REVISITING THE VIET
NAMESE ANNEXATION OF CAMBODIA
Xét lại VN sáp nhập Cambodia
Lê
Minh Khai
1.- Thuế khóa
Đầu
thập niên 1830 xẩy ra vụ nổi loạn ở châu thổ Cửu Long. Thái Lan gởi quân qua
giúp. Sau đó 1834, quân Chúa Nguyễn đuổi quân Thái đi và kiểm soát vùng đất
Cambodia cho đến 1840 khi có vụ nổi loạn trầm trọng hơn xẩy ra.
Giai
đoạn 1834-1840 thường được gọi là “VN sáp nhập Cambodia”. Người đầu tiên viết về
sự kiện nầy bằng tiếng Anh là David Chandler trong luận án tiến sĩ 1973 nhan đề
“Cambodia Before the French: Politics in a Tributary Kingdom, 1794-1848.”
Để
viết luận án nầy và tác phẩm kế “A History of Cambodia”, sử gia nầy hầu như
hoàn toàn chỉ dùng các sử liệu của triều Nguyễn, tức là tuyển tập Đại Nam Thực
Lục (ĐNTL). Ông ca ngợi rằng suốt trong thế kỷ 19, chỉ có bộ sách nầy là nhiều
chi tiết nhất và chính xác nhất, ở những chỗ liên hệ đến Cambodia.
Nhưng
khổ nỗi Chandler không biết Hán tự cổ điển, ngôn ngữ được dùng để viết ra tuyển
tập nầy. Thêm nữa, Chandler cũng không biết tiếng Việt hiện thời, ngôn ngữ được
dùng để dịch ĐNTL. Chandler chỉ biết bản dịch của “Miss Nguyen thi Thanh of
Cornell University” người ông cảm ơn không những dịch mà còn chỉ cho ông tài liệu
nầy mới biết mà dùng.
Dựa
hoàn toàn vào bản dịch của một kẻ khác từ một ngôn ngữ mình không hiểu – đối với
sử gia – là một điều nguy hiểm. Chandler đã nhận thấy điều nầy khi ông nói: vì
qua một dịch giả, tôi chỉ đi vào sử liệu nầy ở mức độ giới hạn. “Working with a
translator, I have had only limited access to this text”. Dù hạn hẹp và sai
sót, tác phẩm của ông, “A History of Cambodia”, đã tái bản lần thứ tư, và trong
40 năm qua được xem là tiêu chuẩn trong việc nghiên cứu về Xứ Chùa Tháp.
Về
năm 1840, Chandler viết như sau:
“Tháng
June 1840, Minh Mạng đã thiết lập một hệ thống thuế vụ ở Cambodia. Điều nầy tạo
ra một nhiệm vụ mới cho quan lại Cambodia (okya) là đánh thuế các sản phẩm mới
như trái cây, rau quả và nhiệm vụ kiểm kê dân số, đo đạt địa chính, tường trình
tài nguyên sông nước”.
Tác
giả không kê khai xuất xứ. Nhưng ĐNTL đăng tải một văn kiện về thuế ở Cambodia
ban hành vào tháng sáu Âm Lịch Canh Tý 1840 (mà Chandler máy móc dịch là June
1840) liên quan đến trái cây và rau cỏ, nhưng nội dung hoàn toàn khác biệt, nghịch
đảo với sự mô tả của Chandler.
Năm
Canh Tý 1840, Minh Mạng được ngũ tuần, 50 tuổi. Tháng giêng âm lịch, vua muốn
ăn mừng bằng cách giảm thuế cho mọi thần dân. Vào thời điếm ấy, Cambodia chưa
sáp nhập vào hệ thống thuế vụ của VN. Mùa hè cùng năm vua nói rằng thể lệ thuế
má ở Cambodia chưa cấp thiết vua phải bận tâm nhưng vua muốn ân huệ ấy rải khắp
mọi nơi trong vương quốc; cho nên vua phải ra chỉ thị chi tiết.
Muốn
giảm thuế ở Cambodia, vua phải biết hiện tại thuế đánh trên những thứ gì.
Trương Minh Giảng trình vua danh sách căn bản thuế. Phản ứng của vua đã làm triều
đình ngạc nhiên: Không những thuế đánh trên các nguồn lợi từ sông ngòi, cù lao
và các biềng đất bồi; mà thuế còn đánh trên trái cây và rau cỏ mà dân trồng trọt
mà có. Rứa thì các quan địa phương cứ ăn cướp của dân đến khi dân không còn gì
mà nạp thuế thì mất nhà cửa” (xin xem hình trang sách).
Chandler
quả quyết rằng VN đánh thuế trên các căn bản thuế mới như rau quả, trái cây; điều
nầy trái ngược với ĐNTL, tuyển tập mà ông khen, và tài liệu duy nhất ông dùng.
Không
những không đánh thuế trái cây và rau quả, Minh Mạng còn cấm việc nầy, cho đó
là cướp bóc dân nghèo.
Sự sai lạc vô tình hay cố ý của các sử gia chắc hẳn đã đã làm cho vấn đề Miên Việt, vốn là vấn để đầy cảm tính, trở nên xấu xa hơn. Phương pháp sử khoa học cần được áp dụng đúng mức.
2.-
Đồn điền và Việt Nam hóa
David
Chandler dùng Đại Nam Thực Lục (ĐNTL) viết lời bình như sau:
Bởi
vì nhóm dân tộc thiểu số Khmer thường tạo ra bất ổn, Minh Mạng phải tìm cách
“thực dân hóa” khu vực nầy bằng người Việt. Nhà vua biện minh chính sách nầy với
nhận định rằng những tội phạm quân sự và dân sự nếu bị giam thì thành vô dụng;
chi bằng đem chúng qua bên Cambodia sống với dân địa phương; cũng là dịp cho
dân địa phương học hỏi thêm.
Tái
bản lần thứ tư, tác giả viết thêm: quan niệm cho rằng tội nhân VN cao trọng hơn
thường dân vô tội Khmer là một khía cạnh khác của sứ mệnh văn minh hóa Cambodia
của VN.
Tác
giả và người dịch nêu đúng trọng tâm của của vấn đề trong ĐNTL nhưng lời bàn dựa
theo một thế giới quan xa lạ, khác xa với tinh thần căn bản của Minh Mạng.
Năm
1836, Minh Mạng viết:
Trấn
Tây (vùng đất Khmer do VN kiểm soát) vừa được khai khẩn để canh tác. Đất đai
phì nhiêu và còn nhiều vùng hoang dã. Trẫm đã ra lệnh quan và quân thuộc bộ
binh thành lập các khu dân cư trên một diện tích hơn 400 mẫu. Nay nếu dần dần,
nhiều khu vực được phát quang canh tác thì sẽ có thêm nhiều vùng đất được phát
triển, thặng dư lúa gạo, rõ là một nguồn phúc lợi vô lường cho nhiều thế hệ hậu
sinh. Xét rằng đào binh và tù nhân bị giam cầm chẳng có gì lợi ích, sao không
đưa chúng đến các nơi đồn trú quân sự và bảo chúng cần mẫn canh tác đất đai,
như vậy có hay hơn không? Dân ta sẽ sống chen giữa người Chân Lạp, giúp người địa
phương theo các phong tục Hán, cũng là dịp dùng “Hạ” mà chuyển hóa người Man”.
Xem
đó thì không có chuyện người Khmer gây rối loạn để phải đưa dân mới tới ngõ hầu
trị an. Thực dân hóa hay thuộc địa hóa ư? Minh Mạng cho biết đã khai khẩn 400 mẫu.
Một acre trong hệ thống đo lường Anh Mỹ nhiều hơn 6 mẫu ta của vua, vậy tính ra
chỉ bằng 86 acre hay chưa được 50 mẫu tây. Tác giả có một trang trại ở Vermont,
USA, rộng 100 acre nhưng không ai lên án ông đã thực dân hóa, thuộc địa hóa tiểu
bang nầy. Vermont bằng 1/6 Cambodia.
Nói
khác, tầm mức hạn hẹp của các đồn quân sự không thể minh chứng một kế hoạch thực
dân bằng người Việt với lý do tạo loạn của người Khmer.
Về
phần Minh Mạng, vua tin tưởng rằng nhóm người Việt ít ỏi trong khu vực nhỏ nhoi
nầy có thể làm cho dân địa phương Khmer quen với phong tục Hán. Thế nhưng
Chandler dùng thành ngữ Việt Nam hóa và cho nó tương đương với ý niệm “sứ mệnh
văn minh hóa” (mission civilisatrice) của Pháp trong mấy thế kỷ trước (ghi chú
người dịch: Giám Mục Bá Đa Lộc được xem là người là việc văn minh hóa; di cốt
hiện giữ trong viện văn minh hóa, Institut des Civilisateurs).
Minh
Mạng đề cập danh từ Hán phong 漢風 (phong tục người Hán) nhiều nơi trong ĐNTL;
riêng trong mục nầy vua dùng thêm thành ngữ “dụng Hạ biến Di” 用夏變夷), dùng (văn hóa)
Hạ để cải hóa dân Man. Do đó, các danh từ Việt Nam hóa và sứ mệnh văn minh hóa
là những ý niệm xa lạ, vắng bóng trong thế giới quan triều Nguyễn vào thời đại
1830, không diễn tả đúng quan niệm văn hóa chính trị của Minh Mạng. (xin xem
hình trang sách).
Hạ
(theo tiếng Tàu là Xia) nghĩa đen nhằm nói đến triều đại nhà Hạ nhưng tổng quát
mà nói, “Hạ” có nghĩa là thế giới văn hóa của nhóm ưu tú sống chính giữa thế giới
Trung Hoa cổ đại. Sự thể nầy đưa đến quan niệm cho rằng về phương diện văn hóa,
người Hạ cao hơn những sắc tộc khác; nhờ giao tiếp với người Hạ, người ngoài
khu vục Hạ sẽ dần dần theo lối sống Hạ. Hạ tính, và Hán tính không phải là Việt
Nam hóa, không phải là những nét ấn định cá tính, căn cước sắc tộc. Trong thế
giới quan cũ, hai điều nầy có tính chất phổ quát, xuyên qua các biên giới quốc
gia.
Nếu
cần tìm một điều gì tương cận với quan niệm của Minh Mạng, có lẽ là Thiên Chúa
hóa (Christianization). Vua muốn mọi người trong đế quốc, không riêng người
Khmer, theo đúng điều vua cho là phương thức tổng quát để thành người. Giống
như các giáo sĩ TCG lúc ấy muốn mọi người phải theo đúng một khuôn thức phổ
quát, theo đúng mẫu mực của Vatican.
Trong
tin tưởng TCG, Jerusalem xưa cổ là đất thánh. Giống vậy, trong tư tưởng của
Minh Mạng, có một thứ dất thánh khác; đó là thế giới hoàng kim cổ đại, thế giới
nhà Hạ; vua muốn thần dân đương thời trong vương quốc sống theo lối những người
trong “đất thánh” thời cổ đại.
Ý
niệm Việt Nam hóa không có trong suy nghĩ của Minh Mạng. Hay đúng hơn, vua muốn
một cái gì to lớn hơn, nhiều uy lực hơn. Sau cùng, Minh Mạng, giống như các
giáo sĩ TCG, kỳ vọng một bức hình vĩ đại. Dù biết chuyển hóa thế giới cần nhiều
thời gian, vua vẫn phải bắt đầu. Bắt đầu từ một khu đất nhỏ 50 mẫu tây, nơi
chung sống, lúc nầy, của hai dân tộc trong tương tác sinh tồn và văn hóa.
Là những sử gia, chúng ta phải thấy bức hình to lớn nầy, trong đó, sự hiện diện của các thành viên tự nói lên giá trị, hoàn toàn khác biệt với sứ mệnh văn minh hóa, thuộc địa hóa mà lịch sử đã ghi nhận thấy những tai ương mấy trăm năm nay.
3.- Nặc Ông Chân ở
VN
Trong thời gian có loạn Lê Văn Khôi, Thái Lan đã đưa
quân vào Cambodia để trợ giúp. Do đó nhà Nguyễn phải giao chiến với quân Thái.
Giữa lúc chưa ngã ngũ, vua Nặc Ông Chân (NOC) rời xứ đến VN. Sự kiện nầy như thế
nào?
Trong cuốn A History of Cambodia, Chandler nói: VN đã
bắt và đưa vua NOC lưu đày ở VN. Ông lấy nguồn tin nầy từ luận văn tiến sĩ của
chính mình: NOC và quần thần bị VN bắt đem xuống hạ lưu Cửu Long, giữ tại Long
Hồ và được cấp tiền bạc, thực phẩm và chỗ trú ngụ. Chandler cho biết nguồn tin
từ một chùa Khmer và từ Đại Nam Thực Lục (ĐNTL)
Nhưng ĐNTL không nói như vậy.
Đầu năm 1834, vua NOC xứ Cambodia đến Vĩnh Long mang
theo 1.800 người gồm quan lại và tùy tùng, đi trên 100 chiếc tàu. Trước khi đến
tỉnh nầy, NOC đã nhiều lần đến tỉnh An Giang xin được cư ngụ tại Gia Định nhưng
bị từ chối vì nhà Nguyễn lúc đó mất quyền kiểm soát khu vực nầy vào tay phiến
quân Lê Văn Khôi. Tại Vĩnh Long, hai đại thần Đoàn Khiêm Quang và Doãn Uẩn đã mở
tiệc thiết đãi vua Miên và hỏi tại sao “sợ mà trốn chạy” (kinh tẩu 驚走).
Vua NOC đáp rằng Xiêm đã gởi ông một bức thứ cho biết
họ đưa hai đứa con trai của ông hiện ở Bangkok về nước và chúng đã đầu hàng
dâng nước Cambodia quy phục Xiêm. Nghe tin nầy và cho rằng tình thế sẽ phải đến
chỗ như vậy, quân lính Khmer đã đầu hàng Xiêm; những quan viên thân cận đã khuyến
khích ông về phe Xiêm.
Vua Cambodia lập luận rằng nếu ông tiếp tục ở Phnom
Penh, ông sẽ bị những người nầy ép theo phe Xiêm; nhưng ông nhớ công ơn vua Gia
Long đã từng che chở ông, ông không thể phản lại tiên vương nên ông tự trốn mà
đi. (NOC trước đây đã nhiều lần trốn qua VN lánh nạn).
Minh Mạng đã phê trên phiếu trình như sau:
Phiên vương đến đây có hơn 100 chiếc thuyền; có hơn
1.800 tùy tùng; trong đó há không có vài người biết xấu hổ mà đánh lại chăng.
Các ông (Đoàn Khiêm Quang …) hãy truyền chỉ cho phiên vương tuyển chừng năm hay
sáu trăm người dũng cảm tình nguyện đánh giặc Xiêm, dùng thuyền của chính họ; hằng
tháng cấp tiền gạo. Nếu chúng một niềm nhút nhát thì không nên cưỡng ép, mà chọn
một chỗ cho chúng ở, canh chừng đừng để xây ra sự biến”.
Vậy thì vua Khmer vì sợ mà chạy trốn qua VN chứ không
bị bắt đem lưu đày ở vùng hạ lưu Cửu Long như Chandler nhận xét.
4.- Gia tăng
kiểm
soát Cambodia
Khi trở về kinh đô tan nát và hoang trống, vua NOC cảm
thấy mình nay bị đặt dưới sự kiểm soát ngặt nghèo hơn từ phía VN. Thành công của
Thái trên vùng tranh chấp nầy giúp Minh Mạng biết rằng ông không thể trông cậy
vào người Khmer tạo nên một “lá chắn, một phên dậu” (a fence) che chở biên giới
phía đông và phía nam. Sau khi dẹp phiến loạn, ông quyết định củng cố và gia
tăng sự kiểm soát.
Chandler dùng chữ “fence” thay cho “phiên” 藩. Phiên nghĩa đen là phên dậu, hàng rào nhưng
được Tàu trong suốt lịch sử dùng để chỉ những vùng biên giới cai quản bởi sắc
dân khác với người Tàu và thấp kém hơn gọi là Man Di; nhưng giới nầy vẫn phục vụ
triều đình Tàu với tư cách chư hầu và bảo vệ chính mẫu quốc như những lá chắn,
tấm phên, rào dậu. VN theo lối ấy mà dùng.
Do đó, danh tự nầy bao hàm nhiều ý niệm: phên dậu,
biên cương, chư hầu và man di. Thật khó mà tìm ra một chữ Anh có đủ những yếu tố
ấy.
Gần nhất là danh tự “outpost” (outpost king, outpost
officials: vua quan ngoài biên trấn); outpost là tiền đồn mang ý nghĩa xa trung
tâm chính trị, xa khu vực văn minh, đồng thời đảm trách phòng thủ.
Theo Chandler, vua Minh Mạng, qua kinh nghiệm chiến
tranh với Thái, không thể tin nhờ người Khmer tạo ra “hàng rào” phòng vệ giới
tuyến phía Tây và Nam; do đó vua đã tăng cường củng cố sự kiểm soát. Nhận định
nầy có phần đúng nhưng thiếu chính xác.
Trong cuộc chiến, vua không đi đến chỗ mất tin tưởng mọi
người Khmer. Vua chỉ trông nhờ vào nhóm Khmer nào có ý chí đánh chống Thái. Năm
1834, khi chiến trận đang tiếp diễn, Trương Minh Giảng và Nguyễn Xuân đã báo
cáo vua rằng các “phiên quan” kiên trì đuổi quân cướp Thái, bắt được rất nhiều
đứa, đem xử tử và giao cho phe mình một số khác. Vua phê trên tờ trình như sau:
Khi quân Thái đến cướp phá thì phiên vương 藩王 bỏ chạy nhưng phiên liêu 藩僚 (quan lại Khmer) đã cùng nhiều người ghét
quân địch đã quy tập dân chúng đẩy lui giặc cướp Xiêm. Thật đáng khen thưởng;
trẫm ra lệnh xuất quỹ hai ngàn quan để tặng ủy lạo quân tướng Khmer. Đối với những
thủ lãnh xứng đáng, tùy cấp bậc, hãy ban áo gấm hay lụa, cho tiền “phi long” và
đọc chiếu lệnh của trẫm để khích lệ.
Vua còn ra lệnh lập hồ sơ danh sách kèm với công trạng
để xét thăng thưởng.
Như vậy, trái với Chandler nghĩ tưởng, vua vẫn tin tưởng
vào một số người Khmer. Dĩ nhiên trong số nầy không có vua NOC cùng 1.800 tùy
tùng lánh nạn ở Lục Tỉnh năm 1883. Một chiếu lệnh gởi vua NOC đã khiển trách
phiên vương chểnh mãn và yêu cầu cải cách hệ thống cai trị, thăng thưởng người
giỏi, loại bỏ kẻ bất tài.
“Trước đây hai lần khanh đã chạy trốn sự đe dọa của
Xiêm, bởi vì khanh không cố gắng thường xuyên củng cố vương lãnh. Khanh đã
không phân biệt mà dùng chung kẻ có tài và kẻ bất tài, nên không ai muốn thi
hành nhiệm vụ giao phó. Đó là lý do đồn trại và quân lính không được ngó tới để
chuẩn bị đối phó các nguy cơ từ bên ngoài. Khi bọn cướp đến, thì không ai kháng
cự”.
Vua cũng nêu ra vài biện pháp đặc biệt yêu cầu thi
hành để vương lãnh được an toàn về phương diện quân sự.
Minh mạng không gia tăng và củng cố sự kiểm soát của
VN, trái lại yêu cầu người Khmer gia tăng sự kiểm soát của chính họ, để VN trông
nhờ họ làm lá chắn cho vùng biên giới Tây và Nam.
Vua NOC xứ Cambodia không bị kiểm soát gắt gao của VN,
ông chỉ bị hối thúc cải tổ, chăm lo phòng thủ. (còn tiếp)
===========================================\==============================
========================================
No comments:
Post a Comment