Kyiv Oblast, quanh Kyiv như Gia Định và Saigon |
Ukraine sẽ hồi phục
The troubled rebirth of
Ukraine
Lary
Wolff *
May 2022 * Tôn Thất Tuệ dịch
“Ukraine luôn luôn ước mong được tự do”, Voltaire đã
viết câu nầy trong cuốn sách cổ điển thế kỷ 18 về Charles XII, vị vua xâm lược
của Phần Lan. Voltaire biết rằng hầu như độc giả không ai biết cái xứ vô danh nầy
nên nói U nằm chen giữa Ba Lan và Nga, hai kẻ thù số một trong lịch sử Ukraine.
Trong lối nhìn riêng của ông, ước vọng tự do nầy bắt nguồn từ sự kiện: như một phần
đất của đế quốc dưới quyền Pierre Đại Đế, U luôn bị cai trị như một xứ nô lệ.
Ba trăm năm sau, thế giới mới thấy cần thiết suy nghĩ
và lượng định sự mong ước tự do của Ukraine và những hệ lụy của việc cai trị kiểu
nô lệ nầy.
Những sách báo nói về nền văn hóa U trong thời Liên Xô
và những hồi ký ngoại giao về cách mạng Maidan 2013 cho độc giả thấy vài mấu chốt
để phanh phui những mối tơ vò trong bối cảnh chiến tranh lạnh dẫn đến cục diện
hiện nay.
Nói với quốc dân ngày 21.2 ba ngày trước khi tấn công
U, Putin mô tả U thời nay là một sự sáng tạo của Nga hay đúng hơn của CS bôn sê
vít Nga. Trong lúc đó, sự thật U trong thời Trung Cổ đã là một vương lãnh trong
cộng đồng Rus, nguồn gốc chung của văn hóa chính trị của Nga lẫn U. Thế nhưng
Putin chỉ quan niệm một U như một cộng hòa xô viết mà ông muốn dập nát.
Khi cổ súy “nền tự quyết dân tộc quốc gia trước TT Mỹ Woodrow
Wilson, Lenine nói rằng nền độc tài bôn sê vit đã vượt trội Nga hoàng trong việc
thỏa mãn ước vọng quốc gia của các cộng hòa. Tiếp sau cách mạng, U tuyên bố độc
lập với Nga năm 1918. Nhưng sau khi Hồng Quân chiếm Kyiv, Lenine dùng trở lại
khuôn mẫu đế quốc Nga để cai trị Liên Hiệp các cộng hòa xô viết (USSR, Liên
Xô), trong đó mỗi cộng hòa đại diện cho một quốc gia đặc biệt có văn hóa riêng.
Lý thuyết là vậy nhưng luôn có xung đột giữa đường lối
phát triển văn học U và chủ trương của Nga chỉ dùng tiếng U như một chuyển ngữ
truyền bá văn hóa vô sản thượng thừa của Nga. Trong xứ U, thi sĩ “định hướng
tương lai” Mikhailo Semenco đã chế diễu các đồng nghiệp làm chuyện vô ích như
chuyển thành thơ những câu chuyện truyền kỳ xưa, chải chuốc từng câu văn, trong
lúc người cầm bút phải dùng những hình thức vô sản và chính trị Liên Bang Xô Viết.
Khuynh hướng nầy của Semeno không cứu ông khỏi bị Staline giết trong đợt thanh
trừng 1937. Thi sĩ Pavlo Tychyna, bị Semenco mổ xẻ, đã bỏ đường lối quốc gia thời
trai trẻ và làm thơ ca ngợi sự lãnh đạo của đảng, được ưu đãi sống nhàn hạ cho
đến khi chết.
Văn học U ghi nhận trường hợp đối nghịch: một nhà văn cách mạng
trẻ và nhiệt tình, đã vỡ mộng và viết về các nhà thương tâm thần mà Nga dùng để
giam thành phần chống đối; Mykola Khvylovyi đã phải tự sát 1933, trong giai đoạn
Staline diệt chủng với nạn đói U.
Giới văn học đã tìm mọi cách nói lên sự tàn bạo của
Staline ở Crimea. Bán đảo nầy trong lịch sử là của người muslim Tatar, liên hệ
sơ sài với đế quốc muslim Ottoman và đã bị chiếm đoạt thế kỷ 18 bởi nữ hoàng
Catherine. Sau cách mạng, cũng như U, Crimea thành một cộng hòa soviet. Nhưng Staline, năm 1944 đã đày 200 ngàn người Tatar
qua Trung Á, nại cớ cộng tác với Hitler; nhiều người chết nghẹt trong các toa
xe lửa chật ních và sau đó vô số nạn nhân đã bỏ mạng vì các điều kiện sinh sống
quá tồi tệ. Người Tatar không được về xứ cho đến khi Gorbachev cầm quyền. Hai
dân tộc U và Crimea đều chung mối hận thù đối với Nga. Kroutchev đã nới lỏng và
giúp hai cộng hòa nầy rất nhiều nhưng cố gắng ấy chưa thể khỏa lấp một quá khứ
nặng nề; U và Crimea đều là nạn nhân diệt chủng dưới hai hình thức khác nhau.
Đầu năm 2020, nhà ý thức hệ Vladislav Surkov làm thiên
hạ ngạc nhiên khi ông tuyên bố: Không có nước Ukraine; tuy chỉ có một chút gọi
là Ukraine tính, nhưng lại là kết quả của một sự hư đốn tâm thần. Đến tháng bảy
2021, trong luận án dài “về sự nhất thống lịch sử của người Nga và người
Ukraine”, Putin nhấn mạnh rằng cái gọi là một nước Ukraine độc lập là một phần
trong dự án chống Nga do Tây Phương thiết lập để thao túng kinh tế của U. Luận án nầy chỉ gói trọn U trong nhãn quan Liên Xô, U là
một cộng hòa soviet không hơn không kém.
Khi U độc lập tiếp theo sự giải thể Liên Xô, quần
chúng nói hai thứ tiếng và hậu quả sự pha trộn qua lịch sử gây nên mối quan tâm
làm sao cả xứ sở kết hợp thành một khối duy nhất về phương diện chính trị. Xưa kia, trong lúc miền Đông U (gồm Donbas) đã bị Nga hoàng cai trị và sáp nhập vào Liên Xô thì miền
Tây U đã là một phần đất thuộc nền quân chủ Áo triều Habsburg, rồi đến vào tay Ba Lan
trước khi gia nhập Liên Xô cuối thế chiến hai.
Tuy vậy, chiến tranh hiện nay đã minh chứng rõ ràng U
là một quốc gia thống nhất, dân tộc toàn vùng đã hy sinh tính mạng để bảo vệ nền
độc lập. Lòng quả cảm thống nhất nầy không được tạo dựng bởi sách lược chống
Nga của Tây Phương mà bởi chính Putin. Cuộc xâm chiếm do Putin khởi động đã củng
cố, gia tăng tinh thần quốc gia và ý thức công dân của người U mà Nga không chịu
nhìn nhận sự thật. Nga đã tự nhiên hành động như sáp nhập Crimea, hậu thuẩn ly
khai và công nhiên tấn công Ukraine trong tháng 2, 2022. Hành động ngày nay của
Putin không khôn khéo như Staline đã liên minh với Hitler chia cắt Ba Lan, tách
vùng Tây U khỏi Ba Lan và sáp nhập vào Liên Xô, mà trí thức U do tuyên truyền của Nga cho là hành động cao quý cho quốc gia
U.
Nhưng 2010, tượng Staline bị cắt đầu trong một cuộc biểu
tình của nhóm người chủ trương quốc gia tại Kyiv. Và trong năm này, tòa án Kyiv
chính thức tuyên bố Staline là thủ phạm trong vụ diệt chủng Holodomor. Sớm hơn
nữa, ngay sau khi độc lập, U đã phá tượng đài Lenine ở miền Tây.
Trái với nhóm trí thức “chồn lùi”, Bandera, được
vinh danh là anh hùng dân tộc, đã cầm đầu phong trào chống lại sự sáp nhập miền
Tây và đã bị KGB hạ sát năm 1959. Nếu vị trí của Bandera còn bị hoài nghi vì
hành động tàn bạo đối với người Do Thái, dân chúng đã đồng nhất nhận định rằng
Nga là thủ phạm diệt chủng Holodomor, tiêu diệt văn hóa và gây thương vong cho
4 triệu người.
Thế giới còn nhớ dân chúng Hungary đã quyết chí đòi độc
lập và tự quyết năm 1956 nhưng đã bị cô lập và bị xe tăng Nga đè bẹp. nhưng
tinh thần của Hungary không khác tinh thần của U hiện nay.
Cuộc chiến ngày nay đã rõ là quá sức nguy hại cho U và
dân chúng. Nhưng đừng quên một hậu quả tai ương khác. Nga dẫu sao cũng là một
quốc gia Âu Châu, thăng trầm vui buồn cùng lịch sử của lục địa nầy và đã đóng góp rất
nhiều cho nền văn hóa chung. Nay cố tình tiêu diệt Ukraine – cũng là một quốc
gia Âu Châu – Putin đã phá vỡ giá trị của Nga trong kho báu chung của Âu Châu.
Ukraine sẽ bình phục sau chiến tranh, tái thiết các
thành phố, phục hồi nền kinh tế. Nhưng với Nga, hậu chiến là vấn đề văn hóa quốc
gia, không mang tính chật vật chất như ở U, việc bình phục sẽ rất lâu, khó lòng
nói trước phải bao lâu và khó tiên đoán những biến thái chính trị xã hội.
======================================================================
Lăng Ông Bà Chiểu, Gia Định ===================================== |
No comments:
Post a Comment