add this

Wednesday, May 27, 2020

Bố tát nhiều tay và ánh trăng





Bồ tát nhiều đầu nhiều tay
và ánh trăng * Nguyn Hoài Văn

Các bạn hãy hình dung một vị bồ tát có nhiều cái đầu, và nhiều cánh tay. Tất cả các cái đầu đều suy nghĩ, đều có những ý niệm, cảm quan. Tùy trường hợp, cảm xúc, kinh nghiệm, hay nói chung là "tùy duyên". Khi ấy, khi mà mỗi cái đầu có những ý nghĩ, tư tưởng, lý thuyết khác nhau, thì đâu là lý thuyết, là tư tưởng của cái "tôi"? Không có cái đầu nào "hơn" cái đầu khác, không cái đầu nào nói được rằng: "tao mới thực là chân lý, chúng bay là tà ngụy". Vì nếu có như thế, thì chỉ còn lại một cái đầu, những cái đầu kia không còn lý do gì để hiện hữu (hay chỉ để trang trí!). Tức là mỗi cái đầu đều ứng cảnh, tùy duyên mà hiện hữu, một cách độc lập nhằm đáp ứng với mỗi hoàn cảnh, với với sự thôi thúc bên trong của tâm từ bi, rộng mở đến mọi chúng sinh.
Chính vì tâm từ bi ấy mà vị bồ tát nhiều đầu kia cũng có nhiều cánh tay, để sẵn sàng can thiệp, nâng đỡ, cứu giúp. Những cánh tay được điều khiển bởi nhiều cái đầu, cũng không thể nào phân biệt được, đâu là "cái tôi" điều khiển chúng. Một cánh tay có thể hành xử như một người TCG trong vài trường hợp, như người PG trong trường hợp khác, như người vô thần trong trường hợp khác nữa. Nó không phân biệt đâu là "chân lý", cái này "hơn" cái kia ... mà chỉ tùy duyên, tùy thời phản ứng.
Ý tưởng vô ngã cũng có thể được thấy qua một hình ảnh khác. Đó là hình ảnh mặt trăng chiếu trên những cái chén. Chén đựng trà, đựng rượu hay nước, chén đầy hay vơi, hoàn toàn không quan trọng. Mặt trăng vẫn hiện lên trong ấy. Chén hoàn toàn trống, thì trăng vẫn hiện diện để khi có nước sẽ chiếu vào. Mặt trăng không thay đổi, không có « ý kiến », không phê phán, không có « ngã », chỉ hiện diện, một cách vô tư.
Bạn ngồi bên giường một người đang hấp hối. Bạn không có thời gian để "cải tạo" người ấy theo tôn giáo hay triết lý của bạn. Giả sử nếu bạn làm chuyện ấy thì sẽ hoàn toàn bất nhân, vì hủy diệt niềm tin của một người trong giây phút mà người ta cần nó nhất. Tức là bạn chỉ có một chọn lựa "nhân đạo" và có ích là hiện diện, lắng nghe, cho thấy sự cảm thông của bạn, và trao tặng sự bình an của chính tâm hồn mình, trước một tình cảnh mà ai cũng biết là một ngày nào đó, chính bạn cũng sẽ trải qua. Người sắp chết có thể đón nhận sự bình an này, hay không đón nhận nó, điều ấy không quan trọng. Bạn không mong cầu một sự thành công. Bạn không có gì để công bố, để khoe khoang, dạy dỗ cho bất cứ ai. Bạn chỉ hiện diện, với tất cả những cái đầu và những cánh tay của mình, như ánh trăng, hiện diện với mọi bờ ao, mọi dòng sông, với đại dương, với những cái chén đầy vơi muôn vẻ ...
Chấp ngã, và càng ngày càng thêm chấp ngã ...
Nhiều người, kể cả những "bậc thầy", nói chuyện tâm linh, thực hành những kỹ thuật "tâm linh", nhưng thật ra chỉ sử dụng những thứ ấy để tăng cường bản ngã của mình. Tôi "tâm linh" thế này, tôi thực hành pháp môn kia, Tôi kế thừa truyền thống, "chân lý", của đạo sư này, "tiên sư" khác v.v... tất đều cả chỉ là chấp ngã, và càng ngày càng thêm chấp ngã.
Thực ra điều ấy cũng chẳng quan trọng gì, có thể mặc kệ họ, nếu sự chấp ngã càng ngày càng to lớn kia không thôi thúc họ phải không ngừng quảng bá những sự "tuyệt vời" của bản ngã của họ, phải chiêu mộ đệ tử, giảng dạy, truyền rao vung vít ... Họ tạo nên những nhóm người chui rúc trong những lý thuyết mờ tối, mù quáng trong niềm tin không lay chuyển vào các vẽ vời của cái "tôi" cá thể cũng như tập thể đến từ những người thầy đã tiêm chúng vào đầu óc họ.
Họ không quan niệm được rằng mọi kiến thức đều không phải là "chân lý", đều sẽ bị phủ định bởi kiến thức khác, và không biết tự đặt mình trên con đường vô tận của hiểu biết. Họ luôn phán bảo những lời "thần thánh", đóng mình trong thành trì giáo điều, để nhổ ra nhai lại những thứ lây lất từ nhiều ngàn năm. Những kẻ ấy tự đặt mình ra ngoài con đường của hiểu biết, xây những đền đài bên cạnh con đường ấy, rồi "ngự" vào để dụ người khác, cũng rời bỏ con đường hiểu biết, đến tôn thờ họ.
Họ chê bai, chối bỏ những gì không phù hợp với cái "tôi" của họ, tự cắt đứt với thực tại, với tha nhân, trong khi vẫn mang ảo tưởng về một tình yêu đại đồng, không biên giới !
Họ hy sinh đời sống hiện tại, cho một tương lai giả định được dựng lên, như thật, bởi cái "tôi" tăm tối của họ, kế thừa từ những cái "tôi" mờ ảo khác ...
Những thứ ấy không tốt cho con người, và cho xã hội.
NHV 7/8/2014

===========================================

Phụ biên * Tôn Thất Tuệ
30 năm trước, tôi có quen với một vị tỳ kheo ở Atlanta, sư nầy là huynh đệ của một tỳ kheo khác ở California, nguời mà tôi cho rất hiếm trong thị trường tôn giáo. Vị sư ở Atlanta kể chuyện đã theo thầy cả (bổn sư) ở VN được mời làm nghi lễ tống táng cho một người rất đặc biệt. Người chết là thành viên duy nhất trong một gia đình PG đến mấy chục đời, ông đã theo đạo vợ lúc 20 tuổi. Đường tình duyên chăn gối không ra gì, ông một mình trở về sống với, và sống nhờ, gia đình cha mẹ. Ông không tỏ ra một roman catholic như nhiều người nói chi cũng đem Chúa ra làm chứng; ông âm thầm đi lễ nhà thờ xa.
Chính vì vậy gia đình đã mời thầy về làm lễ cho đúng truyền thống, tuy không nói ra là có ý "chiêu hồi", tung cánh chim tìm về tổ ấm.
Đến nơi mới biết sự tình, vị tỳ kheo của chúng ta không chịu làm lễ mà người thường cho là "làm lẫy", một thứ visceral. Không đúng như vậy. Nhà tu nầy muốn cho người thân vừa lìa đời đi trót lọt trên con đường đã quen để về với huyền nhiệm. Nghi thức PG sẽ là những cản trở, như một chiếc xe mới chưa quen cần phải một thời gian rodage, cho máy trơn và lái quen.
Rất may trong đám người đến dự lễ có hai người TCG; nhà sư yêu cầu họ đọc kinh và ông kính cẩn nghe theo. Gia đình đã dung hòa bằng cách cho rứa là đủ và không làm gì thêm từ phía TCG.



Image may contain: 1 person, outdoor
bà ngoại ở Miền Tây




No comments:

Post a Comment