Đăng Đàn Cung
Tôn Thất Tuệ
Điều sắp được đề cập là giai điệu chúng ta đã nghêu ngao lâu lắm mà không để ý nó là cái gì:
Chè xôi chuối / để cúng ông bà / thịt gà rô ti thịt vịt / tôm cua đậu xào.
Giai
điệu nầy không ảnh hưởng đến lịch sử cận đại nhưng nó đi liền với lịch sử và
chính cái nhìn lịch sử của từng người đã ảnh hưởng nhân định từng người theo
trình độ đối với bản nhạc Đăng Đàn Cung nầy.
Để làm cho những lời thô thiển bên dưới được trôi chảy, xin quý vị bỏ chút thì giờ nghe trước mấy video để thấy những chuyển cung, những hòa âm khác nhau và ảnh hưởng tâm lý khác nhau.
Đăng Đàn theo hòa âm trong sách 1941,
Video
thứ nhất được trình bày đúng nguyên gốc, nhưng được ghi chú là quốc ca triều
Nguyễn, bên dưới có vô số comment của thính giả mà đa số là diễu cợt là kèn đám
ma, thứ đến là ôi thôi nếu là quốc ca mà nghe thì chỉ có chết. Chỉ có vài nhận
định tỏ ra hiểu biết:
Là
một điệu nhạc có phần thần thánh vào lúc ngôi vua mang tính chất thần thánh như
thiên mệnh, đó là điệu nhạc các ông vua bước lên ngai vàng. Giống như rước thần
ở các đình hay ở Điện Hòn Chén.
Đăng
Đàn Cung là một hành khúc (marche); danh từ nầy thường nghĩ là điệu nhạc hùng
tráng nhưng marche, hành khúc chỉ diễn tả bước đi, bước đi nhanh chậm vui buồn
khác nhau. Chúng ta có hai hành khúc đám ma của Chopin và Beethoven. Tự nhiên
con ngưới bước chân trái mạnh như thao diễn cơ bản bước trái trước nhưng vẫn là
nhịp 2/4. Rõ ràng: chè (mạnh) xôi (nhẹ) chuối (manh) để (nhẹ) cúng (mạnh)…
Vài
tài liệu cho biết vua Gia Long ra lệnh Chaigneau soạn một khúc nhạc để vua đăng
quan (lên ngôi). Ông Tây nầy đã dùng một hành khúc của Franz Liszt mà viết Đăng Đàn Cung. Chính vì vậy trên
video thứ nhất có ghi Frank Liszt và Ưng Thiều. Chúng tôi chỉ tìm thấy hai hành
khúc của tác giả nầy nhưng khó nhận ra là gốc, có lẽ còn nhiều hành khúc khác;
khu vực Đông Âu của Liszt rất sính hành khúc như polonaise của Chopin.
[Cập nhật: Wikidepia đưa ra chi tiết Chaigneau dùng hành khúc của Liszt để viết ĐĐC năm 1802, trong lúc tự diển nầy ở trang khác cho biết Liszt sinh ngày 22 thg1 10 năm 1811, nghĩa là 9 năm sau khi Gia Long lên ngôi; và 1802 là năm sinh của ĐDC. Xin xem post tiếp theo.]
Không
rõ những vua sau có dùng để lên ngôi không. Mãi cho đến về sau Khải Định và Bảo
Đại mới dùng lại.
Nghe
nói khi Phan Thanh Giản qua Pháp, người Pháp yêu cầu đưa quốc kỳ cho họ treo
đúng nghi lễ ngoại giao, VN không có nên dùng cái khăn gói tay nãi của ông thay
thế. Cũng giống vậy, bầu đoàn thê từ VN đã xuống tàu thủy đi Pháp dự triển lãm
1933 mới nhớ là VN không có quốc ca. Đội trưởng quân nhạc tên Tú đã dùng Đăng
Đàn Cung viết ngắn theo ký âm tây phương thành quốc ca và được nhạc trưởng
Fournier chấp nhận. Tại hội chợ, sau bài quốc ca Pháp là bài nầy rồi đến quốc
ca của Miên và Lào. Thiếu vương Bảo Đại giới thiệu là quốc ca của triều Nguyễn.
Âm
nhạc thì quý vị đã biết, nó biến hóa từ vui ra buồn, từ nhanh ra chậm. Serenade
Schubert đã chuyển qua Jazz làm người ta nhảy đựng nhảy đột. Không biết có ai
giữ hòa âm dùng ở hội chợ nhưng thiết nghĩ nó có âm hưởng fanfare, lối nhạc của
Pháp trong bản Marseillaise mà Fournier hẳn biết rất rõ. Những lời bôi nhọ nầy
một mặt cho thấy sự kém hiểu biết nghệ thuật, một mặt cho thấy hậu quả một thời
triều Nguyễn bị rất nhiều thù nghịch kể cả Tự Lực Văn Đoàn của Nhất Linh.
Video
thứ hai, trung hòa gần như quốc thiều Anh, không “đám ma” như video thứ nhất.
Video
thứ ba Lê Minh Khai trình bày theo hòa âm trong sách 1941, tự ý thêm phần trống
mở đầu như các quốc ca thường có.
Nếu "Etat du VN" (Quốc Gia VN) với chính phủ Nguyễn Văn Xuân 1948 tiếp tục dùng ĐĐC như chính phủ Trần Trọng Kim và chuyển qua fanfare mà làm quốc ca thì nó vẫn hào hùng hơn quốc ca Anh God Bless the King, không để hậu sinh cho là kèn đám ma. Mặt khác người VN quen với nhạc fanfare trong hai quốc ca Pháp và Việt. Họ không để ý nhiều quốc ca là một giai điệu ẻo lả như Do Thái đã dùng dân ca thế kỷ 15 giống y hệt thi tấu khúc La Moldau của Smetana. Họ không để ý Quốc Gia Nam Kỳ tự trị có quốc ca là 16 câu mở đầu Chinh Phụ Ngâm của Đoàn Thị Điểm. Hơn nữa hai bản quốc ca Việt và Pháp có vai trò tâm lý trong lịch sử; trong lúc ấy thời vua Nguyễn không có nhu cầu phải có một quốc ca.
Phần
trình bày của chúng tôi chỉ làm quý vị rối trí. Câu chuyện cần được nghiên cứu
bởi những người có nhạc học Đông Phương và Tây Phương vì khởi đầu là một ông
Tây muốn dùng nhạc của Liszt. Rồi đến Fournier, làm cho chúng ta không hiểu bản
trình tấu ở hội chợ theo cung cách ngũ âm hay fanfare. Tiểu luận của Lê Minh
Khai bên dưới lại nói Đăng Đàn Cung là một tác phẩm với nòng cốt xương sống Tây
Phương.
Chúng tôi xin lược dịch một tiểu luận của Lê Minh Khai về đề tài nầy.
Thế
chiến 2 là một giai đoạn gây nhiều chú ý hào hứng trong lịch sử VN. VN bị Nhật
chiếm nhưng gần suốt thời gian chiến tranh Nhật để Pháp cai trị. Thế rồi Pháp bị
Đức chiếm. Cho nên chính quyền thuộc địa Đông Dương nhập vào hệ thống của chính
phủ hợp tác với Đức, thường gọi là chính phủ Vichy.
Chính
phủ Vichy dưới quyền của thống tướng Pétain đã đưa đề đốc Jean Decoux qua Đông
Dương để duy trì quyền hành của Pháp, không để cho người Việt theo ảnh hưởng của
Nhật. Một trong những phương pháp của Decoux là củng cố chế độ quân chủ (kết quả
không như ý muốn). Sử gia Christopher Goscha ghi nhận rằng giống như hai vị tiền
nhiệm Pasquier và Sarraut, Decoux chủ trương tái lập chính phủ quân chủ ở Huế
và mời Phạm Quỳnh làm bộ trưởng nội vụ.
Dự
án nầy không đi đến đâu vì “thiên tử” chẳng tha thiết gì. Vua Bảo Đại làm cho
Decoux cụt hứng; vua hủy bỏ các cuộc kinh lý mà Decoux tổ chức để gia tăng uy
tín. Hơn nữa, dự án mâu thuẩn với chính sách hiện tại là Pháp không cho dân
chúng tự trị.
Chính
sách của Pháp có thể tìm gặp một cách khác, qua cuốn Hymnes & Pavillons
d’Indochine, xuất bản 1941 tại Hà Nội (Quốc ca và quốc kỳ ở Đông Dương).
Toàn
quyền Decoux luôn xuất hiện trong các buổi lễ, bắt đầu bởi hai bài Marseillaise
và Đăng Đàn.
Lời
nhạc trong sách không ghi tên tác giả, chỉ nói soạn cho học sinh hát vào dịp lễ
Vạn Thọ, theo tinh thần quân chủ (“lòng trung quân”). Người ta vẫn cho là công
trình của Ưng Thiều, nhưng thực ra Ưng Thiều có soạn lời nhạc khác.
Lời ca in trong sách 1941:
Kìa. . . núi vàng bể bạc,
Có sách Trời, sách Trời, định phần:
Một
dòng ta
Gầy
non song vững-chặt,
Đã
ba ngàn mấy trăm năm.
Bắc
Nam cùng một
Nhà
con Hồng cháu Lạc.
Văn-minh
đào-tạo:
Màu gấm hoa càng đượm.
Rạng vẻ dòng-giống Tiên-Long.
Ấy
công gây dựng,
Từ
xưa đã khó-nhọc,
Nhờ
công dày-nặng,
Lòng
trung-quân đã sẵn.
Cố
yêu nhau, với nhau một niềm
Nguyện
Nhà Việt Nam muôn đời thạnh-trị.
--------------------------------------------------------------------
Phụ bản:
Quốc ca Cộng Hòa Nam Kỳ:
“Bản Quốc ca của nước Cộng-hoà Nam-kỳ,” Tân Việt, no.
103, 3 June 1946.
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.
Xanh kia thăm thẳm tầng trên,
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này.
Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt,
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây.
Chín tầng gươm báu trao tay,
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh.
Nước thanh bình ba trăm năm cũ.
Áo nhung trao quan vũ từ đâỵ
Sứ trời sớm giục đường mây,
Phép công là trọng, niềm tây sá nào.
Chàng tuổi trẻ vốn giòng hào kiệt,
Xếp bút nghiên theo việc đao cung.
Thành liền mong tiến bệ rồng,
Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời.
----------------------------------------------------------------
Lời ca của Ưng Thiều:
1.
Dậy dậy dậy mở mắt xem toàn châu,
Đèn khai hóa rạng khắp hoàn cầu.
Ngọn đường thông thương ngàn dặm, xe tàu điện, tàu nước,
tàu bay.
Nghề khôn khéo chật khắp phương trời,
Càng ngày văn minh càng rộng, tranh cạnh lợi quyền.
Đất càng ngày càng rộng, dân giàu nước mạnh.
Nước càng ngày càng thịnh, của có thêm người khôn.
2.
Người Nam Quốc, một giống Tiên Rồng,
Thiệt giòng giai nhân tài tử, xưa rày gọi là nước tài ba.
Nền văn hiến, nặn đúc anh hùng,
Sẵn tài thông minh trời dựng, thêm nghề học hành.
Học càng ngày càng tiến, nghề nghiệp mở rộng.
Nước càng giàu càng mạnh, nòi giống thêm vẻ vang.
3.
Này Âu Á, gặp lúc phong trào,
Sẵn thấy gia công rèn tập, trăm nghề nghiệp đều biết đều
hay.
Đường tiến hóa chạy suốt Tam Kỳ,
Càng ngày non sông càng đẹp, cám ơn bù trì.
Chúc Đại Pháp bình an, nước nhà thịnh trị,
Chúc Nam Việt vạn tuế, trường thọ vô cương.
No comments:
Post a Comment