add this

Saturday, July 25, 2020

xin lỗi Huế




xin lỗi Huế
Túy Hng  (12.10.1938 - 17.07.2020)

Anh Đỗ,
Tôi đã ở Huế từ trong bụng mẹ đến cuối năm thứ hai mươi tám của cuộc đời. Huế đã mang thai tôi, đẻ ra tôi cho đến khi tôi đi lạc vào Sài-gòn. Từ hơn hai năm nay tôi ở nhà thuê, nói tiếng Bắc, ăn chả giò, ăn bún riêu, canh chua cá dấm, thịt bò vò viên, mía ghim… Hôm nào anh vào Sài-gòn tôi sẽ đãi anh ăn một bữa thịt bò bảy món (mọi lần gọi là “bò bụng” vì ăn vào đầy một bụng thì thôi). Đàn ông ở Sài-gòn ăn chua dữ lắm anh Đỗ ạ! có nhiều ông vác cả trái cốc dầm cam thảo vừa đi vừa ăn lêu nghêu dọc đường.


T
ôi vào Sài-gòn đã hơn hai năm mà vẫn còn hụt chân chưa đứng vững được, nghĩa là: tôi chưa hề viết được một chữ về cái Sài-gòn này. Khiếp quá! một lỗ hổng lớn… Còn nhớ thời gian ở Huế, khi tôi mang ý định bỏ Huế vào Sài-gòn ra nói với anh thì anh đã làm ra như cản như không: Chị chuồn hả? mình ở Huế có ai làm gì mình được?

Mình ở Huế có ai làm gì mình được … nghe thấm thía, thấm như nước mắm thấm vào cá nục kho khô trong trách đất. Tôi vào Sài-gòn đâu phải là một cuộc tháo thân, vì đâu có biết trước rằng trong tương lai Huế sẽ trải qua vụ đổ huyết rợn gáy lịch sử là cái biến cố Mậu-thân vừa rồi. Hồi đó chúng ta đã chẳng bàn với nhau: Cộng-sản chắc không chịu đánh Huế đâu? chẳng thêm cho họ được chút gì cả. Cái gọi là quân sự đâu phải là đất thần kinh nhà mình. Rồi chúng ta nhìn Sài-gòn, nhìn Nha-trang, nhìn Đà-nẵng bằng cặp mắt lo ngại… Bây giờ mới biết Huế đã đứng thật gần lịch sử!

Tôi cam đoan không có người Huế nào yêu Huế bằng tôi mặc dầu tôi đã bỏ Huế mà đi gần ba năm nay. Tôi là một trong những người yêu Huế nhất với cái bằng chứng: tôi chỉ viết được lai rai vài ba tác phẩm thôi mà cuốn nào cũng nói về Huế. Huế! Huế! hễ cứ cầm cây bút lên là Huế! (Tôi yêu Huế chứ không phải yêu người Huế). Phải là một thứ tình đậm đặc, kéo xiết khốc ác và cưỡng bức thế nào tôi mới viết về Huế hết mình như vậy! Mặc dầu có những người Huế không bằng lòng tôi viết ra một cái-Huế-như-vậy! Nhưng văn chương là viết những điều mình nghĩ và không làm dáng. 

Tôi chỉ đặt vấn đề là tôi thương Huế mà thôi! Bỏ Huế mà đi lòng nhớ trời, nhớ khoảng thiên nhiên. Tôi không yêu một thứ vẻ đẹp cấm cung, một thứ vẻ đẹp hạn hẹp, mà yêu bao la cả một khoảng thiên nhiên. Huế đẹp từ một vũng nước đọng bên đường đến lượng cả con Hương-giang, từ cọng rau muống bờ hồ đến cây phượng già xanh lục. Có nhiều hôm đi xe đạp lên cầu ga nhìn dãy núi lam phía sau cầu Bạch-hổ mịt mịt mùng mùng mà tưởng cái phần hồn của từng kiếp người cũng có thể dăng dài keo kéo dãy như vậy! Những đêm mùa đông, những con “ệng oạng” kê mõm khoắc khoải kêu khan từ những ao rau muống… Kêu chi mà khổ, mà trầm thống!

Thêm vào đó, tiếng rao hàng dài lê lết: mua trứng lộn! mua trứng lộn… Trời ơi! tiếng kêu của miếng ăn sao mà buồn đến thế! nhức xương buốt tủy mất! Tưởng tượng mở cửa kêu vào chắc mình phải ôm cô hàng trứng mà khóc ngất! Rồi cái quán cơm, quán cơm cũng mang tên Âm-phủ ăn dưới ngọn đèn tù mù… và con đường Âm-hồn, tiếng chuông chùa Diệu-đế… Cực lòng quá Huế ơi! Tôi đi! Tôi đi… ở với Huế buồn lắm… Vào Sài-gòn họa may có một nụ cười…

Buổi sáng tôi đi, tôi ôm gói áo quần xuống phi trường Phú-bài. Huế của tôi, tôi biết, không bao giờ khóc người đi và cũng chẳng bao giờ mừng người trở lại. Huế của tôi không yêu ai mà cũng chẳng phản bội ai.

Anh Đỗ, khi chân vừa chấm đất Sài-gòn, tôi nhìn lại chiếc tàu bay mà lòng co quắp đau đớn: thôi! mất Huế hẳn rồi. Tôi thương con đường Phan Chu Trinh với ngôi nhà thềm trắng, bồn hoa violette, hai cây dừa xiêm giắt những gói muối, và bến sông thân yêu trước mặt. Tôi biết rằng rồi đây người Huế sẽ lần lần từng người từng người rủ nhau bỏ đi. Vì đó là mảnh đất tán chứ không phải tụ. Trời ơi! ra đi như vậy thì còn để ai ở lại mà ngắm, còn để ai ở lại mà làm người mộng áo trắng qua cầu, tóc thề vương vương con đò Thừa-phủ. Ngày chưa chia ly, ngày Huế chưa chia ly với tôi và với những người khác, dân cư cũng đã quá thưa thớt, nhà cửa cũng ít ỏi… 

Năm 1963, hai chiếc taxi Sài-gòn ra Huế chạy rước khách kiếm sống nhưng không kiếm được chút đỉnh gì đành phải quay lui lại Sài-gòn. Anh Đỗ, Huế thừa lẽ sống nhưng lại thiếu kế sống. Thành phố rất tinh thần, chỗ đất rất thần kinh. Những ai không chịu được nỗi buồn cưỡng bức, những ai giá áo túi cơm đều tìm không ra lẽ để sống với Huế. Tôi đã ra đi vì sợ nỗi buồn cưỡng bức, vì không ngửi thấy nguồn hương tinh thần dành an ủi những tâm hồn không bao giờ chịu xa Huế. Chỉ có những người chung thủy với Huế nhất mới ngửi thấy nguồn hương tinh thần đó. Vì rằng ngày xưa khi vua đầu triều nhà Nguyễn đang tâm niệm tìm một chỗ đất đóng đô thì thần linh hiện lên bảo: “hãy đứng bên trên đầu tổ quốc, hãy thắp một cây hương rồi lần theo phương Nam mà đi xuống, đến chỗ nào cây hương tắt thì hãy đóng đô.” Vì lẽ đó Huế là đất thần kinh. Kinh đô thần linh đối với những kẻ đeo chiếc mũi phàm tục chai sạn không ngửi thấy nguồn hương tinh thần đầy an ủi là một giải đất buồn phải không anh Đỗ. Buồn quá mà tôi đi phải không anh Đỗ? phải không Huế? Anh Đỗ! chào anh. (Văn, Xuân Kỷ Dậu 1969)

=====================================================
=================================


See the source image
Nhà Sách Saigon

Sunday, July 19, 2020

rau nào sâu nấy


Taste of fall served up with squash soups
Rau nào sâu nấy
Tôn Tht Tu
Lung khởi: có người bảo dịch hai chữ tản mạn, nhà em nhanh miệng nói: “variation”; và trả công bằng nụ cười chế diễu vì tiếng Anh tiếng U, xi lô xi la của ông tây bà đầm đều không có cái chỗ nói: tản mạn là nói tùm lum, có thể bị đánh chạy thục mạng đến chết. Chết thì chết một lần, có ai chết hai lần, cái xác bị mìn giữa đường, không phải là một cái chết thứ hai. Thôi đành cứ tản mạn mà chơi để thoát khỏi cái logique rất tragique mà biện chứng ép mình phải theo rất trừu tượng.

Lại một năm thất bại trong việc trồng bí ngô, loại trái nhỏ như nồi một mà thơm ngon ăn nhiều cách. Vì quá bận tôi không làm cỏ và quên rải thuốc trừ sâu nên con chi đó như bọ xít ăn ngang gốc hoặc cuống bí. Mà lạ thật, tôi trồng thêm hai thứ bí khác vì nhiều đọt và hoa hái nấu canh hay chấm mắm nêm; nhưng chúng không thèm. Tôi đang nói chuyện “rau nào sâu nấy” trong tục ngữ VN.

Nhà có trồng cây nhãn lồng, mắm nêm hay lạc tiên, đọt rất ngon và cả cây lẫn gốc phơi khô nấu nước uống vô cùng ngon, mà còn trị mất ngủ và an thần. Nhãn lồng chỉ có một loại sâu màu vàng đậm như bánh nướng. Một lần mất giống ba năm mới xin lại bên VN gởi qua thì mấy anh sâu nầy xuất hiện.
Còn vài ví dụ khác trong khu vườn rừng nầy với một vài loại rau cải Tây phương. Đáng chú ý, những thứ có sâu bọ riêng nầy thì không thấy sâu bọ khác, ong bớm không sao, cứ hút mật tự nhiên. Những loại cây cỏ khác thì bị nhiều thứ sâu và bọ, ít nhiều tùy năm,
Tôi thắc mắc vì sao có cảnh rau nào sâu ấy. Như cabbage, cải nồi, hạt giống mua có ghi đã xông hơi (fumigation), các chủng tử đã vào lò hơi độc của Hitler, ắc đã chết nhăn răng củ kiệu.


Yellow Ball Squash PlantTôi tự cho rằng chủng tử của những loại sâu bọ đầy đặc trong không khí, chứ không nằm trong hạt giống. Những thứ riêng cho nhãn lồng, hay bí ngô kabocha … là những kẻ kén ăn. Không có bún bò thì quan không ăn, quan chỉ xơi bún bò; không ăn hủ tiếu, phở, mì Tàu mì Thái Lan.  Những chủng từ nầy sống dai và có thể biến dạng thành những thứ mình tưởng là vô cơ. Bàn về lý duyên khởi và tra cứu thành thực luận cổ đại (thành thực = vật lý), nhiều luận sư Nhật cho biết khó phân biệt vô cơ và hữu cơ, cũng như cây bí yellow squash hướng đọt về cái loa phát nhạc êm dịu, và quay lưng vô loa có nhạc rock.
Tôi vẫn có sở trường lý sự cùn, không có gì được tạo nên hay biến mất, qua thí nghiệm Lavoisier, lý hóa đệ thất học với thầy Hoàng Vinh, Gia Hội, anh của ngâm sĩ Hoàng Hương Trang.

Ông Camus có thể về phe tôi. Ấy bậy, có thể tôi về phe ông Camus. Albert Camus chấm dứt cuốn La Peste bằng công việc ghi ký sự dịch hạch của nhân vật chính, bác sĩ Rieux, ký sự nầy cũng chính là cốt truyện.
Mais il savait cependant que cette chronique ne pouvait pas être celle de la victoire définitive. Elle ne pouvait être que le témoignage de ce qu'il avait fallu accomplir et que, sans doute, devraient accomplir encore, contre la terreur et son arme inlassable, malgré leurs déchirements personnels, tous les hommes qui, ne pouvant être des saints et refusant d'admettre les fléaux, s'efforcent cependant d’être des médecins.
Écoutant, en effet, les cris d'allégresse qui montaient de la ville, Rieux se souvenait que cette allégresse était toujours menacée. Car il savait ce que cette foule en joie ignorait, et qu'on peut lire dans les livres, que le bacille de la peste ne meurt ni ne disparaît jamais, qu'il peut  rester pendant des dizaines d'années endormi dans les meubles et le linge, qu'il attend patiemment dans les chambres, les caves, les malles, les mouchoirs et les paperasses, et que, peut-être, le jour viendrait où, pour le malheur et l'enseignement des hommes, la peste réveillerait ses rats et les enverrait mourir dans une cité heureuse.

Nevertheless, he knew that the tale he had to tell could not be one of a final victory. It could be only the record of what had had to be done, and what assuredly would have to be done again in the never ending fight against terror and its relentless onslaughts, despite their personal afflictions, by all who, while unable to be saints but refusing to bow down to pestilences, strive their utmost to be healers.

Image result for albert camus paintingAnd, indeed, as he listened to the cries of joy rising from the town, Rieux remembered that such joy is always imperiled. He knew what those jubilant crowds did not know but could have learned from book that the plague bacillus never dies or disappeared for good; that it can lie dormant for years and years in furniture and linen chests, that it bides is time in bedroom cellars, trunks, and bookshelves; and that the day would come for the bane and the enlightening of men, it would rouse up its rats again and send them forth to die in a happy city. (by Stuart Gilbert)

Tuy vậy, ông biết rằng biên niên nầy không thể là ký sự về một chiến thắng cuối cùng rốt ráo. Đó chỉ là bằng chứng những gì đã phải làm và sẽ phải làm để chống lại nỗi kinh hoàn tác hại không ngưng tay và các công việc sẽ được tiếp tục bởi những kẻ quyết chí làm thầy thuốc trị bệnh, những kẻ nầy không kể đến những nguy hại cho chính bản thân và, tuy không thể thành những vị thánh, đã không chịu bó tay cúi đầu trước hiễm họa dịch hạch.
Thật vậy, khi nghe những tiếng reo vui từ phố xá vang lên, Rieux sực nhớ rằng niềm hoang lạc ấy luôn bị đe dọa. Ông nhận thấy những đám đông sống trong niềm vui nầy không biết – muốn biết thì phải đọc sách – rằng vi trùng dịch hạch sẽ không chết hay biến mất vĩnh viễn. Nó có thể ngủ yên vài chục năm nơi bàn ghế, nơi vải vóc áo quần; nó nằm chờ kiên nhẫn trong các phòng ngủ, các hầm rượu, trong rương trong tráp, trong khăn tay, trong sách báo… không biết rằng sẽ có ngày, để gây khổ lụy cho đời người và để dạy người đời, dịch hạch sẽ đánh thức lũ chuột, đẩy chúng ra chết giữa một thành phố đang vui sống hạnh phúc. (hết truyện La Peste).

Con vi trùng dịch hạch hao hao giông giống chủng tử của những con sâu nằm chờ cây rau thích hợp mà sống mạnh sống hùng. Trong cơn đại dịch hiện nay, người Pháp bảo nhau hãy đọc của nhà La Peste như tiểu thụ bonsai thâu nhỏ đại thụ corona Tàu, để dễ hình dung. Bình dân thì xem cầu trùng (bacille) cũng như vi khuẩn; cho nên bình dân như tôi vẫn thấy Camus có một viễn tượng tuy ông nói học trong sách. Lý sự cùn của tôi, các thứ vi trùng đều có đó. Do đó, thành ngữ “manmade virus” phải hiểu đặc biệt như một thuật ngữ.
Ấy, khoan khoan mạ mình ơi, đừng làm như rứa tây hắn cười (chế nhạc PD). Khoan khoan, xin chớ vội la tôi tuyên truyền cho Tàu.
Hiện nay hai lập luận chống nhau, trống kèn vì chính trị. Một bên cho rằng Tàu đã làm ra con vi khuẩn corona; một bên theo Tàu nói vi khuẩn tự nhiên hoành hành theo các điều kiện khách quan, trời kêu ai nấy dạ. Thiết nghĩ mỗi bên chỉ có một phần sự thật.

Image result for le nouveau rapport de la ciaBáo cáo của CIA do Adler trình bày cho độc giả biết tiếng Tây đã tiên đoán dịch corona sẽ xẩy ra 2025. Được soạn thảo trong thời gian không có cảm tính chính trị hiện nay, bản tường trình không nói Tàu đã chế biến cái bây giờ gọi là Covid19 nhưng CIA đã nói rõ phòng thí nghiệm Vũ Hán đã có những vi khuẩn độc hại trong gia tộc corona. Bè lũ, tập đoàn, đảng corona nầy tác hại gia súc luôn thể và từ trâu gà con người bị lây. Tài liệu nói Vũ Hán ở trong vùng mà người Tàu chung đụng thường xuyên với trâu bò vì lý do canh tác hay thực phẩm. Do đó nguy cơ lớn hơn.
Chuyện corona không có gì lạ nhưng ít để ý thì tác phẩm The eyes of Darkness của Dean Koontz được xem là tiên tri. Không đúng vậy, trẻ con ở Hongkong cũng biết. Xuyên qua tờ trình CIA và kinh nghiệm của một người bán sách ở Hongkong, có thể đi đến nhận định: thành ngữ “manmade coronavirus” không có nghĩa sáng tạo từ số không.

Sau vụ 9/11, các giáo lãnh muslim yêu cầu TT Bush Jr nắm vững rằng: (Arab) terrorists were made, not born. Dựa vào tỷ giảo nầy (analogie), có thể nói corona do con người huấn luyện từ corona thiên nhiên như người muslim mẹ sinh, nhân chi sơ tánh bản thiện, bị huấn luyện thành kẻ ác.
Quả đúng vậy, vi khuẩn vi trùng có thể chế biến thành thân thiện với con người, giúp con người chống kẻ ác; đó là nguyên tắc chính yếu của vaccination.

Tàu có gian ý thâm độc nghiên cứu làm ra con vi khuẩn ngày nay. Phòng thí nghiệm VH được trợ cấp bởi Bill Gates và George Soros. Hai nhân vật nầy có nhiều dính líu đến kỹ nghệ dược phẩm và hóa học của Tàu. Corona cũng như con chó berger huấn luyện dữ sẽ cắn chết người, huấn luyện hiền sẽ vui mừng khách đến.

Bill Gates + nạn nhân polio
vaccines bill-gates-polio-vaccineConspiracy theory (thuyết âm mưu) cho rằng Gates tạo bệnh hay nuôi bệnh để bán thuốc, cho Vũ Hán tiền và chuẩn bị vaccine. Lời tố cáo mạnh mẽ nhất từ người nói có thế lực, Robert Kennedy Jr, kêu TT Kennedy bằng bác ruột. Anh em nhà nầy nghĩ rằng Robert chống chủng ngừa, trái với ý nguyện của TT Kennedy đã yêu cầu QH thông qua đạo luật liên hệ. Nhưng Robert minh định ông chỉ lo cho sự an toàn mà 30 năm Mỹ để mặc sức các nơi sản xuất ở Tàu và Mỹ thao túng. Robert cho biết năm 2017 Gates đã bị trục xuất khỏi Ấn Độ khi có bằng chứng 496.000 trẻ em tê liệt vì 50 thuốc chủng trừ polio của Bill Gates trong 17 năm.
Tuy nhiên cần để ý, HK đã nhiều lần chống chủng ngừa ví dụ trừ lao BCG chỉ chích cho dân thiểu số da đỏ. Ở HK còn có nhiều tín ngưỡng chống chủng ngừa; nhiều trường cao đẳng miễn trừ chủng ngừa khi nhập học nếu có bằng chứng thuộc loại giáo hội nầy. 

Georges Soros hiện là đồng chủ tịch sở hữu đoàn nhiều công ty dược phẩm và hóa học tại Tàu và đã ủng hộ tài chánh cho Vũ Hán dưới hình thức bảo trợ khoa học. Soros là nhân vật rất đặc biệt là thánh tổ của giới nằm vùng chỉ điểm Mậu Thân. Soros người Do Thái sống tại Hung Gia Lợi. Đức Quốc Xã chiếm nước nầy khi chàng 14 tuổi. Soros đã lập danh sách người Do Thái trình cho chính quyền mới. Khi Obama bắt đầu tranh cử, bách khoa Wikidepea đã xóa một chi tiết về Soros: Soros dùng kềm nạy răng vàng của người chết hơi ngạc nạp cho Đức, ông nói: tôi không làm thì người khác làm, làm kiếm tiền mà! Soros đã đưa tiền làm vốn (seed money) cho Barack Obama 700 ngàn đô và giới thiệu với ngân hàng Union Bancaire Swiss để được tài trợ 200 triệu; về sau Hillary Clinton đã đáp ơn bằng cách miễn trừ thuế cho UBS và các hệ thống tài chánh swiss khác. Web của Larouche, một nhân vật bất thường có phần hoang tưởng, nói rằng Soros cho Obama đến 70 triệu.
Georges Soros được báo Times xem như thánh Georges trong Histoires des Saints đã giết con rồng vì nhờ tiền Soros mà có dân chủ hóa Đông Âu. Tình đến 2018, Soros có tài sản trị giá 8 tỷ, trước đấy ông đã cho các nước Đông Âu 32 tỷ. Con số rất lớn đối với một cá nhân nhưng thử hỏi 32 tỷ là bao so với số tiền Tây Đức đã cứu nguy Đông Đức. Dân chủ Đông Âu nhờ vào sự nới tay của Gorbachev mà có. Các nước nầy vẫn còn những vấn đề cũ như tham nhũng, độc tài; chính Hung Gia Lợi, sinh quán của Soros, đi lùi nhiều hơn ai cả.

Vâng, tản mạn là chỗ ni, nói về Soros hơi nhiều. Chung qui, corona là tên của một nhóm vi khuẩn tác hại vào đường hô hấp. Mà hô hấp thì dễ lan truyền như bệnh lao; đó là vũ khí lợi hại cho những tâm địa độc ác của chính giới và thương gia. Các doanh nhân, vi phú bất nhân thì đúng rồi, nhưng trong cảnh khổ đau nầy, nhiều người đầu tư chính trị và tôn giáo.
Tồi bại về chính trị là mong nền kinh tế suy sụp và nhiều người chết để đổ lỗi cho giới cầm quyền hầu trúng cử kỳ tới. Tồi bại về tín ngưỡng là hăm dọa như kiểu bán son phấn, nếu bà dùng kem nầy mặt bà sẽ đẹp như tiên nga, nếu không dùng, mặt bà thành quỷ dạ xoa.

Những tâm hồn tự tại sẽ đồng ý với André Malraux: cuộc sống chẳng đáng giá gì nhưng không có cái gì đáng giá bằng cuộc sống, họ xót thương mọi cái chết, mà chết vì corona quá nhiều và thấy tận mắt. Những đầu óc chính trị sẽ cùng tin tưởng với Maurice Duverger: mọi cộng đồng quốc gia dân chủ nhân bản tồn tại nhờ hai khuynh hướng trái ngược là phân hóa và hội nhập (intégration, désintégration). Hai tư tưởng nầy sẽ phối hợp sẽ giúp mình tin rằng vùng đất của người tự do sẽ không vỡ làm tư làm tám. 

Vậy xin yên tâm, cứ “vô hạ” theo lối thầy tu kiết hạ không ra khỏi chùa, mỗi hạ tính một năm như tính tuổi đảng.


************************
Xin đọc thêm về Camus: Tha thiết với quê nhà


===================================================================

==============================================

See the source image
New York City 2014

Monday, July 13, 2020

mấy lần thất thủ kinh đô




cầu Trường Tiền trong Tết Mậu Thân
mấy lần thất thủ kinh đô
Võ Hương An * 2005
Tng nhng người Huế xa x 30 năm (1975-2005)

Tròn hai hoa giáp xoay vòng, (Ất Dậu 1885 -Ất Dậu 2005) 120 năm chẳn. Một trăm hai mươi năm không phải chỉ một lần mất Huế. Mỗi lần như thế, đều lưu lại một dấu in văn hóa riêng, làm cho Huế không lẫn với “ai” khác được.
Võ Hương An
vohuongan2-1Cách nay 120 năm, nửa đêm 22 tháng Năm năm Ất Dậu quan tướng Tôn Thất Thuyết ra lệnh nổ súng vào Tòa Khâm Sứ Pháp ở bên kia bờ sông Hương, và đồn Mang Cá ở phía đông bắc Kinh thành, nghĩ rằng sẽ mở đầu một trận phục thù, đánh cho quân Pháp manh giáp không còn, giành lại quyền tự chủ. Ai hay lực bất tòng tâm, sáng ngày 23 (5/7/1885), quân Pháp phản công dữ dội, kinh đô thất thủ, quân chết như rạ [1], dân chết như củi, triều đình tứ tán, vua Hàm Nghi ở ngôi chưa ấm chỗ đã phải xuất bôn, ba năm rày đây mai đó trong vùng rừng núi Quảng Bình-Hà Tĩnh, cầm đầu cuộc kháng chiến Cần Vương không kết quả.

Những gì sử sách ghi chép không gây xúc động trong lòng tôi cho bằng đọc Hạnh Thục Ca của Nguyễn Nhược Thị [2] và nghe mụ Mì nói vè Thất thủ Kinh đô, dù đó chỉ là kinh đô ngọai sử, nhưng tình cảm thì xoáy vào lòng người. Mụ Mì, người đàn bà mù, sống cô đơn trong túp lều tranh sau lưng lầu ông Hoàng Tùng Đệ [3], ngày ngày chân đất áo dài vá chằm vá đụp, lang thang khắp chốn kinh thành, nói vè Thất thủ Kinh đô, vè Cô Thông Tằm … để kiếm vài xu sống qua ngày.  Mệ ngoại tôi và mạ tôi thuộc lòng nhiều đoạn của bài vè, vậy mà mỗi lần nghe mụ Mì gõ cặp sanh cầm nhịp và cất tiếng khàn khàn kể chuyện kinh đô khói lửa, vẫn không cầm được nước mắt. Biến cố đó đau thương quá, người ta không phải chỉ chết vì tên bay đạn lạc, mà còn chết vì chen nhau chạy loạn, xéo lên nhau lấy đường mà chạy, đạp lên nhau mà chết. Ông già bà cả kể chuyện rằng có người ôm trắp của mà chạy, bị xô đẩy, trắp của rơi xuống, tiếc của đứt ruột, vừa cúi xuống lượm thì bị sóng người ở sau phủ tới, và chết với của.
 cúng 23 thg năm
kph_that-thu-kinh-do-hue1Từ đó cứ mỗi tháng Năm (âm lịch), từ mồng mười trở đi, hầu như ngày nào đi đâu trong thành phố cũng có thể ngửi thấy hương thơm của nhang trầm và mùi khen khét của vàng mã đốt cháy phảng phất trong gió. Cả thành phố cùng giỗ 23 tháng Năm. Triều đình có giỗ của triều đình [4], địa phương có lễ cúng của địa phương. Nhiều địa phương hình thành những tập thể gọi là Phổ Hăm ba tháng Năm, hàng năm đóng góp tiền bạc để tổ chức lễ cúng cô hồn một cách trọng thể.
Mạ tôi tuy đã có chân trong Phổ Hăm ba tháng Năm của xóm, nhưng, cũng như nhiều gia đình khác trong xóm trong phường, đến ngày 23 vẫn bày bàn trước ngõ, bên lề đường để cúng cô hồn; lễ vật đơn sơ nhưng cần thiết với người chạy lọan: cháo loãng (cháo thánh) để húp nhanh cho đỡ đói, gạo muối để làm lương thực đi đường, và ghè nước chè xanh, kèm theo cái gáo dừa với mấy cái tô sành cho bà con đỡ khát. Hương thắp suốt ngày, đến tối mịt mới đốt vàng mã, gồm rất nhiều áo binh, giấy tiền và giấy vàng bạc. Người ta không phải chỉ cúng giỗ trong một ngày hăm ba tháng Năm; người ta cúng lai rai từ mồng mười trở đi cho đến hết tháng. Không đâu trên đất nước lại có lễ giỗ tập thể lạ lùng như thế như ở Huế.
                         
Một người bạn Huế lập nghiệp ở Sàigòn, khi gặp lại tôi sau biến cố Tết Mậu Thân, 1968, đã hỏi tôi rằng, “Anh đã nghe bài hát Chuyện một chiếc cầu đã gãy của Trầm Tử Thiêng chưa? Anh biết không, khi nghe tin cầu Trường Tiền bị giật sập, tôi buồn ngơ ngẩn như mất một cái chi rất gắn bó với mình.  Đến khi nghe bài hát của Trầm Tử Thiêng, tôi không khóc mà ứa nước mắt. Nó đâu phải chỉ là một cây cầu, nó là Huế của mình.”

1948 cầu tạm thay ba vải sập, ảnh Morin Husson
Image may contain: sky, cloud, outdoor, water and natureÔi chao! Một người đàn ông Huế chảy nước mắt cho Huế khi xa xứ mà ngó về quê hương điêu linh, vậy thì có lạ chi mạ tôi và mệ ngọai tôi khóc cho kinh đô thất thủ, dù chỉ nghe kể lại bằng lời vè mộc mạc. Trước đó 22 năm (1946) cầu Trường Tiền cũng đã bị hy sinh một cách vô lối cùng với một số cung điện trong hoàng thành vào một đêm lạnh tháng Chạp tây, trong chủ trương tiêu thổ kháng chiến. Nhưng chiếc cầu gãy lần đó hầu như không để lại một ấn tượng u ám nào trong lòng người cố đô.  Nó khác với lần gãy gục thứ hai, về mặt tác động tâm lý.

Chuyện thất thủ kinh đô lần thứ nhất chỉ xảy ra trong một ngày. Chuyện tang tóc đổ nát trên Huế 83 năm sau đó kéo dài cả tháng trời trong cảnh u ám của trời đất với mưa phùn lạnh lẽo, đêm cũng như ngày. Thời Tây chiếm kinh đô, thảm cảnh chỉ diễn ra trong Thành Nội với mấy cửa thành phía đông, phía tây và phía bắc vì nghẽn dân chạy loạn; vùng phụ cận Huế vẫn yên tĩnh. Lính và dân chết nhiều vì tên bay đạn lạc, vì đạp lên nhau mà chạy, nhưng chỉ có hoảng sợ mà chưa thấy bóng hận thù. Mậu Thân thì khác. Ngoài 10 phường trong Thành Nội, thì Tả Ngạn, Hữu Ngạn sông Hương cũng cùng chung số phận. Nếu đem chuyện thất thủ đời xưa ra sánh với chuyện thất thủ thời nay thì thiệt hại tài sản và sinh mạng phải nhân lên mấy chục lần. Hơn năm ngàn sinh mạng đã ra đi trong oan khiên và tức tưởi bằng tiếng cắc bụp giữa đêm khuya, bằng đầu cuốc, sống rựa đập xuống trên đầu trên trốt, không kịp kêu cha kêu mạ, ới vợ, ới con.

Từ sau vụ phát giác những mồ chôn tập thể trong khu vực phía sau trường Trung học Gia Hội và chùa Áo Vàng, cả thành phố như lâm vào cảnh hậu địa chấn với những toán người trang bị cuốc thuổng lang thang núi này, bãi kia, đồng nọ để đào bới tìm kiếm thân nhân.  Như Nguyễn Nhược Thị xưa kia, Nhã Ca đã viết Giải khăn sô cho Huế cho cả thiên hạ và con cháu mai sau cùng hay, nhưng vẫn chưa nói hết niềm đau và nỗi mất mát, kinh hoàng, của lần thất thủ kinh đô thứ hai nầy. Xem ra, vết thương do Tây làm ra không độc cho bằng người cùng dòng máu. Già trăm năm trước, Nguyễn Du đã viết câu Đống xương vô định đã cao bằng đầu  để bình luận về sự nghiệp của Từ Hải. Tưởng rằng đó chỉ là chuyện thơ phú văn chương, mãi đến khi bước chân vào trường tiểu học Bảng Lãng để xem thành tích Khe Đá Mài  mới thấy đống xương vô định đã cao bằng đầu là cái chi rất thực, rất cụ thể, khỏi phải tưởng tượng xa gần chi cả. Thiệt thấy mà rùng mình [6].

Ngày xưa, thất thủ cũng có chết chóc và đổ nát, nhưng lòng người dân vẫn gắn bó cố đô, chưa ai đành lòng bỏ đi.  Sau Mậu Thân thì tinh thần và tình cảm bắt đầu lung lay.  Khi trật tự vãn hồi, tôi nhận ra bạn bè, bà con có người rời Huế từ bao giờ không hay. Họ bỏ Huế đi luôn, để định cư một nơi khác an toàn hơn, mà mình cứ tưởng như họ đi chơi, đi mua hàng, đi thăm bà con ở Sàigòn, như họ vẫn thường đi. Họ sợ chi?  Mỗi người mỗi hòan cảnh, khó mà trả lời một cách chính xác, nhưng họ giống nhau ở một điểm là sợ cái màn ngày đi trình diện, tưởng chỉ vài tiếng đồng hồ “làm việc” rồi về, ai ngờ thiên thu vĩnh biệt, không biết nơi mô mà chạp mã; họ sợ những vụ xử không phiên tòa, của người anh em, vốn ưa khử lầm hơn bỏ sót.
          
Yên yên đâu chừng được bốn năm thì tới ngày phượng nở ve kêu 1972, có tên thường gọi là Mùa hè đỏ lửa. Cổ thành Quảng Trị thất thủ. Làn sóng đồng bào Quảng Trị sau khi quét qua Đại lộ Kinh hoàng đã biến thành đợt sóng thần, cuốn dân Huế vô Đà Nẵng ào ạt hối hả, sợ rằng chậm chân thì chết. Trong khi dòng người ngày đêm bương bả vượt đèo Hải Vân bằng mọi phương tiện, kể cả xe cày và xe bò, đi bộ, và xe ba gác, thì tôi và anh bạn mỗi người một chiếc Honda, từ Đà Nẵng ngược đường ra Huế để cõng ông già vào, bởi ông không chịu đi theo gia đình người bạn mà tôi đã tin cậy gởi gắm, mà nhất định chờ cho được thằng con trai đích thân đem xe ra rước. Ông cụ có biết đâu rằng lúc đó có xe hơi mười bánh cũng không đi Huế được, vì sóng kinh hoàng đã ngập đường rồi; chỉ có xe gắn máy mới lạng lách được thôi! Hôm trước cháy chợ Đông Ba. Có người nói, cháy chợ thì chớ chạy, nhưng có người cãi lại, tầm bậy, chợ cháy thì chạy chớ (chứ’), nên người ta cứ mạnh ai nấy chạy, chạy không ngoái đầu ngó lui. Lần đầu tiên tôi cảm nhận được cái không khí của một thành phố chết là chuyến về Huế bằng xe Honda lần đó.  Đường sá vắng tanh, phố xá, nhà cửa, hàng quán, đều cửa đóng im ỉm.  Mình đi trong thành phố quê hương mà e dè, rờn rợn như đi giữa miền đất lạ.  Nhưng tiền hung mà hậu cát, rồi sóng gió qua đi, dân Huế lại lục tục vượt đèo Hải Vân trở về. Tuy chỉ là một lần suýt nữa thì thất thủ, nhưng dân Huế lại mỏn đi, bởi những điều mắt thấy hoặc tai nghe về Đại lộ Kinh hoàng rùng rợn quá, họ không muốn rơi vào cái bẫy sập đó như đồng bào Quảng Trị đã mắc, thôi thì cao chạy xa bay càng sớm càng tốt.  Nhưng có đi xa lắm thì người Huế bỏ xứ lúc đó cũng chỉ tới Sàigòn.  Không một ai, kể cả người có tiền, nghĩ rằng họ có thể đi xa hơn . . .      
Mùa Xuân năm đó, 1975

Tết Ất Mão, 1975, nhằm ngày 11 tháng 2 năm 1975. Ăn Tết được hơn một tháng thì đã nghe “động chiến phong”. Đến giữa tháng Ba thì Huế cùng người anh em Quảng Trị tái diễn cảnh di tản của mùa hè đỏ lửa 72, ban đầu còn ở mức độ thấp, rồi bỗng lên cơn hối hả khi có tin đồn ngày 23 tháng 3 đường đèo sẽ bị cắt. Huế chính thức thất thủ ngày 26 tháng 3, nhưng thực ra Huế đã mất trong bỏ ngõ khi quân đội rút về Thuận An. Nỗi mừng đại gia đình đoàn tụ toàn vẹn ở Đà Nẵng chưa kịp lên men thì ba ngày sau Đà Nẵng cũng buông tay cho sấu nuốt.
Trong khi vợ bụng mang dạ chửa, một nách ba đứa con dại với vạn nỗi âu lo, thì tôi cùng hàng vạn người khác lên núi học làm người tốt.

Ngày đi, tre chửa mọc măng,
Ngày về măng đã mấy lần thành tre.

Phải hơn một năm sau khi trở về trần tôi mới được phép về thăm lại Huế xưa, nhìn lại ngôi nhà thời thơ ấu, dẫy mớ cỏ mọc hỗn trên nấm mộ ông bà già. Hai người em gái thấy lại ông anh khác xưa nhiều quá, òa lên khóc.  Tôi cười, “Khóc chi mà khóc, qua bao sóng gió mà còn được thấy mặt anh em như ri là quí rồi”. Tôi thấy ngôi nhà cũ kỹ điêu tàn hơn,  mấy gốc cây quen thuộc trở thành lạ lẫm, bởi chúng không còn trẻ trung như ngày tôi thấy lần cuối, chúng trở thành trung niên hay bô lão mất rồi, nhất là cái gốc hồng trứng mà tôi đã bỏ nhiều công chăm sóc.  

một nơi vốn ra đường không gặp học trò thì cũng gặp bà con hay bạn bè, người quen biết, vậy mà trong ba ngày liền, ra đường chẳng thấy ai là cố nhân; mãi cho đến ngày thứ  năm  mới tình cờ gặp lại chàng họ Trương, giáo sư Sử Địa, ở dốc cầu Bến Ngự. Hai đứa bở ngỡ nhìn nhau. Câu chào sau mấy năm không chộ mặt là “mình mất dạy mấy năm ni rồi.”  Thầy giáo mà “mất dạy” thì đường cùng rồi, vì đất trời đâu còn chỗ để thối vi sư!  Tìm tới nhà thăm người bạn cũ, hai đứa đã từng đóng vai rể phụ cho nhau năm xưa, thì gặp một ông lão tóc trắng như cước ra chào vồn vã. Cũng may lão không để râu nên tôi mới nhận ra đó là bạn mình.  Ngắm cái đầu bạc của bạn, không khỏi gật gù mỉm cười, “Ta ở trong bạc đầu còn có lý, ngươi ở ngoài mà cũng đầu bạc là răng?”
Bạn bè, người quen như lá mùa thu. Sau lần thất thủ kinh đô thứ ba này, người ta đành đọan bỏ Huế mà đi, thí thân liều mạng mà đi, cầm bằng tù tội và sóng gió đại dương là canh bạc đen đủi của cuộc đời mà thôi. Cái điều trước đó không hề có ai nghĩ tới là liệu có đi đến nơi nào xa hơn Sàigòn hay không, thì nay họ quyết đi xa hơn cả hải trình Kha Luân Bố đi tìm tân thế giới, họ cả gan vượt Thái Bình Dương, chứ Đại Tây Dương thì sá chi!

Bước qua năm 1990, lại một đợt ra đi khác của Huế, dân HO. Từ HO-1 đến HO-7 còn thấy lai rai năm bảy gia đình, qua HO-8 và HO-9 thì phải gọi là HO-Huế.  Trong mỗi đợt vô ra Sàigòn lập thủ tục, nào phỏng vấn, nào chích ngừa, bầu đoàn thê tử của họ chiếm trọn một hai toa tàu xuyên Việt, là thường.  Đây là những chuyến đi có kèn có trống, nghĩa là có chén rượu giã từ hay đưa tiễn, chứ không phải chun bụi lũi bờ như mấy năm trước, thiệt là hết rồi cơn bỉ cực, thiệt là có ông trời ngó lại.

tháng 5, 1975 hai em bé tại căn cứ Pendleton mặc field jacket
Two young Vietnamese refugees wear oversized GI issue coats as they stroll the streets of their tent-city at the Camp Pendleton Marine Corps base in Southern California on May 7, 1975.Mới đó mà đã ba mươi năm xa Huế. Ngày xưa, nàng Kiều xa nhà, xa người yêu chỉ có mười lăm năm mà còn được Tiên Điền tiền bối hạ cho một câu rằng Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình, huống chi ta xa những ba mươi năm, phải không, hỡi những người Huế ra đi từ độ 75 xa xôi đó?  Những chú bé oa oa năm ấy, nay đã ở cái tuổi tam thập nhi lập, đang vững vàng bước đi trên quê hương mới, lòng không vướng một chút mây mờ của quá khứ thất thủ kinh đô, dù xa hay gần.  Những cô bé cùng tuổi thì nay hẳn đã tay bồng tay dắt mà sức đua tranh có kém chi trai. Rất nhiều, rất nhiều cuộc đời cũ được tái tạo khởi sắc, rất nhiều rất nhiều cuộc đời mới đang hăm hở tiến về phía trước. Tất cả gíống nhau ở chỗ sợi dây rốn chưa cắt, vẫn còn nhớ Huế. VHA tháng 3.2005
----------
[1] Trong trận đánh này  quân Pháp chỉ chết 18 người, bị thương 80, còn quân Việt thì chết lên số ngàn ( Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược , Q.2, Paris, 1987, tr. 324), chưa kể  thường dân.

[2] Bà tên thật là Nguyễn Thị Bích (1830-1909), con quan Bố Chánh Nguyễn Nhược San, có văn tài, học thức, nên được tuyển vào cung từ đầu đời Tự Đức.  Đến đời Thành Thái được phong làm Tam giai Lễ Tân. Người ta xem bà như là thư ký riêng của Hòang Thái hậu Từ Dũ.  Hạnh Thục Ca là hồi ký về biến cố thất thủ kinh đô mà bà là nhân chứng.
[3] Hòang thân Vĩnh Cẩn, em họ vua Bảo Đại.
[4] Năm 1894, đời Thành Thái, môt đàn Âm hồn được lập ở khu Lý Thiện gần cửa Quảng Đức (khu Cầu Đất ngày nay) để tế tướng sĩ và dân chúng chết trong ngày thất thủ Kinh đô.  Một quan Võ cao cấp đứng chủ tế, với lễ tam sanh (heo, bò, dê) xôi chè, hương ,đèn, trà, cau, trầu , rựu, vàng mã.
[5] Tên một nhạc phẩm của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng.
[6] Trong khi rút lui, VC đã dẫn theo hàng trăm người bị bắt trong khu Phủ Cam-Từ Đàm lên núi, tất cả đều bị trói bằng dây điện thọai.  Đến khu vực khe Đá Mài, tất cả đều bị hạ sát bằng súng máy, xác vất xuống khe.  Vụ này được phát hiện năm 1969, thời Đại tá Lê Văn Thân làm Tỉnh trưởng..

===========================================

Trm T Thiêng * Duy Khánh & Hương Lan

See the source image
Saigon trong cơn gió bụi 1975

Sunday, July 12, 2020

ý nghĩa thị hiên của Phật Đản


Brian Davis Enlightenment


     Ý Nghĩa Thị Hiện của Phật Đản

   Lữ Hồ, 1968

lời giới thiệu
Lúc ấy vào giữa chiều 29 tháng 04, tôi ngừng xe Honda trước cửa nhà thường được nói là của Nguyễn Cao Thăng vì thấy Lữ Hồ đang đứng bên vĩa hè mặc bộ bà ba trắng. Lữ Hồ  - bảy năm sau khi viết bài nầy - vui buồn không để lộ nhưng có lạ là không ngậm ống điếu. Cả hai chúng tôi nhìn theo chiếc xe jeep trắng mui trần chạy hối hả trên đường Phan Thanh Giản về hướng xa lộ Biên Hòa; Trần Văn Đôn ngồi trên ghế trước. Sau vài câu chẳng nằm đâu, tôi ra về để tiếp nhận cái rời rả của đô thành như con cú đã thấy mùi tử khí của con bệnh trong nhà để đón đi cho ma ăn (ngạn  ngữ: cú kêu ma ăn).  Hơn ba năm sau, tôi từ vùng kinh tế mới về thăm Saigon, tôi ghé lại nhà LH ở Gia Định. LH ở một mình, vợ con đã đi Pháp, anh lại vừa qua khỏi bệnh nan y bằng cách chú tâm niệm Phật.
Hơn mười năm trước nữa, chính tại căn nhà nầy LH biếu vợ chồng tôi cái bao lì xì Tết với khoản tiền khá lớn, anh nói tôi khỏi cảm ơn vì là nhuận bút một bài tôi viết về đứa con của Bokassa. Tôi giờ nầy cũng quên mất tờ báo của LH. Dạo ấy LH ngồi ké trong tòa báo Đời của Chu Tử. Lúc ấy LH có viết về Tây Du Ký; tôi không đọc; nhưng LH nói anh ca ngợi Chư Bát Giới, tượng trưng cho nhục thể, cho bản năng, cần thiết cho một cuộc sống. Trong lúc ấy người ta chỉ chú ý đến Tôn Ngộ Không, như một loại trí thức mà quên rằng trí thức ấy đã mang một mối nguy trong mình cho nên cần có kim cô điều khiển khi thái quá. Tuy vậy đây chỉ là một truyện Tàu, tự nó không mang tính cách giáo lý cũng như Tam Quốc chưa phải là lịch sử như nhiều người tin tưởng. Ở điểm nầy LH có phần nào mâu thuẩn khi viết trong bài nầy: Ngài Huyền Trang chỉ là một vi cao tăng có chí lớn, trèo non, lội suối qua Ấn Độ thỉnh kinh mà các văn sĩ Trung Hoa cũng ghép vào mấy chú Tề Thiên, Bát Giới, Sa Tăng với 72 chúa yêu.
Về thị hiện, lối dễ hiểu nhất là chỉ có con rắn đực mới thấy con rắn cái đẹp. Lối khó hơn là kinh  Pháp Hoa: Ta thành Phật từ muôn vạn kiếp trước không thể nào đếm được tuy rằng tất cả trong thế gian trời, người, a tu la đều nói Phật Thích Ca rời cung thành họ Thích đến thành Dà Gia ngồi nơi đạo tràng, cách nay thật không xa chứng vô thượng chánh giác.
Thị hiện là biểu lộ một phần nhỏ của một thực thể không thể thấy, ví như nhiệt lượng cần những chất dẫn như không khí, nước v.v… điện cũng thế, nó hiện diện khi ta nấu, sấy tóc. Một ví dụ không chính xác nhưng gần gũi: hình ảnh một xướng ngôn viên trên TV, người ấy không chỉ ngần ấy thôi; trước và sau khi ra khỏi màn hình có cả một thế giới không nhìn thấy được.
Thị hiện có tính chất kỹ thuật, cần nhưng chưa đủ (nói theo lối toán học). Thị hiện vào Diêm Phù Đề, Phật không từ bỏ tục đế tuy mục đích cuối cùng là chân đế. Mặt trời đâu có lên xuống đông tây, mà làm gì có hướng đông tây nhưng Ngài phải nói phương đông, tây thì chúng sinh mới hiểu. Chân đế và tục đế không xa lìa nhau. Trong kinh Niết Bàn, Ngài nói rằng Phật cũng như trâu bò sinh trong bào thai, nhưng không thể nói rằng Phật chỉ là trâu bò.
Ngài nói: Ta là con vua Tịnh Phạn nhưng ta cũng là Như Lai (vào thời Pháp Hoa, Ngài giảng với tư cách Như Lai).
Có sự trùng hợp với Chúa Jesus Christ (liên hệ hai tôn giáo nầy sẽ trình bày sau): Ta là con của người và là con của trời. Thật vậy, con của người là con của bà Marie, con của Trời tức là thuộc một chân lý vĩnh cửu như pháp thân.
Bế tắt của Tây Phương là không nhìn theo lối thị hiện và chỉ nhất quyết Jesus chỉ có một tư thế là con của Trời mà thôi. Họ đã đi truyền đạo bằng cách nói Phật chỉ là con ông vua còn Jesus là con Thượng Đế mới đáng theo. Tây Phương đã đi rất xa với Đạo Chúa nguyên thủy (christianisme primitif) như Nghiêm Xuân Hồng có nói. Biến thái nầy đã đưa đến quan điểm thần học khắc nghiệt và thiếu nhân bản.
Tam thế chư Phật đều thị hiện, như trong Pháp Hoa: Như Lai quảng diễn kinh điển độ thoát chúng sinh, khi chỉ việc mình, khi chỉ việc người, khi chỉ thân mình, khi chỉ thân người. Qua thị hiện, có người nói rằng Phật giáo siêu mà không cao, siêu là xuyên thấu tất cả nhưng không cao xa, xa vời với con người. Âu cũng là một cách nói. ttt


Enlightenment
Ý Nghĩa Thị Hiện của Phật Đản
Lữ Hồ, 1968

Nên hiểu một cách đơn giản: “Phật là giác ngộ” thì ngày Phật đản chính là thời điểm của ánh sáng giác ngộ ra đời. Sự hiển hiện của con người xuất thế tại vườn Lâm-tỳ-ni vào một ngày trăng tròn cách đây 2592 năm (tính theo thời điểm 1968) là hình ảnh của chân lý viên dung. Ngày Phật đản cho tới nay đã được các nhà bác học, văn nghệ, truyền giáo thuật lại với nhiều vẽ linh động, nhiều dữ kiện huyền bí. Có sách nói Ngài đã từ trong cánh tay vương mẫu bước ra, bước bảy bước trên bảy hoa sen nở tươi dưới gót, miệng nói “thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”. Có người theo khuynh hướng khoa học lại cứ đoán chắc Đức Phật ra đời không khác mọi người trần tục. Những gì là quả đất rung chuyển, hoa đàm mưa xuống, hương thơm sực nức đều là những điều tô điểm của người sau. Chung quy, một đàng coi Đức Phật như một bậc tiên thánh thần thông, một đàng nhìn Ngài dưới lăng kính của giác quan thế tục.
Nhưng điều quan hệ không phải ở đó. Điều chính yếu là Phật với chân lý, Phật với giác ngộ là một. Sự đản sanh của Phật là sự xuất hiện của Giác ngộ.
Có người bẻ lại rằng: Nếu thái tử Tất Đạt Đa đã giác ngộ từ phút sơ sinh thì:
– Tại sao Ngài phải du ngoạn bốn cửa thành rồi mới chứng được hệ luận thứ nhất: “Đời là bể khổ” qua thực tế “sinh, lão, bệnh, tử”?
– Tại sao, sau khi cưới vợ, sinh con, rồi đợi một đêm trăng tròn tháng hai, Ngài mới lìa xa cung vàng điện ngọc, đổi thay trang phục vương giả để lấy tấm áo chăn chiên, đi tìm chân lý?
– Tại sao, Ngài phải đi qua con đường khổ hạnh, phải suy tư sáu năm ở Núi Tuyết, rồi một sớm ngày trăng tròn tháng chạp mới chứng ngộ được chân lý giải thoát?
Xem thế, con đường tầm đạo của Đức Phật, tưởng cũng không khác với con đường khảo nghiệm, phát minh của các triết gia, khoa học. 
Suy ra, những vấn nạn trên không vượt ra ngoài ý niệm căn bản: Đức Phật chỉ là một con người như mọi con người. Và nói theo luận lý thì những khám phá của Đức Phật, dù thuộc phạm vi siêu hình hay biểu tượng, cũng chỉ là kết quả của một chuỗi suy luận lâu dài chứ không phải là một trực kiến siêu việt như người ta hằng ca tụng. Đức Phật là một siêu nhân chứ không phải là đấng siêu nhiên. Thật ra, nếu đứng trên quan điểm thường-nghiệm như vậy, ta sẽ không bao giờ hiểu được ý nghĩa nhân bản của Đạo Phật, của Phật đản, của các Đức Phật.
Điều trước tiên, ai cũng thấy rõ, Chân lý có thể đến trong trí tuệ nhân loại bằng hai đường: thấy và tìm. Thấy được chân lý là con đường trực kiến. Tìm chân lý là con đường suy nghiệm. Những chân lý trong những lãnh vực khoa học, tư tưởng đều phát sinh từ suy nghiệm. Điều ấy đã hiển nhiên. Những khám phá của khoa học, triết học ngày một tiến tới. Lý thuyết sau thay thế lý thuyết trước. Nguyên lý nọ đạp đổ nguyên lý kia. Quá trình phát triển của khoa học, triết học, là một chuỗi chân lý kế tục thay thế nhau, chen lấn nhau khiến cho nhân loại cứ đi mãi về cái đối tượng “chưa tìm thấy” ở đàng trước. Chưa tìm thấy thì chưa có thể tin. Chưa biến thành đức tin thì còn phải quanh quẩn ở phê phán. Nhờ tìm thấy mãi, các nhà khoa học, triết học đã có một ảo giác là đi vào quang phổ chân lý lung linh màu sắc mà càng ngày càng cảm thấy bơ vơ! Các triết gia cho yếu tính của triết học là hoài nghi. Không hoài nghi cái “hiện có” thì không còn ai đi tìm cái “chưa có” nữa. Như vậy, những điều khám phá được mệnh danh là chân lý trong khoa học, triết học, đã không có giá trị tuyệt đối. Đã tương đối thì phải đối đãi, phải so sánh và đương nhiên không thoát khỏi thăng trầm. Đức tin cốt yếu của nhà khoa học, triết học là phải công nhận những khám phá của mình không có giá trị vĩnh cửu dù rất phổ quát và tất yếu. Phổ quát vì áp dụng rất đúng với sự vật. Tất yếu, vì đó là những bậc thang của lý trí không thể thiếu để hoạt động. Tin mình không tin như thế là tự thú một mặc cảm, xác nhận một trình độ. Mặc cảm về khả năng tương đối của suy nghiệm, thú nhận sự bất lực của những công trình nhân tạo.
Ngược lại, “thấy” Chân lý là trực giác ngoại lý siêu việt của đấng xuất thế. Thấy chân lý là trực kiến được quy luật sâu xa chi phối mọi hiện tượng hữu hình, mọi định mệnh chi phối thân phận con người. Đã là trực kiến thì không thể biện giải được. Bởi thế, con người đạo học trong khi suy nghiệm chân lý giải thoát là để thấy rõ cái thấy vi diệu của chư Phật chứ không phải đi tìm. Theo Phật mà đi tìm Phật thì có khác chi ngồi với chủ nhà lại đi tìm chủ nhà. Mọi sự biện giải đều là phương tiện để thấu hiểu chứ không phải để bài bác, biện giải. Muốn biện giải thì phải nhờ tới suy nghiệm, mà phương tiện này không thể đạt được cái tuyệt đối, thì dù có mượn cũng không dùng được và nếu gượng ép thì lại làm cho chân lý bị phân hóa đi. Trước nay, đã có nhiều người cố gắng biện giải đạo Phật qua lăng kính triết học, khoa học. Ta phải nhận rằng, nhờ họ mà ánh sáng chân lý trở thành lung linh nhưng họ cũng làm cho ta choá mắt và không vượt nổi hình thức, giáo điều. Biết đạo chưa phải là hiểu đạo. Hiểu đạo chưa phải là hành đạo. Hành đạo cũng chưa phải là liễu đạo.
Chân lý giải thoát của Phật đã tuyệt đối, không thể biện giải được. Đã không biện giải được thì làm sao mà truyền bá cho quần sanh?
Trong mục đích này, chư Phật đã dùng một phương tiện để cảm thông: Đó là thị hiện.
*  * *
Thị hiện là gì?

Image result for yellow flowers imagesTức là đem cái vô hình lồng vào cái hữu hình. Là cụ thể hóa các ý niệm trừu tượng. Là đem những gì ở lĩnh vực khả tri gắn liền với hiện tượng khả giác. Phật đản, Xuất gia, Thành Đạo đều là những biểu thị chân chính của đạo Phật. Một triết gia hiện đại có nói: “Cho dù Thượng đế có tạo ra con người chăng nữa, thì sự hiện hữu của Thượng đế cũng phải biểu hiện qua sự hiện hữu của con người”. Quả vậy, ý niệm Thượng đế chỉ có thể tồn tại qua những chứng tích của con người. Ai chẳng biết Thượng đế chỉ là một ý niệm sơ khởi. Ý niệm ấy được các người hữu thần gán cho cái khả năng sáng tạo muôn vật, nhưng nếu không có sự hiện hữu của muôn vật thì lấy ai để cho biết là có Thượng đế đây? Tôn giáo nào cũng có tượng ảnh, nghi lễ, kinh sách, giới luật, văn chương... tức là đã vay mượn các công trình sáng tạo của con người. Đã có tượng hình là đã vay mượn cái hình thể con người. Có thờ phụng là có mượn công trình kiến trúc, xây dựng của con người. Có kinh sách là có mượn ngôn ngữ, văn tự. Và, giới luật là gì? nếu không phải là những hình thức, khuôn khổ ghép con người vào phương tiện để đi vào cứu cánh? Cho nên, dù con người dù có thấp hèn, ngu dốt, vẫn là trọng tâm của mọi hiện hữu của thế gian. Vì đó, ta có thể nghĩ rằng: “nếu không có con người thì lấy ai để chứng minh cho sự hiện diện của Thượng đế?” Ấy vậy, lắm nhà thuyết giáo vẫn không chịu xác nhận sự hiện hữu nhân bản, sự hiện hữu của con người.
*  * *
Đức Phật đã không vào đời với con đường ấy. Đức Phật không phủ nhận sự hiện hữu nhân thể. Trước tiên, Ngài là một nhân vật có được phụ mẫu sinh dưỡng theo quy luật sinh tử của con người phổ biến. Hoàng hậu Magia cũng hoài thai như muôn ngàn thiếu phụ khác. Đúng ngày sinh nở, Thái tử Tất Đạt Đa cũng chào đời qua lòng mẹ như mọi trẻ khác. Có điều, Ngài là một bậc vương giả, sinh trong gia đình quý tộc, phong kiến, giữa thời đại đa thần thì tất nhiên các quan thái sử chẳng ngần ngại gì mà không thêm bớt một vài huyền thoại cho vị hoàng đế tương lai! Đến khi Phật giáo truyền qua Trung Hoa, thế giới của truyện ma quái, thì tiểu sử của Ngài lại được nhuộm thêm một phần hoang đường huyền bí nữa. Rất đổi, Ngài Huyền Trang chỉ là một vi cao tăng có trí lớn, trèo non, lội suối qua Ấn Độ thỉnh kinh mà các văn sĩ Trung Hoa cũng ghép vào mấy chú Tề thiên, Bát giới, Sa tăng với 72 chúa yêu, muốn cho Ngài muốn gặp Đức Quán Thế Âm lúc nào thì gặp, huống nữa là đức Bổn sư? Cũng may là các nhà văn ấy chưa dám tiểu thuyết hóa đời Ngài như một ông văn sĩ nước ta bây giờ. Dù vậy, các khuynh hướng thần lý trong tư tưởng học thuật Trung Hoa cũng đã lũng đoạn Chân lý không phải ít!

Image result for yellow flowers imagesLớn lên, Thái tử cũng biết nóng đến phải ở cung mùa hè, cũng rét đến ở cung mùa đông và cũng sẽ có vợ con như nghìn triệu con người khác. Tuy nhiên, những dữ kiện đầy nhân tính ấy không chứng tỏ Đức Phật trong tương lai chỉ là một kẻ nhân giả tầm thường mà chính Phật đã thị hiện nhân bản để gây nên cái ý thức tự cứu nơi mỗi con người. Đạo Phật không truyền bá sự cứu rỗi, không ai cứu ai được. Mỗi cá nhân được chư Phật chỉ cho sự u mê, vạch đường chân lý thì phải tự mình tu tập để tự cứu. Cùng một lẽ đó, nếu Đức Phật giáng trần như một bà tiên cho phép lạ thì có ngay hai cái hại: Một là, con người nảy ra tính ỷ lại. Hai là, không tin mình có thể tự cứu lấy thân phận mình. Vì vậy, Đức Phật đã lấy đời người làm điểm xuất phát. Đản sanh, xuất gia, thành đạo, nhập diệt. Bốn giai đoạn, bốn bước tới Chân lý từ thấp đến cao. Thật rõ ràng và thực tế biết bao nhiêu? Đức Phật đã không chối bỏ con người, Ngài lại cũng không quên sự ràng buộc đớn đau của hoàn cảnh. Sống trong một hoàn cảnh kiêu xa như Thái tử Tất Đạt Đa mà nói tới sự “bỏ tất cả để được tất cả” không phải là một điều giản dị. Người ta chỉ chối bỏ hiện tại khi bị đau khổ, nghịch lý áp bức. Chính Thái tử đã không chịu được sự thống khổ đó. Nếu chỉ có những người cùng hoàn cảnh mới thương mến nhau, thì phải nói Thái tử Tất Đạt Đa là con người lẻ loi nhất thời đó và trong xã hội nhiều giai cấp như Ấn Độ, không ai có được hoàn cảnh quyến rũ như Ngài. Cần phải có sự giao tiếp với tha nhân, với ngoại cảnh. Thế rồi, nhân cuộc du ngoạn, Ngài cảm được sự đau khổ của những con người không cùng chung giai cấp, tuổi tác, hoàn cảnh. Sự thông cảm ấy đương nhiên khó mà có ở thường nhân. Đức Phật không phải nhờ học nhiều sách, nghe nhiều thầy mà nhận định được “Đời là bể khổ”. Có bao giờ phụ vương Tịnh Phạn lại dám để cho Ngài buồn đâu? Tự Ngài đã thấy, đã trực kiến, đã chấp nhận sự đau khổ của tha nhân và cũng là của tự thân, tức cái thân phận con người. Và rồi, Ngài lẫn tránh mọi phiền trược để đi tìm Chân lý.
Chính đây mới là vấn nạn lớn nhất của những người chứa đựng óc thực nghiệm. Họ cho rằng: “Phật phải tu luyện, phải suy tư rồi mới thấy được Chân lý”? Ngài là một triết gia như mọi triết gia. Và, vì Ngài xuất chúng quá nên Bertrand Russel đã suy tôn là đại tư tưởng, đại giáo dục, v.v...
Để hiểu được ý nghĩa thâm diệu của giai đoạn này, ta cần lưu ý tính cách liên tục suốt cả hành trạng của đời Ngài, một chuỗi thị hiện thuần nhất rất phù hợp với quy thức Tứ đế sau này. Từ giai đoạn đản sanh là một biểu thị nhân bản đến việc du ngoạn chứng kiến cảnh sinh, lão, bệnh, tử là ý thức tự giác, đến giai đoạn này là giai đoạn tìm chân lý, vẫn có một tiến trình điều hòa vi diệu. Thực vậy, trực kiến chân lý là diệu năng của chư Phật. Thế còn chúng sanh thì có trực kiến ấy không? Vậy thì, nhận biết chúng sanh không thể có trực kiến để thấy được tuyệt đối, sáu năm suy tưởng của Ngài ở Tuyết sơn là bài học cho thấy: con đường suy nghiệm dù chỉ có giá trị tương đối, không giúp chúng sanh thấy được chân lý và chỉ vẫn có thể nhờ đó mà tìm tới chân lý do Đức Phật đã trực kiến mà thôi. Công việc này có khác chi nhà triết học sau khi tìm ra tư tưởng đã phải dùng tư tưởng để giúp cho mọi người hiểu được tư tưởng của mình. Cao hơn nữa, Đức Phật lại cho rằng Chân lý không ở ngoài con người. “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”. Cái ý thức tự giác đốt lên trong tâm hồn của từng cá nhân. Và ý nghĩ của chuỗi ngày suy tư dưới gốc Bồ Đề chỉ bao hàm một ý dụ là bất cứ một chúng sanh nào, nếu chịu y cứ vào giáo pháp thì đều có thể chứng ngộ được chân lý giải thoát do Ngài đã trực kiến được.
*  * *
Kỷ niệm Phật đản, căn cứ vào những dữ kiện đã trình bày ở trên, ta có thể rút ra những hệ luận sau đây, nói về sự thị hiện của Phật giáo:
1. Đức Phật chấp nhận nhân bản tính

Image result for yellow flowers imagesĐức Phật không bao giờ tự xưng là đấng sáng thế mà chỉ bày tỏ thiện niệm cứu  thế. Có người nói: “Tôi không chấp nhận sự hiện hữu của ông sáng thế, vì ổng đã bày đặt ra lắm trò rắc rối, chỉ làm khổ cho chúng sinh. Ông càng có lại càng làm thêm rắc rối cho nhân sinh. Tôi chỉ thờ phụng đấng cứu thế mà thôi. Ai cứu tôi, cứu cuộc đời quanh tôi khỏi khổ đau là tôi thờ phượng”. Ý nghĩ ấy kể cũng có phần chua chát đấy nhưng vẫn thâm trầm lắm. Thật vậy, Đức Phật đã không tự phong cho mình chức vụ sáng thế mà chỉ muốn hoàn thành nhiệm vụ cứu thế. Thiện nguyện của Ngài đã đi trước thời đại hằng ba mưoi thế kỷ và để hoàn thành thiện nguyện ấy, Ngài cũng không tạo ra những phép thuật mầu nhiệm để phạt tội, đe dọa hay tha tội cho ai như một vài tôn giáo đã chủ trương. Ngài đã đản sanh trong nhân thể, nhân cách của con người. Ngài gợi ra cái ý thức tự cứu của cá nhân. Sống trong một xã hội phong kiến, trong khi nhân loại còn đắm trong hoang đường, thần lý, mà Đức Phật lại đề ra một phương thức tự giác như vậy thì quả là táo bạo và tiến bộ. Táo bạo vì sẽ không thoát tay bọn phù thủy Bà la môn. Tiến bộ vì không chịu mặc lấy bộ áo hoang đường. Thuận theo sự tiến triển của tư tưởng nhân loại thì trong trạng thái thần lý (état théologique) như Auguste Comte nói: “con người chỉ chấp nhận những gì hoang đường huyền bí, mà phủ nhận những gì hiện thực”. Đức Phật đã đi ngược lại. Người đi vào con đường của khoa học hiện tại. Nếu có ai đã đọc cuốn kinh “Báo phụ mẫu ân” tức thấy Ngài diễn tả sự biến hóa của cái bào thai trong bụng mẹ rất kỹ càng không khác gì khoa phôi sinh học ngày nay. Hơn nữa, Đức Phật bắt đầu việc truyền giáo từ ý thức tự cứu tức là Ngài “tìm sự giác ngộ cho mình” rồi mới “đem bốn mươi chín năm đi giác tha” cho nhân loại.
 2. Đức Phật lấy nhân bản để hướng lên Siêu việt
Ở trên, căn cứ các dữ kiện, ai cũng thấy Đức Phật đi vào lòng người để cứu rỗi con người. Dù vậy, những chất người trong đời Ngài chỉ có tính cách biểu thị mà thôi. Chứng cớ, sau bốn mươi chín năm thuyết pháp, Ngài đã tuyên bố là “chưa từng nói một lời gì” hoặc “giáo lý là ngón tay trỏ, Chân lý là mặt trăng”. Không nên bám vào ngón tay (phương tiện biểu hiện) mà quên Chân lý. Ngài đã dùng cái “cụ thể” (hình hài, ngôn ngữ, hành trạng) để biểu hiện cái “trừu tượng” là Chân lý. Ngài đã đản sanh và hành đạo qua nhân thể là đem cái khả tri gửi vào biểu tượng khả giác cho mọi chúng sinh từ sơ cơ tới thượng tri đều có thể hiểu được, bắt chước mà làm theo được? Dù vậy, với hệ luận “thành, trụ, hoại, không”, Ngài luôn luôn nhắn nhủ cho nhân loại thấy mọi biểu tượng đều giả trá, tạm bợ. Đó chỉ là “bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê”. Thuyết tương đối của Einstein hiện đại đã làm cho ánh sáng Chân lý của Đức Phật thêm hiện thực. Các cuộc du hành không gian hiện tại nào có thoát ra khỏi “ba ngàn đại thiên thế giới” do Đức Phật phát kiến? Những khám phá của khoa học, triết học hiện tại chỉ là những dẫn chứng cụ thể cho giáo lý vi diệu của Đức Phật. Cũng vì đượm nhiều nhân bản tính, đạo Phật đã không mâu thuẩn với khoa học, triết học. Nhờ ở viễn kiến của Ngài mà Phật giáo đã không vấp phải một trận thánh chiến nào, dù trong lãnh vực tư tưởng. Nhà khoa học chủ trương đả phá thần quyền. Đạo Phật không đề cao thần quyền thì làm sao trở thành đối tượng đả phá của họ được. Triết học chủ trì hoài nghi nhưng làm sao nghi ngờ được Chân lý Phật giáo khi mà họ chưa đạt được cả ba đối tượng Chân, Thiện, Mỹ? Nhà chính trị cũng không phủ nhận giá trị đạo Phật vì trong công cuộc hiện đại hóa của đạo Phật có chủ nghĩa nào tiến bộ hơn phép lục hòa, tứ nhiếp của đạo Phật chưa?
*  * *
Image result for yellow flowers imagesKỷ niệm ngày đản sanh, chúng ta đón nhận luồng tư tưởng giác ngộ chói rạng tâm hồn. Không nên coi đây là sự xuất hiện của một con người mà phải chiêm nghiệm sự ban bố của Chân lý. Chân lý giác ngộ ấy không ở ngoài ta. Đức Phật đản sanh ở trong ta, trong sự đau khổ hiện thực của ta, của những con người. Đức Phật vì sự đau khổ của con người mà tìm phương giải khổ cho con người. Ngài không phải là một nhà khoa học vì Ngài không đem cái trí tuệ minh mẫn của mình để chế ngự thiên nhiên bằng tư tưởng. Ngài không phải là một nhà khoa học vì Ngài không biện giải những tư tưởng hoài nghi. Xuất thân là một vị vương giả, đã nghiêng mình xuống, hòa mình với kẻ bần cùng, đau khổ. Giáo lý Ngài tồn tại trong tim óc người bị áp bức, đày đọa. Xưa nay, giáo lý của Ngài chưa bao giờ bị bọn thống trị dùng làm khí cụ để khống chế nhân loại. Các vị tăng lữ, dù hữu hành hay vô hành, đều chỉ có hai đường lối: hoặc là nhập thế độ sanh, hoặc là ly thế nhập định chứ không hề có một vị nào trở thành một phần tử của đẳng cấp thống trị. Cho nên, hãy nghĩ rằng Đức Phật đã vì ta mà đản sanh, Đức Phật đã vì chúng sanh mà thị hiện. Vậy trong cương vị chúng sanh, tưởng chúng ta chỉ có một nhân sanh quan rất nhân bản là:
Nhận định: Đời là bể khổ.
Giải pháp: Tự giác để giác tha.
Ánh sáng Chân lý đã chiếu rọi, ta chỉ cần phát triển cho rực rỡ lên. Đó cũng là tâm niệm lớn nhất cho con người Việt Nam đang đau khổ vì chiến tranh và bạo lực./
(bài nầy đã đăng ngày Sunday March 8, 2015)

=======================================================

See the source image

================================================