add this

Monday, May 18, 2020

Lạc đà gầy và heo mập / counter banana policy





Lạc đà gầy và heo mập / 
counter banana policy


Tôn Tht Tu
Nói về thập niên 1980 California, các tư nhân Mỹ luôn dùng những dịch vụ cung ứng tại nhà như cắt cỏ, nầy nọ v.v…của nhiều giống dân. Nhưng chỉ có người da trắng mới làm việc chùi dọn hồ tắm, dĩ nhiên không có da đen. Họ cho da đen không vệ sinh. Xin lỗi lập lại một định kiến xã hội không mấy tốt lành.
Nhưng bây giờ một điều tương tự đã đang xẩy ra. Thiên hạ đang loan tin thuốc (dược phẩm) từ Tàu nhập cảng có tẩm các loại virus nguy hại; dân chúng trong vùng tôi đã đem trả lại các thứ made in China. Cũng như người CS không để cho bác sĩ không CS chữa trị; Mậu Thân Huế bác sĩ đã cấy được dùng, còn không thì đem giết như các giáo sư Đức.

Việc nầy đã làm nhiều người đoan chắc China đang chìm trong vũng lầy, càng động đậy càng lún sâu. In the quagmire / en plein bourbier. Chắc như bắp, China sẽ tiêu tùng, mậu binh xập xám chướng, mậu lúi không tiền, ít tháng nữa Hoàng Sa Trường Sa sẽ được trả lui.

Nói chung trong mọi lãnh vực kể cả tình yêu, đừng bao giờ khinh địch; ngay cả khi địch yếu xịu mà dồn vô chân tường thì trở đòn không kịp.
See the source imageCorona sẽ và đang gây nhiều hậu quả mà xấu nhiều hơn tốt cho China. Nhưng đây là trí khôn của Tàu, một câu nói trong Tây Sương Ký: con lạc đà gầy (ốm theo Huế) vẫn to hơn con heo mập. Với số tiền công khai và tiền đưa lòn "dưới mặt bàn" (sous la table) cho mọi giới khắp nơi, Tàu chính là trong trường hợp: qui paie qui commande; đồng tiền chi phối mọi thứ. Số tử vong ở Belgium cho thấy Tàu đầu tư vào tiểu quốc nầy như thác đổ. Chính quyền Obama đã vay nợ của Tàu đến mức kỷ lục; đến độ Tàu không cho đi cửa chính mà đi cửa hậu chiếc máy bay đáp xuống Beijing, coi rẻ lắm. Con lạc đà gầy nguy hiểm hơn cà cuống chết, cái đít còn cay.
Bản tin luân chuyển về nguy cơ Tàu thêm các loại virus trong dược phẩm là của Fox News. Cái bậy của Fox News là quá khích, một chiều và lắm lúc làm tin thay vì truyền tin. Do đó bài nầy cũng bị nhìn với dè dặt. Tôi đã không tìm ra bức hý họa hai tay của Uncle Sam bị còng bởi xích sắt với phụ chú là: pharmaceutical chain made in China; chain vừa là xích còng vừa là hệ thống thương mãi. Thực tế thuốc, nhất là thuốc có toa Rx, không bao giờ bệnh nhân thấy nhãn hiệu vì bỏ vào các hủ riêng, không bao giờ biết xuất xứ.
Các thứ không cần toa (over counter), đặc biệt tại Walmart, chỉ ghi "distributed by... W", phân phối bởi, cũng như thực phẩm nhập cảng từ Tàu được bán ra dưới danh nghĩa như vậy: distributed by ... Los Angeles.

Image result for alexandre adlerNgay khi tạm gọi là an lành, năm 2005, CIA đã công bố một tường trình dự phóng những gì xẩy ra cho Mỹ và thế giới vào năm 2025. Việc làm định kỳ nầy đã không được chú ý, nhất là tại HK. Bên Pháp Alexandre Adler đã phân tích chú giải report nầy trong một cuốn sách.
Tường trình nói rõ coronavirus Vũ Hán sẽ tạo ra vài triệu người chết; tường trình có lẽ vì bí mật, chỉ nói dân Tàu sống gần với súc vật cần thiết cho canh tác và thực phẩm nên dễ mang những mầm bệnh nguy hại.
Tường trình lưu ý nhiều nguy hại do Tàu làm ra, cho môi sinh v.v... nhưng nhấn mạnh nguy cơ thiếu phẩm chất cho thuốc uống mà hiện nay Tàu sản xuất cho Mỹ và thế giới gần mức 100%, đó là chưa nói đến đầu độc nếu cần.

China đang lún dần, nhưng nó vẫn còn sức chém mình mấy phát.
Rút cả một hệ thống sản xuất khỏi Tàu không phải là chuyện thực hiện ngay. Giày Nike vẫn sản xuất bên Tàu, và kinh doanh thời trang của con gái của Trump vẫn bán các thứ làm bên Tàu. QVC là hệ thống bán hàng trên TV, số thương vụ năm 2019 là 11 tỷ MK chuyên bán hàng Tàu. Bà Melanie Trump nay không đứng bán trên màn hình nhưng bà vẫn làm chủ một franchise của QVC.

Nước Tàu nín thở qua sông rất giỏi qua các thịnh suy và có nền văn minh lâu dài nhất trong lịch sử. Thế giới đánh trống rùm ben mà không làm chi được ở Tây Tạng và nay Tân Cương vẫn tiếp tục cưởng bách lao động và tẩy não người Muslim Ughurs. Ngoại trưởng Mỹ Pompei đã đến các nước Muslim quanh vùng biên giới nhưng không đụng tới Tân Cương.

Tinh thần lạc quan chỉ dựa vào một tiền đề là thế giới không nhờ Tàu sản xuất như bây giờ nữa; đem về nước hay đem qua Ấn Độ. Cứ xem tiền đề nầy là đúng, thì hỏi China có sụm không?
China đã học rất nhiều ở Mỹ và nhất là ngành tương lai học (futurism) và sự quan trọng của các research to nhỏ. Tàu cũng như Mỹ là kẻ giàu làm đủ thứ mà có khi dùng hay không dùng. Bạn đi phố thấy cái búa xinh xinh mua chơi, đem về cất, có khi dùng khi không dùng. Mỹ đã nuôi rất nhiều con bài ở VN, thầy chú tưởng mình là duy nhất sẽ nắm vận mệnh đất nước.

Hongkong là viên ngọc quý nhưng Tàu không tha thiết, cố xây dựng một Thượng Hải để thay thế New York. Cho đến bây giờ kinh tế của Tàu đặt trên hệ thống “outsourcing” từ sản xuất xe hơi, cho đến cái áo cái quần, đôi giày; vì vậy đã sinh lạc quan Tàu sụm khi nhân công Tàu không được thuê dụng, nếu thế giới không mua hàng sản xuất tại Tàu.
Ngay khi bắt đầu đường lối này, futurist Tàu đã lưu ý CS Tàu rằng con đường sẽ bất ổn và không cách gì hơn là học bài của Mỹ làm sao trở thành giàu có phồn vinh mà không cần “outsource" hay đánh chiếm thuộc địa. CS Tàu đã nghe lời và đã bắt đầu chú trọng đến sản phẩm cho dân chúng dùng. Tàu đã bắt đầu chủ trương tiêu thụ, có những đội bóng đủ loại mà cầu thủ được trả lương chục triệu đô một năm như ở Mỹ.

Henry Ford (1863-1947)
Henry ford 1919.jpgTriết lý nầy là triết lý của Henry Ford cho rằng người tiêu thụ, tức là kẻ mua, xe Ford là công nhân hãng Ford. Lương được tăng gấp ba, đã tạo ra một loạt phản ứng dây chuyền và làm nước Mỹ tôn thờ consumerism như một tôn giáo thế tục. Dân Mỹ lúc ấy không bao nhiêu và ngay bây giờ cũng vậy. Do đó dân số quá tỷ người Tàu quá dư quá thừa để tạo ra một mạch điện kín (un circuit fermé).

Tàu đã thụ hưởng hệ thống tiền tệ thả nổi khi Nixon bỏ kim bản vị năm 1972 làm cho đồng dollars thành một thứ fiat money, đủ chi dụng cho mọi chương trình, nhất là ngoại viện. Fiat money nói bình dân theo chợ búa là tiền chùa, mặc sức tung vô Tàu bên cạnh quy chế tối huệ quốc, kể cả cho VN 20 năm sau. Mà Tàu là nơi xuất phát Fiat money trong lịch sử với tờ chỉ tệ đời Tống thế kỷ 11.
Hãy tưởng tượng circuit fermé trong thôn ấp; mọi người đều nợ nhau, tức là vừa chủ nợ và con nợ, một số tiền như nhau ví dụ 100 đô. Đột nhiên có người trên tỉnh xuống mua hai con bò trị giá 100; người chủ đem tiền trả cho ông A, ông A có tiền trả cho ông B cho đến ông X bà Z. Số tiền vận hành là 100 x 24 chữ cái ABC…mà gốc 100 đó nhà băng cho vay từ số không.

Tuy không dùng ý niệm fiat money, sử gia cho rằng New Deal có quan niệm kinh tế rất tiến bộ để thắng cuộc chạy đua với các kế hạch năm năm mười năm của Nga; Gorbachev phải công nhận như thế.
Xuyên qua câu chuyện tiếng Anh, người ta thấy sức tiêu thụ của dân Ấn vùng thôn quê rất cao rất nhanh so với thành thị. Tuy tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức và Ấn có tờ báo tiếng Anh nhiều ấn bản nhất thế giới, kỹ nghệ nầy đã bỏ vốn đầu tư các báo có ngôn ngữ khác biệt từng vùng để quảng cáo cell phone, xe máy dầu, TV, tủ lạnh.
Theo kinh nghiệm nầy, nông thôn Tàu sẽ là khối người tiêu thụ theo kiểu Henry Ford, đủ sức làm cho nền kinh tế Tàu đứng vững.
Lịch sử kinh tế cho thấy nhiều trường hợp nghịch cảnh tạo ra điều lợi. Tre là nguyên liệu làm giấy tốt nhất. Thập niên 1950, chưa có internet nên giấy vô cùng quan trọng. Nhưng xứ Ấn Độ nhiệt đới thì tre thiếu gì. Tại một tiểu bang nhiều tre; ngoại viện đã giúp xây một nhà máy giấy, nhưng nhà máy gần xong thì tre có hoa; một hiện tượng rất hiếm đã làm cho phẩm chất tre mất gần hết và không còn sức sản xuất thêm tre. Ấn đã biến rừng tre thành những khu trồng thứ khác làm giấy và khu vực có thêm nhiều sinh hoạt ích lợi khác không chỉ một việc chặt tre; một cộng đồng kinh tế xã hội đa diện.
Trước bất lợi vì corona  -  bất cẩn hay phù thủy không điều khiển âm binh,  không quan trọng – China sẽ có những cải cách chính trị kinh tế. Theo báo Đức Der Spiegel, qua vụ corona, người Tàu đặt lại vấn đề tương thuận xã hội (a social contract) thay cho tương thuận cũ. Tương thuận cũ là bạn làm gì thì làm tự do với điều kiện tôn trọng sự lãnh đạo linh thiêng của đảng CS.
Các tỉnh của Tàu sẽ trở thành những tiểu bang de facto như các tiểu bang tự trị của Mỹ trong một liên bang; họ biết nhu cầu địa phương, bảo tồn văn hóa địa phương như tiếng nói, tuy vẫn công nhận quan thoại mà ngôn ngữ chính thức; Hongkong muốn dạy tiếng Quảng Đông song song với Mandarin.
Tổng tắt mà nói, dân chủ đã giúp kinh tế phát triển mà thế kỷ 20 đã chứng minh qua lịch sử cộng sản. Khi một nước phát triển kinh tế nhờ và qua dân chủ, thì sức mạnh nước nầy có thể dùng cho hòa bình hay chiến tranh mà không sợ bị đâm trong sân nhà.

See the source image
Hiện nay với số tiền đút lót (sous la table) ở Mỹ, ở Úc và khắp nơi, China đã thành công trong chính sách “counter banana”. Trước đây, người da trắng muốn da vàng bề ngoài mang màu vàng như vỏ trái chuối nhưng suy nghĩ hành động có lợi cho trắng như ruột trái chuối màu trắng. Ngày nay tiền bạc dư thừa Tàu đã làm cho mấy ông trắng suy nghĩ rất vàng. Các trường đại học danh tiếng như Harvard đã dấu diếm tiền bạc; các Confucius Foundations là công cụ của Beijing; nhiều chính khách quan trọng của Úc đã có thông gia Tàu, bên Canada cũng vậy. China làm ngược đường lối banana và đã thành công.

Trở về nội địa, với hạ tầng cơ sở sản xuất, những tiện nghi đạt được từ khi Nixon qua Beijing, China chỉ điều chỉnh, sửa sai nhỏ để vẫn giữa địa vị kinh tế. Dù bằng dân chủ hay không, những nguy hiểm bên ngoài vẫn còn như cũ ví dụ các đập Mekong làm cho ba nước Việt Khmer Lào và Thái Lan nguy hại mọi phương diện. Và China không mắc mớ gì phải trả Hoàng Sa, quần đảo mà HCM và PVĐ công nhận chủ quyền của Đại Hán.

=============================================================

về nguy cơ thuốc làm bên Tàu

Image result for saigon photos before 1975

 ==============================


No comments:

Post a Comment