thằng Gò và con nhồng biết nói
Trương Hùng * 10.2019
Cứ
mỗi lần ông tám Suy đi ngang nhà thằng Gò là đều phải nghe cái giọng the
thé...sắc lẻm phát ra từ cái mỏ con nhồng nhốt trong cái lồng tre treo trước cửa
nhà nó.
- dziệt cọng...nằm dzùng...diệt cọng... nằm dzùng!
Ông
tám Suy giận trong bụng lắm! " Ước gì tao chụp được mày...tao nhổ trụi
lông...bẻ hai cái cánh...cho chết bà...mày luôn!"...
Nhưng
vì nó không kêu tên ông, nên ông dằn cơn giận, cúi đầu giả lơ như không biết
cho qua chuyện ...
Còn
mấy anh lính trong chốt cổng sau ga xe lửa mỗi lần đi ngang thì con nhồng nó mừng
nó kêu:
-
Dziệt Nam Cộng Hòa...Dziệt Nam Cộng Hòa...muôn năm... muôn năm...
Ông
tám Suy...suy nghĩ lung lắm! Dzậy là do thằng Gò nó dạy cho con nhồng nói...chớ
bà ngoại thằng Gò cả ngày ngoài chợ..."cắt lễ giác hơi"...lo kiếm tiền
độ nhựt...còn bữa đói bữa no...hơi sức đâu mà dạy nó nói...tào lao thiên địa dzậy!
Được rồi! nay mai...sẽ cho thằng Gò bài học về cái dzụ dạy con nhồng ...đặt điều ...vu khống cho ông!...mà cũng hổng được! ... mà nó có nghi ngờ gì mình đâu! Thằng Gò nó có tật bẩm sinh đụng tới nó lỡ nó có bề gì...thì lỡ việc lớn hết!
1.
Thằng
Gò, nó sinh ra thiếu tháng...nó bị dị tật lưng gù từ lúc lọt lòng mẹ, thiếu ăn
nên ốm gầy trơ xương,
Mặt
nó hiền lành, cái miệng nó hô, hay hả ra lòi hai cái răng cửa to như hột bắp đá,
giống như nó đang cười cầu tài với ai đó!
Nó chỉ cao chừng một thước tây trở lại vì lưng nó gù!
Nhà
nó ở xóm đường rày sau chợ...mặt tiền nhà nó quanh năm đối diện hai thanh đường
rày song song gối lên những thanh tà-vẹt cũ gỉ sét sắp lớp dài dài trên lớp đá
xanh lởm chởm sắt cạnh bên dưới.
Cách
cửa ra vô nhà nó chừng già hai thước tây...đường rày kéo dài lên ga cuối Sài
Gòn ở đường Phạm Ngũ Lão nhìn xéo chợ Bến Thành ... nên những âm thanh còi tàu
hú vang inh ỏi, bánh sắt nghiến trên đường rày đã trở thành những nốt nhạc rầm
rập... xình xịch... ken két... quen tai và xe lửa chạy qua như tiếng gõ nhịp đồng
hồ chính xác trong tuổi thơ nó.
Nó không có bạn, cả ngày chỉ thui thủi một mình trong nhà với bà ngoại nó. Có lúc nó lầm lủi đi trên những thanh tà-vẹt vào cái chốt lính gác ở cổng sau ga, cái lô-cốt chồng chất những bao cát sơ sài nằm sát bên dưới tàng cây trứng cá già, cũng chỉ ước mong ngắm nghía mấy cây súng trường, sờ mó cây đại liên thật bự mà có thuê tiền nó cũng không vác nổi. Nó nhờ mấy chú lính níu cành trứng cá xuống rồi nó hái đầy một túi áo, ngồi dựa lưng vào bao cát lô cốt công sự rồi thưởng thức từng trái một, mỉm cười vu vơ, hát ngọng nghịu... "Anh em ơi! đừng sợ cao bồi! Nó có súng mình có dao găm! Nó bóp cò mình nhảy dzô đâm. Nó chết rồi mình lấy...năm trăm!". Rồi tự thưởng cho mình từng trái trứng cá ngọt lịm, cười cười lòi ra hai cái răng cửa!
Trong tiểu đội lính gác ai thấy nó cũng thương, nghĩ là nó bị bịnh tật, nên không ai để ý và cũng không ngăn cấm nó tới chơi! Có lúc chờ anh ba Tàng đi công chuyện, đứng đợi lâu bên cây trứng cá bị kiến cắn nó mới chịu vừa gãi vừa nhăn nhó đi về.Chỉ
có anh ba Tàng binh nhì trong tiểu đội lính là thấy nó tội...hể ảnh đi chợ là
mua mấy cục kẹo đi ngang nhà cho nó...
- Chèng ơi! sao ngồi mình ên buồn dzậy; hể rảnh em dzô chỗ anh chơi!
- dạ, cám ơn anh ba.
Rồi nó cười lòi hai ba cái răng...
Hai
ngày nay không gặp anh ba Tàng nó cảm thấy bồn chồn, buồn bực, tâm hồn nó trống
vắng lạ thường, ăn ít cơm và hay nhìn ra khoảng trời mông lung.
Bà
ngoại nó hỏi:
-
Gò...
-
Dạ, goại!
-
qua giờ ...tao thấy mầy bỏ ăn...có chiện gì hả?
-
dạ, hông...goại!
-
sao hổng ăn!
-
dạ, anh ba Tàng...ảnh dzìa quê lâu quá...con trông ảnh...ghê!
Bà
ngoại nó tằng hắng lên giọng:
-
bà con...anh em ruột rà máu mủ...gì mà trông dữ hông biết!
-
dạ, ảnh hứa lên...đem cho con... con nhồng!
-
mèng ơi! ta hứa thì để từ từ ta lên đã...gì mà trông đứng trông ngồi... dữ dzậy!
Nó
gãi đầu:
- dạ, ảnh đi hai ngày...rồi goại...lâu quá!
2.
Buổi
trưa, nó khập khiễng đi vào chợ rồi lần mò ra trước đường Nguyễn Thông vịn tay
vào vách tường tiệm tạp hóa Ngọc Toàn...uể oải ngồi xuống bậc thềm mặc cho mọi
người qua lại mua bán.
Nó
không thèm nhìn ai chỉ nhìn mông lung trời cao...như đang mong chờ một ai đó!
Nó
ngồi nhìn xe cộ qua lại đến xế chiều... bổng dưng bên kia đường chiếc xe ngựa dừng
lại...nó hồi hộp tim nó đập nhanh, bóng anh lính nhảy xuống trả tiền xe cho bác
xà ích.
Mắt
nó sáng rực lên, mừng vui vì anh ba Tàng đeo ba lô và tay thì xách cái lồng
chim...nó mừng quýnh đứng lên nghiêng ngả phải vịn vào tường rồi đưa tay vẫy vẫy...và
gọi to:
-
anh ba...anh ba!
Con
nhồng trong cái lồng tre nhảy chuyền đáp lại...
-
chào em...chào em! - Dziệt Nam Cọng Hòa...Dziệt Nam Cộng Hòa...muôn năm...muôn
năm.
Nó
ngạc nhiên và sung sướng hết sức.
Nó
khập khiễng chạy tới và dành xách cái lồng chim trong tay anh ba, anh ba khoác
vai nó đi lần vào chợ ra phía sau đường rày về phía cái lô cốt đóng quân!
Buổi
trưa, bà ngoại nó ăn cơm xong thì lăn ra nền nhà ngủ một giấc, nó khép cửa rồi
khập khiễng vào cái lô cốt chơi với anh ba...
-
anh em mình lên lô cốt ...chơi! Để mấy anh, mấy chú nghỉ trưa...đi!
Anh
ba nói rồi xốc nách nó lên ngồi trên mấy cái bao cát, anh ba với tay níu cành
trứng cá cho nó hái mấy trái chin, trái hườm hườm.
Rồi
anh ba từ từ kể:
-
con nhồng...là của người bạn anh...ảnh đã chết trận!
-
Dzậy... hả anh! Tội nghiệp ảnh quá!
-
Ảnh đi hành quân rồi bắt được con nhồng còn nhỏ, nuôi từ từ, rồi luyện giọng và
ảnh đóng quân đâu là ảnh đem nó theo đó...ảnh quý nó lắm!
Ảnh
kể nhờ nó đánh hơi phát hiện địch quân, chớ không cả tiểu đội ảnh bị phục kích
tiêu tùng từ khuya hết rồi!
Nó
chống cằm say sưa ngồi nghe rồi chép miệng...
-
hay quá... anh héng! rồi sao...anh có nó!
-
một hôm đơn vị ảnh bị tấn công hỏa lực địch quá mạnh...ảnh ...bị trúng đạn pháo
kích...rồi hy sinh ! Nên anh xin đem về nhà nuôi nó như để nhớ về ảnh người bạn
một thời quân ngũ! Bây giờ... anh giao nó cho em! Em thích hông?
Thằng
Gò nghe dzậy thì quá vui mừng...nó rưng rưng chảy nước mắt ...từ nay nó có bạn
để tâm sự rồi!
Nó
run run vì sung sướng đưa hai tay ôm chầm cái lồng chim vào lồng ngực nó, làm
con nhồng sợ...nhảy loạn xạ!
-
dạ, em cám ơn anh...nó là bạn thân của em từ nay...ai có đổi gì em cũng hổng đổi
đâu!
-
Em nuôi rồi chăm sóc nó...héng! Anh sẽ chỉ cho em cách nuôi dưỡng chim nhồng!
Anh
ba Tàng chậm rãi kể đầu đuôi...
-
Nhồng thường sống ở những vùng rừng rậm như Bù Đăng, Bù Đốp tỉnh Phước Long. Khi
nuôi nên chọn con to cao khỏe, đầu to, mỏ đẹp màu trắng, bộ lông mượt mà chọn,
con lanh lẹ hay kêu, khi đút ăn mà nó rụt cổ lại là chim trống. Nuôi từ nhỏ
trong lồng tre vừa rộng thoải mái, chim quen nên dễ tập luyện. Nó thích ăn no,
tắm mát...ăn sâu bọ, cào cào, nhồng khoái ăn chuối chín và ớt hiểm có thể trộn
chung trong cơm.
Khoảng
6 tháng là nhồng đã biết "nói gió" líu lo và chừng một năm là bắt đầu
biết nói thành tiếng. Tự nhiên nó cũng nói được nhưng lột lưỡi giúp nó nói tốt
hơn...
Khi
nó quen thức ăn, nơi ở thì thả cho nó bay tự do, nó chỉ bay quanh quẩn rồi về,
nó không bay mất mà còn giữ nhà giữ cửa.
Dạy
nhồng nói thường dạy vào sáng sớm.
Khi nhồng nói thành thạo thì em treo lồng chim ở cửa ra vào...nó giữ nhà rất hiệu nghiệm nó sẽ kêu lên...chào khách...chào khách khi có người lạ vô nhà!
Thằng
Gò ngồi lắng nghe anh ba Tàng kể và chỉ vẽ một cách say sưa thích thú...Từ ngày
đó, nó cảm thấy cuộc đời nó có ý nghĩa hơn, đáng sống và nó cảm thấy hạnh phúc
vì nó có người anh tinh thần là lính chiến thương yêu nó và có người bạn tri âm
là con nhồng yêu quý biết nói chuyện cùng nó.
Ngày
ngày, nó vào trong ga lùng bắt cào cào, sâu bọ...
Một
hôm nó leo lên lô-cốt hái trứng cá, rồi tâm sự với anh ba...
-
anh ba !
-
gì ...em!
-
em có cái này tặng anh ba....
Nó
dúi vào tay anh ba Tàng hủ dầu cù là Mac-phsu.
-
Ở đâu có mà ...tặng anh!
- dạ, em kể bà goại nghe...bà goại biểu " bánh ít trao đi, bánh chì trả lại" mới là người biết chiện! Cù là trị gió máy cảm mạo, anh lính tráng sương gió bọc theo người là tốt nhứt!
3.
Sau đợt công kích lần hai (05/5 đến 15/6) của VC, không khí yên lành tạm ổn định được chừng hai tháng. Khoảng tháng 8/1968 (Mậu Thân).
thì
công kích đợt ba nổi lên từ 17/8 đến 30/9/1968 an ninh mới được thắt chặt và
vãn hồi trật tự đem lại yên ổn thực sự bên trong đô thành Sài Gòn .
Đợt
ba kéo dài cả tháng, chính yếu là tấn công rải rác các đồn bót trại lính, các mục
tiêu chỉ huy quân sự quan trọng ở ngoại ô, đài rada Phú Lâm, địch quân đánh phá
một cách yếu ớt và bị đẩy lui hoàn toàn.
Đêm
đêm từ bên Thủ Thiêm hay miệt Củ Chi địch pháo kích đạn cối 81, hỏa tiền 122 ly
vào Sài Gòn một cách bừa bãi vào các khu dân cư gây chết chóc, hoang mang lo sợ
cho đồng bào.
Chùa Bà Ấn |
Qua
tin tức thời sự trên ray-dô...đêm về... bà ngoại thằng Gò lo âu...đến xin má thằng
Bình nhà lầu bốn tầng mặt tiền đường Nguyễn Thông đêm đêm cho bà cháu nó tá túc
tránh đạn pháo kích vì nhà không có hầm trú ẩn.
Khi
qua nhà thằng Bình, vì vội chạy đi theo bà ngoại, nó quên phứt cái lồng chim mà
nó yêu quý. Nó xin bà ngoại nó về lấy...
-
mèng ơi! Goại lôi con đi...làm con quên phứt con nhồng! Goại cho con dzìa
...con quay lại liền mờ...
-
...cái mạng mày lo giữ còn hổng được! Còn lo chim lo chóc...phần qua trú ẩn nhờ
nhà người ta...đem chim chóc theo coi sao được! ở im đó cho tui!
Nó
ngồi bó gối một góc buồn xo lo âu và mệt mỏi thiếp đi... ngoài trời đêm tiếng gầm
rú của đạn pháo kích bừa bãi vẫn dồn về thành phố nghe rợn người.
Bóng
đêm đồng lõa cùng tội ác...bóp nghẹt hơi thở hằng triệu trái tim lương dân vô tội.
Chỉ
đến khi nghe tiếng u...u...vần vũ của phi cơ trên không trung để tìm mục tiêu tấn
công, thì tiếng đạn pháo mới tạm ngưng, bà con mới hoàn hồn... tiếng thở ra nhẹ
nhõm trong lo âu trên nét mặt tím tái hoang mang sợ hãi.
Trời
mờ sáng thằng Gò vội vã khập khiễng về nhà, từ xa nó thấy cái lồng còn treo ở
đó...cũng yên tâm phần nào! Nhưng nó làm lạ...sao không thấy con nhồng nhảy
nhót...
Nó
cố chạy thật nhanh nhưng vì cái khối gù nhô lên trên lưng đè nó xuống trong một
cơ thể ốm o thiếu dinh dưỡng ...nên nó chỉ khập khiễng từng bước!
Nó
nhìn lên cái lồng trống trơn, cái cửa bị bẻ gãy... Nó run cầm cập, toàn thân lạnh
ngắt vả mồ hôi ...nó không muốn tin vào mắt mình nữa!
Nó
khụy xuống...khóc òa, rồi nó nhảy lên gào thét...
-
goại ...ơi! Con Nhồng chết rồi...con Nhồng chết rồi...goại ơi! Con bắt thền goại
đó! huhuhu...huhuhu...Con Nhồng chết rồi gọai ơi!...huhuhu...huhuhu...
nó
gào thét khóc la, nó lăn lộn điên dại...
Bà
ngoại nó đứng xụi lơ...run rẩy, rồi ngồi chồm hổm xuống đưa tay sờ con nhồng lắp
bắp...
-
ai...mà ác dữ thần! Loài dzật có biết gì đâu mà nỡ giết nó trời!
Con
nhồng bị nhổ lông trụi lủi, hai cái cánh bị bẻ gãy lìa, nằm chết dưới nền đất!
Bà
ngoại nó phải an ủi xoa dịu, tỉ tê... rồi xé cái bìa tập học trò dán thành cái
hộp cho nó đựng xác con nhồng đem chôn.
Nó
vừa thút thít vừa ôm trước ngực cái hộp ... lủi thủi xiêu vẹo đi trên những
thanh tà vẹt vào cổng sau ga...
Anh
ba Tàng thấy vậy liền hỏi nó:
-
Ụa...sao... mà khóc dzậy em!
Nó
khóc to hơn rồi chỉ cái hộp đang ôm trước ngực...
-
người ta... ác nhơn giết con nhồng rồi anh ba ơi!...huhuhu...
Nó
khóc to rồi gập người ngả dựa vào mấy bao cát lô-cốt...anh ba nhìn nó quá tội
nghiệp mà xót xa thương cảm!
Anh
ba an ủi và hứa có dịp sẽ cho nó con nhồng khác để bầu bạn!
-
giờ ...em đem chôn nó hả!
Nó
nấc lên...nói trong thút thít:
-
dạ... em chôn...nó!
Anh
ba Tàng rút cây dao găm đeo bên hông ra đào cái hố nhỏ bên gốc cây trứng
cá...nó nhẹ nhàng đặt cái hộp đựng con nhồng yêu quý vào lỗ rồi vun đất đắp lại...miệng
nó lẩm bẩm như cầu nguyện cho con hồng sớm được siêu thoát!
Anh
ba đứng dậy đeo ba-lô lên vai xoa đầu nó:
-
Gò...anh được lịnh rút về trình diện đơn vị để bổ sung hành quân ... gấp quá, hổng
kịp chia tay...em ở lại mạnh giỏi... nghen! Có dịp anh trở lại thăm em! Anh gởi
lời cám ơn bà ngoại hủ cù là nghen! Anh nhớ chiện...tìm cho em con nhồng mà!
Nó
nhìn theo bóng dáng những chàng trai nước Việt oai hùng...hiên ngang ra đi!
Nó
hiu quạnh một mình, cúi xuống nhìn nắm đất nhỏ bé vun lên bên gốc cây trứng
cá...đang che khuất, ngăn cách niềm vui nhỏ bé chất chứa trong đó!
Nó
đi về...lặng lẽ bước trên những thanh tà-vẹt lạnh lùng như mọi khi...nhưng sao
nó thấy tâm hồn nó trống vắng thiếu thốn lạ thường!
Trong
một ngày... nó bất ngờ bị mất mát một lúc cả hai niềm vui to lớn trong đời!
Nó
đưa tay lên quệt hai giòng nước mắt ràn rụa tuôn trào...nó ngước lên trời cao
như oán than trách móc, bổng nó gắng sức gào lên thật to một cách ai oán ngọng
nghịu...
-
N...h...ồng...ơ...i! ...A...n...h...B...a...ơ...i!
Huhuhu...huhuhu...
4.
Ga Hòa Hưng trong khu dường Rầy Nguyễn Thông |
Các
hẻm trong khu đường rày Nguyễn Thông đều có cảnh sát an ninh chìm. Bắt đầu...kêu
cửa từng nhà để kiểm tra tờ khai gia đình, thẻ căn cước để tìm thanh niên trốn
quân dịch hay tìm VC nằm vùng...!
Không
gian đêm khuya im lặng ngột ngạt, tiếng chó lại sủa inh ỏi rân trời, có tiếng
nói lao xao, tiếng chạy rầm rập của bọn thanh thiếu niên đi chơi khuya, có tiếng
súng nổ thị uy trấn áp hốt lên "xe cây", có tiếng xe chạy rít
bánh...có tiếng lao xao bàn chuyện của bà con lối xóm... dẫn giải...nhân vật nằm
vùng quan trọng nào đó!
Sáng
sớm họp chợ...
Mọi
người bàn tán xì xầm cho biết...
Tối
qua bắt VC nằm vùng đem đi...có người rành mạch kể chi tiết:
-
Bắt ông hai Dành y tá với ông tám Suy đạp xích lô nhà sau đường rày...chớ ai! Lục
tung...từ trên máng xối, xuống cái gạc măn-rê, qua cái bao than, trong thạp gạo
dưới bếp, dưới nền gạch...hổng thấy gì ráo!
Rồi
mấy ông Cảnh sát dẫn ổng ra chiếc xích lô để đầu hẻm...sát nhà thằng Gò ...hỏi ổng,
ổng nhận là xích lô của ổng...
Dzậy
là, mấy ổng lục tung trong miếng nệm dựa lưng lòi ra toàn là lá cờ xanh đỏ mặt
trận giải phóng ...chả bị còng tay dẫn đi liền...
Có
người xen vào góp chuyện :
-
hèn gì... Tối tối hay thấy ông Tám ổng đạp xe xích lô đi làm ăn tới phia mới
dzìa...tui thấy khả nghi lâu nay!
Thằng
Gò nó nghe người lớn bàn tán nói chuyện... Nó sực nhớ...mỗi khi ông tám Suy đi
ngang thì con nhồng của nó hay nói :
-
dziệt cọng nằm dzùng...dziệt cọng nằm dzùng!
Thằng
Gò rụt cổ lè lưỡi lắc đầu :
- Mèng đét ơi! ...ai dè được... nhồng ơi!
5.
Câu
chuyện đã trôi qua trên năm mươi năm.
Cái
lô cốt, cây trứng cá già mà dưới gốc là nấm mộ con nhồng.
đường rấy gần bùng binh Lê Văn Duyệt |
Tất
cả đã dần dần nhạt phai trong trí nhớ bà con khu đường rày Nguyễn Thông và người
dân Sài Gòn xưa.
Nghe
qua... nó chỉ là câu chuyện cổ tích cho lớp người mới trở về sau...
Hiện
nay, chỉ còn tồn tại là con đường mang tên chúa Nguyễn Phúc Nguyên**, con đường
buôn bán "gốm sứ" sầm uất một thời... thập niên 90.
Trời
Sài Gòn vẫn hai mùa mưa nắng...
Người
Sài Gòn vẫn chân chất hiền hòa, xuề xòa bình dị, rộng lượng bao dung...cho một
quá khứ tang thương vì mệnh nước nổi trôi... và một thời u tối đau buồn...đã
lùi dần vào dĩ vãng!----
Trương
Hùng (trich từ FB Dân Saigon Xưa Oct 30, 2020)
---------------------
(*)
chùa Bà Ấn (Ấn Độ giáo) thờ nữ thần MARIAMMAN đường Trương Định góc Lê Thánh
Tôn quận Nhứt Sài Gòn, xây dựng năm 1885 bởi cộng đồng người Ấn sinh sống và
làm ăn ở khu vực này.
(**)
chúa Nguyễn Phúc Nguyên tức Chúa Sãi((1613-1635) là công tử con thứ sáu của
chúa Nguyễn Hoàng nối ngôi cha ở Đàng
=============================================================================
No comments:
Post a Comment