add this

Monday, August 10, 2020

xây dựng tương lai

giao thông tương lai tranh 1956 Klaus Burgel
ý thức xây dựng tương lai
Nick Montford The Questionable History of the Future  TTT dịch


Suốt bao nhiêu thế kỷ qua, song song với lịch sử diễn biến và trước khi có ý niệm về tiền sử, xã hội loài người, nói tổng quát, cứ tưởng mình có nguồn gốc linh thiêng, và tin tưởng rằng xưa nay con người vẫn sống như trong tình trạng hiện có. Chẳng mấy ai lo nghĩ về các sáng chế, phát minh, mậu dịch… Tất cả đều ưu lo, nghĩ đến các sức mạnh thiên nhiên chi phối cuộc sống như đe dọa tính mạng hay đem lại những vụ mùa tốt đẹp. Tuy xuất hiện dưới những hình thức khác nhau, thiên nhiên cùng các sức lực đi kèm được xem là thường hằng, vậy không có lý do gì tương lai lại khác với bây giờ.

Tiếp đến khi bản chất của con người – chứ không phải là thiên nhiên ngoại vật – trở thành đối tượng suy tư thì mọi người tin tưởng xã hội mang tính chất tĩnh, bất biến nhưng có khác là bản chất thường hằng của con người thay cho bản chất thường hằng của thiên nhiên.
Sử gia kiêm kinh tế gia Robert Heilbroner trích lời Machievel, thế kỷ 16 như sau: “Bất cứ ai muốn biết trước tương lai phải học hỏi nghiên cứu quá khứ, bởi vì những biến cố do người tạo giống như các biến cố trong quá khứ. Lý nguyên khởi là các việc nầy được tạo ra bởi những con người đã hay sẽ bị điều hướng bởi những đam mê giống nhau, cho nên nhất thiết phải có kết quả giống nhau”. Diễn dịch ý nghĩa nầy, kẻ nào muốn thấy trước tương lai phải nhìn vào lịch sử; nhưng lối xưa khác với ngày nay chúng ta nhìn quá khứ. Nay tìm trong quá khứ hạt giống nào đã đưa đến hiện tại và nhờ đó xem chừng tương lai. Xưa thì chỉ dùng để chứng minh người trước người sau đều giống nhau trong mọi cách về khía cạnh lịch sử.

Hiện nay chúng ta vẫn còn quan niệm rằng các nhà tiên tri đã thấy trước, người xưa chẳng quan tâm đến việc tìm hiểu hay xây dựng tương lai. Hiện nay, phim ảnh, sách báo khai thác mọi thứ tiên tri nhưng kỳ thực quý vị “thấy trước” nầy không đưa ra một viễn tượng, phát họa xã hội tương lai.
Do đó, trước khi đưa ra cái nhìn tiên liệu về tương lai, trước khi “làm tương lai”, chúng ta phải xem hai chữ tương lai ngày nay được quan niệm thế nào.

Image result for Plato vs AristotleĐể có quan niệm về tương lai trên phương diện văn hóa, chúng ta hãy đối chiếu tương phản một bên là sự bất biến ứ đọng và một bên là tiến hóa luân lưu. Thi sĩ cổ đại Hy Lạp Hesiod, đi từ quan niệm ứ đọng thường hằng, đã mô tả dân chúng cùng thời nằm trong giai đoạn cuối của sự suy bại, là giống người “sắt”, một chủng loại thấp nhất của loài người. Trong lúc ấy, vẫn có những cái nhìn chu kỳ liên quan đến thịnh suy, nhưng trong trường hạn vẫn nằm trong quan niệm ứ đọng bất biến. Bước nhảy từ tĩnh qua động đã tạo cơ hội phát triển quan niệm mọi thành viên trong một xã hội có thể chung sức tạo ra một tương lai cho cộng đồng tương sinh.

Thời cổ điển đã ghi nhận bốn mùa thay đổi hằng năm; năm nầy mùa đông lạnh hơn, năm kia ấm hơn; năm nầy được mùa, năm kia thất mùa. Tuy vậy, ai cũng tin rằng thế giới, tổng quát, ở trong thể tĩnh, đôi khi xáo trộn chút ít vì các cuộc tương tranh hay thiên tai. Không có một ý niệm văn hóa cho rằng xã hội đang được cải thiện triệt để hay suy bại hoàn toàn, không có một ý niệm về tiến bộ.

Có thể vì đã thấy bốn mùa thay đổi và thiên tai mà hai cột trụ triết học Hy Lạp nói rằng xã hội có tính cách chu kỳ. Trong cuốn Luật Pháp của Platon và cuốn Chính Trị của Aristote, xã hội loài người tiến từ đơn vị gia đình theo những dạng thức khác nhau đến chánh quyền-thị xã (city-state), một sự thể hiện chính trị giúp con người phát triển đến mức tốt đẹp. Tuy vậy, thực trạng nầy không ươm một chút giống tiến bộ, vì lý thuyết của nhị vị cho rằng hình thức chính quyền đương thời là hệ thống tốt đẹp nhất.

Platon có chỗ mâu thuẩn, vì trong tuyển tập Nền Cộng Hòa ông theo lối viết vô tưởng đã phát họa một xã hội vô vàng tốt đẹp hơn xã hội trước mắt. Platon đã không biết, không ngờ rằng không có một xã hội nào “miễn nhiễm” bệnh suy sụp và tiếp tục thường xuyên cố sức bình phục.

See the source imageTriết gia chính yếu xưa cổ đầu tiên bát bỏ quan niệm chu kỳ và thay thế bằng quan niệm đường thẳng là Saint Augustine. Quan niệm chu kỳ khó lòng dung hợp với Thiên Chúa Giáo. Theo ông thánh nầy, Jesus xuống trần và phục sinh là những biến cố hiếm hoi, có một không hai. Nhiều nhà tư tưởng TCG thời ấy chủ trương rằng hai biến cố nầy nằm trong một chu kỳ xẩy ra bất tận. Nhưng sau rốt, tín lý ấy bị kết án là tà thuyết, để quan điểm của Saint Augustine thắng thế.
Mặc dù hai biến cố nầy là duy nhất theo quan điểm TCG đưa đến sự chuộc tội và cải thiện (cá nhân tín đồ), chúng ta không tìm thấy một quan niệm nào về sự tiến bộ trần gian địa giới đi chung với quan niệm thiện hóa tinh thần của Saint Augustine.

Khái niệm cho rằng các điều kiện xã hội của chúng ta được cải thiện xuất phát từ trào lưu tư tưởng “Ánh Sáng” thế kỷ 18.
Các quan niệm của thời Ánh Sáng được phát triển trong thể ký nầy song hành với các thành quả khoa học “khó tin”, bắt đầu với Copernic trong thiên văn học. Những khám phá của ông, của Galilee và Kepler, nêu lên một tương quan mới đối với vũ trụ. Trong mối tương quan nầy, trái đất cũng như loài người không phải là trung tâm, trọng điểm.

Image result for copernicusCông trình của các nhà khoa học nầy và của Newton đồng thời chứng minh rằng các cố gắng của nhiều người sẽ quy tụ vào nhau để tạo ra những mô thức mới và mạnh mẽ hữu ích áp dụng cho cả thế giới, cũng như cùng nhau suy nghiệm cách thức thế giới sinh hoạt. Rõ ràng phương pháp khoa học trở thành một phương tiện thiết yếu để tìm hiểu thế giới. Ngày nay có thêm nhiều phát minh nữa, nhiều tiến bộ mới càng làm cho chúng ta thấy rằng thế kỷ Ánh Sáng không giống như những thế kỷ trước.

Nhiều tác giả Ánh Sáng bắt đầu khai triển những ý niệm riêng biệt về tiến bộ. Ví dụ, kinh tế gia Adam Smith. Mặc dầu chưa thấy rõ con đường tiến bộ chính xác, ông đã mô tả cách thức các nền kinh tế cải thiện tốt đẹp, dưới sự hướng dẫn của “bàn tay vô hình” của thị trường tự do. Thế kỷ 19 cung cấp thêm hai nhà tư tưởng xem lịch sử như một tiến trình đến chỗ tốt đẹp nhờ sức đối khán. Georg Hegel đưa ra ý niệm phát triển ý thức hệ xuyên qua xung đột giữa các quốc gia. Người thứ hai là Karl Marx tiên liệu sự hưng phát của chủ nghĩa tư bản và tiên liệu chủ nghĩa cộng sản ra đời xuyên qua xung đột lịch sử. Smith và Marx không đồng ý với nhau cách thức tiến bộ xã hội và lịch sử xẩy ra cũng như nội dung của vấn đề cải thiện xã hội. Những phân tích tư tưởng thế kỷ 18 cho thấy quan niệm ứ đọng xã hội bất biến qua thời gian đã được thay bằng quan niệm tiến bộ tương lai.
Image result for adam smith economist
Vẫn còn thấy trong hào quan của hai thế kỷ 18 và 19, nhiều trào lưu tư tưởng không chấp nhận lời xác định rằng xã hội đã tiến bộ thực sự. Một mặt đem lại những tiện ích y tế, đời sống sung mãn, thế kỷ 20 đã chứng kiến quá nhiều những vụ diệt chủng và chiến tranh ở mức độ chưa từng có trong lịch sử nhân loại.

Ngày nay thế kỷ 21, dân số quả đất đông, nhiều hơn bao giờ hết; con người sống trên hành tinh nầy ngày ngày trực diện các tai ương mà người có trí khôn đều thấy do con người thúc đẩy tạo nên. Những ai suy nghĩ sâu sắc không còn ôm giữ trong lòng sự lạc quan của thế kỷ Ánh Sáng.

Chúng ta có tự do đặt các câu hỏi. Phải chăng xã hội nằm trong tình trạng ứ đọng thường tồn, chúng ta là con cái hậu duệ của các thần linh được đặt trong một thế giới bất di bất dịch, trong lồng vàng? Có thể chăng sự thể thay đổi trong niềm hy vọng tốt đẹp hơn?

Chúng ta xin được phép từ bỏ óc lạc quan triết lý của thời quá khứ như là: *các khám phá khoa học sẽ tự động đưa đến tiến bộ như ý * kinh tế thị trường tự do sẽ tự thân cải thiện * các xung đột ý thức hệ và giai cấp sẽ đưa đến các xã hội tốt đẹp.
Một khi nhận thấy tương lai có thể khác như thế kỷ Ánh Sáng đã sơ phát, chúng ta có thể suy nghĩ cách thức xây dựng tương lai và nghĩ về các mô thức sẽ áp dụng. Chúng ta có thể khởi sự từ nền móng tin tưởng rằng cải thiện xã hội tương lai là một khả thể không xa vời. (Paris Review 2018 Jan 25)


Ghi chú ca người dch
Plato / Platon. Hai ngôn ngữ tôi có dịp mò quanh bìa mép rìa, Anh và Pháp, có cách viết riêng cho các tên ngoại quốc. Không biết mẫu tự Hy Lạp ra mần răng mà ông Tây thì viết Platon / ông Anh viết Plato. Ai cũng biết VN đi vào văn học thế giới qua cánh cửa có cờ tam tài xanh trắng đỏ (ngoài ngã Tàu) cho nên lối gọi tên theo Pháp vẫn thịnh hành, đã quen dễ hiểu. Những vị biết hai nền văn học nầy ở VN vẫn giảng dạy các danh từ riêng theo lối xưa; ít nhất cho đến ngày cuối VNCH. Do đó kẻ lạc hậu là tôi vẫn đi con đường ấy. Copernic / Copernicus - Varsovie / Warsaw. 

Renault Floride 1961
Annonce RENAULT FLORIDE d'occasionThật tình con đường xưa "em đi" có chút thay đổi. Đã lâu miền Nam không nói Floride, Californie như Tây mà dùng đúng theo gốc. Người Tây đã làm kỹ nghệ xe hơi lên cơn sốt với chiếc xe Renault kiểu Floride, mui trần như đi tắm biển Florida. Lâu lắm không nghe ai nói Ba Lê thay Paris; Hương Cảng / Hongkong; Hoa Lệ Ước / Hollywood; lại không nghe những tên phiên âm Tàu khá kỳ dị Mạnh Đức Tư Cưu, Montesqieu, Lỗ Bật Kiến Nhi Đề, Robert Kennedy. Ngôn ngữ là quy ước nhưng cũng mang dấu tích thời đại; ngôn ngữ có thể dùng như sử liệu.
.
City-state, chúng tôi dịch ý là chánh quyền-thành phố không chính xác vì danh từ nầy rất đặc biệt. Người Tàu dịch là thành-quốc, có dấu ngang. Cité-État. Cho dông dài thì hiểu là các thành phố có uy quyền cai trị như một quốc gia. Cho rõ hơn, state hay état chưa hẳn là một quốc gia (nation) nó mang nghĩa chính quyền, "nhà nước" trong XHCN. Vào thời Platon, city-state là một khu vực có thẩm quyền tự quyết, là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế. Athens là một ví dụ. Thời ấy Hy Lạp về hình thức giống như các tiểu quốc của Tàu nhưng không có ông vua trung ương làm vì, họ không mắc bệnh đánh nhau như thời Chiến Quốc Xuân Thu. Nhiều hình thức city-state xuất hiện ở Âu Châu thời Phục Hưng. Các tiểu bang tự trị ở các liên bang Mỹ, Đức... hiện nay không được rộng tay như thời xưa vì bên trên có hiến pháp với những điều địa phương phải tôn trọng như cấm đa thê, không có quyền ngoại giao. Biểu lộ tính cách độc lập nhiều nhất của thời Hy Lạp là các city-state hiện nay như Monaco và Vatican, những ốc đảo trên một lãnh thổ khác. Trước kia, Singapour là một colony người Tàu sống riêng trên bán đảo Mã Lai như một city-state. Sau đó Singapour, Mã Lai, Borneo và Sarawak 1963 thành lập Federation of Malaysia chết yểu, chết non khi hai tuổi. 1965 Singapour thành một quốc gia như các nước khác ở Á Châu.

===========================================

Image may contain: one or more people, people standing, sky and outdoor
nữ sinh Đồng Khánh Huế, trước 1975

=====================================

No comments:

Post a Comment