add this

Tuesday, August 23, 2022

 

bùa mê khí đốt của Nga

Decades of Addiction on Russian Natural Gas

Nigel Buchanan, Der Spiegel * Tôn Thất Tuệ lược dịch

Câu chuyện bùa mê ngãi lú năng lượng của Nga thư vào đầu Đức Quốc bắt đầu từ thập niên 1950 sau thế chiến hai với thủ tướng đầu tiên Konrad Adenauer. Đó cũng là việc trộn lẫn doanh nghiệp và chính địa, giữa việc kiếm lời thương mại và sự thuận tiện chính trị. Lúc ấy Liên Xô (USSR) nhiều dầu và khí đốt nhưng thiếu kỹ thuật làm ông dẫn bằng thép; các công ty kim loại Đức vô cùng sung sướng giúp một tay. Sau đó HK qua NATO phản đối sự hợp tác nầy vì Nga cho xây bức tường Bá Linh cho nên Adenauer ra lệnh ngưng. Tuy vậy sự đình chỉ nầy không kéo dài bao lâu. Cả hai nước không muốn hủy bỏ hợp tác năng lượng nầy. Ý nguyện nầy khơi mào những buồn vui trong hơn 60 năm nay.

Sau Adenauer, các vị kế nhiệm ngày một tin tưởng thêm rằng dầu và khí đốt là một cơ hội, một dịp may chứ không phải là nguy hiểm, dù ai có nói ngửa nói nghiêng.

Cuối thập niên, một anh chàng CS từ đầu đến đít, đỏ tận xương tủy, trở thành lãnh tụ số một của Nga. Tuy là một kỹ sư, Leonid Brehnew biết kẻ thù của gia cấp hành động ăn làm thế nào. Biên bản giải mật về phiên họp bộ chính trị có ghi lời của ông: “Phải chân thành mà nói, chúng ta cần sự hợp tác để tái vũ trang”, bên ngoài chính phủ khẳng định sự hợp tác nầy sẽ củng cố hữu nghị Nga Đức. Lúc ấy, không khí, ngược lại, rất ngột ngạc vì Nga sắp công nhận Đông Đức và Nga không tôn trọng quy chế thành phố Bá Linh.

Đó cũng là thời gian Egon Bahr chiến lược gia của ngoại trưởng Willy Brandt (cựu thị trưởng Bá Linh) đưa ra lý thuyết Ostpolitik (nghĩa đen: chính sách về phía đông, Eastern policy). Đường lối nầy đã trở thành chính sách của Brandt trong ghế thủ tướng cuối thập niên 1960. (Brandt luôn có một cố vấn thân cận là điệp viên CS Đông Đức). Lý thuyết nầy gọi là Wandel durch Handel, đại ý giao thương sẽ đưa đến thay đổi (dân chủ ở Nga).

Tổ hợp kỹ nghệ Mannesmann đã đạt giao kèo mấy tỷ đặt ống dẫn từ Sibérie đến tiểu bang Bavaria. Bộ trưởng kinh tế Đức tuyên bố rằng doanh vụ nầy nằm đúng trong quyền lợi của quốc gia.

Năm 1970, mọi người đều vui thích. Để tỏ tình thân thiện, Đức chuyển đến Nga đoạn ống dẫn đầu tiên, được đặt tên Ludmilla có tràng hoa và ruban vấng quanh rất hoa mỹ. Nhưng mãi đến 1981, đoạn cuối cùng mới được ráp dưới thời thủ tướng Helmut Schmidt.

Trong khi Brandt chỉ nhắm đến chia lời, Schmidt và các chính phủ kế tiếp chú trọng đến các lợi ích kinh tế khác từ khí đốt, dầu mà ra. Khủng hoãng dầu 1973 làm cho Schmidt tin tưởng vững chắc rằng các ông vua Arab không thể tin được, trong lúc Nga tiếp tục cung cấp mà giá rẻ, số lượng đầy đủ, rất đáng tin.

Năm 1981, bộ ngoại giao tuyên bố rằng hợp tác năng lượng nầy giúp Đức bớt lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Thời gian lạc quan nầy đã nẩy sinh hai chủ thuyết vững như đồng cho đến Feb 24, 2022 mới soát xét lại. Thứ nhất: không có gì có thể ngăn chận khí đốt chảy vào Đức. Tiếp tục chảy khi quân Nga nhảy vào Afghanistan 1979; khi Nga cho quân vượt biên giới vào Georgia năm 2008; khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014; tiếp tục chảy khi Tây Đức tẩy chay Thế Vận Hội Moscou; khi NATO nới rộng đến biên giới Nga năm 1999 và khi Liên Hiệp Âu Châu cấm vận vì Nga chiếm Crimea 2014.

Chủ thuyết thứ hai: Đức không bao giờ lệ thuộc Nga về khí đốt thiên nhiên; ngược lại Nga lệ thuộc vào đồng tiền của Đức. Thủ tướng Helmut Kohl nói Đức không thể bị làm khó, và không bao giờ bị Nga đe dọa, trong lúc Đức có rất nhiều lựa chọn như mua của Hòa Lan, Na Uy, của Anh. Sử gia Thụy Điển Per Högselius, chuyên gia hàng đầu về tài liệu văn khố Nga, chưa bao giờ tìm ra dấu tích cho thấy Nga có ý nghĩ dùng khí đốt làm vũ khí.

Điều nầy trái với thực tế nhưng chính phủ Đức vờ như không thấy. Người bạn cưng của Tây Phương Gorbachev đã giảm 80% số nhiên liệu dành cho Lithuania khi cộng hòa soviet này rục rịch đòi độc lập năm 1990. Hai năm sau, kẻ yêu dấu của thủ tướng Đức Kohl, là Boris Yelsin, đã ngưng cung cấp cho Estonia với cùng lý do. Tình báo HK đã lưu ý rằng Nga dùng năng lượng làm vũ khí chống Tây Phương; công ty Gazprom là cánh tay dài thòn của Kremlin. Từ 2013 lân quốc trung thành Belarus chỉ trả 200E cho 1.000 mét khối trong lúc anh cà gật Ukraine phải trả hơn 400E và đã bị cúp một lần giữa mùa đông để dằn mặt. Chính bà Merkel hãnh diện có công ngăn chận Putin chơi đòn nầy với Moldovia.

Lấy gì mà dám nói Nga không thể làm khó Đức? Khí đốt không thành vấn đề với các nhà đèn vì họ dùng than đá rẻ hơn. Nhưng với các gia đình thì việc sưởi ấm không như vậy. Nhà nhà khắp xứ đã không sưởi ấm bằng dầu hỏa mà dùng khí đốt vì sạch sẽ, gọn và ít nguy hiểm. Năm 2008, Đức đã mua của Nga 44% lượng khí đốt tiêu dùng. Nhưng trong chính quyền, nào có ai nghĩ tới mối nguy từ đối nhân thân thiện Bắc Âu. Sợ làm sao được. 2001, Putin đã ”mở ruột mở lòng” trước Quốc Hội Liên Bang Đức. Ký sự ngành lập pháp có ghi: “vỗ tay không ngừng. Các dân biểu đứng”.

Trước khi bức tường Ba Linh sập đổ, Matthias Warnig nằm vùng do thám Tây Đức cho tình báo Đông Đức, đặc biệt là ngân hàng Dresdner. Khi hai nước thống nhất, Warnig tiếp tục làm cho nhà băng nầy và được cử đi Nga tìm mối thương mại. Ông tìm đến văn phòng của một ông Putin nào đó trong cố đô Peterburg; ông đem theo một thermos cà phê, bánh mì, ngồi chờ suốt ngày. Đã xế chiều, Putin mở cửa nói mấy chữ tiếng Đức hẹn ở quán nhậu ‘Hải Âu’ tối đó. Hai người làm quen. Khi vợ cũ của Putin gặp tai nạn nằm nhà thương, Warnig đã chăm lo các con của Putin, đưa chúng đi học trong hai tháng trời.

Khi bắt tay vào thương vụ khí đốt ở Đức, Putin đã sẵn có người quen tại địa phương, đã không ngần ngại giao cho Warnig trông coi dự án “ruột” của mình, đường dẫn dầu xuyên biển Baltic từ Nga đến Đức.

Cho đến ngày nay, Warnig vẫn tiếp tục nói rằng Putin không bao giờ đề cập chính trị khi bàn luận về Nord Stream, mà chỉ nói đến thương vụ và lợi nhuận, trao đổi kỹ thuật. Warnig mô tả đường ống mới là đường phụ bên cạnh ống dẫn xuyên qua đất Ukraine, nó chạy quanh mà không thay thế đường ống hiện tại; nói khác không có vấn đề chính địa với một Ukraine bất trị.

Ngay sau khi thất cử năm 2005, Gerhard Schröder được tổng giám đốc Gazprom mời làm tổng quản lý đường dẫn nầy thay Warnig. Cựu thủ tướng từ chối nhưng không thể từ chối khi Putin đích thân điện thoại mời, sau lễ tượng trưng thực hiện múi hàn đầu tiên ở Bắc Nga 2005. 10 ngày trước khi chính thức từ nhiệm Shroder đứng bên cạnh Putin trong lễ ký khế ước Nord Stream 1. Liên Âu tuyên bố giao ước nầy phục vụ quyền lợi của Âu Châu và Merkel xem Nga từ đây là “partner” lớn nhất quan trọng nhất của Âu Châu trong lãnh vực năng lượng.

Dự án mới nầy được ca ngợi chính yếu vì hai lý do. Thứ nhất, khí đốt dẫn theo ống rẻ hơn khí hóa lỏng, khí hóa lỏng phải tốn tiền chuyên chở. Thứ hai, đường ống qua đất Ukraine không tin tưởng được.

Mấy chục năm rồi Ukraine nào có sửa chữa bảo trì, cho nên có nhiều chỗ nứt và nhiều vấn đề kỹ thuật Trong lúc ấy, Ukraine nhận của Nga tỷ nầy qua tỷ nọ tiền mãi lộ. Tiền bảo trì vô túi các đại gia. Mật đàm Mỹ Đức cho biết có 130 địa điểm Ukraine dùng để hút trộm khí đốt của Nga, gây nên nhiều lần mất áp suất. Giới nhiên liệu dùng những sự việc nầy để ủng hộ dự án của Putin đã bảo đảm cung cấp đúng mức cho Âu châu; họ nói việc làm của Putin không nhằm trả thù Ukraine, chỉ là doanh thương, không chính trị.

Những quốc gia Đông Âu trước kia là chư hầu của Nga không đồng quan điểm với Đức. Cựu bộ trưởng quốc phòng Estonia đã lưu ý âm mưu của Nga chia rẻ khối Âu Châu. Năm 2006, bộ trưởng quốc phòng Ba Lan so sánh doanh vụ Nordstream như thỏa ước Hitler-Staline chia cắt Ba Lan năm 1939 trước khi thế chiến 2 bắt đầu.

Cũng khác với Đức, giới tình báo Tây Phương trình bày mối quan ngại của họ là Putin có mục tiêu chính trị chứ không vì kinh tế. Nếu phải chọn Ukraine và đường dẫn thứ hai nầy, Putin lập tức bỏ rơi mối lợi khí đốt không chút ngần ngại.

Đức không bao giờ để ý đến lời khuyến cáo của HK đừng bước vào cạm bẩy của Nga và hãy mua khí đốt của HK dù sản xuất theo phương pháp fracking, có hại cho môi sinh.

Đức cũng gạt bỏ ý kiến của các thành viên EU. Hòa Lan phản đối Norstream2 ngầm dưới biển khi Nga ngưng cung cấp cho Ukraine trong mùa đông 2009.

Ngày nay, thiên hạ mới biết thái độ mê Nga nầy là tác phẩm của nhóm thủ hạ tay chân của Putin trong đảng Dân Chủ Xã Hội, gồm Schroder, cựu thủ tướng; Frank-Walter Steinmeier, đương kim tổng thống, Sigmar Gabriel cựu bộ trưởng kinh tế và Erwin Sellering, cựu thống đốc tiểu bang Pomerania, nơi ống dẫn rời biển leo lên đất liền của Đức.

Trong những năm 1990, chính phủ Đức giao phó trách nhiệm an toàn năng lượng cho các đại công ty tùy thích hoạt động. Angela Merkel nói rằng ngay ngày thứ nhất, bà đã bắt Putin cam kết kế hoạch Nordstream2 thuần túy là một dự án kinh tế. Bà nói thêm rằng dự án thuần túy thương mại nầy tạo nên vô số việc làm cho tiểu bang sở tại đang khó khăn về nhân dụng.

Quan niệm cho rằng năng lượng đơn giản chỉ là một hiện vật như xe hơi, tủ lạnh là kết quả của cuộc cách mạng khắp Âu Châu thập niên 1990. Trước thời điểm nầy, chính phủ Đức – để bảo vệ an toàn - không cho cạnh tranh ảnh hưởng các công ty điện lực bằng rất nhiều thể lệ, đồng thời bảo đảm lợi nhuận cho doanh nhân nhưng giá điện do đó rất cao.

Dưới áp lực của kỹ nghệ phản đối giá điện quá cao, và do khuyến cáo tự do cạnh tranh của EU, chính phủ Kohl đã đảo ngược quy chế nầy và đưa khu vực năng lượng vào luật cung cầu.  Khu vực nầy trở nên hổn loạn, các công ty hợp chung thành tổ hợp độc quyền một vùng, nhiều công ty đóng cửa khánh tận, đầu tư ngưng trệ. Tất cả sinh hoạt chỉ nằm trong hai khía cạnh: chi phí và lợi nhuận.

Tình trạng nầy dần dần làm cho năng lượng Nga tiến sâu vào Đức: giá rẻ và có đủ ngay mà xài. Con số thống kê cao nhất về sự lệ thuộc nầy là 55% nhập cảng từ Nga dưới thời Angela Merkel tuy thể lệ công pháp chỉ cho phép mua từ một quốc gia duy nhất tối đa là 33% khối lượng tiêu dùng.

Đức uống nước đường quá nhiều nên đã bỏ phí mấy chục năm không chịu cải tiến ngành năng lượng, và không bao giờ nghĩ đến chuyện bất ngờ. Tuần qua trong viễn ảnh một mùa đông lạnh, bộ trưởng kinh tế Đức Habeck nói: Rõ ràng dân chúng Đức đang chịu cảnh giá gia tăng và nạn lạm phát. Putin muốn chi phối xã hội của chúng ta qua giá cả; Putin muốn đất nước của chúng ta tự xé nát để suy tàn. Tư tưởng mới xuất hiện lúc nào trong đầu Habeck, ông có bao giờ rùng mình khi nghĩ đến màu hồng năng lượng trong mắt chính giới Đức, nào là Schroder, nào là Merkel, Putin không bao giờ phụ lòng ai.


Friday, August 19, 2022



Những Bức Chân Dung

Lc Nguyn

Hãy giữ chân dung một buổi chiều

Của người lính trận nhớ người yêu

Đây hoàng hôn tím mùa sim chín

Đó jeep rước dâu bỏ lính nghèo…

 

Hãy giữ chân dung một ngọn đồi

Đèo heo hút gió bóng chiều trôi

“Chuồn” bay trong bão lòng lính trận

Nơi chẳng “bướm” bay chỉ có “diều“…

 

Hãy giữ chân dung ánh mắt nhìn

Của người lính chiến phiên gác xuân

Đạn xé đêm đen lời “Thăm Hỏi “

Bên đồi lính bạn đáp “Bình Yên “…

Hãy giữ chân dung những mối tình

Trăm cánh thư xanh của nữ sinh

Gia Long, Trưng Vương, Đồng Khánh tới,

Đọc giữa chiến trường bên xác anh…

Hãy giữ chân dung một bóng hình

Của người lính trẻ nhớ mẹ anh

Ngày mẹ trăm tuổi con về lạy,

Trời hỡi! Lá vàng khóc lá xanh !!!

(Lac Nguyen Facebook)

 



Ghi thêm của blogger:

“Chuồn” bay trong bão lòng lính trận

Nơi chẳng “bướm” bay chỉ có “diều“…

Chuồn là trực thăng. Nhưng “diều” nếu hiểu theo Anh ngữ có thể vừa chiến đấu cơ vừa là trực thăng. Thời ấy trên chiến trường có Black Hawk helicopter và jet fighter.  Skyhawk, sản xuất 1950, không còn dùng nữa. Chúng tôi có khuynh hướng hiểu “diều” trong hai câu nầy là trực thăng tiếp tế quân dụng, lương thực và thư tín. Điều nầy, trái với sự ồ ạt của oanh tạc cơ siêu thanh, tô điểm tính cách “đèo heo hút gió” của tiền đồn.

Lá vàng khóc lá xanh nếu đem khỏi ngữ cảnh của bài thơ thường được hiểu là phụ mẫu khóc con chết trước vì bất cứ lý do nào. Ở đây, theo cảm nhân riêng, người lính trẻ không thể về chịu tang mẹ, nay đến ngày dỗ mẹ mới về lạy. Người me nầy (lá vàng) đã từng khóc con (lá xanh) xa nhà vì chiến cuộc.

 ---------------------------------------------------

Wednesday, August 10, 2022

súng Nga có ruột Mỹ

 

   9M727 cruise missile

Súng Nga ráp từ hàng Mỹ

Russian weapons ‘powered’ by Western parts

Reuters Report * Tôn Thất Tuệ dịch

Hơn 450 bộ phận rời làm bên ngoài Nga được tìm thấy trong các vũ khi của Nga bị tịch thu trên chiến trường Ukraine; điều nầy cho thấy Moscou đã đạt những kỹ thuật tối quan trọng từ những công ty ở HK, Á Châu và Âu Châu. Đó là nội dung chính của một bản tường trình chính trị quân sự vừa được công bố ở Anh Quốc.

Từ đầu chiến tranh sáu tháng trước, U đã tịch thu hay tìm gặp trên chiến địa những vũ khi bị hư hại hay còn nguyên của quân Nga. Khi được tháo rời, 27 trong số những vũ khí ấy (gồm hỏa tiển phòng không) cho thấy chúng chính yếu khả dụng nhờ các bộ phận rời do Tây Phương chế tạo.

Viện nghiên cứu Rusi (The Royal United Servces Institute) đã chi tiết hóa rằng 2/3 cơ phận rời nầy sản xuất tại HK. Riêng hai công ty Analog Devices và Texas Instruments đã cung cấp ¼ số lượng tổng quát của Tây Phương nói chung. Các nước khác cũng cung cấp cho Nga là Đức, Thụy Sĩ, Hòa Lan, Anh Quốc, Nhật và Nam Hàn.

Lấy một ví dụ là cruise missile 9M727 – vũ khí tiến bộ nhất của Nga có thể bay ở tầm thấp tránh radar mà vẫn bắn xa đến vài trăm km – gồm 31 bộ phận rời làm ở nước ngoài. Chúng được chế tạo tại HK bởi Texas Instruments, Advanced Micro Device và Cypress Semiconductor (công ty thứ ba nầy do Đức làm chủ).

Cruise missile Kh-101 thường dùng bắn vào các đô thị gồm 31 bộ phận rời chế tạo bởi các doanh nghiệp tại HK như Intel Corporation và Xilinx.

Những tổ hợp nêu trên cho biết đã ngưng cung cấp theo lệnh cấm vận. Analog Devices đóng cửa chi nhánh tại Nga và ra lệnh các đại lý ngưng phân phối. Texas Instruments lại nói sản phẩm của mình chỉ nhắm vào mục đích thương mại và phản đối việc dùng vào chiến tranh (sic?!), chống lại nhân quyền.

Nhiều bộ phận giá vài dollars, người Nga mua online từ các nhà phân phối khắp nơi rất dễ dàng vì tính chất thương mại nhưng tích lũy dùng vào mục đích quân sự.

Cuộc điều tra nầy cho thấy Nga tận dụng các microchip của tây phương mọi cách, từ máy truyền tin cho các đơn vị tác chiến nhỏ đến máy bay không người lái (drone), các hỏa tiển tầm xa chính xác.

Rusi còn cáo buộc tây phương lơ là việc kiểm soát sử dụng kỹ thuật, ngay cả sau khi Putin tấn công Ukraine đầu năm năm nay.

Từ ngày Feb 24, 2022, hỏa lực Nga đã tàn phá các đô thị khu dân cư, bao nhiêu người chết, hàng triệu người mất chỗ ở. Nga đã bắn 3.650 hỏa tiển và đầu đạn có hướng dẫn trong 5 tháng đầu. Hỏa lực nầy mang những thành tố do Tây Phương chế tạo.

HK đã cấm bán các microchip. Các nước Âu Châu, Nhật, Nam Hàn, Đài Loan cũng làm theo.

Nhưng Nga có cách riêng để mua những thứ “hàng Tây Phương” qua các nhà phân phối ở Á Châu nhất là Hongkong. Các doanh nhân nầy cung cấp trực tiếp cho chính phủ Nga hay các công ty Nga đứng trung gian.

March 2022, chính phủ Mỹ nói rằng các công ty Nga đã mua sạch hàng điện tử để giao cho quân đội Nga. Rusi căn cứ vào sổ sách quan thuế, tiết lộ rằng chỉ một tháng March 2021 một công ty Nga đã mua của Texas Instruments số hàng trị giá 600.000 đô qua một trung gian ở Hongkong. Vài tháng sau công ty nầy nhập cảng hàng điện tử của Xilinx trị giá 1.1 triệu đô.

Biết bao giờ Tây Phương mới kiểm soát hoàn toàn xuất cảng hàng điện tử và phá vỡ mạn lưới đen phục vụ Nga trong lãnh vực nầy. Có làm được vậy mới mong giảm thiểu sức mạnh quân sự của Putin.

 ***********************

Russian weapons ‘powered’ by Western parts

Reuters 08.08.2022

More than 450 foreign-made components have been found in Russian weapons recovered in Ukraine, evidence that Moscow acquired critical technology from companies in the United States, Europe and Asia in the years before the invasion, according to a new report.

Since the start of the war five months ago, the Ukrainian military has captured or recovered from the battlefield intact or partially damaged Russian weapons. When disassembled, 27 of these weapons systems, ranging from cruise missiles to air defence, were found to rely predominantly on Western components, according to research by the Royal United Services Institute (RUSI) defence think-tank.

It is the most detailed published assessment to date of the part played by Western components in Russia’s war against Ukraine.

About two-thirds of the components were manufactured by US-based companies, RUSI found, based on the weapons recovered from Ukraine. Products manufactured by the US-based Analog Devices and Texas Instruments accounted for nearly one-quarter of all the Western components in the weapons.

Other components came from companies in countries including Japan, South Korea, Germany, Switzerland, the Netherlands, and the United Kingdom, where RUSI is based.

“Russian weapons that are critically dependent upon Western electronics have resulted in the deaths of thousands of Ukrainians,” said Jack Watling, a land warfare specialist at RUSI.

While many of the foreign components are found in everyday household goods such as microwaves that are not subject to export controls, RUSI said a strengthening of export restrictions and enforcement could make it harder for Russia to replenish its arsenal of weapons such as cruise missiles.

In one case, a Russian 9M727 cruise missile – one of the country’s most advanced weapons that can manoeuvre at low altitude to evade radar and can strike targets hundreds of kilometres away – contained 31 foreign components.

The parts were made by companies that included US-based Texas Instruments Inc and Advanced Micro Devices Inc, as well as Cypress Semiconductor, which is now owned by Infineon AG, a German company, the RUSI investigation found.

In another case, a Russian Kh-101 cruise missile, which has been used to strike Ukraine  also had 31 foreign components with parts manufactured by companies including US-based Intel Corporation and Xilinx

In response to questions about how their chips ended up in Russian weapons, the companies said they comply with trade sanctions and have stopped selling components to Russia.

Analog Devices said the company closed its business in Russia and instructed distributors to halt shipments to the country.

Texas Instruments said it follows all laws in the countries where they operate and the parts found in the Russian weapons were designed for commercial products. Intel said it “does not support or tolerate our products being used to violate human rights”.

Many of the foreign components only cost a few dollars and Russian companies would have been able to buy them, before the start of the Ukraine war, online through domestic or international distributors because they could be used in non-military applications.

The investigation’s findings show how Russia’s military remains reliant on foreign microchips for everything from tactical radios to drones and precision long-range munitions, and how Western governments were slow to limit Russia’s access to these technologies, particularly after President Vladimir Putin’s invasion of Crimea in 2014.

Russia’s war with Ukraine, which began on February 24, has killed thousands of people, displaced millions more and laid waste to several cities. Russia’s superior firepower, including its use of cruise and ballistic missiles, has helped its forces grind through eastern Ukraine and occupy about a fifth of the country.

Russian troops have fired more than 3,650 missiles and guided rockets in the first five months of the war, according to the staff of Ukraine’s National Security and Defense Council.

In the aftermath of the invasion of Ukraine, the US announced sweeping sanctions to try to weaken Russia’s economy and its military. These included a ban on many sensitive microchips being sold to Russia. Countries in Europe, as well as Japan, Taiwan, and South Korea – all key chipmaking countries – have announced similar restrictions.

Russia is currently working to find new routes to secure access to Western microchips, according to RUSI. Many components are sold through distributors operating in Asia, such as Hong Kong, which acts as a gateway for electronics making their way to the Russian military or companies acting on its behalf, RUSI found.

The US government said in March that Russian firms were front companies that have been buying up electronics for Russia’s military. RUSI reported that Russian customs records show that in March of last year, one company imported $600,000 worth of electronics manufactured by Texas Instruments through a Hong Kong distributor.

Seven months later, the same company imported another $1.1m worth of microelectronics made by Xilinx, RUSI said.

Russia’s military could be permanently weakened if Western governments strengthen export controls, manage to shut down the country’s clandestine procurement networks and prevent sensitive components from being manufactured in states that support Russia, RUSI said.

================================================================

Ngã tư Phương Sài NhaTrang 1961
=====================


Tuesday, August 2, 2022

hòa đàm ngưng chiến Ukraine

 


Thương thuyết hòa bình Ukraine

Talking Peace in Ukraine

Shlomo Ben-Ami * Jul 15, 2022 The Korea Times

Tôn Thất Tuệ dịch

TEL AVIV – Chiến tranh Ukraine (U) đang diễn ra trên chiến trường nội địa và trên một không gian chính địa rộng lớn hơn khắp thế giới.

Trên chiến địa, quân lực Nga lúc đầu tỏ ra yếu kém và lạc hậu. Nhưng cục diện trông giống cuộc viễn chinh Napoleon đánh Nga năm 1812. Biến cố lịch sử nầy được Staline nhân định để làm bài học như sau: Phối hợp bạo tàn man rợ và quân số hùng hậu, Nga đã xoay chuyển tình thế lợi cho mình. Cuộc chiến hiện nay ở U vô cùng tàn bạo man rợ và “lấy thịt đè ngưới” đã cho phép Moscou bước chậm nhưng vững chắc.

Về chính địa, lợi thế của Nga là sự chia rẻ của Tây Phương đã manh nha từ đầu nay rõ hơn, tuy Nato tuyên bố đoàn kết giúp Ukraine trong hội nghị Madrid 2022. Tây phương có những lo âu riêng từng vùng. Phần Lan và Thụy Điển xem mối đe dọa từ Nga nhưng với Ý, Pháp và Đức, bất an đến từ Bắc Phi và làn sóng tỵ nạn như lụt lớn trong Thánh Kinh sẽ đảo loạn mọi cơ cấu xã hội. Tình hình nầy lồng vào sự lạm phát chưa từng có, làm cho các biện pháp tẩy chay trừng phạt kinh tế sẽ không thể duy trì lâu hơn, nhất là giá lương thực đang đưa đến nạn đói.

Hai đảng chính trị lớn ở Ý phản đối viện trợ quân sự cho U, không còn tha thiết với sự toàn vẹn lãnh thổ của U để đổi lấy các quan hệ kinh tế có lợi. Tại Tây Ban Nha, đảng đối lập đã vận động dư luận chống chính phủ gởi quân cụ, quân dụng cho Kyiv.

Về nước Pháp, từ lâu TT Macron khá ởm ờ nay uy thế bị giảm sút bởi thành công của nhóm tả của Jean-Luc Melenchon và nhóm cực hữu của Marine Le Pen; hai khối nầy mong muốn có một đường lối giữ mặt cho Nga, (không mới lạ vì Macron đã từng chủ trương như vậy).

Nhưng khó xử chính là Đức. Quốc gia nầy hiện nằm trong sự chi phối năng lượng của Nga. Sự câu thúc kinh tế nầy đã bắt nguồn từ lâu. Thủ tướng Đức Willy Brandt chủ xướng bình thường hóa ngoại giao với Nga trong thập niên 1960, trong khuôn khổ sống chung hòa bình. Những điều kiện tinh thần thuận lợi ấy đã giúp cho kinh tế Nga, đặc biệt ngành năng lượng, có chỗ đứng ở Đức, ngày một vững thêm; để rồi ngày nay Đức Quốc nằm trọn vẹn trong sự chi phối của Moscou về dầu hỏa và khí đốt.

Ngoài việc cắt đứt giao thương với Nga, Liên Hiệp Âu Châu (EU) đã quyết định khởi đầu thủ tục gia nhập của U và Moldova.

Ngoài hậu quả gia tăng chi phí tài chánh, Putin còn thấy nguy cơ EU nắm tay Nato đứng ngay ở cửa. Thế nhưng việc còn lâu. Dù cho một khi hai xứ nầy chính thức làm hội viên, EU muốn thành một thực lực chính trị thì EU phải tăng cường sức mạnh quân sự. Nhưng lúc nào và trong bao lâu Âu Châu chịu tốn kém để duy trì sức mạnh quân sự nầy. Sau thế chiến thứ 2, Âu Châu bắt đầu nền văn hóa tiêu thụ và hưởng lạc, và không chịu chuẩn bị đối phó những trường hợp bất trắc để ngăn chận chiến tranh kịp thời.

Ngoài Tây Phương, chiến dịch chống Nga không được hậu thuẩn như mong muốn. Ấn Độ hiện hợp tác chiến lược với Hoa Kỳ, Úc và Nhật, đã từ chối chế tài Nga, nguồn cung cấp vũ khi chính cho Ấn.

Lời Biden kêu gọi Saudi Arabia gia tăng khai thác dầu chẳng có một hiệu ứng nào. Chính sách năng lượng mà Biden đem theo trong chuyến công du Trung Đông như đề tài tranh cử đã bay theo gió cát sa mạc không để lại dấu tích nào. Thái độ trịch thượng của Biden đối với thái tử nhiếp chính Mohammed bin Salman càng làm cho TT Mỹ không giữ được quân bình cán cân ngoại giao. Maroc, nước được Mỹ công nhận chủ quyền ở miền tây sa mạc Sahara năm 2020, bỏ phiếu trắng tại LHQ thảo luận lên án Nga xâm lấn Ukraine do Mỹ cầm đầu.

Thái độ bất hợp tác của thế giới bên ngoài Âu Châu không vì lý do thuần túy chính trị. Nguyên do chính là giá năng lượng và thực phẩm gia tăng phi tiển, hậu quả của những biện pháp chế tài đối với Nga. Các nước đang phát triển chịu thiệt thòi nhiều nhất. Viễn ảnh suy thoái toàn thế giới đang đè nặng nơi nơi. Trong trường kỳ, sự kiện Tây Phương đã vũ khí hóa trật tự quốc tế có nguy cơ tách biệt hoàn toàn với các cường quốc như Tàu và Nga.

Trên bàn cờ quốc tế ngày nay, Tây Phương không ở trong tư thế “chực sẵn” chiến thắng đánh bại Nga như họ mong muốn. Trái lại chính sách Ukraine của Tây Phương là một ngõ cụt, một bế tắt trên chiến trường, chỉ làm lợi cho Nga và tác hại cho Ukraine, và đi xa hơn quá lãnh địa nầy là cuộc khủng hoãng năng lượng và lương thực cho cả hành tinh.

Không ai đề nghị Tây Phương ngưng hổ trợ Ukraine. Nhưng song song với công cuộc nầy, Tây Phương phải tìm cách thương thảo ngưng bắn và đàm phán hòa bình một cách nghiêm trang và chân thật. Hòa hội sẽ mở đường cho Ukraine và Nga quyết định số phận các vùng đất hiện do Nga chiếm đóng (với kết quả ví dụ là trưng cầu dân ý vùng Đông Donbas). Nato cũng sẽ nêu rõ quan miệm mới về một nền an ninh rộng lớn hơn dành cho Âu Châu.

Lối thoát trên đây không phải là giải pháp lý tưởng; nó chỉ làm cho hai bên ngưng tay giao chiến, chưa phải là hòa bình bền lâu. Nhưng tiếp tục con đường hiện nay sẽ đem lại vô số hệ quả đau thương và tồi tệ hơn nhiều.-

Shlomo Ben-Ami, cựu ngoại trưởng Israel