cái ngãu ớt mọi, ớt tím, ớt chìa vôi, còn xanh còn hườm theo thị hiếu ở Huế. Khi nào trời thưởng, thì có thêm nhúm nấm mối mọc dưới lá tre mục, hoặc vài ba chục tai nấm mèo phơi còn ẩm.
Mấy thứ ấy không nặng bằng một thùng nước nên chị kèm theo năm bảy bó củi. Mấy bó củi nầy đầy tính chất phấn son, tô phết. Bên ngoài là những liếp gỗ mỏng trắng tươi từ thân cây dương liễu; bên trong đủ thứ tầm khào, kể cả nhánh vông gai xốp. Chẳng che dấu lường gạt ai được nhưng cái đẹp cũng câu khách, có giá vậy. Quanh xóm ai cũng nghèo, cho nên không thể mua đi bán lại, có chi bán nấy. Tường trình đầu tiên khi ở chợ về chỉ có hai chữ hoặc “gạo hơn” hoặc “gạo thua”. Đến nay tôi chưa hiểu vì đâu có hai thuật ngữ ấy, gạo hơn là giá hạ, gạo thua là giá cao; tạm hiểu cùng một số tiền, thua là bớt gạo; hơn thì thêm một chút.

Nhưng gạo đã làm chị bận tâm một cách khác vào tuổi đôi tám (1945). Hơn mười năm trước, tôi có về Huế lo dời mô mã tổ tiên bị giải tỏa khu núi Ngự Bình. Tôi chẳng đi đâu, ngoài công việc chính yếu trên. Tôi lẫn quẩn trong vườn và tìm gặp những thứ chị mang đi bán như nói trên. Cây chè đã lão hóa, thân hình cổ quái như những cây bonsai. Mấy cây mít chỉ có trái lèo tèo như quả bưởi, nằm trên cao, chúng có cái tên không đẹp nhưng rất thông dụng ở Huế là mít đọt. Mấy bụi thơm có trái chín như hồi nhỏ người lớn hay đố, mặc áo điều áo đỏ ngồi chỏ hỏ sau nương. Cây vả xưa đã chết, mới trồng cây con.

Chiều hôm trước ngày tôi trở lại Saigon, hai chị em ngồi yên lặng dưới giàn hoa. Bỗng nhiên chị tôi nói: Ba rất kính trọng người ăn mày.
Đến đây các bạn sẽ hiểu vì sao tôi nói chị bận tâm về gạo. 1945 thì chị đã 15, tuổi ta là mười sáu đôi tám là đúng rồi, tuổi đủ để nhớ và biết nhiều. Chị nói vào kỳ đói, gia đình tôi nấu cháo từng nồi lớn, mỗi người đi qua được mời một tô cháo trắng. Chị múc và cha tôi hai tay dâng bát (cái đọi) cháo rồi vái lạy người người ăn. Mỗi người chỉ có một tô, đi quanh đi quất đâu đó trở lui ăn nữa nhưng ăn liền tô thứ hai thì không được. Của ít người nhiều.

Tôi chưa bao giờ chứng kiến cảnh đãi cháo ấy; có lẽ nấu đâu ngoài chợ vì nhà tôi ở trong kiệt. Nhưng tôi nhớ mồn một cha tôi mua nhiều gạo lắm (trẻ con thì thấy gì cũng to cũng nhiều). Tự nhiên cái chái trước thành chỗ cao chỗ thấp cho tôi nhảy lên nhảy xuống. Chị phải lo đem gạo cho bà con tận Cồn Hến, có khi qua đò nước lụt rất ghê sợ.
Năm đó cha tôi đi buôn gạo với bác Thanh, tức là cha của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tôi còn nhớ bác Thanh có đến nhà tôi một lần. Sau hồi cư tôi có thấy vài lần trên xe vespa trước khi bác chết vì tai nạn xe cộ trên đường từ phi trường Phú Bài về Huế. Tôi không hiểu số gạo để tại nhà để đem cho bà con lối xóm hay nấu cháo có phần của bác Thanh hay không. Tuy vậy tôi luôn nguyện hồi hướng công đức cho bác Trịnh Thanh. Việc nầy tôi nghĩ TCS cũng không biết; cũng như không biết sự quen biết giữa cha tôi và cha của ông. Tôi không quen biết TCS; chỉ có một lần tôi đi cùng với một người bạn vô Bộ Thông Tin yêu cầu Ban Kiểm duyệt thông qua bài Nhìn Những Mùa Thu Đi, lần ấy ông nhạc sĩ cũng đi chung. Nói cho rõ thêm, việc can thiệp nầy là do ông bạn (đã chết Mậu Thân) còn tôi chỉ tình cờ đi theo.
Trước và sau vụ gạo nầy, cha tôi thật sự là homeless, nghĩa là ông chỉ lo đâu đâu ngoài đời. Ông tom góp mọi thứ trong nhà để lo cho tuần lễ đồng, tuần lễ vàng. Mẹ tôi mất sớm nên chị lo cơm nước cho mấy em.

Chị tôi gánh những gánh củi xuống chợ bán, lúc chợ ế phải gánh rong quanh Bến Ngự bán cho những người cùng thời với cha tôi. Sau chiến tranh họ vẫn còn làm chủ tiệm vàng, tiệm xe đạp, quán giải khát (buvette), chủ bàn ping pong, chủ tiệm tạp hóa v.v…Con cái của họ xưa kia cùng đi học bây giờ áo quần bảnh bao không rách vá như chị. Không ai nhìn. Riêng chỉ có ông bà Viên Lang nhận ra, mời ăn cái bánh và chén nước. Dĩ nhiên những người như mụ Giá quét chợ thì trò chuyện huyên thuyên như ngày xưa vô nhà xúc gạo về ăn.

Nghèo chẳng có gì đáng khen hay đáng trách. Nhưng cái hay của cảnh hàn vi là nó giúp mình không có phương tiện sách hại ai. Đó là trường hợp của chị tôi. Chị tôi dốt, không biết thiền là gì và cũng không biết bát văn cửu vạn (bài bạc) là gì, không biết điều khiển 16 ông tướng qua bốn vùng chiến thuật xanh đỏ trắng vàng; không biết champagne ra làm sao. Chị không biết thập ngưu đồ của thiền học. Chính chị không biết đời mình là một ngưu đồ, suốt đời tận tụy và âm thầm nghiền ngẫm sự việc chung quanh như trâu nhai lại.

Tôi tin tưởng cuộc đời vô cầu, vô tạo, vô lụy đã cho chị tôi một sự ra đi nhẹ nhàng. Vào nhà thương khám bệnh định kỳ, đột nhiên hôn mê và từ giả mười giờ sau. Đây là một ví dụ, một trường hợp cụ thể của triết lý Kim Cang, đến từ hư vô và trở về với hư vô hay nói khác chẳng đến chẳng đi. 82 tuổi đời, mà e chừng đã có gần 70 tuổi đạo, đạo vái lạy kẻ nghèo đói, đạo chấp tay lạy người.
Thân ái,

**************************
2020, 7:27:05 AM EDT, Vinh <@mail.com> wrote:
S nhim mu ca hai bàn tay chp li
Vào Phật điện, bạn cung kính chắp hai bàn tay để bái hay lạy; bạn chào hỏi một người quen hay lạ, đều phải chắp hai bàn tay để phía trước ngực rồi nói A-di-đà Phật, kèm theo một nụ cười để chào đầy vẻ vui tươi, an lạc.
Đạo Phật nói chung, người Phật tử đã thấm nhuần giáo lý nói riêng, từ xa xưa về trước và đến nay hơn 25 thế kỷ, hiện tại khắp mọi nơi, mọi xứ khi chào nhau hay lễ bái đều cùng một cung cách chắp hai bàn tay ngang ngực để nhiếp tứ-đức và kính dâng, kính trao niềm an lạc vô biên.
Ngày nay, sự hiện hữu lạ lùng của mấy con trùng nhỏ nhoi Covid-19, lại có một sức tấn công vô hình mà mãnh liệt, làm các vị chánh trị gia hùng cường nhất thế giới, khi đưa tay để bắt tay nhau trong một tư thế quen thuộc của nền văn hóa Âu Tây, lại vội vã rút tay về rồi họ cùng chắp hai bàn tay trước ngực để chào nhau và cùng cười rộ lên những tiếng cười hoan lạc, mỹ miều, khoan khoái, từ xưa nay chưa từng có. Hay thay! Một khoảnh khắc trở về chân lý.
Nếu tất cả đều noi theo tinh thần khoảnh khắc chân lý đó thì cõi thế gian nầy không là Tịnh độ hay sao? Vậy muốn nắm bắt điều chân lý tuyệt vời đó, hãy nhìn kỹ vào 10 ngón tay chắp lại đó xem chúng mang thông điệp gì trên từng ngón tay.

====================================================================

Image result for 1960s Street Saigon Girls

=========================