Pha chè, Chaigneau, Liszt…
Tôn Thất
Tuệ
Dạ thưa, cấy ni mới là pha chè (không phải “chè xôi
chuối”). Trong bài trước chúng tôi đã dựa vào Wikidepia tiếng Việt lẫn tiếng
Anh để nói rằng Jean Baptiste Chaigneau đã dùng một hành khúc của Liszt để soạn
bài Đăng Đàn Cung theo lệnh của vua Gia Long để vua lên ngôi, năm 1802.
Wiki còn ghi rõ tên tác giả là JB Chaigneau theo nhịp điệu quân hành của Franz
Liszt. Wiki ghi đời sống của ĐĐC (như quốc ca triều Nguyễn) từ 1802 đến 1945.
Hai hôm nay chúng tôi cố đi tìm các hành khúc của
Liszt để xem thử chúng nó ra sao. Chúng tôi mới biết Liszt sinh ngày 22 October
1811 (chết ngày 31 July 1889). Nghĩa là Liszt sinh 9 năm sau khi vua Gia Long
lên ngôi.
Franz Liszt (1811-1889) |
Wiki viết theo các khuynh hướng chính trị, từng lúc từng
chỗ, thay đổi bài vở và thay đổi lối trình bày. Các đại học Mỹ không chấp nhận
sinh viên ghi Wiki là nguồn tham khảo. Wiki nói nhạc sĩ Trúc Phương, Bến Tre,
nghèo đói rách, thiếu đường ăn xin và chết cô đơn. Trong lúc thực sự ông có con
gái và con trai ở Mỹ chăm lo cho ông từ khi sống đến khi chết đầy đủ, ông không
chịu để họ bảo lãnh đoàn tụ. Cũng Wiki nói Liszt sinh năm 1811 và cũng Wiki nói
Liszt nguồn gốc ĐDC 1802.
Trước khi phát giác ngày sinh của Liszt, chúng tôi cứ
suy nghĩ vì sao các nhạc sĩ cung đình không thể viết một hành khúc hay sao mà
phải chờ Chaigneau lấy nhạc Liszt.
Nhạc cung đình Huế không thể xuất phát từ số không, bằng
chứng những nhạc cụ kèn (wind) dây (string) và gõ (percussion) đã được dùng từ
trước ngoài Bắc, đều mượn của Tàu. Trong dân nhạc trước 1802, rất nhiều điệu hát
mang tính chất hành khúc, chỉ cải biến chút xíu thì thành marche.
Ví dụ: tình bằng / có cái / trống cơm / khen ai / khéo
vỗ / mà nên
/ bong bong - được vài nhà nghiên cứu cho là do ảnh hưởng
cung trưởng của Bồ Đào Nha từ khi người Bồ đến VN.
Thứ đến: trèo lên / lên trèo lên / cây bưởi / hái hoa
/ bước xuống / vườn cà / hái nụ / tầm xuân . Theo giai thoại văn chương là Đào
Duy Từ đáp lời phía Chúa Trịnh mời ông ra Bắc, ông trả lời: cớ sao không hỏi những
ngày còn không; bây giờ em đã có chồng, tức là đã theo Chúa Nguyễn. Em lấy / chồng
rồi / anh tiếc / lắm thay.
Chúng tôi vừa nhận từ tác giả Võ Hương An một bài viết
của ông về quân nhạc triều Nguyễn. Theo đó trước 1802, quân đội của Chúa Nguyễn
đã biết và dùng quân hành khúc, xử dụng các nhạc cụ kiểu Tây phương như trống,
kèn đồng và sáo đồng. Bất tất phải mượn tác phẩm của một người chưa sinh.
Vài nét vể cuộc đời Chaigneau không thấy ông Tây nầy có
khả năng âm nhạc. Nếu có, e rằng chi tiết quá nhỏ để ghi vào. Tuy nhiên,
Chaigneau sau khi góp công lớn trong các cuộc hải chiến từ 1794, tiếp tục ở dưới
trướng của Gia Long, có chức trưởng cơ, nhưng thực là một cố vấn cho đến 1826
mang tên Nguyễn Văn Thắng.
No comments:
Post a Comment