mandala Mật tông |
bài thơ muslim
Mathnawi Rumi
ni de la mer ni de la terre
je ne suis materiel ni éthéré
ni composé d’elements.
Je n’existe pas.
je ne suis une part ni de ce monde ni d’autre
je ne descends ni d’Adame ni d’Eve
ni d’aucune origine.
Ma place n’a pas de place
une trace de ce qui n’a pas de trace
ni corps ni âme.
J’appartiens au Bien Aimé
j’ai vu les deux mondes réunis en une seul
le premier, le dernier, celui du dehors celui de dedans,
simples comme le souffle d’un homme qui respire.
Rumi, Mathnawi, Book One
Tôi chẳng từ phương đông mà đến,
chẳng từ phương tây mà đến.
Chẳng từ biển hay đất liền.
Tôi không phải chất đặc hay chất hơi
Chẳng phải do nhiều thứ ghép lại mà thành.
Tôi không hiện hữu
Tôi không thuộc thế giới nầy hay thế giới khác.
Tôi không phải là hậu sinh của Adam và Eva,
Cũng không thuộc một nguồn gốc chủng tộc nào.
Chốn tôi ở không có gì là nơi chốn
Mà chỉ là một dấu tích của một thứ gì không dấu tích
Không thể xác, không linh hồn.
Tôi thuộc về Đấng Thương Quí
Tôi đã thấy hai thế giới hợp nhất là một,
cái đầu, cái cuối; cái trong, cái ngoài
đơn giản như hơi thở của một người đang thở.
Đây là một bài thơ của một người muslim, rất đơn giản không có chữ nào khó, ngoại trừ chữ “le Bien Aimé” có thể là Thượng Đế, là pháp thân, đại hồn, Atman, là Allah. Tôi đã mất bản tiếng Anh. Tuy nhiên danh từ nầy dịch thành “the Beloved”. Nguyên ngữ của Rumi là “tawhid”. Nó có tính chất vô hình tướng. Rumi cho đó là nơi mình phải trở về. Phải chăng có thể dùng “bản lai diện mục” mà hiểu thêm.
Đây là một bài thơ khác chưa dịch
I died to the mineral state and became a plant,
I died to the vegetal state and reached animality,
I died to the animal state and became a man,
Then what should I fear? I have never become less from dying.
At the next charge (forward) I will die to human nature,
So that I may lift up (my) head and wings (and soar) among the angels,
And I must (also) jump from the river of (the state of) the angel,
Everything perishes except His Face,
Once again, I will become sacrificed from (the state of) the angel,
I will become that which cannot come into the imagination,
Then I will become non-existent; non-existence says to me (in tones) like an organ,
Truly to Him is our return.
Rumi
(1207–1273) gốc Ba Tư (Persan) sinh tại nơi bây giờ Afghanistan và chết tại nơi
bây giờ là Turkey. Tư tưởng của ông nằm trong trường phái học thuật gọi là
Sufism, huyền nhiệm, chắc chắn xuất phát từ Indus Valley. Phật giáo cũng từ đây
mà ra. Dễ hiểu nhưng khó hiểu khi nói nhạc Flamenco, Spain cũng từ trứng nòng nọc
trong sông Ấn Hà.
Rumi
không phải là triết gia với cái nhìn tuyệt đối về "không" gần đến chỗ
nihilism (thuyết hư vô). Ông vẫn thấy cái gần giống chân không diệu hữu. Phải
có cái có chứ; vì theo biện chứng, không bao hàm cái có; nếu không có cái có
thì không thể có cái không.Thực thể huyền nhiệm ấy mang nhiều danh từ của nhiều
khu vực, nhiều thời đại mượn tạm để gọi. Những người "tuyệt đối
không" sẽ cười khỉn chữ "lai" trong khuôn mẫu "bản lai diện
mục" vì "bồ đề vô thụ”, lấy chi mà trở về. Họ sẽ cười khỉn khi Xá Lợi
Phất trình trong Pháp Hoa Hội câu chuyện gã cùng tử giang hồ trở về.
Sau
khi phủ nhận tất cả những thứ làm nặng nề con thuyền, Rumi không "đi tìm
con ngựa mình đang cởi", để cùng nhau đến nơi mà trực giác thấy và phải mượn
danh từ mà gọi "le Bien Aimé", tôi nghĩ đó là Allad, một Allad của
Rumi, của thi ca.
Bài
thơ tiếng Anh kết thúc với câu: "Truly to Him is our return". Câu nầy
và "J'appartiens au Bien Aimé" không khác một đoạn trong Koran: Inna
lillahi wa inna ilayhi raji'un "Verily we belong to Allah, and verily to
Him do we return."
Nhưng
Rumi không hiểu như người muslim bình thường, đọc câu nầy khi nghe tin có người
chết, và đọc trong tang lễ, như người PG hộ niệm về Tịnh Độ, người TCG cầu cho
chúng tôi khi vào giờ lâm tử.
Rumi
đã trở về khi ý thức phận người của mình; không cần đến chết.
Nếu không sợ politically incorrect (khen muslim) và không lấn cấn tôn giáo mình tôn giáo người, độc giả sẽ không thấy chơ vơ trong nihilism. Vẫn thấy có chỗ làm quê quán. Kinh Niết Bàn nói Phật như con bò con trâu thuộc loài bào sinh (trong bọc) nhưng có ý thức thuộc về Như Lai (pháp thân tường tồn trong thường lạc ngã tịnh). Jesus: ta là con của người (trong bào thai) và con của Thượng Đế.
Rumi viết: "hai thế giới hợp nhất là một, /cái đầu, cái cuối; cái trong, cái ngoài /đơn giản như hơi thở của một người đang thở".
Những
chữ đơn giản nầy nằm trong câu chuyện khoa học hiện kim và triết học Đông
Phương. Vật lý hiện đại đã chứng minh mối tương hệ trong mạn lưới vũ trụ (cực đại)
và trong hạ nguyên tử (cực tiểu).
Sự
thống nhất tương hệ (interconectedness) trong thế giới vật lý đã có công thức
toán học mô tả (mathematic interpretation).
Phương pháp luận tây phương luôn có và cần có một cơ sở siêu hình, như cơ sở Newton là sự hằng cửu phát sinh từ sự Sáng Tạo, như thời gian tuyệt đối. Tây phương đang tìm cơ sở siêu hình cho thế giới hạ nguyên tử, quantum, cho cả vũ trụ cực đại; họ đã gặp trong nền tư tưởng Đông Phương, đặc biệt là PG. Capra viết trong "The Tao of Physic":
The
picture of an interconnected cosmic web which emerges from modern atomic
physics has been used extensively in the East to convey the mystical experience
of nature. In Buddhism, the image of the cosmic web plays an even greater role.
The core of the Avatamsaka Sutra is the description of the world as a perfect
network of mutual relations where all things and events interact with each
other in an infinitely complicated way. The cosmic web, finally, plays a
central role in Tantric Buddhism.
The Buddhist does not believe in an independent or separately existing external world, into whose dynamic forces he could insert himself. The external world and his inner world are for him only two sides of the same fabric, in which the threads of all forces and of all events, of all forms of consciousness and of their objects, are woven into an inseparable net of endless, mutually conditioned relations.
[Trong
Phật giáo, hình ảnh của một tấm lưới vũ trụ đóng một vai trò quan trọng. Nội
dung chánh yếu của Kinh Hoa Nghiêm xem thế giới là một tấm lưới toàn hảo về mối
tương quan, trong đó mọi sự vật và biến cố tác động lên nhau, trùng trùng duyên
khởi vô tận.
Quan
điểm mạng lưới vũ trụ cũng đóng vai trò trọng yếu không kém trong Phật giáo
Tantra (Mật giáo). Kinh sách trường phái này được gọi là “Tantra”, một danh từ
gốc Sanskrit mang nghĩa “lưới dệt” và ám chỉ sự liên hệ và tương tác của mọi sự
vật và biến cố. Lama Anagarika Govinda tóm tắt rất hay như sau: Người Phật tử
không tin có sẵn một thế giới bên ngoài độc lập và hiện hữu tách biệt mà anh ta
tự gắn mình vào những năng lực của thế giới đó. Đối với anh ta, thế giới bên
ngoài và thế giới bên trong chỉ là hai mặt của một mạng lưới duy nhất, trong đó
những sợi chỉ của các năng lực, của các biến cố, của các dạng tâm thức, của các
dạng vật thể, chúng được dệt chằng chịt thành một mạng lưới không sao gỡ nổi, gồm
vô số những mối liên hệ tác động lẫn nhau].
đường Phan Đình Phùng Saigon 1965 |
No comments:
Post a Comment