bức tranh vân cẩu
Tôn Thất Tuệ *
April
8, 2022
Dạ, tui rất minh bạch, không dấu
diếm, chỉ nói chuyện buồn cười trong một tuần qua liên quan đến Ukraine. Chợt
nhớ thầy cũ khi giới thiệu các hài kịch của Molière có nhấn mạnh như sau. Làm
cho người ta cười không phải sút quần lòi đít, mà trình bày sự thật, vì sự thật
rất đáng cười. Điều nầy còn áp dụng cho thế kỷ sau với Voltaire.
Tuần qua, phát giác mồ chôn tập thể
như kiểu Mậu Thân Huế đã giúp cho chính trị Tây Phương một dịp tốt để bày tỏ
cái gọi là cương quyết với Putin. Ai dè Biden lại đi quấy nhiễu con gái của Putin,
tuy chuyện ni chỉ tiếp tục các việc tịch thu du thuyền v.v… nhưng nếu du thuyền
không bị tịch thu thì du thuyền không thể bay qua Nga tấn công Ukraine. Các vụ
tịch thu trong quá khứ xẩy ra khi chủ đã chết hay bị hạ như Mobutu ở Congo hay
Marcos ở Phi Luật Tân. Người ta sẽ làm bia ghi công Biden đòi tịch thu gia sản
của hai đứa con gái như Nghệ An làm bia ghi công ơn khi đến thăm Nghệ bác Hồ có
đái vào mé sông.
Trống đánh kèn thổi ở Âu Châu, bà
chủ tịch u ơ (đúng là u ơ UE) Ursula von der Leyen cho biết UE đã thêm sanction
là giảm nhập cảng than đá của Nga. Than đá là sản phẩm lạc hậu, đang xuống dốc
vì bị cho là nhiên liệu dơ nhất, sinh thán khí, thay đổi khí hậu, chỉ dùng cho
các nhà máy điện sắp dẹp tiệm hay thay thế bằng nhiên liệu tái tạo (renewable).
Trong lúc đó hiện nay mỗi ngày Đức mua của Nga 220 …triệu dollars chất đốt hóa
lỏng LNG. Wall Street Journal cho biết từ khi Putin cho nổ súng đến khi Nga rút
khỏi Kyiv, Âu Châu đã mua của Nga 38 tỷ dollars nhiên liệu, đổ đồng gần một tỷ
trong 24 giờ. Và đang tiếp tục mua dầu và tuyên bố nhiều hơn. Ngày Apr 5 bà chủ
tịch cho biết nhiều biện pháp thanh trừng tẩy chay nhiên liệu Nga như Hội Đồng
Âu Châu khẩn cấp bỏ phiếu tẩy chay với tỷ số hơn 500 phiếu thuận và 23 phiếu
chống, nhưng không có hiệu lực cưỡng hành, quyền vẫn ở từng quốc gia.
Sáng ngày hôm nay Apr 8, các báo
internet về vận tải đồng đều cho biết dầu và khí đốt không có gì thay đổi, vẫn
mua bán như cũ. Ngoài ra còn cho biết, than đá không được chuyển mãi theo khế
ước mà theo “spot market” mua từng cú một, thanh toán và giao ngay trong vòng
hai ngày, không phải là mua bán lâu dài có qui củ.
Kinh khủng nhất là Yahoo News lưu ý
độc giả - tuy là chuyện xưa – các tàu chở dầu và khí hóa lõng (tanker) đều do
các nước tây phương làm chủ và chở thuê cho Nga. “Western Countries” trong ngôn
ngữ hiện nay gồm cả HK, Canada, Úc; các đảo quốc nhỏ chỉ là bung xung cho đăng
bộ tàu thủy trốn thuế. Vẫn biết có vài hải cảng ở Anh, nghiệp đoàn bốc dỡ từ
chối giúp vài tàu dầu Nga xuống hàng.
Chúng tôi rất con nít khi hỏi tại sao Ba Lan và chính Ukraine không đem búa mà khện ống dẫn chạy qua đất mình (các ống nầy từ Nga đến Âu Châu qua Belarus, Ba Lan và Ukraine cũng như ngầm dưới biển Baltic)
Ba nước Baltic (Estonia, Latvia và
Lithuania) đã 100% không lệ thuộc Nga về nhiên liệu trong 10 ngày qua. Cựu nữ
TT Lithuania, Dalia Grybauskaitė, cho biết bà đã lưu ý Âu Châu hãy độc lập với
Nga về việc nầy; bà đã thực sự bắt tay, bằng cách xây dụng những trạm tiếp nhận
nhiên liệu từ năm 2014, khi Nga sáp nhập Crimea. Đến nay Đức mới nói sẽ xây
dụng các terminal nầy. Mỹ đồng ý đưa vào thị trường 15 tỷ mét khối khí đốt
nhưng thế giới không có chỗ tiếp nhận.
Hành động của ba nước Baltic chưa
phải là đòn quyết định với Nga vì số lượng ngưng mua quá nhỏ so với nhu cầu
nước đại kỹ nghệ như Đức, nhưng nó mang tinh thần độc lập và biết tính xa.
Cũng bà chủ tịch u ơ nói ra: Đức (bà
người Đức) sẽ gởi cho Ukraine những phi cơ Nga đã viện trợ cho Đông Đức (người
bình dân xó chợ nói là để trong kho, trong garage không dùng tới). Thưa bà, khi
rục rịch chiến tranh Ukraine, thủ tướng Đức có nói chuyện gởi máy bay, nhưng
không thực hiện. Tiếp theo đó, Ba Lan nói sẽ cho Ukraine mấy chục chiếc Mig 29,
nhưng nói sẽ chuyển đến căn cứ Nato ở Đức để Mỹ chuyển giao, Mỹ không làm, Thưa
bà, tôi không tuột quần bà làm trò cười mà cái thằng nầy nó “tuột quần” bà theo
nghĩa bóng.
Jared Isaacson tỷ phú và phi hành
gia, chủ nhân nhiều công ty quốc phòng và làm chủ một chiếc Mig 29. Ông là huấn
luyện viên cho hải và không quân HK; đã lái Mig 29 và cho đó là một phi cơ
khiếp đảm trên chiến trường. Nhưng nay Mig đã lỗi thời, 40 năm. Nga chờ cho
những Mig nầy nhập cuộc và bắn hạ làm thích. Chúng chỉ làm cồng kềnh quân đội
U; chúng không hiệu nghiệm bằng hỏa tiển địa không như dàn phóng Patriot.
Nước Đức của bà bây giờ nghĩ sao nói
vậy, rất minh bạch đáng khen: Không mua nhiên liệu của Nga thì chúng ta làm Nga
thiệt thòi một và chúng ta tự làm thiệt thòi 10. Âu Châu cũng như gia đình kia
chôn xác tổ tiên dưới chân đồi với sự cả tin: bao giờ rừng nầy hết cây họ nầy
mới hết quan; nhưng chẳng bao lâu rừng bị phá làm đường xe lửa và họ hết quan.
Âu Châu tin Putin như gia đình nầy tin ở thầy phong thủy. Vì vậy thật đáng khen
ý thức chính trị của cựu nữ tổng thống Lithuania: Tây Phương xem nhiên liệu là vấn
đề kinh tế nhưng Putin đã xem đó là một vấn đề chiến lược, có tinh chất đặc
biệt của nền địa chính (geopolitic). Kinh tế của Nga chỉ dựa vào khai thác tài
nguyên thiên nhiên và được thiên nhiên ưu đãi, đất đai rộng và phì nhiêu để sản
xuất mễ cốc. Nhưng Nga đã dùng như một vũ khí bắt chẹt Tây Phương.
Trên chiến trường, tính đến đầu
tháng tư, HK đã cung cấp vũ khí cho U tính ra giá là 200 triệu dollars trong số
800 Mỹ đã chấp thuận; báo chí cho hay cho đến giữa tháng nầy thì HK sẽ dùng hết
600 triệu còn lại và chuyển vũ khí đến U. Hai tuần trước, một nhân viên thân
cận của TT Zelensly cho biết Nga đã hủy diệt mọi khả năng chiến tranh của U.
Chắc hẳn ông không nói đến tinh thần dân và quân nhưng nói đến quân trang quân
dụng. Thật vậy, các hỏa tiển tầm xa từ căn cứ hải quân Crimea đã phá hủy căn cứ
huấn luyện gần biên giới Ba Lan; cơ sở sản xuất vũ khí ở Lviv; bộ chỉ huy của
trung đoàn thiện chiến Azov; phi trường Kyiv (một nửa dân sự, một nửa quân sự)
v.v….
Không nói ai cũng biết, U chỉ trông
chờ vào HK, những quân viện khác chỉ tượng trưng như mấy xe bọc sắt của Úc; mấy
chục xe tăng do Nga sản xuất tồn kho của Tcheque. Giới quan sát cho rằng HK lẫn
Tây Phương chưa xác định đường hướng mới của Putin. Tham mưu liên quân Mỹ tướng
Milley chỉ lo xây thành, xây công sự phòng thủ cho các nước Nato quanh Nga mà
không chú tâm đến cuộc chiến thực sự ở Ukraine. Milley nói với ủy ban quốc
phòng thượng viện rằng trong vài ngày Nga sẽ lấy Ukraine là xong. Ngoài sự dự
đoán sai, lời của Milley cho biết HK sẽ không làm gì và đương nhiên chấp nhận;
HK đã mời Zelensky tẩu thoát. Trong bản minh định Budapest (Budapest
memorandum), Nga Anh Mỹ cam kết bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
Milley nay nói ngược: cuộc chiến sẽ
trường kỳ (Protracted war) không hiểu Milley quan niệm thế nào. Nga chiếm U;
quân dân U rút lui vào một chiến khu như Vạn Lý Trường Chinh của Mao? Ba Lan và
Slovakia sẽ cho làm mật khu? Hay cứ như thế nầy như chiến tranh trăm năm? Có lẽ
Milley cho rằng Nga sẽ sa lầy như ở Afghanistan? Trường kỳ kháng chiến bây giờ
không như thời Lê Lợi chỉ cần gậy tầm vông.
Tại vùng biển nầy Ukraine có ghi
công đã bắn cháy một tàu vận tải của Nga nhờ một rocket từ xa. Khi chiếm
Crimea, Nga giữ tất cả tàu của Ukraine, về sau có trả lại nhưng trả tàu cũ gần
phế thải. Hải Quân U xem như triệt tiêu. March 3, 2022, Ukraine đã tự phá hủy
chiến hạm số một của mình ở quân cảng gẩn Odesa để Nga khỏi lấy, và từ đó
Ukraine xem như mất hết vùng biển.
Điều nầy có nghĩa là khép kín sinh
mạng của Ukraine. Ukraine đã hầu như bỏ vận chuyển lúa mì bằng tàu hỏa để xuất
cảng. Đường biển rất thuận tiện, tàu qua eo biển Bosporus là vào ngay Địa Trung
Hải nối liền thị trường lúa mì chính là Phi Châu, Ai Cập, Iran, Iraq. 1/3 dân
số thế giới ăn bột mì. Lương Nông Quốc Tế mua lúa của Ukraine trong các chiến
dịch cứu đói. Nga và Ukraine là hai nhà cung cấp chính. Nay không tàu nào
có thể ghé bến; không những thế, biển đã có nhiều thủy lôi mà Thổ đang khổ công
đương đầu.
Năm ngoái Ukraine được mùa, hiện mễ
cốc tồn kho rất lớn, các nông gia trung bình còn có vựa lúa trị giá 2 triệu
dollars không thể xuất cảng. Vụ mùa sắp đến sẽ bình hòa tuy giảm 1/3 vì thanh
niên tự ý tòng quân mặc dầu nông dân được miễn quân dịch. Giới canh nông lo
ngại Ukraine tuy nay không thiếu lúa mì, sẽ chết đói năm tới.
Cũng như dầu, Nga xem lúa mì là một
chiến lược, tìm mọi cách hủy diệt canh nông của Ukraine. Nga hiện giảm giá lúa
mì để khách hàng của Ukraine đến mua. Thế giới phải mua của Nga nếu không muốn
chết đói.
Nhưng từ nồi cơm trách cá, chúng ta
thấy thêm một mặt trái của Mỹ và Âu Châu do ký giả Max Bearak (Washington Post
April 7, 2022) phanh phui: Nga đã giảm giá lúa mì để cho thị trường Nga hấp dẫn
hơn, mặc dầu dọa sẽ rút bớt xuất cảng đến các nước chống chiến tranh Nga. Nga
không bị cấm xuất cảng thực phẩm, nhiều đại công ty của Mỹ vẫn tiếp tục hoạt
động ở Nga như Cargill. Nông gia Dukin nói với tôi: các công ty Đức và Mỹ vẫn
tiếp tục kinh doanh ở Nga. Mặc dầu cấm vận và trừng phạt, hai nước nầy vẫn tài
trợ các tổ hợp thương mãi nầy. Đúng vậy, Tây Phương ép chúng tôi phải chết từ
từ.
Trường hợp lúa mì nầy nhắc lại xưa kia Staline đã dùng thực
phẩm mà cai trị U và đưa đến 4 triệu người chết đói. Đồng thời cho thấy Nga
tiếp tục lối nhìn tổng quát từ Lenine, có một viễn tượng đầy đủ. Biết mình sẽ
làm gì, muốn gì. Các chiến lược gia Tây Phương đã coi nhẹ Hắc Hải. Ít nhất Nga
có thể dùng đường biển nầy xuất cảng thực phẩm và các sản phẩm khác phi quân sự
để được lưu thông qua eo biển Bosporus. Còn nhiều điểm khác đã không được chú
trọng
Putin tạm ngưng, rất có thể Putin
theo bài học của Staline đưa thêm quân chiếm Phần Lan 1939 để cho nước nầy mất
7% lãnh thổ. Putin có thể ít quân hơn Staline nhưng nhiều tiền hơn. Mỗi ngày có
gần một tỷ dollars tiêu chơi. Mỹ và Âu Châu tịch thu tàu, gia sản con gái của
Putin thì ngày ngày phải thuê người canh giữ, tốn thêm tiền. Putin của tôi bây
giờ: đi nhai, đứng ngậm, ngồi cười, về nhà nằm ngủ có người xỉa răng, có người
đem tiền đến cúng dường.
No comments:
Post a Comment