add this

Monday, April 25, 2022

Ukraine dĩa hát mòn




Dĩa hát đã rè

Tôn Tht Tu


Bottom line: dù Đức có mở to volume thì cho đến khi độc lập với Nga là cuối năm nay thì " Le Petit Staline" đã làm cỏ Ukraine như Thánh Cát Tư Hản. Tuy nhiên các đầu óc Đức sau một khóa hội thảo mấy ngày, xác nhận xứ của Hitler sẽ phải mất 10 năm mới có đủ terminal nhận LNG (liquified natural gas). LNG ngó rứa mà không đơn giản như bình gas ở VN (ở Mỹ propane làm bằng dầu xăng). Lithuania đã làm được trong 8 năm. Nữ thủ tướng tiểu quốc nầy đã thấy Nga dùng dầu làm vũ khí chiến lược. Cái chuyện nhiên liệu nầy Đức và UE cứ noái hoài kèm theo với sanction. Thầm thò thầm thụt, mới nhất là 2027.

Hôm qua Nga đã cười khỉn: được, 2027, UE mới không mua dầu của Nga, hãy để coi năm năm nữa. 5 năm, mấy ôn nhé.

Hằng ngày chúng ta nghe Ukraine nói không đủ vũ khí, yêu cầu thiên hạ giúp cho. Và nghe Mỹ và Tây Phương gởi vũ khí đến U. Tin to nhất là phóng pháo cơ thì được cải chính là HK đã gởi đồ phụ tùng giúp U sửa máy bay cũ từ thời Liên Xô.

Lại nghe tư nhân Đức gởi 200 hỏa tiển móc vai phải mượn trong kho của chính phủ và làm cái mới điền thế, chính phủ không chịu vì chờ cái mới mà nhỡ có thằng phải gió nó tấn công thì sao? Công ty nầy hỏi chính phủ có đồng ý để họ sửa 200 xe tăng đang nằm ụ để gởi cho U, chính phủ đòi hỏi bảo đảm xe tân trang U có thể dùng mà không có chi nguy hiểm. Nhưng nay Đức tuyên bố chấm dứt (chưa bắt đầu mà) mà chỉ cho U 830 triệu dollar tiêu chơi trong lúc xứ nầy đang yêu cầu G20 cho 57 tỷ. Ngày 25 Avril, Ukarine yêu cầu Mỹ cấp hai tỷ mỗi tháng gọi là viện trợ kinh tế. Hie655n thời, mỗi ngày Âu Châu đưa cho Nga hơn 800 triệu đô tiền nhiên liệu. Trong lúc ấy chính bà chủ tịch UE và thủ tường Anh đã đến Ấn Độ để mua dầu. Dầu nầy Ấn mua của Nga giá rẻ, đóng thùng gởi qua Ấu Châu.

Zelensky nhấn mạnh hai điểm: thiếu vũ khí và vũ khí cho không hữu hiệu với kỹ thuật mới của Nga. Ukraine thừa hưởng kỹ thuật vũ khí từ Nga cũ, có xưởng chế drone hữu hiệu và nhẹ tiền, vừa rồi cải biến hỏa tiển Neptune bắn chìm chiến hạm số một của Nga nhưng không đủ vật liệu tiếp tục.

Ukraine bắn từng xe tăng thì Nga bắn hỏa tiển vào kho xăng, kho vũ khí, thiết hai tiềm năng quân sự và kinh tế. Cả U và Nga đều dùng Mariupol vào chiến tranh chính trị nhưng Nga muốn dùng cơ hội nầy tận diệt trung đoàn Azov, thiện chiến. Ukraine xác nhận không hy vọng giữ thành phố nầy.

Nga vẫn không thay đổi mục tiêu: không động chạm miền tây trừ khi bắn các xưởng quân cụ và không đụng Kyiv, thành phố mẹ của mọi thành phố slavic kể cả Moscou.

Diễn biến quan trọng nhất trong các ngày 23 và 24 Avril. Hai bộ trưởng Mỹ quốc phòng và ngoại giao đều đến Kyiv và hứa sẽ viện trợ vũ khí. Zelensky không nói các thứ ấy có đúng theo yêu cầu của ông hay không.

Ngoại trừ trên không với hỏa tiển khó trị, Ukraine có thể đối đầu ở chiến địa mới; vùng Donbas đất bằng dễ dùng trọng pháo. Nhưng quân Nga sẽ không bị trở ngại tiếp vận như khi bắt đầu quanh Kyiv, vùng nầy nhiều đường bộ và tàu hỏa, đã là khu kỹ nghệ, nằm trong thế liên hoàn hải lục và một xã hội “Nga” nhiều hơn Ukraine.

Hai ông bộ trưởng HK chỉ nói tới vũ khi, họp báo giữa các palettes chất đầy súng đạn và TT Ukraine cũng chỉ nói tới vũ khí.

Kinh nghiệm chiến tranh cho biết vũ khí là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Thỉnh thoảng U nhắc đến sự thất vọng các biện pháp sanction chưa đầy đủ nếu không nói tượng trưng màu mè nhưng vũ khí, vũ khí, vũ khí vẫn là tiếng kêu thất thanh trong đêm dài.

Chợt nhớ lý thuyết gia du kích Che Guevara xem cây súng ô tô ma tay lên quy lát từng viên rất quý giá, ông đã bỏ ý kiến nầy khi đụng với vũ khí Mỹ. Mỹ không quý vũ khí, vũ khí do tiền chùa của dân chúng đóng thuế, càng xài thì các công ty quốc phòng có giá cho giới hành pháp lập pháp mua cổ phần. Năm ngoái Mỹ đã để lại cho Taliban vô số vũ khí, Taliban hiện dùng để phá rối biên giới Pakistan. Mỹ đã để lại kho vũ khí Long Bình mà Bùi Duy Tâm khoe được cho ra tù để mô giới bán.

1975, khi Miền Nam đã rã rời trong hai tháng cuối, Mỹ chuyển vào VN rất nhiều vũ khí, làm cho nhiều người sung sướng với tin đồn Nguyễn Cao Kỳ sẽ trị Nguyễn Văn Thiệu ù lỳ, không chịu đánh đấm, ba không thành ba có; chồng chị Mai sẽ vùng lên dành chiến thắng; nhưng đó chỉ là thuốc an thần, ngủ quên để đừng phản ứng, để không ở trong thế chân tường, thế nguy hiểm đông tây kim cổ phải tránh như trận bối thủy của Hàn Tín. Ông Trương Vĩnh Thuật, giáo lãnh Cao Đài Quảng Ngãi nói chính mắt ông thấy rất nhiều vũ khí và bom CBU chuyển giao. CBU là thứ "nguyên tử" nhỏ có thể chận cả một sư đoàn.

Tình hình ngày nay ở Ukraine giống hệt những ngày cuối MNVN. Thủ tướng Anh sau khi rất ồn ào, kể cả việc đã đến Ukraine nói Nga sẽ thắng trận, ngược những gì ông nói không quá một tháng trước. Các nước Tây Phương đặt vấn đề tái thiết. Xin hỏi vì sao không chận Nga phá hoại để khỏi tái thiết. Đức cho 830 triệu đô để tái thiết. Mỹ tốn rất nhiều tiền đưa các vũ khi nguyên tử đến các nước Nato không có nguyên tử, e chừng dọa Putin sao?

Vài học giả bi quan so sánh VN 1975 và Ukraine 2022, dám nói Mỹ đang đi đêm như Kissinger đã đi đêm với Lê Đức Thọ. Còn sớm quá mà nói, mà so sánh, tuy nhiên mỗi người dùng cảm quan riêng mà nhận xét. Nếu Putin gọi cuộc xâm chiếm nầy là một cuộc hành quân đặc biệt, thì Joe Biden dùng cùng một ngôn ngữ gọi đó là một cuộc điều binh nhỏ (a minor incursion) như lính tây đi lùng bố, (opération de nettoyage).

Một mặt trái của chuyến công du hai bộ trưởng Mỹ hôm qua là HK sẽ mở tòa đại diện tại Lviv gần biên giới Ba Lan trong khi Ukraine cho biết nhiều tòa đại sứ đã sinh hoạt trở lại ở Kyiv. Lviv trong vùng Tây mà các nhà phân tích "mặt chìm" nghĩ rằng sẽ là thủ đô miền Tây khi Ukraine chia dọc theo sông Dnieper.

Theo tập tục ngoại giao, chỉ có phó tổng thống mới đến cam kết một việc gì với nước ngoài, dĩ nhiên những cam kết tương đối nhưng có nghĩa khá lâu dài; những lời của các cấp bộ trưởng hay đại sứ không có giá trị, nhiều khi để đánh lừa.-

Hình: ngoại trưởng HK Blinken (trái) và bộ trưởng QP Austin họp báo ở biên giới Ba Lan sau khi rời U.

Sunday, April 17, 2022

Ukraine trước khi nghe súng nổ

 

 






Ukraine trước khi súng nổ

Christian Esch Kyiv, Ukraine Jan 29.2022 Der Spiegel

Tôn Tht Tu dịch

Tuần nầy cuối tháng giêng, Kyiv vẫn tiếp tục sống bình thường, thành phố nhộn nhịp hơn và vẫn an bình như bao giờ. Nhưng đó là một hiện trạng trong mớ bòng bong khó hiểu ở Ukraine. Tòa đại sứ Mỹ ra lệnh gia đình nhân viên ngoại giao rời U và yêu cầu các công dân Mỹ khác hiện ở U hãy nghĩ chuyện ra đi. Dân chúng lấy làm lạ, đâu phải Kabul Afghanistan. Có lẽ thông báo rời U nói trên là do diễn biến mới trong sự tranh chấp Nga Mỹ. Nga vừa nhận công hàm của Mỹ trả lời (thuận) tối hậu thư của Putin: NATO không bành trướng phía đông; nhưng bức thư không bảo đảm Ukraine sẽ không vĩnh viễn đứng ngoài minh ước quân sự nầy. Nga mơ hồ đe dọa rằng sự từ chối đề nghị của Nga sẽ được đáp lễ bằng kỹ thuật quân sự.

TT Zelensky và bầu đoàn không thích lời Mỹ kêu gọi dân của mình rời U. Website Buzzfeed của Mỹ ghi nhận quan điểm của chính phủ là: Những người Mỹ ấy sống ở Kyiv an toàn hơn ở Los Angles hay các thành phố khác đầy tội ác. Chính Zelensky cho đó là một trò ngoại giao phức tạp. Thủ lãnh nhóm dân biểu thuộc đảng cầm quyền bát bỏ sự đe dọa của quân Nga dọc biên giới; ông nói: Cứ sáng thức dậy thì thấy các hệ thống thông tin đưa cho xem các bản đồ Ukraine kèm nhiều mũi tên để minh họa bài ký sự. Hiện ngụy chơ hè? (Huế, hiện ngụy = kỳ cục).

Mấy tuần bèo nhèo nầy cho thấy sự khác biệt sâu sắc giữa U và Tây phương trong lối lượng định tình hình quân sự. Zelensky và các cộng sự viên đều đồng ý sự đe dọa nầy đã được coi trọng quá mức và phi lý. Ông nói cái gọi là nguy cơ nầy không có gì mới, không gia tăng nhưng được làm rùm ben khi Nga điều động binh lính. Oleksiy Danilov, chủ tịch hội đồng an ninh quốc phòng nói rằng Nga đã quy tập 52 tiểu đoàn chiến thuật, mỗi đơn vị có 800 lính được huấn luyện hành quân tác chiến; Nga còn một số đơn vị lưu động. Nhưng tình hình không có gì nguy ngập như báo chí tường thuật, có lợi cho Nga. Nhưng thứ truyền thông nầy không xuất phát từ Nga mà từ báo Washington Post tháng Oct vừa qua lần đầu tiên nêu lên sự dồn binh gần biên giới Ukraine. Danilov gọi đó là tin thất thiệt loan báo với dụng ý bất thiện.

Tiền nhiệm của Danilov là Oleksandr Danylyuk, cho biết rằng mãi cho đến ngày cuối năm 2021, Zelensky vẫn không tin có sự đe dọa của Moscou và xem đó là canh bài xì phé Mỹ đánh ẩu, đi tiền hết lán. Zelensky tỏ ra nghi ngờ tòa đại sứ Mỹ hành động thái quá. Nhưng sâu xa hơn, bắt đầu tranh cử 2019, Donald Trump và luật sư Judi Giuliani đã dùng giới lãnh đạo Kyiv để kết tội Joe Biden và đảng Dân Chủ. Những người nầy hy vọng tân tổng thống Biden biết ơn họ đã vô hiệu hóa các áp ực của đảng Cộng Hòa; nhưng Biden đã hủy bỏ quyết định chống thiết lập đường dẫn dầu và khí đốt ngầm dưới biển Baltic; dự án mới nầy làm giảm giá trị đường dẫn xuyên Ukraine và làm cho Ukraine yếu thế về an ninh quốc phòng.

Lo âu của Danilov và các đồng nghiệp không ở phương diện quân sự mà về kinh tế. Sợ chiến tranh và những lời lẽ qua lại giữa hai phe làm giảm trị giá công khố phiếu U và không ai dám nhảy vô đầu tư.

Dù ít hay nhiều, tám năm qua, U ở trong tình trạng chiến tranh. Quân lính U bị sát hại ở biên giới mới tại Donbas. Nhưng dần dà dân chúng đã quen, không còn sợ bị de dọa; hơn nữa một nước nghèo thì chỉ nghĩ đến kinh tế trước tiên. Lo âu của U là làm sao sống qua mùa đông lạnh năm nay khi trữ lượng than đá và khí đốt rất thấp, tuy rằng năm nay mừng quá, ấm hơn những năm trước rất nhiều.

Một cựu cố vấn chính phủ đặt ra câu hỏi: Xe tăng Nga và mùa lạnh U, thứ nào đáng sợ hơn? Tổng thống và dân đều cho rằng mùa đông lạnh đáng sợ hơn xe tăng Nga.

Tạo nên một không khí vui tươi không sợ sệt là một trong những sức mạnh cá nhân của Zelensky. Ông đã là một kich sĩ hài hước thành công; cho nên ông chỉ nói những lời dịu ngọt ấm áp thay vì lưu ý nguy hiểm đe dọa nầy nọ. Tuy vậy ông không thể trấn áp mối lo sợ của dân chúng khi ông nói với bào chí Mỹ rằng gần như chắc chắn Nga sẽ chiếm cứ Kharkiv.

Cựu ngoại trưởng Pavlo Klimkin nói rằng dân Kyiv còn sống bình thường trong trật tự nhưng ở các tỉnh phía Nam như Mykolaiv, Kherson và Odessa, nhiều người đã chất va li lên xe, phòng khi hữu sự. Theo ông, tổng thống nên nói rõ có sự đe dọa nhưng cả nước không sợ hãi và xin đừng sợ hãi. Được hỏi phải chăng chính phủ Kyiv không thấy sự de dọa hay biết mà không nói để tránh xao động tâm lý quần chúng, Klimkin trả lời rằng chính phủ không biết làm gì, tuy có mua vũ khi và làm vũ khí; chính phủ dùng tiền xây cầu và sửa đường. Đó là món hảo của Zelensky, ông vừa khánh thành một cây cầu rộng bắc qua sông Dnieper. Trong lúc ấy, ban tham mưu của ông thất bại về ngoại giao.

Giới thân cận với Zelensky cho biết ban tham mưu nầy thiếu kinh nghiệm. Họ cũng như TT xuất thân từ kỹ nghệ giải trí, là những luật sư về truyền thông hay nhà sản xuất phim ảnh. Tiêu chuẩn lựa chọn duy nhất là sự trung thành chứ không phải hiểu biết hay kinh nghiệm. Điều nầy giải thích tại sao chính phủ Kyiv rất thản nhiên đến độ không ai biết họ tin hay không tin có sự đe dọa của Nga. Họ không chịu thấy giữa hai thái cực còn có những khả thể hữu dụng gần thực tế chứ không phải chờ lúc phải nói “yes” hay “no”.

Từ đó chúng ta có một chính phủ U lơ lửng, tách khỏi thực tế chính trị quân sự, với một người mới vào chính trường và thiếu kinh nghiệm, chỉ thích có hòa bình ở Donbas, sử dụng computer tại mọi công sở, sửa chữa xa lộ, thay vì chịu đối đầu với cơn xoáy chính trị thế giới, để rồi ngày nay không biết cơn xoáy nầy sẽ đem ông và bầu đoàn đến một phương nào.

Đồng thời, tầm hoạt động ngoại giao của Zelensky bị giới hạn. Nga đã nói rõ Nga không còn xem ông là một người đối thoại thương lượng chính yếu. Nga đã “sanction” ngoại trưởng U, không thể giao tiếp với bộ ngoại giao Nga. Tuần rồi Zelensky phải phái chánh văn phòng đi Paris họp với đại diện các nước Nga, Pháp và Đức về việc tái lập hòa bình ở Donbas và thi hành các hòa ước liên hệ. Nhưng sẽ chẳng có gì là kết quả vì Putin đòi Ukraine nhượng bộ những điều mà quốc hội và dân chúng U không chấp thuận, dù quân Nga có vượt biên giới xâm lăng.

Mặt khác, đối với Zelensky, một sự việc hết sức rõ ràng là ngõ vào NATO của U đã bị chận từ lâu và có kế hoạch, mặc dù ông đã nhiều lần công khai hỏi lúc nào U sẽ chính thức trở thành hội viên. Nói điều nầy lớn tiếng không phải là điều khôn khéo vì Nga sẽ cho là một thách thức khiêu chiến. Nhưng giới thân cận giải thích Zelensky làm vậy để thế giới thấy giả dối của Tây phương. Nếu quả tình ông muốn như vậy thì đó vẫn là một chiến lược ngây ngô trước một cụ cáo già. NATO đã hứa hẹn tiếp nhận U với tư cách hội viên từ 2008, nhưng từ chối chung quyết mỗi khi có ai nêu vấn đề.

Quốc Vụ Khanh Podolyak nhẫn nhục lên tiếng: Có lẽ vào những năm đầu hai ngàn mới, NATO đã chọn một chiến lược sai lầm khi Nga đang tìm một đồng minh gần kề. Bây giờ Nga cố sức bù trừ lỗi lầm ấy bằng hành động hung bạo và bằng cách tự tạo ngôi vị đối kháng tay đôi với NATO. Và chúng tôi ở Ukraine là những người có một lãnh thổ riêng mà các phe phái muốn dùng để thực hiện tham vọng riêng tư.-

Nga, Pháp, Đức, Ukraine họp tại Minsk về Donbas Feb 11.2015


Saturday, April 16, 2022

tưởng niệm 30.4

 


30.04 ghi ân anh hùng vị quốc vong thân
thương tiếc không nguôi
tôn thất tuệ

Khoảng 1967, tôi có đi theo một người bạn cốt ý ăn thịt bò nướng tại nhà một giáo sư Mỹ trên đường Duy Tân, Saigon. Cùng đến có Patrick Honey, chuyên viên về VN trong phái bộ Anh tại hội nghị Geneve 1954 và là cố vấn của ngoại trưởng Anthony Eden. Chừng mươi thực khách vây quanh ông trò chuyện một hồi không lâu lắm.  Honey nói ông ta không ngạc nhiên khi nghe tin chiến tranh bùng nổ tuy dưới dạng du kích chiến, đánh dấu bởi trận Ấp Bắc Bà Bèo (29.09.1959). Theo ông hơi hướng chiến tranh đã ngửi thấy khi hiệp định Geneve xem như đi đến kết cuộc chia đôi VN tuy chưa ký kết. Ông đã đánh hơi trong khi tiếp xúc với nhân viên các cấp của phái bộ CS.
Vẫn theo nhà ngữ học nầy, Phạm Văn Đồng tưởng chừng cường quốc giao hết cả nước Viêt Nam cho HCM vì nước Pháp còn tệ hơn một thương binh mất cả tứ chi. HCM đã căm hận đàn anh quốc tế không tiếp tục viện trợ quân sự. Trung Cọng muốn nhân cơ hội nầy chứng tỏ vai anh, ngang với Nga nên đã cố ép HCM chấp nhận cái khôn ngoan thường tình là có còn hơn không. CS chuẩn bị ngay từ đầu bằng cách hô hào tập kết ra bắc thành phần mới được tuyên truyền nhưng để lại thành phần cốt cán.
Thật vậy, về đến Hà Nội, HCM gọi là tả khuynh các nhóm hay cá nhân nào chủ trương lấy hòa bình xây dựng kinh tế nâng cao mức sống dân chúng, cạnh tranh với miền Nam. Kinh nghiệm cho thấy rằng đi theo kiểu phát triển của Triều Tiên chỉ đưa đến thất bại vì phía nam vĩ tuyến 38, Mỹ đổ tiền rất nhiều mà tài nguyên thiên nhiên cũng hơn. Miền Nam VN lại được thiên nhiên ưu đãi giàu có hơn nếu đem so bắc nam Triều Tiên.
Cải cách ruộng đất qua đấu tố, ngoài mục đích làm cho giống như đàn anh CS, nhằm đưa tất cả cơ cấu sản xuất tập trung cho nhà nước để chuẩn bị chiến tranh. Đoàn ngũ hóa nhân dân cũng đi vào mục đích ấy. Nền văn nghệ cũng quyết liệt hơn. Không còn nét dân tộc và lãng mạn như thời kháng chiến. Những tác phẩm có tính cách trực khởi từ tình tự dân tộc như của Hữu Loan, của Việt Lang... đều bị cấm triệt và các tác giả bị tù đày. Về lý thuyết và thực tế cái gọi là dân tộc không còn sức kêu gọi trong giai đoạn mới. Hơn nữa tính dân tộc là xương sống của những thứ cần đả phá để thay thế bằng lòng yêu đảng và lãnh tụ. Văn nghệ là văn nghệ sản xuất, là tin tưởng vào lãnh tụ.
Mọi hình thái sinh hoạt, mọi chủ trương chỉ nhắm vào đánh chiếm miền nam dù với hình thức trường kỳ.


Bằng chứng rõ ràng nhất của âm mưu được tìm thấy trong lời thuyết minh của Nguyễn Mạnh Tường trước hội nghị các luật gia về hòa binh 1956 tại Bruxelle (ghi lại trong một hồi ký). Ông đã kêu gọi các đồng nghiệp chấp nhận vũ trang và bạo động là hòa bình. Đừng ngây ngô mà nói hòa bình và võ trang khởi nghĩa là hai thực thể tách lìa và đối kháng; hai thứ đó không như ngày và đêm.
Ông đã than khóc cho một nước VN bị chia cắt bằng con dao là sông Bến Hải. Nói với luật gia, ông dùng ví dụ trong nghề, là các phiên tòa ly dị, con sông nầy là nước mắt của đàn con. NMT đòi thế giới công nhận sự nổi loạn của luật sư Nguyễn Hữu Thọ trong Nam. "Chúng ta không nên hiểu chiến tranh là cái gì nguy hại, không có lằn ranh giữa chiến tranh và hòa bình".  Ông lên án sự hời hợt trong sự suy nghĩ của người bình dân, và ông chủ trương nhìn chiến tranh và hòa bình trong lối suy nghĩ biện chứng, vượt qua lối giải thích nặng phần ngữ âm và cú pháp.
Chỉ cách phía trên chừng mươi trang, NMT đã phân biệt chính trị và luật pháp. Một bên chính trị là mơ hồ như ma như quái; một bên là luật pháp rõ ràng có lằn mức giới định. Nhưng đến đây ông lại kêu gọi các luật gia đồng nghiệp dùng biện chứng cùng tính cách năng động để hiểu chiến tranh chính là hòa bình, vượt lên trên ngôn từ.
NMT quên nói rằng hiệp định Geneve 1954 được ký kết giữa hai phái bộ quân sự CS và Pháp. Nó tạo nên một hình thái phần nào giống tình trạng ở vĩ tuyến 38; quân Nhật bị giải giới bởi Nga phía bắc, Mỹ phía nam; thực tế tạo nên hai nước Triều Tiên. CS đồng ý rút quân về cố thủ phần chia lãnh thổ, phía bắc vĩ tuyến 17.
NMT mang sứ mệnh do CSVN giao phó, cùng với Nguyễn Huy Mân chủ tịch tòa án quân sự để chuẩn bị dư luận quốc tế về âm mưu xâm chiếm miền Nam bằng vũ lực.
Ngoài thực tế chính trị với tiền lệ rút quân ở Triều Tiên, Miền Nam vẫn có sự liên tục chính thống từ khi Bảo Đại tuyên bố độc lập sau thế chiến hai. Miền Nam là một quốc gia; chính phủ vẫn trông vọng một nước Việt duy nhất qua hai phản ứng 1. không chấp nhận dự Hội Nghị Á Phi với sự hiện diện của BV, 2. không chấp nhận đề nghị cả hai miền vào Liên Hiệp Quốc (đúng sai không bàn ở đây).
Kêu gọi luật gia thế giới ủng hộ một cuộc nổi loạn bạo động trong một quốc gia liên tục - ít nhất với lẽ thường - không có tí gì luật pháp. Đáng lý Hội Luật Gia Dân Chủ nầy phải để ý đến tình trạng luật pháp tại BV. Hà Nội đã đàn áp đẫm máu các cuộc nổ dậy, ví như vụ Quỳnh Lưu.
Lời lẽ văn hoa và chuyên nghiệp trước hội nghị che dấu sư hiện diện của CS trong việc hình thành hiệp định Genève. Ông chỉ nói một cách trống rỗng về tình trạng chia cắt. Nhưng ai cũng biết ông đến với một mục đích rõ ràng là bênh vực khởi nghĩa võ trang tại miền Nam. Ông đã cố tình (hay vì không biết) bỏ lững mối liên hệ giữa Nguyễn Hữu Thọ và chính quyền BV. Nhưng thiển nghĩ ông dư sức hiểu ông được phái đi không phải là thừa giấy vẽ voi.
Sau đó trong suốt cuộc hành trình, qua sinh hoạt với từng phái đoàn riêng, ông đã phê phán thậm tệ nền pháp luật BV trên lý thuyết và thực hành. Ông rất khắc khe với cải cách ruộng đất, không tiếc lời xấu xa cho chế độ CS. Nhưng học giả nầy quên hay cố quên rằng chính thể mà ông cho là tồi bại là phi nhân lại là guồng máy chỉ huy công cuộc mà ông ca ngợi. Đó là khởi nghĩa võ trang ở miền Nam. Nói khác ông mong chế độ ông chê trách phủ trùm đến Mũi Cà Mâu. Nếu mấy chữ kế cận trên đây không nằm trong ý tưởng của ông thì vị tiến sĩ đôi của chúng ta rất ngây ngô, hành sử như một luật sư chuyên nghiệp; làm việc cho một đơn đặt hàng nguy hiểm, như trường hợp biện hộ cho một kẻ sát nhân bị bắt quả tang và thú nhận cùng các bằng chứng rõ rệt.
Saigon di tản 1975

Đây chỉ dùng một đoạn ngắn minh chứng sự chuẩn bị và ý hướng xâm chiếm miền Nam. Ông đã cổ súy sự tự phát võ trang. Điều nầy không mới lạ mà là một đề tài chính trong tuyên truyền của Hà Nội.
Tính cách gọi là "nhân dân" ấy dễ ngụy trang trong du kích chiến. Mà du kích chiến tự nó không thể giải quyết rốt ráo, phải nhường chỗ cho chiến tranh qui ước và diện địa. BV đã đi ngược lối tuyên truyền ấy khi cho những đơn vị lớn vượt Bến Hải xâm vào Quảng Trị 1972; và sau đó chúng ta chứng kiến những trận đánh lớn và xua quân ào ạt chiếm miền Nam  ngày 30.04.75.
Chiến trận kết liễu, phô bày trước mắt người miền Nam một miền bắc nghèo nàn và bưng bít; phô bày trước mắt người Bắc một miền Nam không phải là một nhà tù vĩ đại, dân chúng không ăn cơm với cái gáo dừa. Trước chính sách bần cùng hóa, người miền Nam còn ở trong nước, phải nghĩ đến cuộc sống khó khăn, ở ngoài nước chỉ nghĩ đến thân nhân. Họ không có thì giờ để nghĩ đến những người trong cùng chiến tuyến đã chết, vừa chết.
Sự thương tiếc ấy cũng bị lu mờ vì lòng căm hận đối với ván cờ thí xe lấy chốt, căm hận đối với những kẻ có binh quyền để lại cái băng nhựa kêu gọi chiến đấu đến giọt máu cuối cùng mà người thật đã cùng vợ con xô chiếc trực thăng xuống biển sau khi đã đáp an toàn trên tàu chiến ngoài khơi. Dân chúng không tìm ra trung tướng Thiệu, cái trung tướng mà người bằng da thịt tên Nguyễn Văn Thiệu bảo đảm hiện hữu, còn cái tổng thống Thiệu sẽ mất đi. Thì ra tổng thống cũng không, mà trung tướng cũng không.
Tôi không quen ca ngợi kể cả ca ngợi Phật Chúa. Tôi lại không quen ca ngợi những chiến sĩ mọi cấp đã hy sinh, vì chính tôi là một quân nhân biệt phái, đi từ quân trường về nhiệm sở cũ và làm việc tại Saigon cho đến ngày hạ màn. Tôi đã không thấy sự cơ cực của người lính chiến, tôi đã không trực diện với cái chết kề hông. Tôi cảm thấy không đủ tư cách đứng lên đọc một lời cảm niệm, khệ nệ đặt một vòng hoa trên mồ chiến sĩ. Tôi không có quyền hô hào một ai xông vào lửa đạn. Nhưng tôi thấy được phép ta thán sự vong ân bội nghĩa, "bạc như dân".
Vừa đi tù về, một hôm chờ xe buýt, phải căng tai mà nghe để tách xa, khỏi di lụy; nhưng nhờ vậy tôi nghe hai bà nói về cái chết của Phan Thanh Giản mà các sử gia cách mạng cho là vô lối; Phan Thanh Giản không yêu nước, chỉ có những người như Lê Hồng Phong mới yêu nước. Chuyện nầy làm tôi liên tưởng sự phê phán của vài bà tướng bà tá đối với bà Lê Văn Hưng: ông Hưng tự sát là phí đời, không cần thiết, không khôn ngoan tí nào.
Phải rồi, những bà ấy hằng ngày tại Saigon điều khiển mười sáu ông tướng bốn màu nên xem các ông tướng như Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng không hơn gì con bài tứ sắc. Hàng ngày các bà điều khiển cả tiểu đội, nào lái xe cho bà đi chợ, lái xe cho con đi học, các bà có thể ăn lương của họ vì họ mưu cầu chữ thọ, điều khiển họ như tôi tớ. Vì vậy các bà không thể quan niệm cái hào hùng của anh lính trận, không thấy huynh đệ chi binh. Trong vài ngày cuối ở Cần Thơ, tướng Nguyễn Khoa Nam đi thăm bệnh viện dã chiến; một thương bệnh binh cố sức chồm ôm ông, vừa khóc vừa nói: trung tướng đừng bỏ em.
Các bà mang cấp bậc của chồng ấy tốt nhất nên ngậm miệng ăn tiền, vì rất có thể các đức ông chồng đang hung hăng trên diễn đàn cộng đồng, đứng đầu các tổ chức cựu quân nhân, bộ trưởng trong các chính phủ lưu vong. Ở đời có những người mình gặp mà không nói thì mất người, có người mình nói thì mất lời. Chị Hưng ơi, nói với họ làm chi, chị ơi.
Các bà thì sao cũng được còn các ông thì coi không được. Vài ông đã trở cờ. Nhưng điều buồn cười nhất là tất cả các vị ấy, dân sự, quân sự, văn nghệ sĩ đi đúng một khuôn thức: phải chửi lại cộng đồng, và chửi lại quân đội, hai tập thể đã cưu mang họ trong suốt cuộc đời họ. Không chửi như thế có được không? Đó là điều kiện của Hà Nội chăng?
Tôi không nghĩ như vậy, mà đây do tâm thức của kẻ qui hàng rất chi là Đông Chu Liệt Quốc. Ngày xưa Ngô Khởi tự ý giết vợ để cho vua tin. CS đa nghi, các vị ấy phải theo bài học của nhà quân sự Xuân Thu nầy. Rõ ràng, cứu cánh biện minh cho phương tiện; mà đây lại là phương tiện không cần thiết.
Nếu những người nầy thật sự là CS từ đầu (đảng viên hay nằm vùng) nay trở về chủ cũ; đó là những điều đáng buồn, họ không đáng trách. Nhưng đáng miệt thị là những kẻ từ trong trứng nước, lớn lên, giàu có trong ân huệ của miền Nam, hưởng không khí tự do (dù tương đối) quay trở lại làm hại cho miền Nam. Họ thuộc nhiều thành phần trong xã hội, và cũng là nhóm nhiều mồm mép nhất. Họ đáng bị nguyền rủa, trong lúc chúng ta không khinh thị những cán binh CS thực tâm tin tưởng như họ được tuyên truyền. Lớp nầy giống như kẻ bán khai chặt cây táo mà hái trái trong lúc người văn minh dùng thang mà hái rồi tưới nước cho cây.
Trường hợp tệ hại nhất, theo tôi, một ông tướng đã nói rằng nếu quân miền Nam giải phóng miền Bắc thì sự sát hại còn ghê gớm bội phần những điều đã xẩy ra sau 1975 bởi CSVN. Con cá sẩy bao giờ cũng lớn; vì con cá ấy chưa có trong tay, tự mình cảm thấy nó to hay tự ý khếch đại. Có câu hỏi trong Cổ Học Tinh Hoa, vẽ ma dễ hay vẽ người dễ; vẽ ma thì dễ quá, cái mũi không cần cân xứng, vẽ năm mười cái sừng cũng chả sao, nanh dài đến rốn càng tốt.
Biện lý cuộc đã xin tòa phán quyết tử hình cho một kẻ ăn cắp quả trứng gà. Quả trứng gà sẽ thành con gà, con gà sẽ thành bầy gà, sinh ra nhiều tiền, đem tiền đi đầu tư sinh lợi có thể xây cả trăm thành phố. Tòa giảm còn chung thân. Không một ai biết quả trứng có trống hay không.
Hy vọng lối suy diễn ấy chỉ mới có trong sự thôi thúc đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay, để xin điểm, để làm quà của hàng tướng như Ngô Khởi dâng thủ cấp của vợ. Nhưng nếu lối suy luận ấy nằm lòng từ khi các vị ấy còn nắm quyền ở VN, thì khỏi giải thích vì sao con cháu Lạc Hồng chạy re không đem theo được cái mền rách.
Bên trên, tôi có nêu lời Nguyễn Mạnh Tường chỉ trích cái nhìn bình dân, chưa đạt đến mức biện chứng. Nhưng tôi là người bình dân, tôi có cái nhìn rất bình dân.
"Thưa ông, đây là chồng tôi, mới được về hôm nay, xin ông vui lòng cho chồng tôi ở lại vài ngày". Tôi đi theo nhà tôi như đứa tớ dưới làng lên tỉnh giúp việc, qua nhà ông công an khu vực. Ông bất động như một thiền sư chìm sâu trong tam muội. Tôi nghĩ thầm nếu ông không gật đầu, thế nào tôi cũng phải ra chợ Nguyễn Tri Phương ngủ, chứ ở trong nhà thì trăm điều khốn khổ xẩy ra. Nhà tôi nhanh trí nói: Xin ông cho ở chừng ba ngày để sắp xếp đưa mẹ con tôi hồi hương, giao nhà cho chính quyền. Ông ta bậc dậy như ai lấy kim chích đít: "Được, lo sắp xếp mà đi đi nhe".
Căn nhà xập xệ nầy cũng giống như con trâu của một nông dân ngoài Bắc. Con trâu phải dâng hiến cho hợp tác xã, mong họ lấy cho mà đừng đấu tố chủ nhân, đừng xếp vào hàng địa chủ. Cũng giống như nhân viên xã vào nhà đếm gà thấy thiếu một con, không tin là chồn bắt mà đưa gia chủ ra kiểm thảo giết lén con gà sản xuất, trái với tinh thần đạo đức cách mạng.
Nhờ ơn trời đất, nhờ ơn ông bà tổ phụ, tôi có tròm trèm dăm ba chữ tuy không đi đến đâu về duy vật biện chứng, lý thuyết Marx. Tôi không dùng những thứ ấy để nhìn những việc xẩy ra chung quanh. Tôi chỉ là ông nông dân có con trâu làm việc trên đồng cạn dưới đồng sâu nay phải từ bỏ nó mà chưa chắc đã an thân.
Tôi cầu mong các thân hữu chia xẻ cái nhìn bình dân của tôi. Tôi không muốn căn nhà bị chiếm đoạt (bị ép mà dâng hiến), tôi không muốn vợ tôi bị xỉ mặt mắng là thứ vợ ngụy, tôi không muốn con mất các quyền học hành ...và tôi biết trên cuộc đời nầy, có những con người - dù không thành công - hy sinh tính mạng trong mục đích làm cho những việc ấy không xẩy ra. Tôi tri ân những người ấy.
Một ai đứng trên bờ nhìn ra đại dương mà thấy trong lòng biển nước có xác của vợ mình, của con mình cùng với cái máy đuôi tôm khi chiếc ghe không chịu nỗi sóng dập; người ấy cũng biết rằng trên mãnh đất đau khổ của quê nhà, có những kẻ - tuy chưa thành công - đã hy sinh cuộc đời trong mục đích làm cho việc ấy không xẩy ra. Hãy biết ơn những người vô danh ấy.
Một ai thấy miếng đất hương hỏa của mình dành xây nơi thờ cúng tổ tiên nay nằm dưới khu nhà tắm cầu tiêu của một dinh thự mới, khi tự an ủi với lý thuyết vô thường, vô sở trụ ... vẫn biết có những kẻ đã hy sinh trong mục đích ngăn chân điều nầy xây ra; họ thất trận, lắm người quên đi.
Tôi đã mời các thân hữu dạo quanh một vùng rất rộng lớn với ý niệm chiến lược cùng vài nét sơ phát của bối cảnh 1954 rồi đi đến cái nhìn rất nhỏ hẹp bình dân, không kinh điển, không học vị. Cũng giống như hình cái phểu lớn trên bé dưới, đầu voi đuôi chuột. Tôi ước mong cái nhỏ nhoi ấy là nhịp thở e ấp, thầm kín, chân thật và có thật. Mỗi cái nhìn riêng tuy nhỏ bé mà sâu sắc cho từng cá nhân. Cọng chung những thể nghiệm ý thức ấy, chúng ta sẽ có một luồng hơi ấm mới, khơi nóng bầu không khí có phần lạnh nhạt vì thời gian và những yếu tố xâm thực từ bên ngoài. Những khẩu hiệu to lớn ồn ào làm điếc tai không ai nghe; những lời sâu sắc từ tốn thì cô đơn, ít ai nghe.
Giữa hai sự thể ấy là những con người sống thực như mỗi chúng ta trực diện những mất mát, những khổ đau cho chính mình, cho gia đình, cho những người chung quanh. Chúng ta không bị xung động bởi bất cứ ngọn gió nào. Chúng ta có những câu hỏi rất người rất đơn giản và giải đáp ngay.
30.4 chấm dứt một sự cố gắng vô song của rất nhiều chiến sĩ trong mục đích tối hậu chận đứng ngày thảm não ấy. Rất tiếc, thiên cơ đã không giúp họ ngăn chận cảnh nước mất nhà tan và giúp chúng ta khỏi gánh chịu những tai ách trong từng hoàn cảnh cá nhân riêng rẻ.
Những hy sinh âm thầm ấy biết kể làm sao cho hết. Nhưng có kể, cũng xin đừng quên những di lụy trực tiếp của sự kiện những người nằm xuống. Đó là những "sư đoàn" cô nhi quả phụ, những thiếu phụ lo cho chồng thương tật, những bà mẹ cưu mang những đứa con trở thành bất túc, những đứa con không cha như nhà không nóc.
Bức tượng Thương Tiếc đã bị đánh ngã ở nghĩa trang quân đội Biên Hòa. Đầu ngàn năm mới, Taliban đã phá hủy hai tượng Phật vĩ đại từ thời A Lịch Sơn Đại Đế (Alexandre le Grand). Hành vi ấy chỉ thỏa mãn sự kiêu căng của lãnh tụ Hồi giáo nầy và thiệt hại kỹ nghệ du lịch tại chỗ; nó không suy siển tinh thần tôn giáo của thế giới và của người theo Phật.
Cũng thế, Taliban VN đã phá hủy tượng Thương Tiếc bên xa lộ Biên Hòa; nhưng họ không thể trục hạ sự thương tiếc trong mỗi chúng ta. Bức tượng tâm thức ấy, ít nhất, mỗi năm được đem ra sơn phết một lần vào ngày mất nước. Bức tượng ấy không có quá khứ, không có hiện tại, không có tương lai; bức tượng ấy không riêng gì của người mặc áo trận mà của mọi người. Trong tượng ấy, có người đã chết, có người đang sống và còn sống mãi.- 

Sunday, April 10, 2022

Ukraine thua cuộc

 

Ukraine đã thua

Andrew Latham, Minnesota

The Hill Opinion Apr 07.2020

Tôn Tht Tu dịch và tham luận

Chiến tranh chưa dứt nhưng kết cuộc đã rõ. Ukraine đã thua cuộc. Dĩ nhiên nói điều nầy rất đau lòng. U đã thực hiện cuộc chiến chống lại một kẻ xâm lăng bạo tàn và bất công; không những đã tự vệ mà còn đẩy quân Nga thụt về nơi bắt đầu ở nhiều chiến tuyến.

Nhưng dù sao đi nữa, U đã thua trận. Vì sao dám nói vậy?

Cho đến nay, Nga đã áp đặt lên U ý muốn của mình trong lúc ấy U – ngoài việc tự sống còn – hầu như không đạt được những mục đích mong cầu trên chiến địa hay bàn hội nghị.  Rõ ràng về phía Nga, dù đã gây bao tan thương đổ nát, Moscou đã ép Kyiv thừa nhận bỏ ý định gia nhập Nato và U E. Những khu tự trị vừa ly khai, Donetsk và Luhansk, không lo phải trở lại trong pháp quyền của U. Không chóng thì chầy, các phần đất còn lại phía đông nam sẽ tuột khỏi sự kiểm soát của Kyiv như Crimea năm 2014.

U tiếp tục gây thiệt hại cho quân Nga, không cho chúng chiếm Kyiv và những thị trấn quan trọng khác. Nhưng U không đạt được các mục tiêu chiến lược đuổi quân Nga khỏi những vùng lãnh thổ bị xâm chiếm từ ngày Feb 24, chưa thắng một trận quyết định nào để quật ngả quân xâm lăng.

Dàn một trận tuyến phòng thủ là một chuyện, tấn công quyết chiến là chuyện khác. U đã chứng tỏ thành công trong phòng thủ, nhưng chưa có một chiến dịch phối hợp liên quân đuổi lính Nga ra khỏi các phần đất mà Nga quyết nắm giữ.

U khó thực hiện các mục tiêu chiến lược ngoại giao đề ra từ đầu hai ngàn năm mới và xúc tiến mạnh mẽ từ 2014 trên chiến trường hay đàm phán. U không thể lấy lại các phần đất đã mất để tái lập chủ quyền. U cũng không thể đoạn tuyệt với Nga để sánh vai với Nato hay UE.

Những điều trên đây không thể xẩy ra. Một mặt Nga không chịu nhượng bộ, một mặt Nato và UE không muốn dính líu, sợ rằng một Vladimir Putin thảm bại sẽ chơi lá bài tuyệt vọng nguyên tử để tự cứu thân mình và xứ sở Nga.

TT U đã nhượng bộ chấp nhận một hình thái trung lập và xem đó là một mục tiêu trong việc kiến tạo tương lai xứ sở.

Nói vậy không nghĩa sẽ ngừng đánh nhau. Cần thêm một thời gian, cần thêm chết chóc đổ nát nữa mới đến chấp nhận kết cuộc bất khả kháng nầy: thất bại chiến lược của Kyiv, thành công phần nào của Moscou. Kéo dài vì cả hai bên khó bề chấp nhận những nhượng bộ, hai bên đều mang ảo tưởng bắn thêm vài phát súng nữa thì phe mình dành chiến thắng. Nhưng rồi ra, phải ngưng chiến, giữ nguyên tại chỗ lo nghị hòa.

Đau thương là từ nay cho đến lúc ấy, nhiều người sẽ chết oan, tàn phá thêm xứ sở Ukraine, nhiều tội chiến tranh xẩy ra… không có mục đích ý nghĩa nào.

Ai cũng biết Putin là người bóp cò nổ súng đầu tiên gây đổ máu và nhận lãnh mọi trách nhiệm luân lý về những gì xẩy ra từ ngày 24.02.2022. Nhưng đó là vấn đề của lịch sử xét xử. Và nội vụ còn kéo theo nhiều nhân vật khác, ở trong lẫn ngoài nước Nga. Danh sách rất dài.

Nhưng hiện nay trong ngắn hạn không thể chối bỏ thực tế rõ rệt: Tuy chiến tranh chưa chấm dứt, Ukraine đã thua trận. Nhận chân điều nầy, phải tìm cách chấm dứt chiến tranh trong thời hạn ngắn nhất. Sau đó thương tiếc người chết, dựng lại những gì Putin đã đập nát.---

Tham lun ngn

Dạ thưa, khi đọc bình luận nầy, chúng tôi thấy ngờ ngợ. Vốn dĩ chúng tôi khá “ớn và tởn” mấy ông tiến sĩ đã dùng bằng cấp phục vụ ý muốn chính trị bất chính, thay vì soi sáng đám bình dân như chúng tôi. Sở Di Trú HK đã chỉ tốn 800 dollars trả cho một tiến sĩ VN xác nhận không có vi phạm nhân quyền ở VN, và người sở di trú trục xuất sẽ không bị thanh trừng. Rẻ quá, từ nay các vụ án khác không cần ông tiến sĩ thứ hai và tiếp tục được rửa tay.

Các báo dùng bình luận của trí giả để sửa soạn dư luận, thay vì do chính ban biên tập viết. Garcia Marquez đã đưa bé Elian Gonzalez trả về Cuba. Nhà văn Nobel nầy nói Elian bị đắm trên bộ vì văn hóa súng đạn của Mỹ, bé chơi toàn súng nylon; rồi bé về Cuba chơi súng thiệt trong đoàn ngũ của Castro.

Phải chăng Andrew Latham đã sửa soạn vùng đất mới cho một Putin độc ác? Thế giới Tây Phương đang ngon trớn mà! Các vị lãnh đạo các quốc gia và ngay cả bà chủ tịch Âu Châu Usurla von Leyen cũng đến Ukraine hội kiến với Zelensky. Quốc Hội Mỹ đã quyết định chấm dứt thương mãi với Nga v.v…Mỹ đã đưa dàn phóng Patriot đến…Slovakia!!!

Chuyện gì đến sẽ đến.

Andrew Latham nghiên cứu chiến lược cho giới học thuật Anh Quốc và dạy ở Minnesota. Quả tình ý kiến chính trong bài không mới lạ. Ít nhất cựu vô địch cờ Garry Kasparov đã nêu rõ bối cảnh mịt mờ, một mặt về tâm lý Putin xem thường Biden, một mặt những quân viện chỉ có tính cách phòng thủ gần, không có tính chất phản công. Andrew Latham chỉ nói U không thể mở ra một chiến trường quyết định để đánh gục quân Nga, ông không chứng minh cụ thể như Kasparov.

Ngày Apr 09, các bộ trưởng ngoại giao Nato họp chỉ để xác quyết sự cẩn thận không dính líu đến Nga như bài viết đã mô tả. Nato sợ trối chết việc Slovakia cho U một số hỏa tiển cũ do Nga làm, S 300 địa không khá hữu hiệu; Nato nói đó là ý kiến riêng của Slovakia. Thật ra chẳng cho chát gì, Slovakia đổi dàn hỏa tiển Patriot và Mỹ sẽ tính vào quân viện cho U.

Theo BBC hội nghị trên nêu ra ba trường hợp bất khả kháng Nato mới hành động:

1. U dùng hỏa tiển chống chiến hạm do Nato cung cấp (chưa có) bắn từ Odesa đánh chìm một tàu Nga và gây thương vong cho hơn 100 thủy thủ. Nga sẽ lồng lộn và Nato sẽ hành động để khống chế.

2. Nga dùng hỏa tiển chiến lược bắn những đoàn xe chở quân viện cho Ukraine khi còn trên lãnh thổ các quốc gia hội viện Nato như Ba Lan; Nato sẽ nại điều 5 của minh ước bảo vệ các hội viên bị tấn công.

3.- Có một vụ nổ bất thần ở một khu kỹ nghệ vùng Donbas, thải khí độc nhiều người chết và nếu Nato điều tra và xác quyết do Nga cố ý làm ra không phải vì tai nạn hay do U, Nato sẽ trừng phạt Nga.

Ba điều trên đều là chuyện Phong Thần, các ông có thể về nhà ngủ yên. U hỏa tiển mô mà bắn. Nga điên gì thả bom trên đất Ba Lan, chờ đoàn xe vô U rồi oanh tạc; đi đâu mà vội mà vàn. Nếu nổ kho vũ khí hóa học thì phải chờ điều tra và nếu do Nga làm mới quyết định; con rùa nầy nên đem rang muối bán ở bến Ninh Kiều Cần Thơ.

Ngày ngày thiên hạ đều có chuyện vui. Một công ty quốc phòng Đức tự nguyện giúp 100 hỏa tiển chống chiến xa và đang yêu cầu chính phủ Đức cho mượn 100 hỏa tiển hiện có trong kho rồi công ty sẽ điền thế trong năm tới. Thủ tướng Đức không chịu và khuyên nên để U dùng những thứ Đông Đức đã nhận từ Liên Sô trước 1991.

Từ tổng thống cho đến chính phủ, cho đến đại sứ, U đều khẩn thiết yêu cầu cung cấp vũ khí. Hai tuần trước TT Zelensky đã nói Tây Phương hèn (cowardice). Hôm qua bà vợ nói với tạp chí Vogue lịch sự hơn nhưng không ra khỏi ý của chồng: HK và Âu Châu chẳng làm được gì, nói rất nhiều nhưng chẳng được bao nhiêu.

Bà lên tiếng sau đợt những người cầm đầu các chính phủ đến Ukraine như đã nói trên. Thủ tướng Anh hiện đang ở Kyiv. Sực nhớ 1994, Bill Clinton đã từ Nga đến thủ đô nầy yêu cầu Ukraine chấp thuận bản minh định Budapest (Budapest Memorandum) với lời lẽ mập mờ tuy nghe rất kêu ba nước Anh Mỹ Nga bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ U. Rất có thể các yếu nhân nầy đến yêu cầu Zelensky nhượng bộ; ông phải bảo vợ lên tiếng. Nếu Andrew Latham không sửa soạn cho giải pháp thua thiệt, ông cũng đã đánh hơi mùi tử khí như cú đến vườn kêu khi có người sắp chết. Theo Reuter, ngoại trưởng Nga đã nói: Theo lời yêu cầu của Ukraine, các sự bảo đảm an ninh sẽ được thực thi, đi kèm với qui chế trung lập, phi liên kết, phi hạch nhân của quốc gia nầy. "At the request of the Ukrainian side, its neutral, non-bloc, non-nuclear status should be accompanied by security guarantees". Khôi hài, Belarus được Nga đề nghị làm công việc bảo đảm an ninh nầy! Nhưng lại có hỏa mù: bà von Leyen sau khi rời U tuyên bố U muốn gia nhập UE nhanh và bà sẽ thúc dục các hội viên chấp thuận nhanh không cù cưa như trong quá khứ.

Trở về bình luận của Andrew, chúng tôi xin giới thiệu vì nó lập lại cái nhìn của nhiều người bình dân, lớp người không bị xúc động vì cảm tính chính trị và tin vội triết lý thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong. Thật vậy, đến khi chúng ”vong” thì vài triệu người đã vong trước chúng. Những người bình dân nầy cũng ngán ngẫm những bài báo tiên liệu của người Nga lưu vong như người Việt hải ngoại “một cái xét rằng, xét vì, cho nên” nay quyết định giải tán đảng CSVN, tổng bí thư đảng lãnh nhiệm vụ thi hành quyết định nầy. Nhóm bình dân nầy cũng không tin vào linh dược trừng phạt kinh tế với một nước giàu tài nguyên và đất rộng, còn nhiều đồng minh ở Á Châu và Phi Châu.

Tội phạm chiến tranh không chỉ một mình Putin, tác giả Latham không nói thêm là ai. Nhưng danh sách sẽ không thiếu các lãnh tụ tôn giáo Tây Phương cho rằng Putin hành động ở Ukraine là làm theo ý của God, chống Tây phương dung dưỡng homosexuel. Vài vị nầy đã làm chứng trước God các tân tổng thống Mỹ tuyên thệ nhậm chức.

Thì ra ôn mệ của tui không vừa chi, đã thốt nên lời: cháy nhà ra mặt chuột. Nhiều con chuột sẽ ra mặt tiếp theo con chuột cúng dàng tiền tỷ mỗi ngày cho “sư Putin” tiếp tục trụ trì chùa mát xa, mút cu.

 


Friday, April 8, 2022

Buồn cười, Ukraine

 


bức tranh vân cẩu

Tôn Tht Tu  * 

April 8, 2022

Dạ, tui rất minh bạch, không dấu diếm, chỉ nói chuyện buồn cười trong một tuần qua liên quan đến Ukraine. Chợt nhớ thầy cũ khi giới thiệu các hài kịch của Molière có nhấn mạnh như sau. Làm cho người ta cười không phải sút quần lòi đít, mà trình bày sự thật, vì sự thật rất đáng cười. Điều nầy còn áp dụng cho thế kỷ sau với Voltaire.

Tuần qua, phát giác mồ chôn tập thể như kiểu Mậu Thân Huế đã giúp cho chính trị Tây Phương một dịp tốt để bày tỏ cái gọi là cương quyết với Putin. Ai dè Biden lại đi quấy nhiễu con gái của Putin, tuy chuyện ni chỉ tiếp tục các việc tịch thu du thuyền v.v… nhưng nếu du thuyền không bị tịch thu thì du thuyền không thể bay qua Nga tấn công Ukraine. Các vụ tịch thu trong quá khứ xẩy ra khi chủ đã chết hay bị hạ như Mobutu ở Congo hay Marcos ở Phi Luật Tân. Người ta sẽ làm bia ghi công Biden đòi tịch thu gia sản của hai đứa con gái như Nghệ An làm bia ghi công ơn khi đến thăm Nghệ bác Hồ có đái vào mé sông.

Trống đánh kèn thổi ở Âu Châu, bà chủ tịch u ơ (đúng là u ơ UE) Ursula von der Leyen cho biết UE đã thêm sanction là giảm nhập cảng than đá của Nga. Than đá là sản phẩm lạc hậu, đang xuống dốc vì bị cho là nhiên liệu dơ nhất, sinh thán khí, thay đổi khí hậu, chỉ dùng cho các nhà máy điện sắp dẹp tiệm hay thay thế bằng nhiên liệu tái tạo (renewable). Trong lúc đó hiện nay mỗi ngày Đức mua của Nga 220 …triệu dollars chất đốt hóa lỏng LNG. Wall Street Journal cho biết từ khi Putin cho nổ súng đến khi Nga rút khỏi Kyiv, Âu Châu đã mua của Nga 38 tỷ dollars nhiên liệu, đổ đồng gần một tỷ trong 24 giờ. Và đang tiếp tục mua dầu và tuyên bố nhiều hơn. Ngày Apr 5 bà chủ tịch cho biết nhiều biện pháp thanh trừng tẩy chay nhiên liệu Nga như Hội Đồng Âu Châu khẩn cấp bỏ phiếu tẩy chay với tỷ số hơn 500 phiếu thuận và 23 phiếu chống, nhưng không có hiệu lực cưỡng hành, quyền vẫn ở từng quốc gia.

Sáng ngày hôm nay Apr 8, các báo internet về vận tải đồng đều cho biết dầu và khí đốt không có gì thay đổi, vẫn mua bán như cũ. Ngoài ra còn cho biết, than đá không được chuyển mãi theo khế ước mà theo “spot market” mua từng cú một, thanh toán và giao ngay trong vòng hai ngày, không phải là mua bán lâu dài có qui củ.

Kinh khủng nhất là Yahoo News lưu ý độc giả - tuy là chuyện xưa – các tàu chở dầu và khí hóa lõng (tanker) đều do các nước tây phương làm chủ và chở thuê cho Nga. “Western Countries” trong ngôn ngữ hiện nay gồm cả HK, Canada, Úc; các đảo quốc nhỏ chỉ là bung xung cho đăng bộ tàu thủy trốn thuế. Vẫn biết có vài hải cảng ở Anh, nghiệp đoàn bốc dỡ từ chối giúp vài tàu dầu Nga xuống hàng.

Chúng tôi rất con nít khi hỏi tại sao Ba Lan và chính Ukraine không đem búa mà khện ống dẫn chạy qua đất mình (các ống nầy từ Nga đến Âu Châu qua Belarus, Ba Lan và Ukraine cũng như ngầm dưới biển Baltic)



Ba nước Baltic (Estonia, Latvia và Lithuania) đã 100% không lệ thuộc Nga về nhiên liệu trong 10 ngày qua. Cựu nữ TT Lithuania, Dalia Grybauskaitė, cho biết bà đã lưu ý Âu Châu hãy độc lập với Nga về việc nầy; bà đã thực sự bắt tay, bằng cách xây dụng những trạm tiếp nhận nhiên liệu từ năm 2014, khi Nga sáp nhập Crimea. Đến nay Đức mới nói sẽ xây dụng các terminal nầy. Mỹ đồng ý đưa vào thị trường 15 tỷ mét khối khí đốt nhưng thế giới không có chỗ tiếp nhận.

Hành động của ba nước Baltic chưa phải là đòn quyết định với Nga vì số lượng ngưng mua quá nhỏ so với nhu cầu nước đại kỹ nghệ như Đức, nhưng nó mang tinh thần độc lập và biết tính xa.

Cũng bà chủ tịch u ơ nói ra: Đức (bà người Đức) sẽ gởi cho Ukraine những phi cơ Nga đã viện trợ cho Đông Đức (người bình dân xó chợ nói là để trong kho, trong garage không dùng tới). Thưa bà, khi rục rịch chiến tranh Ukraine, thủ tướng Đức có nói chuyện gởi máy bay, nhưng không thực hiện. Tiếp theo đó, Ba Lan nói sẽ cho Ukraine mấy chục chiếc Mig 29, nhưng nói sẽ chuyển đến căn cứ Nato ở Đức để Mỹ chuyển giao, Mỹ không làm, Thưa bà, tôi không tuột quần bà làm trò cười mà cái thằng nầy nó “tuột quần” bà theo nghĩa bóng.

Jared Isaacson tỷ phú và phi hành gia, chủ nhân nhiều công ty quốc phòng và làm chủ một chiếc Mig 29. Ông là huấn luyện viên cho hải và không quân HK; đã lái Mig 29 và cho đó là một phi cơ khiếp đảm trên chiến trường. Nhưng nay Mig đã lỗi thời, 40 năm. Nga chờ cho những Mig nầy nhập cuộc và bắn hạ làm thích. Chúng chỉ làm cồng kềnh quân đội U; chúng không hiệu nghiệm bằng hỏa tiển địa không như dàn phóng Patriot.

Nước Đức của bà bây giờ nghĩ sao nói vậy, rất minh bạch đáng khen: Không mua nhiên liệu của Nga thì chúng ta làm Nga thiệt thòi một và chúng ta tự làm thiệt thòi 10. Âu Châu cũng như gia đình kia chôn xác tổ tiên dưới chân đồi với sự cả tin: bao giờ rừng nầy hết cây họ nầy mới hết quan; nhưng chẳng bao lâu rừng bị phá làm đường xe lửa và họ hết quan. Âu Châu tin Putin như gia đình nầy tin ở thầy phong thủy. Vì vậy thật đáng khen ý thức chính trị của cựu nữ tổng thống Lithuania: Tây Phương xem nhiên liệu là vấn đề kinh tế nhưng Putin đã xem đó là một vấn đề chiến lược, có tinh chất đặc biệt của nền địa chính (geopolitic). Kinh tế của Nga chỉ dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và được thiên nhiên ưu đãi, đất đai rộng và phì nhiêu để sản xuất mễ cốc. Nhưng Nga đã dùng như một vũ khí bắt chẹt Tây Phương.

Trên chiến trường, tính đến đầu tháng tư, HK đã cung cấp vũ khí cho U tính ra giá là 200 triệu dollars trong số 800 Mỹ đã chấp thuận; báo chí cho hay cho đến giữa tháng nầy thì HK sẽ dùng hết 600 triệu còn lại và chuyển vũ khí đến U. Hai tuần trước, một nhân viên thân cận của TT Zelensly cho biết Nga đã hủy diệt mọi khả năng chiến tranh của U. Chắc hẳn ông không nói đến tinh thần dân và quân nhưng nói đến quân trang quân dụng. Thật vậy, các hỏa tiển tầm xa từ căn cứ hải quân Crimea đã phá hủy căn cứ huấn luyện gần biên giới Ba Lan; cơ sở sản xuất vũ khí ở Lviv; bộ chỉ huy của trung đoàn thiện chiến Azov; phi trường Kyiv (một nửa dân sự, một nửa quân sự) v.v….

Không nói ai cũng biết, U chỉ trông chờ vào HK, những quân viện khác chỉ tượng trưng như mấy xe bọc sắt của Úc; mấy chục xe tăng do Nga sản xuất tồn kho của Tcheque. Giới quan sát cho rằng HK lẫn Tây Phương chưa xác định đường hướng mới của Putin. Tham mưu liên quân Mỹ tướng Milley chỉ lo xây thành, xây công sự phòng thủ cho các nước Nato quanh Nga mà không chú tâm đến cuộc chiến thực sự ở Ukraine. Milley nói với ủy ban quốc phòng thượng viện rằng trong vài ngày Nga sẽ lấy Ukraine là xong. Ngoài sự dự đoán sai, lời của Milley cho biết HK sẽ không làm gì và đương nhiên chấp nhận; HK đã mời Zelensky tẩu thoát. Trong bản minh định Budapest (Budapest memorandum), Nga Anh Mỹ cam kết bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.

Milley nay nói ngược: cuộc chiến sẽ trường kỳ (Protracted war) không hiểu Milley quan niệm thế nào. Nga chiếm U; quân dân U rút lui vào một chiến khu như Vạn Lý Trường Chinh của Mao? Ba Lan và Slovakia sẽ cho làm mật khu? Hay cứ như thế nầy như chiến tranh trăm năm? Có lẽ Milley cho rằng Nga sẽ sa lầy như ở Afghanistan? Trường kỳ kháng chiến bây giờ không như thời Lê Lợi chỉ cần gậy tầm vông. 

Bước tới của Putin sẽ là chiếm và giữ Mariupol, chiếm giữ Donbas, bắc cầu qua Crimea, cũng cố uy thế ở Hắc Hải. Không thấy các tài liệu internet đề cập đến vùng biển tuy đã một thời rùm ben vụ Nga sáp nhập Crimea. Ngoài hơn 1/3 do Thổ Nhĩ Kỳ làm chủ, bờ biển còn lại chia cho (từ đông qua tây) Georgia, Nga, Ukraine, Rumania và Bulgaria. Ukraine nhiều nhất và lợi thế vì còn chiếm một nửa của nội hải Azov nhưng Nga đã chiếm hết vì nằm phía Nam Donbas nhất là Crimea án ngữ toàn Hắc Hải. Trên lý thuyết Ukraine còn được phía tây ngạn cửa sông Dnieper với hải cảng quan trọng Odesa.

Tại vùng biển nầy Ukraine có ghi công đã bắn cháy một tàu vận tải của Nga nhờ một rocket từ xa. Khi chiếm Crimea, Nga giữ tất cả tàu của Ukraine, về sau có trả lại nhưng trả tàu cũ gần phế thải. Hải Quân U xem như triệt tiêu. March 3, 2022, Ukraine đã tự phá hủy chiến hạm số một của mình ở quân cảng gẩn Odesa để Nga khỏi lấy, và từ đó Ukraine xem như mất hết vùng biển.

Điều nầy có nghĩa là khép kín sinh mạng của Ukraine. Ukraine đã hầu như bỏ vận chuyển lúa mì bằng tàu hỏa để xuất cảng. Đường biển rất thuận tiện, tàu qua eo biển Bosporus là vào ngay Địa Trung Hải nối liền thị trường lúa mì chính là Phi Châu, Ai Cập, Iran, Iraq. 1/3 dân số thế giới ăn bột mì. Lương Nông Quốc Tế mua lúa của Ukraine trong các chiến dịch cứu đói.  Nga và Ukraine là hai nhà cung cấp chính. Nay không tàu nào có thể ghé bến; không những thế, biển đã có nhiều thủy lôi mà Thổ đang khổ công đương đầu.

Năm ngoái Ukraine được mùa, hiện mễ cốc tồn kho rất lớn, các nông gia trung bình còn có vựa lúa trị giá 2 triệu dollars không thể xuất cảng. Vụ mùa sắp đến sẽ bình hòa tuy giảm 1/3 vì thanh niên tự ý tòng quân mặc dầu nông dân được miễn quân dịch. Giới canh nông lo ngại Ukraine tuy nay không thiếu lúa mì, sẽ chết đói năm tới.

Cũng như dầu, Nga xem lúa mì là một chiến lược, tìm mọi cách hủy diệt canh nông của Ukraine. Nga hiện giảm giá lúa mì để khách hàng của Ukraine đến mua. Thế giới phải mua của Nga nếu không muốn chết đói.

Nhưng từ nồi cơm trách cá, chúng ta thấy thêm một mặt trái của Mỹ và Âu Châu do ký giả Max Bearak (Washington Post April 7, 2022) phanh phui: Nga đã giảm giá lúa mì để cho thị trường Nga hấp dẫn hơn, mặc dầu dọa sẽ rút bớt xuất cảng đến các nước chống chiến tranh Nga. Nga không bị cấm xuất cảng thực phẩm, nhiều đại công ty của Mỹ vẫn tiếp tục hoạt động ở Nga như Cargill. Nông gia Dukin nói với tôi: các công ty Đức và Mỹ vẫn tiếp tục kinh doanh ở Nga. Mặc dầu cấm vận và trừng phạt, hai nước nầy vẫn tài trợ các tổ hợp thương mãi nầy. Đúng vậy, Tây Phương ép chúng tôi phải chết từ từ.

Trường hợp lúa mì nầy nhắc lại xưa kia Staline đã dùng thực phẩm mà cai trị U và đưa đến 4 triệu người chết đói. Đồng thời cho thấy Nga tiếp tục lối nhìn tổng quát từ Lenine, có một viễn tượng đầy đủ. Biết mình sẽ làm gì, muốn gì. Các chiến lược gia Tây Phương đã coi nhẹ Hắc Hải. Ít nhất Nga có thể dùng đường biển nầy xuất cảng thực phẩm và các sản phẩm khác phi quân sự để được lưu thông qua eo biển Bosporus. Còn nhiều điểm khác đã không được chú trọng

Putin tạm ngưng, rất có thể Putin theo bài học của Staline đưa thêm quân chiếm Phần Lan 1939 để cho nước nầy mất 7% lãnh thổ. Putin có thể ít quân hơn Staline nhưng nhiều tiền hơn. Mỗi ngày có gần một tỷ dollars tiêu chơi. Mỹ và Âu Châu tịch thu tàu, gia sản con gái của Putin thì ngày ngày phải thuê người canh giữ, tốn thêm tiền. Putin của tôi bây giờ: đi nhai, đứng ngậm, ngồi cười, về nhà nằm ngủ có người xỉa răng, có người đem tiền đến cúng dường.


Tuesday, April 5, 2022

Mỹ và Ukraine


hoa hướng dương tượng trưng Ukraine














Kasparov: HK không muốn Ukraine chiến thắng

Fox News Business Apr 05, 2022

Ông có tin hay không rằng Biden muốn Ukraine chiến thắng Nga? Đó là câu hỏi Larry Kudlow, Fox TV, đặt ra cho Garry Kasparov. Nhà bất đồng chính kiến và cựu vô địch cờ tướng trả lời: Không có một bằng chứng rõ rệt nào trong sách kế của Biden cho thấy một ý muốn giúp U chiến thắng. Kasparov chỉ trích Biden đã rút lại ý muốn Nga thay đổi chế độ; điều nầy cho thấy nội bộ White House đang tranh nhau ảnh hưởng và đưa ra chính sách riêng từng nhóm.

Kasparov nói: nhiều cơ quan chính phủ không muốn HK dấng thân vào U giúp cho U thắng vì cần chú tâm đến các vấn đề nội bộ HK. Theo cấp chỉ huy các cơ quan nầy, đường lối duy nhất cứu vãng nội tình là chấm dứt chiến tranh U với bất cứ giá nào. Do đó, thường nghe những tin cho biết HK đang thuyết phục TT Zelensly chấp nhận nhượng bộ lãnh thổ.

Vua cờ cho rằng Biden lẫn những giới hữu trách từng khối không tha thiết chiến thắng của Ukraine. Ông còn đi xa, không chắc những hình ảnh thường dân bị sát hại dã man ở Bucha sẽ làm cho Biden và thuộc hạ thay đổi lương tri mà quyết chí giúp cho Ukraine chiến thắng chung cuộc. Theo ông, trong chiến lược, không có sự phân định rõ ràng giữa phòng thủ và tấn công nhưng HK chỉ nghĩ đến phòng thủ; viện trợ của HK chỉ giúp cho U phòng thủ mà không đủ sức tấn công lực lượng xâm lược của Nga. Cấm vận, trừng phạt không đủ sức ngăn chận Putin, bằng chứng Putin sẽ có đủ tiền bán dầu và khí dốt để nuôi dưỡng chiến tranh.

Garry Kasparov nói với Kudlow những lời cuối như sau:

Vấn đề là phải có một nhãn quan, một viễn tượng tổng quát rộng lớn. Chính phủ Biden không có điều ấy. Chính phủ nầy đang bị dằng co giữa một bên là nhu cầu cứu vãng nội bộ và một bên muốn có mặt trên sân khấu chính trị thế giới sau vụ thảm bại Afghanistan. Putin không nao núng vì ông thấy nhược điểm nầy của Mỹ. Qua một lần gặp mặt tay đôi và hai lần đàm thoại truyền hình giữa Putin và Biden, người cầm đầu Kremlin biết chắc rằng HK không thực lòng chống lại cuộc xâm chiếm Ukraine hiện nay. (Tôn Thất Tuệ dịch)

Xuất xứ đây