add this

Saturday, February 6, 2021

VN sáp nhập cambodia


Lăng Bà Chiểu ngày xưa trước 1975


Xét lại VN sáp nhập Cambodia

REVISITING THE VIETNAMESE ANNEXATION OF CAMBODIA

Lê Minh Khai

5.- Ci cách phong tc

Lich sử quan hệ Việt Miên rất dài và phức tạp với nhiều yếu tố làm người ngày nay không đồng ý hay bất mãn vì những yếu tố ấy không được nhìn bởi các sử gia khách quan chuyên nghiệp nhờ các sử liệu và hiểu biết các sử liệu nầy đầy đủ theo khả năng ngôn ngữ và sự hiểu biết tổng quát về thời đại liên hệ.

Một ví dụ cụ thể là sách sử hiện nay đã cố ý hay vô tình sai lạc nói rằng triều Nguyễn thời Minh Mạng đã ép Khmer thay đổi cách mặc áo quần và đầu tóc. Dựa trên sự thiếu sót, Chandler cho rằng VN muốn đào trốc gốc rễ văn hóa và căn cước dân tộc Khmer qua các cuộc cải cách văn hóa, ngoài chuyện áo quần râu tóc VN còn cấm ăn bốc, và quì sát đất khi chào đón. Ăn vận thì phải dùng quần hai ống, cấm mặc áo không có xẻ nách, cấm mặc xà rông hay đóng khố; tóc thì không được cắt ngắn như bàn chải, phải để dài mà búi.

Tác giả Chandler cho rằng những khắc nghiệt ấy đã là một trong những nguyên do xa của các vụ sát hại người Việt của Lon Nol và Pol Pot thập niên 1970. Tác giả đã đi quá xa và đơn giản hóa cao độ tương lai; nhất là vụ diệt chủng Pol Pot là hậu quả chính trị của thế kỷ 20 và nạn nhân chính là dân tộc Khmer; Pol Pot giết người Khmer không phải vì Minh Mạng.

Tác giả “A History of Cambodia” không nêu tài liệu tham khảo. Tuy nhiên ở một chỗ khác, tác giả đề cập đến cuốn Gia Định Thành Thông Chí 嘉定城通志 của Trịnh Hoài Đức (THĐ) có nói đến áo mão triều đình và phong tục kiểu người Hoa.

Rất tiếc, Chandler gặp phải hai sở đoản. Thứ nhất, Chandler chỉ trích những cải cách cưỡng bách nêu trên trong bối cảnh gọi là VN sáp nhập Cambodia 1833-1940, bên cạnh những điều ông cho là thái quá như thuế vụ, thực dân hóa, thuộc địa hóa, kiềm chế và kiểm soát vua Nặc Ông Chân. Trong lúc ấy THĐ đã hoàn tất Gia Định Thành Thông Chí trước khi trình vua Minh Mạng ngày vua lên ngôi 1920, nghĩa là 14 năm trước thời điểm mà Chandler đặt làm trọng tâm.

Sở đoản thứ hai là Chandler, như đã nói lần trước, không biết Hán tự cổ điển, thứ ngôn ngữ Trịnh Hoài Đức dùng. Ông phải dùng bản dịch 1867 của Gabriel Aubaret, một bản dịch nhiều thiếu sót vì Aubaret không nắm vững tinh thần của Hán tự cổ điển.

Nhà thông thái THĐ, gốc người Hoa, (1765 – 1825) viết về lịch sử Gia Định, và viết đầy đủ về mối quan hệ giữa hai vương quốc Khmer và VN.

Năm 1806 một tân vương lên cầm quyền ở Cambodia. Đó là vua Nặc Ông Chân (cũng là vị vua trong thập niên 1930). Ông được sự hậu thuẩn của Xiêm (Thái Lan); ông có hai người em trai mà Thái Lan cũng ưa thích không kém. Có lẽ nhằm củng cố quyền lực, vua Nặc Ông Chân xin được làm chư hầu của triều Nguyễn. Ông được toại nguyện và quy chế nầy được long trọng thừa nhân trong một buổi lễ năm 1807.

Từ đó trở đi, vua và quan Khmer găp vua và quan nhà Nguyễn đều theo nghi lễ nhà Nguyễn.

Mô tả một buổi lễ năm 1816, THĐ kể rằng vua Nặc Ông Chân được triều đình bang áo mão. Ông tiếp:

秋七月初六日,欽頒高蠻國藩僚文武朝服。從此高蠻官民衣服器用皆效華風,而串頭衣、幅圍裙、膜拜、搏食諸蠻俗漸革矣。

thu thất nguyệt sơ lục nhật, khâm ban cao man quốc phiên liêu văn vũ triêu phục Tòng thử cao man quan dân y phục khí dụng giai hiệu hoa phong, nhi xuyến đầu y, phúc vi quần, mô bái, bác thực chư man tục tiệm cách hĩ

Mùa thu, ngày mồng sáu tháng bảy âm lịch, viên chức dân sự và quân sự Cao Man được cấp áo của triều đình. Từ đó về sau, viên chức quân sự và dân sự cũng như dân chúng theo lối người Hoa trong cách phục sức và chén đĩa; các tập tục man di như mặc áo chui đầu, đóng khố, ăn bốc, quỳ sát đất chào khách …dần dần thuyên giảm.

Trong đoạn nầy, THĐ phân biệt lối sống man và Hoa” .

Hoa phong 華風 theo THĐ là mặc một loại áo đặc biệt nào đó, đọc viết Hán tự, theo một số nghi thức nào từ xưa để lại…Giống như thành phần ưu tú Tàu và Đại Hàn thời ấy làm theo. Cũng là tập tục, lối sống của thành phần ưu tú Đông Á. Điều nầy không nghĩa thành phần ưu tú ép mọi người dân phải làm theo. Đại đa số dân Đông Á không theo Hoa phong. Giai cấp lãnh đạo chẳng lo việc nầy, chỉ lo giữ địa vị của mình.

Hoa phong hết sức quan trọng trong nghi lễ triều cống, trong mối quan hệ giữa thiên quốc và chư hầu. Nhân viên phái bộ VN và Triều Tiên triều cống ở Bắc Kinh phải mặc áo kiểu Hoa, theo các nghi lễ triều đình Tàu. Khi sứ thần nhà Thanh đến VN hay Triều Tiên, quan viên địa phương mặc áo kiểu Hoa nghênh tiếp và theo các nghi lễ kiểu Hoa.

Trong mối quan hệ với Cambodia, triều Nguyễn muốn sao y nghi lễ giữa VN và Tàu đem áp dụng ở phiên quốc nầy. Khi tiếp sứ thần VN, triều đinh Khmer mặc áo kiểu Hoa, dùng đũa trong các bữa tiệc tiếp theo.

Năm 1867, một sĩ quan Pháp tên Gabriel Aubaret dịch cuốn Gia Định Thành Thông Chí nhưng ông không hiểu biết rành rẽ Hán tự cũng như không am tường về lịch sử và văn hóa, điều kiện cấp thiết của việc phiên dịch. Do đó, rất nhiều chỗ Aubaret dịch sai ý của THĐ. Trong bốn điều Aubaret nhét bào miệng THĐ chỉ có một điều đúng có thay đổi là ăn bốc.

THĐ không nói đến tóc. Về y phục ông nói dân Khmer thường mặc 串頭衣 xuyến đầu y, áo phải chun đầu vào (như áo thun, pull over), không được coi trọng trong giới thượng lưu Đông Á. Ông không nêu áo không xẻ nách hay đóng khố. Ông chỉ nói người Khmer mang y phục chỉ che phần dưới của thân thể bằng một tấm vải quấn quanh người. Ông cũng không nói quỳ sát đất chào đón, ông chỉ nói họ làm như lạy.

Vì hiểu sai THĐ, Aubaret đã viết một phụ chú sai dây chuyền mà chẳng may Chandler dùng lại. Vì tin tưởng toàn thể dân Khmer đã thay đổi cách phục sức và các tập tục, Aubaret viết rằng: Người Khmer ngày nay (thập niên 1860) đã trở lại các tập tục dân tộc cổ truyền. Chỉ có người sống trong vùng đất của An Nam thì mặc áo gần giống người Nam; phụ nữ sống chung với người Nam để tóc dài như người Nam; phụ nữ sống trong khu vực Khmer thì cắt tóc ngắn.

THĐ không chú ý đến cách phục sức của dân chúng. Ông chú ý xem người Khmer có theo đúng cung cách trong tương hệ vua và chư hầu. Quan viên quân sự và dân sự mặc áo theo Hoa phong khi tiếp sứ thần VN hay khi đi triều cống vua Nguyễn. Vả lại, ở đấy không có ép buộc. Nặc Ông Chân xin được làm chư hầu thì ông thỏa thuận theo nghi lễ của VN. Ngoài những dịp nầy, quan viên Cambodia trở về tập tục dân tộc khi sống với người Khmer; huống hồ là dân chúng, có ai biết nghi lễ trong triều ra sao, quan viên mặc áo quần gì, thì lấy đâu mà nói cả nước thay đổi cách phục sức, tóc ngắn tóc dài.

Trịnh Hoài Đức


No comments:

Post a Comment