add this

Wednesday, May 25, 2022

VN thiểu số ở HK?

 

    thiểu số  Amish sống theo lối xưa

Dân tộc thiểu số?

Tôn Tht Tu

(Hà Nội nói sẽ yêu cầu HK công nhận người Việt là dân tộc thiểu số)

Xưa ở Huế, bún bò gánh vào tận nhà bán. Sau khi thưởng thức món bún bò thì con dư một ít nước. Lúc đầu tạm gọi là phẩm, nay qua lượng nhé, ăn cho no bụng, bèn vô bếp tìm cơm nguội trộn vô. Cơm nguội đã được giải quyết từ trước bằng món cơm hến.

Nay cái xứ văn minh gọi là Huế có hai quán gọi là bún bò cơm nguội, nghĩa là tô bún bò như cũ trộn chung với cơm nguội, chẳng khác tô hủ tiếu hay phở trộn thêm cơm. Cơm nguội tại gia phải hiểu là cơm nấu bữa trước chưa ăn hết, thường qua đêm. Ca dao: chàng ơi phụ thiếp làm chi, thiếp là cơm nguội để khi đói lòng.

Cơm nguội không phải là cơm nóng để cho nó bớt nhiệt. Cơm nguội trong quán thì hẵn phải là thứ cơm để cho bớt nóng, chứ làm chi có cơm nguội theo đúng nghĩa để bày ra món nầy quảng cáo cái “dân tộc”. Nhưng văn hóa ca tụng, khóc mướn kiểu Bắc Hàn, đã ca tụng sáng kiến nầy tuy là một món ăn bầy nhầy như beef steak trộn với pizza.

Dài dòng như trên để nói rằng sáng kiến dân tộc thiểu số ở Mỹ còn tệ hơn cái sáng kiến bún bò cơm nguội.

Người bày món ăn đã không hiểu cơm nguội là gì cũng như Hà Nội không biết dân tộc thiểu số ở Mỹ là gì và suy luận theo kiểu chủ quan.

Thật tình, chúng tôi không hiểu phát biểu trên xẩy ra trong khung cảnh nào. Nhưng chắc chắn người nói chỉ muốn chứng tỏ thẩm quyền của mình đối với người Việt và chứng tỏ mình vẫn làm cha paternalism, như có lần Hà Nội yêu cầu HK bảo vệ người Việt sống trên đất Mỹ; làm như người Việt ở HK không được bảo vệ. Cứ như các giải thích vụn trên internet, ý của lời phát biểu nầy là giúp cho người Việt ở Mỹ trở thành một khối dân giàu mạnh để làm một phần bộ của VN. Đây là kiểu chụp giật, mấy chục năm nay ở Mỹ người Việt từ chỗ thoát chết khi vượt biên trong tay công an và bão biển đã phát triển nhanh hơn bất cứ nhóm thiểu số nào trong hậu bán thế kỷ 20. Đến Mỹ gởi gói qua hai cân (2 pounds) một năm mới được giao, gói mì ăn liền bị cắt lấy bột nêm để đem thí nghiệm có độc cho dân chúng hay không. Nhưng thiện ý ấy, nếu có, thì bị giới hạn trong một danh từ mà theo bản chất gồm điều bất hạnh, đúc kết từ lịch sử và địa dư.

Dân tộc thiểu số là một nhóm người có nguồn gốc tổ tiên và sinh hoạt văn hóa riêng, nhưng dân số ít hơn. Người Ái Nhĩ Lan (Irish) theo Roman Catholic là một nhóm thiểu số, tách biệt với người da trắng dù từ Anh Quốc. Họ đến, thay vì bị hòa lẫn với xã hội đương thời, đã tạo ra một lối sinh hoạt riêng và ảnh hưởng cho đến ngày nay, đặt cơ sở tại Massachusett. Người Amish sống như 200 năm trước là một dân tộc thiểu số tách biệt khỏi khối da trắng và gốc Âu Châu. Nói như vậy thì HK là tập họp những nhóm thiểu số.

Dân tộc thiểu số như một hiện tượng xã hội gồm những người cùng chủng tộc, tương đối bất lợi về mặt sinh sống, không được đối đãi đồng đều, bị kỳ thị về gia cư, việc làm, giáo dục…

Dân tộc thiểu số đi đôi với các vấn đề như dân quyền, quyền lợi tập thể và các đòi hỏi cải cách bảo vệ thiểu số và giúp họ hưởng đủ qui chế bình đẳng xã hội. Dân tộc thiểu số là ý niệm của xã hội học và của các nhà vận động nhân bản, không hình thành bằng một đạo luật. Dân tộc thiểu số có mặt tự nhiên như người dân đã sống ở Úc và Tân Tây Lan trước khi người Anh đến và đã đẩy họ vào núi rừng như người Da Đỏ bị tiêu diệt về chủng tộc và văn hóa. Thiểu số da đen ở Mỹ bây giờ gồm những tổ tiên nô lệ cơ hàn.

Ít nhất cho đến cuối thập niên 1980, ở Mỹ “thiểu số” phải hiểu là toàn thể người da đen. Những biện pháp như housing, trợ cấp, nhằm giúp người da đen không bị kỳ thị về chỗ ở, và không bị mặc cảm thua sút về tài chánh, tiếp theo các việc sửa đổi như được đi bầu, và giáo dục hợp chủng.

Tuy HK đã có tổng thống da đen, HK vẫn duy trì Affirmative Action giúp cho sinh viên da đen ưu tiên vô đại học và giúp đỡ khi ra trường. Thẩm phán tối cao pháp viện Clarence Thomas bực mình vì trường của ông áp dụng Affirmative Action làm người ta nghĩ ông vô học và ra trường được thêm điểm, trong lúc ông rất giỏi, thừa sức. VNCH cho người thượng ở Cao Nguyên hưởng điểm đậu bằng cấp thấp hơn người Kinh, ưu tiên vô học các trường chuyên nghiệp.

Mặc dù không có văn kiện nào minh thị người da đen là một dân tộc thiểu số, vô số các biện pháp ít nhất từ TT John Kennedy nhằm giúp đỡ người da đen.

Các nhóm bộ lạc Da Đỏ (Native American) được vài dễ dàng về mua bán rượu và tổ chức sòng bài (nói là vì truyền thống). Ứng cử viên DC năm 2000 Elizabeth Warren nhận có gốc Da Đỏ để được vài đặc quyền nhưng bi tố cáo cầm nhầm.

Người VN đến Mỹ 1975 được Phạm Văn Đồng gọi là đĩ điếm, ma cô, hút sách, Joe Biden và ngay cả tuần báo Newsweek cho là bọn thối nát tồi bại gánh nặng cho Mỹ; nay đã cung cấp cho Liên Quân nhiều vị tướng, cho xã hội nhiều học sinh ưu tú; các sinh hoạt kinh tế xã hội v.v… đều có sự đóng góp người Việt. HK không có gì cần phải làm, ngoại trừ xem người Việt như mọi công dân khác được bảo vệ như nhau. Một số người Việt mới mang theo những tư cách mới khá hịm tợn là ô nhiễm cộng đồng nhưng vẫn được hưởng những bình đẳng của trú nhân.

Đại diện của Hà Nội muốn mua lòng người Việt cũ và mới trên xứ Mỹ bằng mồi nhữ dân tộc thiểu số vì ông đã quen với ý niệm thiểu số cai trị (dominating minority). Thiểu số cai trị có ví dụ mô tả rõ nhất là đảng CS, tự chúng tụ tập với nhau không ai bầu ra như đảng CS Tàu mà các nước vẫn phải giao tiếp. Báo chí Mỹ đã phản đối giao tiếp với một cơ cấu phi dân chủ nhưng các tổng thống đều cười nhe răng trắng ngà như anh bảy chà quảng cáo kem Perlon.

Ví dụ thư hai là quy chế “ngoại tỉnh dân” mà Tưởng Giới Thạch đã thành lập khi bị đẩy khỏi Hoa Lục cắm dùi ở Đài Loan. Ngoại tỉnh dân (whoashingren) là người sinh ở lục địa mới giữ chức vụ trong chính quyền các cấp, dân bản xứ không được tham dự. Thế hệ thứ ba, sinh trên đảo nầy vẫn hưởng qui chế nầy vì chánh quán tính theo ông nội. Người địa phương bị kỳ thị, họ sinh sống theo lối riêng và thân thiện với Nhật Bổn hơn; điều nầy giải thích các ứng cử viên của Quốc Dân Đảng đều thân với Hoa Lục. Bà Thái Vân Anh gốc địa phương.oa LuụcHoaLu5cHoa luụcHH

Làm cho người Việt thành thiểu số cai trị hay thiểu số bị kỳ thị đều là hai việc chỉ có người CS mới làm được như nói một ngày máy bay Mỹ giết 300 ngàn dân Bến Tre hay phi cơ của ta tắt máy nghỉ trên mây chờ địch đến hay lấy ống tre lên núi Ba Vì thụt dầu chảy ra.

Nếu bạn là nhân viên chính phủ HK bạn nghĩ gì về đề nghị thành lập một dân tộc thiểu số? Có lẽ bạn sẽ nói: hai chúng ta nói hai ngôn ngữ khác nhau, nếu bạn còn giữ cung cách ngoại giao. Hoặc bạn sẽ mời đi ăn bún bò cơm nguội hoặc ăn Big Mac quẹt mắm tôm. Nhưng dân quê chúng tôi mà trả lời thì xin bạn bịt lỗ tai vì nó thậm tệ mà vẫn chưa đủ đô.

============================================================

 Suối Mơ * Văn Cao * Thái Thanh

==================================


Monday, May 16, 2022

trước thời Phật Giáo xuất hiện

 
    thảo nguyên, truông cỏ

Bối cảnh trước thời Phật Giáo
tôn tht tu

Hân hạnh giới thiệu chương hai trong cuốn The Tree of Enlightment của tiến sĩ Peter Della Santina thuộc đại học Chico, California. 
Bài cũ đã đăng 2015, xin xem bản Việt ngữ và nguyên bản Anh ngữ theo các đường dẫn bên dưới.

Chỉ nói về con số vô cùng hạn hẹp những tài liệu mà tôi có dịp xem tới, không có nơi nào nói về bối cảnh lịch sử của thời trước khi Phật Giáo hình thành. 

Dân du mục và du cư Aryan đã từ Đông Âu đến xâm chiếm tiểu lục địa Ấn và áp đặt một nền văn hóa thế tục và kém văn minh hơn, nhưng rồi cũng bị cọ xát và buộc phải thay đổi theo văn hóa văn minh của kẻ bị trị. Tác giả lượng định mốc thời gian là thế kỷ 18 trước Tây lịch. Các sử gia còn tranh luận giữa xâm chiếm và di dân. Santina không đề cập cuộc bàn cải mà chỉ đơn giản nói đến sự xâm lăng.
Dân Aryan trước khi đến Ấn đã thực hiện các cuộc chiến và sống nhờ các chiến lợi phẩm; nhân sinh quan và vũ trụ quan của họ rất thích hợp với chiến tranh. Vị thần số một, Indra, là một chiến binh. Họ đã dùng ngựa và chiến xa. Sự thuần hóa con ngựa đã đưa chiến tranh lên qui mô rộng lớn. Khảo cổ cũng cho thấy những đống xương người không chôn cất. Người Ấn trước đó đã chú trọng đến các con vật như nai và voi, tượng trưng cho hiền hòa.
Có thể cuộc xâm chiếm dễ dàng vì Ấn lúc ấy đang thoái hóa vì  hạn hán hay động đất đã làm khô nhiều lưu vực, có những thành phố bỏ hoang. Không ảnh tân tiến cho thấy một lưu vực bị khô gọi là Hakra nơi sông Savarasti một thời đi qua. 
Santina nói từ thế kỷ 15 trước TC, hai nền văn hóa của kẻ ngoại xâm và kẻ bị trị bắt đầu tương tác, mở đầu diễn trình tương nhượng, tương hợp. Theo các sử gia cuộc xâm chiếm của Aryan xẩy ra thế kỷ 19. Nếu hai con số ấy chấp nhận được thì phải mất đến 400 năm hai bên mới bắt đầu cuộc giao tiếp kéo dài gần ngàn năm cho đến thời Phật Thích Ca.
400 năm của kẻ xâm chiếm thiện nghệ dàn trải trên gần 20 thế hệ đời người. Sử gia quá quen với đơn vị thời gian như thế kỷ, thiên kỷ, trăm năm ngàn năm nên không thấy sự bi đát của đời người ngắn hạn trong cái “sát na lịch sử” của họ. Mà đã bị trị thì nghèo khổ, tâm tư nhầu nát nhất định không sống lâu.
Người Palestine mất nước vào các trại tỵ nạn lúc còn trẻ và ở mãi cho đến khi cháu ngoại nội đã bằng mình khi bắt đầu bước lưu lạc. Đi cải tạo tám chín năm về thì thấy con đã ngồi trên chiếc xích lô hì hạch chở người kiếm cơm, hay còn tệ hơn nữa, chứ đừng nói chuyện cho chúng đi học vài chữ của Thánh Hiền.
Hệ thống giai cấp  giúp người Aryan cai trị. Kinh Veda nói xã hội phải chia ra bốn cấp: tăng lữ / vua quan chiến sĩ / thợ thuyền thương gia / và nô bộc. Nhưng thực tế có thêm một giai cấp là lớp bần cùng, Intouchable. Như vậy, ít nhất giai cấp thứ năm xuất hiện như một nhu cầu của kẻ thống trị từ phương xa đến.
Người Ấn tại chỗ là giống người Dravidien, da ngâm đen. Họ bị dồn về phía Nam. Khoa truyền sinh (genetic) ngày nay dùng DNA đưa đến kết quả như sau. Lớp người da trắng, giàu có ở phía bắc có nét truyền sinh gần với người Đông Ấu (gốc đồng cỏ của Aryan); người Dravidien phía nam nghèo có nét truyền sinh thuộc giống aboriginal tức Đông Á, bị dồn ép thành những hòn đảo văn tự từ một gốc chung.
Sự phân chia nầy đã đảo lộn điều mà Santina gọi là dòng sinh mạng thái hòa. Cuộc xâm chiếm bởi Aryan làm liên tưởng đến hai cuộc hành quân bành trướng của Hung Nô và Mông Cổ. Cả hai, nhất là Hung Nô xuất phát từ những cánh đồng cỏ vùng sa mạc như người Aryan.
Sau cuộc xâm chiếm của Aryan hơn hai ngàn năm, Attila thủ lãnh Hung Nô đã tạo nên một đế quốc rộng lớn; rồi từ phía Bắc Âu Á,  tràn xuống Âu Châu vây khổn đế quốc La Mã, suýt chiếm Rome.  Nhưng giặc Hung Nô chỉ như một cơn hồng thủy nguy hiểm, nhà cửa tiền bạc thân nhân mất đi; kẻ sống sót tái tục sự sống. Với cái chết ở tuổi 46 (năm 453) của Attila, liên minh Hung Nô tan rả. Họ không để lại những nét văn hóa hay con cháu như người Aryan. 
Cũng từ các đồng cỏ, ngay đầu thế kỷ 13, Thành Cát Tư Hãn đã thành lập đế quốc Mông Cổ. Thành Cát Tư Hãn đánh chiếm cả nước Nga và đổ xuống Âu Châu, chiếm một diện tích gấp bốn đế quốc La Mã. Hoạt động quân sự Mông Cổ có phần nào giống cuộc điều binh của Hung nô; làm điêu đứng thiên hạ vẫy vùng khắp nơi rồi cũng phải triệt thoái. Nhưng hậu sinh khả úy, họ rút về quê quán, chỉnh đốn hàng ngũ, rồi trở lại con đường của Hung Nô là đánh chiếm Trung Hoa. Vạn Lý Trường Thành không ngăn được Hốt Tất Liệt như nó được xây để chống bắc xâm. Người cháu nội nầy của Thành Cát Tư Hãn đã lập nên nhà Nguyên; triều đại đầu tiên của Tàu do người ngoại quốc làm thiên tử và người Hán bị ở vào thế thứ dân. Nếu dân đồng cỏ Tây Âu áp đặt một nền văn hóa mới hết sức khác biệt và phải mất cả ngàn năm mới gọt bớt các góc nhọn để tương tác với địa phương – Mông cổ đã tự nguyện biến thành Tàu. Nhà Nguyên đã nhìn quê nội Mông Cổ như một nước láng giềng, một quốc gia như các quốc gia khác trong bang giao quốc tế.
Vào lúc ấy, nước Tàu văn minh nhất thế giới. Thế kỷ 13, Âu Châu còn trong thời Trung Cổ xa cách thời Phục hưng đến 200 năm. Trường hợp nhà Nguyên là ví dụ điển hình cho lý thuyết văn hóa nhân bản siêu việt sẽ thắng cái bạo tàn hung hăng của kẻ cướp nước.

Thế kỷ thứ năm tTC, tiểu lục địa Ấn bị Hy Lạp chiếm đóng với đạo quân của A Lịch Sơn (Alexandre Đại Đế) để bị sáp nhập vào đế quốc Hellenique. Năm 321 tTC Chandragupta Maurya đã lật đổ nền cai trị ngoại bang và lập nên đế quốc Maurya. Cháu nội của ông kế nghiệp thành vua Asoka danh tiếng trên nhiều lãnh vực mà ai cũng biết.
Nhưng Asoka là thời cực thịnh nên sự đi xuống của đế quốc nầy được đánh dấu bởi sự thành lập vương quốc Ấn Hy do người Hy Lạp cầm đầu trong suốt hai thế kỷ cho đến năm 10 sau công nguyên.
Trội nhất là Memander trị vì từ 155 đến 130. Ông đã theo Phật giáo sau một cuộc vấn đáp vô cùng khó khăn với tỳ kheo Nagasena. Ghi ký cuộc thảo luận nầy thành cuốn Milinda Panha trong kho tạng điển Pali, một trong những kinh quan trọng nhất của Theravada. Milinda có công giúp truyền bá PG qua Hy Lạp và cả đến Ai Cập. Nhiều vị sư Hy Lạp cũng đi truyền đạo.
Sự hiện diện của người Hy Lạp lần thứ hai không gây xáo trộn nhiều. Ngay ông nội của Asoka cũng lấy vợ người Hy Lạp và những đám cư dân Hy Lạp tiếp tục sống dưới triều vua Ấn. Điểm quan trọng nhất, người Hy Lạp đã đưa nghệ thuật điêu khắc mang hình thể Phật và các Bồ tát. Trước đó, khi cần chỉ dùng những dấu hiệu như bánh xe chuyển pháp. Những tượng to lớn như ở Vũng Tàu cũng nằm trong đường hướng nghệ thuật nầy. Hai bức tượng lớn ở Afganistan đã bị Taliban phá hủy vào thời chiến tranh mà Mỹ nói chống khủng bố.
Vùng đất phì nhiêu Ấn lại bị xâm chiếm bởi người Hồi trong tinh thần một tôn giáo vùng sa mạc.
Trở lại bài chính, Santina muốn nhấn mạnh rằng hai nguồn tư tưởng khác biệt và trái ngược sau cả ngàn năm đã nhập chung và không thể phân biệt ngay cả cho đến ngày nay. Một nhận định quá tổng quát quá to lớn, to lớn về địa dư, to lớn về thời gian ….Cho nên thật khó lòng mà nói đúng hay sai.
Nhưng Ấn Độ có truyền thống dung hợp. Văn minh cổ thung lũng Indus đầy nhân ái, nghĩ đến những chuyện bên kia bờ sống. Sau một thời gian khá lâu chịu đựng, người bản xứ bị trị chấp nhận thái độ sống riêng hòa bình. Họ lấy tính chất thế tục của Aryan làm một thứ hình nhi hạ (vì thiếu chữ) quân bình cho cái hình nhi thượng của mình.

Tuy vậy trên thực tế, kẻ xâm chiếm bao giờ cũng ở thế mạnh, tìm mọi cách áp đặt mọi việc theo ý mình. Xã hội nào cũng tổ chức thế nào có lợi cho giai cấp cầm quyền. Aryan chỉ chấp nhận lối sống định cư nhưng không chối bỏ quan niệm tôn giáo của mình. Dân bị trị chỉ chấp nhận như một thực tế nhưng không tiếp nhận vào mình, accepting not adopting, not embracing. 

Chừng hơn một ngàn năm sau khi Aryan vào Ấn, các tôn giáo trong nhóm gọi là shramana hoạt động mạnh mẽ. Shramana tên gọi chung cho các tôn giáo tin vào luân hồi và tìm cách giải thoát khỏi sinh tử. Nhóm nầy hoàn toàn dựa vào văn hóa cũ của thung lũng Indus, tách biệt văn hóa Veda của Aryan. Trội yếu nhất là Phật Giáo và Kỳ Na Giáo (Jainism).
Santina cho rằng sự hòa hợp ấy có nguyên do từ những thay đổi lớn trong lối sống để đi đến một xã hội đa dạng vào lúc Phật giáo ra đời. Sự thay đổi từ phía Aryan nhiều gấp bội so với dân địa phương, chúng mang tính chất thế tục và vật chất, như văn hóa Aryan vẫn đã thế tục từ trước. Chúng rất thuận lợi và dễ dàng cho Aryan.
Thật vậy, đã mang trong người tính chất thế tục, nay tiến chiếm xứ người, của cải giàu sang, nhiều và nhiều hơn những đồ tế nhuyễn trên lưng ngựa, nhà cửa đất đai, thì ngồi mà hưởng đi đâu cho mệt. Việc định canh định cư, đô thị hóa là việc đương nhiên, vả lại đã có sẵn kinh nghiệm và kỹ thuật của kẻ bị trị. Qua những kinh nghiệm gần hơn, từ hoang sơ rừng rú đến cuộc sống đô hội, người mới rất ngố và đi vào con đường vật chất xa hoa vô tội vạ từ sự giàu sang mà Santina gọi là chiến lợi phẩm (spoil of the war).
Thung lũng Indus phì nhiêu, canh nông phát triển thì việc buôn bán phân phối tự nhiên ra đời theo các diễn trình phát triển khắp nơi. Với cái phồn vinh không giả tạo lấy trên tay người, thay đổi từ thiếu thốn qua giàu sang, từ du cư đến định cư trên đất phì nhiêu thật dễ, nếu không muốn nói quá dễ, tuy rằng lắm khi hơi ngố.
Nhưng đòi hỏi sự thay đổi về tâm linh để chấp nhận một nhân sinh quan hay vũ trụ quan trái ngược thì hầu như không thể có ngoại trừ lớp người tán tận lương tâm. Cho nên như trên có nói, accepting mà không adopting. Về lâu về dài, sự im lặng êm ả bên ngoài có thể chỉ là sự nhẫn nhục. Kẻ mạnh vào nhà thì phải gọi chúng bằng anh. Thói quen (qua nhẫn nhục) theo tiếng Pháp là một cái giảm âm bớt khổ và thành luật sống (En faisant lois, habitude devient une sourdine de souffrances).
Văn hóa thống trị của Aryan tạo nên tình trạng vong thân xa lìa từ phía dân chúng. Những tư tưởng mà thi sĩ Gordon của Anh nói là đã hóa thạch (fossilized) tồn tại như sương phủ Hy Mã Lạp Sơn, những tư tưởng ấy sống trong dân chúng qua vô số tôn giáo gọi là Shramana. Và chính thái tử Tất Đạt Đa cũng theo học các môn phái khổ hạnh trong nhóm nầy. Sự tách biệt ấy cũng có thể là nguyên do tạo nên những sự thờ cúng tín ngưỡng kỳ quái từng địa phương như những chiếc áo giáp trước sức tấn công của người xâm chiếm.
Sự kiên cố ấy đưa đến ghi nhận sau đây của Santina:
Mặc dù người Aryan đã đô hộ về vật chất nền văn minh tại chỗ của bán lục địa Ấn, một ngàn hay hai ngàn năm sau chứng kiến họ chìm dần trong ảnh hưởng của thái độ tôn giáo và cách hành đạo cũng như các giá trị xuất phát từ tôn giáo của văn minh Thung Lũng Indus (TLI). Do đó, từ khi bắt đầu công nguyên, ngày một thêm khó trong việc phân định truyền thống Aryan và truyền thống TLI.
Cho đến đầu công nguyên thì cũng phải mất 15 thế kỷ trong đó PG đã đóng góp 6 thế kỷ. PG không chống đối phá phách, luôn nhấn mạnh dung thông vô ngại. 
Mặt khác tiểu lục địa nầy đã giao tiếp văn minh Hy Lạp (Hellenique) với nền học thuật cổ điển từ Socrate. Vương quốc Ấn Hy chấm dứt năm 10 sau công nguyên. Đây muốn nói sự rộng rãi phóng khoáng của nhiều luồng tư tưởng sống chung. (Aryan có tôn giáo phần nào giống Hy Lạp, họ không mang theo học thuật của xứ nầy).

Về phương diện Phật học thuần túy, PG đã có nguồn cảm hứng từ văn minh Indus, thừa hưởng những điều có ý nghĩa từ cái nôi văn minh ấy. Theo Santina, PG có vay mượn vài yếu tố nhỏ trong nguồn tôn giáo Aryan nhưng chỉ có giá trị ngoại biên. Ông viết: Có thể hiểu rằng Đức Phật muốn nêu rõ nguồn gốc tôn giáo mà Ngài quảng diễn nằm trong văn minh TLI khi Ngài nói rằng con đường Ngài dạy là con đường xưa và mục đích Ngài nêu ra cũng là mục đích xưa. PG xác nhận có sáu vị cổ Phật đã thành đạt rực rỡ trước Phật Thích Ca. Điều nầy cho thấy sự tiếp nối giữa văn hóa tôn giáo TLI và các giáo lý của Đức Phật.

Sự tương tác dung hòa được thực hiện hầu như một chiều. Những tôn giáo xuất phát từ hậu cứ Veda bỏ thêm vào kinh điển của mình ý niệm về nghiệp, cõi hồng trần, chứng ngộ tự thân và nhiều nữa.  Những điều ấy, trái với tín ngưỡng căn bản của Aryan. Chứng ngộ tự thân thì không cần sự trung gian của tăng lữ, không cần tế tự sát sanh.

PG không hẵn là toàn thân của nguồn tín ngưỡng thung lũng Indus nhưng là một tôn giáo từ gốc nầy có ảnh hưởng sâu đậm trong thời chánh pháp (500 năm từ khi có Phật). Giai cấp nghèo đã đi theo như một giải phóng xã hội và tâm linh.
Nhưng vào thời tượng pháp (sau 500 năm) các căn bản chính truyền đã thay đổi, mất dần hậu thuẩn xã hội. PG đã bị lung lạc bởi Ấn Giáo để rồi nhìn qua thì hai thứ ấy giống nhau. PG từ từ phải ra đi khỏi Ấn tuy chưởng cuối cùng bị đánh từ Muslim, đánh dấu bởi sự đốt phá đại học và thư viện Nalanda.

Lịch sử Ấn được đánh dấu bằng các mốc quan yếu là các cuộc xâm lăng của các bộ lạc du mục. Những xung đột ấy luôn kèm theo các vấn đề tôn giáo tín ngưỡng. Trong lúc ấy nước Tàu rộng lớn chỉ có xáo trộn về chính trị, thay ngôi đổi chủ, can qua không kém gì ai, nhưng nếp sống vẫn như cũ trên những đường nét chính. Cũng như triều Trần qua triều Lê, na ná giống nhau nhưng lịch sử với sự đô hộ của Pháp đã qua một ngõ khác.
Thế kỷ 13, người Muslim đã chiếm Ấn trong một cuộc điều binh tàn khốc nhất trong lịch sử loài người.-


Monday, May 9, 2022

đình chiến Ukraine?

 

từ trái:Mussolini, Hitler, thông dịch viên, Chamberlain, Munich 1938

Chiến tranh Ukraine chấm dứt kiểu nào?

Surrendering land is not the same as defeat – if a stronger Ukraine emerges from the ruins

The Guardian Opinion Apr 8, 2022

Neal Ascherson * Tôn Tht Tu dch

Cương nghị, quả cảm, đầy đủ trang phục theo nghi lễ ngoại giao, kẹp nách chiếc nón hình trụ, đại sứ Anh Quốc bước lên bực thềm Bộ Ngoại Giao Đức. Ông mang theo tối hậu thư của Anh: Ngưng hành quân ở Ba Lan trước 11 giờ trưa nầy; nếu không, hai quốc gia của chúng ta ở trong tình trạng chiến tranh. Lúc ấy mới 9 giờ sáng. Không được ai tiếp, Sir Nevile Anderson đứng một mình trong sãnh đường, đọc chậm và lớn tiếng tối hậu thư nầy và ra về. Chuyện xẩy ra ngày 3 Sept 1939. (Thời ấy Hội Quốc Liên, tiền thân LHQ, đang bất lực nhìn các cuộc giành đất, những cuộc khủng hoãng ở Âu Châu liên quan đến các quốc gia nhỏ yếu).

Ngày nay các điều gọi là tuyên chiến không còn thấy nữa. Hitler và Staline dạy cho Putin cách coi thường các kiểu cách giấy mực ấy.

Nhưng tương hệ giữa các quốc gia ngày nay lồng trong sự khác biệt giữa “độc lập” và “toàn vẹn lãnh thổ”.

Trong lúc ấy, nữ ngoại trưởng Anh Liz Truss thì quan niệm rộng rãi hơn. Chính trị gia người đẹp “diều hâu nhất” nhấn mạnh rằng duy trì nền độc lập của Ukraine không duy chỉ đánh đuổi quân Nga mà còn tái lập sự toàn vẹn lãnh thổ Ukraine trong biên giới có trước 2014, bao gồm Crimea và toàn thể vùng Donbas.

Sáu tháng trước vụ đơn thương độc mã trình tối hậu thư nói trên, thủ tướng Neville Chamberlain đã làm mọi người kinh ngạc khi ông quay ngược chính sách hòa dịu và cam kết rằng Anh sẽ giao chiến với Đức nếu Nazi vi phạm nền độc lập của Ba Lan. Sáu tháng sau, Đức tấn công Ba Lan. Quân Nazi chiếm thành phố Danzig, xe tăng tràn qua biên giới và phi cơ oanh kích thủ đô Varsovie.

Anh có bóp cò cây súng cam kết hay không? Sau khi nhận chân các mối hy vọng “hòa bình cho thời đại” mà ông mơ ước thành mây khói, Chamberlain đưa ra lời tuyên bố cuối cùng hết sức vô bổ, vô nghĩa: nền độc lập của Ba Lan không bị đe dọa bởi cuộc xâm lược Nazi, chỉ có sự toàn vẹn lãnh thổ bị thiệt hại (Hitler muốn lấy toàn vùng Danzig).


Ukraine, vì đứng ngoài Nato, không được bất cứ sự cam kết bảo vệ nào. Do đó, cuộc chiến có thể chấm dứt theo một trong ba khả thể như sau:

- Nga bị đẩy lui về vị trí trước 2014

- Ukraine thua và bị chia cắt lãnh thổ

- Ngưng chiến theo “ngõ hẽm” mong manh dọc theo các vị trí đóng quân tại chỗ.

Giải pháp ngõ hẽm nhiều hy vọng thành tựu nhất; cho phép Nga chiếm giữ một số lãnh địa của Ukraine trong khi các phe liên hệ thương thuyết hòa bình.

Các trọng tài quốc tế sẽ chấp nhận vài sự tương nhượng thực tế: Nga tiếp tục giữ Crimea; Donbas sẽ chia đôi giao cho LHQ quản trị.

Các nhà hòa giải sẽ phải trả lời một câu hỏi thô bạo: Có phải Putin là Hitler hay không? Nói khác, phải chăng những tương nhượng nầy sẽ khuyến khích Putin chinh phục thêm hơn nhiều?

Hội nghị Munich 1938 giữa Mussolini, Hitler và Chamberlain đã tách vùng Sudenten Germans khỏi Tiệp Khắc và giao cho Đức đổi lấy hòa bình. Nhưng thực tế, nhượng bộ nầy đã giúp Hitler trở thành kẻ xâm lược nuốt gọn cả Âu Châu. Trường hợp Crimea cũng giống vậy. Dân chúng trên bán đảo nầy tự nhận là người Nga và cho rằng việc Crimea sáp nhập Ukraine là một sai lầm thời Xô Viết. Nhưng cách thức thô bạo của Putin dùng để sáp nhập bán đảo nầy mà không ai phản đối đã khuyến khích Putin thực hiện tham vọng thâu tóm các quốc gia trước kia trong đế quốc Liên Xô (USSR).

Liz Truss


Trở lại chủ trương “tối đa” của nữ ngoại trưởng Truss, theo đó độc lập và toàn vẹn lãnh thổ không tách lìa. Thực tế lịch sử không đi đúng theo con đường ấy. Ba Lan đã mất rất nhiều thành phố xưa cổ và một phần ba lãnh thổ năm 1945. Nhưng sau khi tự do, thoát khỏi ách gông cùm của Liên Sô, Ba Lan đã có nền độc lập toàn vẹn. Hiệp ước Triannon 1920 đã lấy các lãnh địa của Hung Gia Lợi chỉ cho quốc gia nầy còn giữ chưa được một phần ba lãnh thổ trước chiến tranh. Georgia luôn chủ trương Abkhazia thuộc chủ quyền của Tbilisi nhưng nước tí hon ven Bắc Hải nầy không chịu thống thuộc Georgia năm 1993. Georgia mất Abkhazia nhưng không mất độc lập.

Ngày mai, trong buổi diễn hành Chiến Thắng, rất có thể Putin bảo rằng “sứ mệnh hầu như đã hoàn tất”. Nhưng chưa biết ông quan niệm sứ mệnh rộng hẹp thế nào. Hòa hội, nếu có xẩy ra và khi xẩy ra, sẽ chú tâm đến biên giới mới sẽ chạy từ đâu đến đâu; nói khác, tuy đau lòng, đâu là phần đất Ukraine sẽ phải cắt bỏ.

Nhưng nguy hiểm cũng nằm ở đó. Từ khi có độc lập 1991, Ukraine vẫn theo đường lối chính trị không tha thứ quá khứ. Qua cách điều dẫn chiến sự hiện nay, TT Zelensky tách khỏi chính trường thành phần tài phiệt tham nhũng và đám chính trị mỵ dân xôi thịt. Nhưng nay nếu ông muốn chấm dứt chiến tranh bằng thương lượng thêm bớt như chấp nhận Crimea thuộc Nga, rất nhiều kẻ có tham vọng chính trị sẽ đâm vào lưng ông như một kẻ phản bội nền độc lập. Họ sẽ kêu gọi thành phần quốc gia quá khích xuống đường biểu tình phản đối. Những gì xưa nay Zelensky cố công tạo dựng sẽ sụp đổ, ví dụ sự đoàn kết dân tộc và thay vào đó sự bất an xã hội.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều kỳ vọng ở những thế hệ trẻ, số người hiện đấu tranh cho xứ sở. Thế giới quan của họ bắt nguồn miền Tây của Ukraine. Một thế giới quan theo đó có một nước Ukraine mang tính chất Âu Châu, một quốc gia tự do và dân chủ xã hội, trong đó nền pháp trị và chính quyền trong sạch là những thực thể chứ không phải là các khẩu hiệu suông. Bán phần miền Tây nầy kiến tạo và duy trì ngôn ngữ Ukraine, và văn hóa Ukraine.

Thế hệ trẻ nầy với tầm nhìn mới vẫn không quên hằng triệu người U nói tiếng Nga tự nhận có nguồn gốc chủng tộc Nga nhưng sinh trưởng tại Ukraine và hiện đang chứng kiến Nga đang tàn phá quê nhà của họ, họ đã trở thành người Ukraine. Xứ sở điêu linh hư nát nhưng vẫn là một xứ sở chung.

================================

===============

Wednesday, May 4, 2022

nửa hồn Xuân Lộc * 2014

Xuân Lộc 1970    
 

Em ơi Xuân Lc, em Xuân Lc

                  Xích st nghiến qua nhng xác người.

Cặp thất ngôn nầy là nhát chém quyết định, 
là thanh kiếm giữ kín, giờ cuối mới dùng, 
nghiến qua thần thức của người đọc. 
Thái Luân NPSH vô cùng "độc ác"  như xích sắt 
nghiến qua những xác người.



tôn thất tuệ giới thiệu
Nửa Hồn Xuân Lộc
 Thái Luân Nguyễn Phúc Sông Hương 

Khi xuân Tân Mão 2011 còn nóng hổi mới ra lò, tôi viết một lời bàn ngắn về cái video có Khánh Ly hát tặng lãnh sự CSVN tại San Francisco. Theo tôi việc nầy đã manh nha từ ngàn xưa, ngày xưa thì đúng hơn vì cô Mai (hổn danh Mai Đen) đã tham dự nhiều buổi sinh hoạt tại Đà Lạt trước những biến động đấu tranh miền Trung; trong dịp nầy Linh Mục Nguyễn Ngọc Lan đã minh thị nói VN chỉ có một con đường là đi theo MTGPMN tuy ông không chịu nói đã nhiều lần vô bưng. Ở đoạn nầy tôi viện dẫn hồi ký của Nguyễn Đắc Xuân, ông viết thêm rằng các người tham dự đã đọc và bình luận thơ của Thái Luân. Ngoài LM Lan còn có nhiều nhân vật trí vận và có Trịnh Công Sơn. Sau đó TCS cho ra những bản nhạc phản chiến mạnh mẽ, tăng cường bởi tiếng hát Khánh Ly đến tầm mức công phá.
Nguyễn Đắc Xuân không nói nội dung các bài thơ của Thái Luân. Tôi còn nghi vấn phải chăng Thái Luân có mặt. Sau khi tra cứu và hỏi các nhân vật sống, thì được biết Thái Luân không có mặt ở Đà Lạt bao giờ, đồng  thời “mất tích” trên địa bàn sinh hoạt ở Huế. Nhưng không khí, như mô tả qua ngòi bút của NĐX, đã gây ý nghĩ không tốt cho Thái Luân.

Thái Luân trong quá khứ đã gây cho vợ chồng tôi một ấn tượng khó tả khi chúng tôi đến thăm Phạm Duy vào lúc nhạc sĩ nầy vừa hoàn tất phổ nhạc Bi Hài Kịch thơ của Thái Luân. PD chỉ nói tác giả là một sĩ quan QLVNCH ngành tâm lý chiến ở Huế. Bi Hài Kịch là bi hài kịch thực sự của chúng ta, khi hai bên tương tranh chém giết nhau chỉ như công cụ của đạo diễn. Diễn viên ôm súng bắn, diễn viên gục đầu đường, diễn viên đang tra tấn, diễn viên chịu cực hình, tất cả xẩy ra trên quê hương, mà quê hương là ba má, quê hương là khoai sắn, là con thơ.
Tôi tin NĐX đã chuyển tập thơ cho PD vì PD đã phổ mấy bài của NĐX trong Tâm Ca. PD nói ông đang phổ bài thứ hai thuật lại lời nói của một một kỹ nữ với học sinh Đồng Khánh: em đừng cười chị, để chị diễn lại trò móc túi để cho thằng lính Mỹ thỏa mãn thú con heo, nếu không chúng sẽ đè em ra mà làm. Vợ chồng tôi thấy khó chịu vì nó hoàn toàn khác với tính cách cao thượng và nghệ thuật của Bi Hài Kịch và tôi mất cảm tình với Thái Luân. Tâm cảm nầy tôi vẫn còn giữ khi viết về các buổi họp tại ĐaLạt như trên.

Sau khi viết xong lời ghi vội, tôi gặp bài Nửa Hồn Xuân Lộc dưới tên Nguyễn Phúc Sông Hương. Tôi chưa nhất thiết đã kéo Thái Luân vào một chiều hướng nào nhưng tôi thấy sự thiết tha của TL là chân thành. Tôi tìm hiểu thêm. PD hay thay đổi lời thơ của kẻ khác theo ý mình, thêm nhân vật tên Duyên vào thơ Nguyễn Tất Nhiên; chỉ dùng ý thơ từ một bài rất dài của Phạm Thiên Thư thành bài Lên Non Tìm Động Hoa Vàng. Ông cũng đã phổ bài Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm theo một lối khác với nguyên bản. Việc nầy không tác hại quyết liệt, hơn nữa ông phải uyển chuyển lời cho ăn khớp với nhạc. Nhưng lời diễn dịch của PD trong trường hợp nầy đã quá xa với một đoạn ngắn Thái Luân viết như sau:

           Xin cám ơn những cô gái bán bar nhỏ con
           Đã gồng mình chịu đựng
          Vì cuộc sống
          Của các cô
          Và của Việt Nam.
          Thưa thầy giáo, thưa công chức:
          Xin đừng vênh vênh cái mặt đạo đức
          Chửi người ta
          Con gái Huế bây giờ đi bán bar!

Không biết PD có hoàn tất dự án Phẫn Nộ Ca hay không, ngoại trừ  Bi Hài Kịch xuất hiện trên nguyệt san của Thích Đức Nhuận.

Đoạn thơ ngắn trên đây đã đảo ngược cái nhìn của tôi về Thái Luân, cho nên tôi đã chuyển bài Nửa Hồn Xuân Lộc cho nhiều thân hữu.

Thái Luân lúc còn là thiếu úy ở Huế đã ấn hành Vùng Tủi Nhục gồm 25 bài thơ trong đó có bài Bi Hài Kịch  Cảm Ơn Bar nói trên. Ông bị phạt 40 ngày trọng cấm và ba tháng tù, rồi đi lính tiếp; và chức vụ cuối cùng là thiếu tá tiểu đoàn trưởng, Quân Đoàn 3, - ở trong cuộc - chứng kiến sự thất thủ Xuân Lộc vào những giờ cuối.
Bài thơ mà tôi hân hạnh chép bên dưới được trích từ web Đặc Trưng đăng giữa năm 2001, gồm phần thứ nhất và phần kế tiếp xem như một điệp khúc, in khác màu.
Thật ra tôi có biết Thái Luân xuất bản một cuốn sách và được một ông tiến sĩ giới thiệu theo một lối mà tôi nghĩ nói loanh quanh và – vì chính trị - không cho thấy một NPSH với những sôi động tâm tư vào những ngày cuối của VNCH. Tôi không có cơ hội mua cuốn Tháng Tư Lính Không Cần Hớt Tóc. Khi sửa lỗi đánh máy bài giới thiệu cũ nầy, tôi cố tìm thêm hiểu thêm về NPSH và gặp một bài trên vietbao.com, giới thiệu cuốn sách một cách rất nhát gừng và đăng bài Nửa Hồn Xuân Lộc một nửa tương đương với phần thứ nhất in màu xanh bên dưới.
Ngắn dài không phải là điều đáng nói. Điều đáng nói là có quá nhiều thay đổi mà theo cảm quan riêng không nên có. Trừ ra một điểm, là hai câu cuối cùng rất mới mà tôi nghĩ Đặc Trưng ghi thiếu vì đoạn cuối chỉ có hai câu, tôi xin ghi vào phần in bên dưới.

          Em ơi Xuân Lộc, em Xuân Lộc
          Xích sắt nghiến qua những xác người!


Những thay đổi khác làm cho bài thơ xưa mất nhiều hào hùng.

Vỗ về nón sắt
 trở thành ném bi đông đế (cười khinh bạc). Ném bi đông rượu vẫn còn nóng nãy không khinh đời như thượng sĩ già, vỗ về nón sắt như cổ bồn cùng Trang Tử mà hát khúc bi ca. Rồi đến (mới):

Mây xa quen kiếp đời phiêu bạt,
Bỏ núi ra đi cũng ngậm ngùi,
Huống chi bóng với hình tha thiết;
Hình nghiêng chao đổ, bóng chơi vơi!


Hai câu cuối, ngoài tính chất ước lệ, không ăn nhập vào đâu. Xin lấy hai câu cũ trở lại thì có chỗ mà so sánh (cũ):

Mây xa dù quen đời chia biệt
Ngoảnh mặt ra đi cũng ngậm ngùi.
Rút quân, bỏ lại hồn ta đó
Bảo Chánh, Gia Rai lửa ngút trời!

Thêm một dẫn chứng;

Vì bí mật quân, ta đành phụ
Mối tình Long Khánh tội người ơi
Mất thêm Xuân Lộc tay càng ngắn,
Núm ruột miền Trung càng xa vời
.

mới:
Bí mật lui quân nên đành phụ
Mối tình Long Khánh, tội người ơi!
Cao nguyên bài học đầy xương máu;
Một bước chân đi một xác người!

Mất thêm Xuân Lộc tay càng ngắn, núm ruột miền Trung càng xa vời.; hai câu nầy cho thấy tầm nhìn rộng rãi của tác giả về chiến lược, Xuân Lộc và miền Trung tuy xa cách giao thông đều là hai phần đất của Cao Nguyên, mất Xuân Lộc thì miền trung chỉ là một chân của chiếc ghế gãy, mất Xuân Lộc là mất yết hầu, mất con đê chận nước lũ từ cao nguyên Boloven ngập lút Saigon. Tuy vậy, cũng như miền Trung, Xuân Lộc trong ngôn ngữ bình thường và ngay trong sách giáo khoa địa dư không được xem là Cao nguyên như Kontum, Pleiku, Darlac. Quân đoàn 2, với bộ tư lệnh trên cao, lại gồm thêm mấy tỉnh duyên hải.
Cao nguyên bài học đầy xương máu, Một bước chân đi một xác người! Có thế ý niệm Cao nguyên đi quá nhanh từ Xuân Lộc, dựa trên chiến lực và địa dư như vừa nói. Nhưng hai chữ "cao nguyên" chia trí người đọc. Ngoài ra, hai câu nầy đánh mất giá trị hai câu cuối của cả bài, âm vọng mất đi vì tội lập lại
                   Em ơi Xuân Lc, em Xuân Lc
                   Xích st nghiến qua nhng xác người.

Cặp thất ngôn nầy là nhát chém quyết định, là thanh kiếm giữ kín, giờ cuối mới dùng, nghiến qua thần thức của người đọc. Thái Luân NPSH vô cùng "độc ác" như xích sắt nghiến qua những xác người.

Khi đối chiếu lần nầy, tôi thấy bài thơ đăng trên vietbao.com đã bỏ điệp khúc để kết chung thành một bài. Bài mới có những đoạn ước lệ và ủy mỵ, hoặc chỗ cũ sửa lại chải chuốc mỹ miều văn tự, bỏ đi những đoạn nghe rợn gáy ví như:

Bao năm ta trọn tình đất đỏ,
Một phút này thôi thẹn với đời
Sốt rét đêm run, ngày không ngã
Bao lần máu đổ dửng dưng cười.
Một phút này thôi, hừ lại ngã,
Bỏ thành, bỏ đất nhục nào vơi.
Thân ta là ngựa sao không hí
Cho nỗi đau lan rộng đất trời.

Hồn ta là kiếm sao không chém
Rạp ngã rừng xanh, bạt núi đồi.
Ta đi, áo nhuộm màu đất đỏ
Cao su vướng tóc mãi thơm mùi,
Tiếc quá nắng vàng phơi áo trận,
Vườn nhà em chuối chín vàng tươi.

T
ôi thật phân vân, đêm qua ngủ không yên. Người viết bài báo sửa lại theo ý mình thì chán quá. Việc sửa bài của người khác xẩy ra luôn. Ngay cả Truyện Kiều mà còn bị viết lại một cách ngu xuẩn. Văn chương bây giờ thật không có gì “quí hơn độc lập tự do”. Người thân trong gia đình tôi tự nhiên được cho là nhà thơ Đỗ Hữu; một cô gái vô danh lấy chồng Huế, có tên là Huyền Chi thì được cho là tác giả của Thuyền Viễn Xứ  thay vì Hà Huyền Chi. Tất cả chữ “vô” đều sửa là “vào” như “vào lý” cho “vô lý”; gọi “một chai bia” được sửa thành “một cái bia”.
Riêng việc sửa bài nầy, nó không có gì tệ hại đến như thế. Chỉ mất đi cái hào hùng, dĩ nhiên dưới cái nhìn chủ quan của riêng tôi.
Nhưng nếu chính do NPSH viết lại của mình thì sự thể sẽ khác đi. Theo hộ luật, chứng từ mới như di chúc, ủy quyền v.v… hủy bỏ cái cũ. Vậy thì tôi đã vi phạm khi in phần chính và điệp khúc dưới tên NPSH.

Tôi có làm vài bài văn vần nên không dám nói chi vì sợ bị cho là đố kỵ, thợ thơ bao giờ cũng ganh với thi sĩ (versificateur contre poète). Cho nên tôi chỉ muốn đóng vai người thưởng ngoạn. Vẫn giữ những câu thơ cũ của Thái Luân NPSH trên dòng thời gian.
Mà thời gian – tôi mới học của nhà báo Ý Tiziano Terzani – như một dòng sông. Tương lai còn xa trên thượng nguồn chưa có nhưng đã có, rồi chảy vào hiện tại để thành quá khứ ở hạ lưu, đã có và tiếp tục có, chưa nói tiếp chuyện bốc hơi, thành mây thành mưa. Cứ thế mà đọc chơi. Hơn nữa, những kiệt tác – một Nửa Hồn Xuân Lộc của NPSH, một Tây Tiến của Quang Dũng, một Sầu Ai Lao của Đỗ Hữu….. phóng lên cao, tự tại nhi nhiên như trăng sáng làm của chung, nhưng mỗi người tiếp nhận với cảm quan riêng. Thật vậy, Cao Bá Quát không do dự phát biểu:
          Duy giang thượng chi thanh phong
          Dữ gian sơn chi minh nguyệt
          Kho trời chung mà vô tận của mình riêng.

Bài viết đã xưa nay đem ra cập nhật 
với lời cầu chúc an vui cho mọi người, 
cầu mong có thái luân trường cửu như tên Thái Luân; 
nhịp nhàng của triệu chòm thiên thể, 
nhịp nhàng của loài ong trong tổ mật, 
nhịp nhàng trong ý nguyện tình đời, 
đừng làm như tôi,
chảy nước mắt thầm chỉ đủ ướt mi mỗi khi đọc
Nửa Hồn Xuân Lộc.

Cẩn bút từ thung lũng Subligna, Georgia
.---






Nửa Hồn Xuân Lộc
Nguyn Phúc Sông Hương

Nếu được như b già thượng sĩ
Nghe tin lui quân ch
 nhìn tri,
V
 v nón st, cười khinh bc,
Ch
c hn lòng ta cũng thnh thơi.

C
òn ta nhn lnh ri Xuân Lc
L
i mun tìm em nói ít li,
Nh
ưng s áo mình đy khói súng
Cay n
ng mt người gc trên vai.

Vì ch
c ôm nhau em s khóc,
Khóc theo, v
 lính c trăm người!
Em bi
ết dù tim ta st đá
Cũng v
 theo ngàn git l rơi.

M
ây xa dù quen đi chia bit
Ngo
nh mt ra đi cũng ngm ngùi.
Rút quân, b
 li hn ta đó
B
o Chánh, Gia Rai la ngút tri!

Bí m
t lui quân mà đành ph
M
i tình Long Khánh ti ngườơi.
M
t thêm Xuân Lc tay càng ngn
Núm ru
t min Trung càng xa vi. 

Sáng mai th
c dy, em bun lm
S
 khóc trách ta n ph người.
Lòng ta nh
ư trái su riêng rng
Trong v
ườn em đó v làm đôi!

Đêm nay Xuân L
c vng trăng khuyết
Nh
ư mt vành tang bt đt tri!
Chân theo quân rút, h
n ta 
Sông n
ước La Ngà pha máu sôi;

Th
ương chiếc cu tre ch thác lũ
Cu
n qua Xuân Lc khóc cùng người
Ta đi, áo nhu
m màu đt đ
Cao su v
ướng tóc mãi thơm mùi,

Ti
ếc quá nng vàng phơáo trn,
V
ườn nhà em chui chín vàng tươi.
Ta nh
 người bên đàn th trng,
Cho b
y gà nm lúa đang phơi,

Ch
ôm chôm hai gc đong đưa võng,
Ru n
ng mùa xuân đp n cười...
N
ếu được đưa quân lêĐnh Quán
Cu
i cùng mt trn cũng là vui

Núi Ch
a Chan kia sng sng đng
S
ư đoàn 18 sao quân lui?
Thân ta là ng
a sao không hí
Cho n
i đau lan rng đt tri.

H
n ta là kiếm sao không chém
R
p ngã rng xanh, bt núi đi.
H
ơi! chân bước qua Bình Giã
C
m M nhà ai khói, ngm ngùi!

L
a cháy, c lòng ta la cháy
Xóm làng Gia Ki
m nh khôn nguôi.
Đêm nay Xuân L
c, đoàn quân rút
Đành bi
t nhau, xin t li người.

Chao 
ơi tiếng tc kè thê thiết
Kêu gi
a đêm dài s l loi,
Chân b
ước, na hn chinh chiến gic
N
a hn Xuân Lc gi quay lui.

Ta bi
ết dưới hm em đang khóc
Thét g
m pháo đch dp không thôi
Em ơi Xuân Lc, em Xuân Lc
Xích st nghiến qua nhng xác người.

---------------------

Bui chiu nhn lnh ri Xuân Lc
Ta mun tìm em nói ít li,
Nh
ưng s em bun, không nói được
Nên đành l
ng l mà đi thôi!

Ng
i phút ri xa em s khóc,
Bao ng
ười v lính s bun theo
Y
ếu đui tim ta người chiến sĩ
Lo
n rng, ti nghip tiếng chim kêu.

Rút quân b
 li đi ta đó,
B
o Chánh, Gia Rai la ngút tri,
L
a ngút, trái tim ta la ngút,
Trái tim ng
ười lính mi yêu người.

Vì bí m
t quân, ta đành ph
M
i tình Long Khánh ti ngườơi
M
t thêm Xuân Lc tay càng ngn,
Núm ru
t min Trung càng xa vi.

Sáng mai ch
c chn em bun lm
S
 trách sao ta li ph người.
Lòng ta nh
ư trái su riêng rng
Trong v
ườn em đó v làm đôi

Cao nguyên bài h
c đy cay đng
L
p lp người rơi, lp lp rơi ...
Ta ch
ng mun làm người bi trn
Thành ng
ười tình ph đó em ơi.

Ðêm nay quân rút hn ta 
Nhìn n
ước La Ngà pha máu sôi,
Th
ương chiếc cu ch cơn thác lũ
Tr
àn qua Xuân Lc cun theo người.

Ta đi áo nhu
m màu đt đ
Cao su v
ướng tóc mãi thơm mùi,
T
i nghip nng vàng ch áo trn
Khi tàn chinh chi
ến s đem phơi.

Em h
i, em thương đàn th trng,
B
y gà mt m sng m côi
Em h
i em thương người lính trn
Ng
ười lính đêm nay ph bc ri.

Bao năm ta tr
n tình đt đ,
M
t phút này thôi thn vi đi
S
t rét đêm run, ngày không ngã
Bao l
n máu đ dng dưng cười.
M
t phút này thôi, h li ngã,
B
 thành, b đt nhc nào vơi.

N
ếu được đưa quân lên Ðnh Quán,
Cu
i cùng mt trn cũng là vui.
Sáng mai chân b
ước qua Bình Giã,
C
m M nhìn lui lung ngm ngùi!

L
a cháy, c lòng ta la cháy,
M
t tri Gia Kim nh khôn nguôi.
Muôn năm em h
i tri xuân Lc
Gi
 na hn ta mãi vi người.

Gi
 na hn ta bên chiếc võng
D
ưới giàn thiên lý bóng trăng soi .. .
Ðêm nay quân rút s
u riêng rng
Trong v
ườn em và trong tim tôi!

Tôi s
 mt ngày mai bi trn
Ð
 em côi cút li trên đi.
N
ếu phi mt ngày mai bi trn
Ðêm nay sao ta l
i b người!

Em h
i, dưới hm ai đang khóc,
Thét gào pháo đ
ch mãi không thôi.
Xuân L
c trơi Xuân Lc cháy
Ai g
i tôi v tri Gia Rai!! 





trích từ vietbao

Na hn Xuân Lc

Nếu được như b già thượng sĩ
Nghe tin lui quân, ng
ước nhìn tri,
Ném bi đông đ
ế, cười khinh bc
Ch
c hn lòng ta cũng thnh thơi.

Còn ta nh
n lnh ri Xuân Lc,
L
i mun tìm em nói ít li,
Nh
ưng s áo mình đy khói súng
Cay n
ng đôi mt gc trên vai,

Giây phút c
m tay em s khóc,
Khóc theo, v
 lính biết bao người,
Ta bi
ết dù tim mình st đá
Cũng v
 theo ngàn git l rơi.

Mây xa quen ki
ếp đi phiêu bt,
B
 núi ra đi cũng ngm ngùi,
Hu
ng chi bóng vi hình tha thiết;
Hình nghiêng chao đ
, bóng chơi vơi!

Bí m
t lui quân nên đành ph
M
i tình Long Khánh, ti ngườơi!
Cao nguyên bài h
c đy xương máu;
M
t bước chân đi mt xác người!
Sáng mai th
c dy em bun lm
S
 khóc trách ta n ph ri.
Lòng ta nh
ư trái su riêng rng
Trong v
ườn em đó v làm đôi.

Bao nhiêu gai nh
n su riêng đó,
Ta s
 quỳ lên chu sut đi!
N
ếu tht lui quân là bi trn
Thì ta nh
t quyết chng xa người.

Đêm nay Xuân L
c vng trăng khuyết;
M
t mãnh khăn tang khóc ging nòi!
Chân theo quân b
ước hn ta 
Sông n
ước La Ngà  pha máu sôi.

Trách mình quên rót ly t
 gi
Nh
ng hn anh kit đã nm nơi...
Ôi cu
c giao tranh bun bã quá,
H
 bao nhiêu đch vn không cười.

N
ếu được tràn quân lên Đnh Quán,
Đánh vùi m
t trn đ đi vui.
Núi Ch
a Chan kia sng sng đng
S
ư đoàn 18 sao quân lui"

Ng
a lng bãi chiến mà không hí,
Ph
i chăng nga chiến đã tàn hơi"
Tay vung ki
ếm bén mà không chém.,
Ph
i chăng kiếm ch chng còn người"

Không! không! ta hi
u lòng ta lm
Sông núi bao ngày đã t
 tơi!
Ng
ười lính min Nam đi chiến trn
Luôn kh
c trong tim nghĩa ging nòi.

B
ước chân lng thng vào Quân s,
Nghe tr
ng trn xưa gic liên hi!
Đây giáo Chi Lăng, g
ươm Vn Kiếp,
Ti
ếng hò đui gic dy ngàn nơi.

Đ
p cht nghe đau lòng tĩnh l,
Nhìn lui, l
a đ nhum góc tri,
Cao su trùng đi
p rng che m,
Th
 trn hoang tàn, pháo đch rơi...

Em 
ơi Xuân Lc, ơi Xuân Lc,
Ng
ười lính hôm qua t li Người.
Chao 
ơi tiếng tc kè thê thiết
G
i gia đêm dài s l loi.
Chân b
ước na hn chinh chiến gic,
N
a hn Xuân Lc gi quay lui!
D
ưới hm, ta biết em đang khóc,
Thét, g
m...pháo đch dp không thôi!
Em 
ơi Xuân Lc, em Xuân Lc
Xích s
t nghiến qua nhng xác người!

vietbao.com/a129001/tho-30-thang-tu-1975-